Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 21 đến 24 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển

CHỦ ĐỀ

THỜI TIẾT VÀ KHÍ HẬU

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong học sinh có khả năng 

1. Kiến thức

- Biết được các đới khí hậu chính trên Trái Đất và trình bày được giới hạn, đặc điểm của từng đới; nhiệt độ không khí là gì?

2. Kỹ năng

Biết cách đo, tính nhiệt độ trung bình ngày, tháng, năm.

3. Thái độ

 Giúp học sinh hiểu thêm về thực tế.

 4. Năng lực hình thành

- Năng lực chung: Tự học, hợp tác, tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Nhiệt kế.

2. Học sinh: Xem trước bài mới.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

1. Kiểm tra 15 phút (lí thuyết)

docx 16 trang BaiGiang.com.vn 01/04/2023 1920
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 21 đến 24 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_6_tiet_2124_nam_hoc_2020_2021_truong_thcs.docx

Nội dung text: Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 21 đến 24 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển

  1. Địa 6 Năm học 2020-2021 Ngày soạn: 10/01/2021 Tuần : 21 Tiết : 21 BÀI 17 LỚP VỎ KHÍ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong học sinh có khả năng 1. Kiến thức - Biết được thành phần của lớp vỏ khí, vị trí và vai trò của lớp ôdôn trong tầng bình lưu. Trình bày được vị trí, đặc điểm của các tầng trong lớp vỏ khí. - Giải thích được nguyên nhân hình thành và tính chất của các khối khí nóng, lạnh và lục địa, đại dương. 2. Kỹ năng - Sử dụng hình vẽ để trình bày các tầng của lớp vỏ khí. Vẽ được biểu đồ tỉ lệ các thành phần của không khí. 3. Thái độ - Giáo dục sự cần thiết phải bảo vệ tự nhiên trên Trái Đất. Có ý thức trách nhiệm tham gía bảo vệ môi trường. 4. Năng lực hình thành - Năng lực chung: Tự học - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng hình vẽ, tranh ảnh. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Bản đồ các khối khí. Tranh vẽ các tầng của lớp khí quyển. 2. Học sinh: Xem trước bài mới. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1.Khởi động (1’) Mục tiêu: Tạo sự tò mò, hứng thú khi bài mới. Mọi hoạt động của con người đều có liên quan đến lớp vỏ khí hay khí quyển. Thiếu không khí sẽ không có sự sống trên Trái Đất. Chính vì thế chúng ta cần phải biết lớp vỏ khí gồm những thành phần nào, cấu tạo của nó ra sao và nó có vai trò gì trên Trái Đất. 2. Hình thành kiến thức (39’) Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Thành phần của không khí ( cá nhân)(9’) Mục tiêu: Biết được thành phần của lớp vỏ khí GV yêu cầu: Quan sát H45 cho biết: 1. Thành phần của không khí - Các thành phần của không khí? - Thành phần của không khí gồm: - Mỗi thành phần chiếm tỉ lệ bao nhiêu? + Khí Nitơ: 78% HS hoạt động cá nhân + Khí Ôxi: 21% Trường THCS Phan Ngọc Hiển 1
  2. Địa 6 Năm học 2020-2021 GV nhận xét-chốt nội dung + Hơi nước và các khí khác: 1% * Liên hệ: sự cần thiết của việc phát - Lượng hơi nước tuy chiếm tỉ lệ hết sức triển nguồn năng lượng sạch: gió, năng nhỏ, nhưng lại là nguồn gốc sinh ra các lượng Mặt Trời. (ví dụ nguồn năng hiện tượng mây, mưa, lượng điện gió ở Bạc Liêu). Hoạt động 2: Cấu tạo của lớp vỏ khí (lớp khí quyển) ( nhóm)(15’) Mục tiêu: Biết được vị trí và vai trò của lớp ôdôn trong tầng bình lưu. Trình bày được vị trí, đặc điểm của các tầng trong lớp vỏ khí. GV giới thiệu vị trí của lớp khí quyển. 2. Cấu tạo của lớp vỏ khí (lớp khí GV yêu cầu: “Thảo luận nhóm”(3’). quyển) Dựa vào sự hiểu biết, thông tin SGK và - Tầng đối lưu: quan sát H46 hãy cho biết: + Nằm sát mặt đất, tới độ cao khoảng 16 - Lớp vỏ khí gồm những tầng nào?Xác km; tầng này tập trung tới 90% không định trên hình ? khí. - Vị trí và vai trò của từng tầng? + Không khí chuyển động theo chiều - Hãy cho biết hiện trạng bầu không khí thẳng đứng. hiện nay? + Nhiệt độ giảm dần khi lên cao (trung bình cứ lên cao 100m, nhiệt độ giảm - Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm không 0,6oC ). khí? + Là nơi sinh ra tất cả các hiện tượng Đại diện nhóm trình bày-bổ sung khí tượng. GV nhận xét-ghi điểm-chốt nội dung. - Tầng Bình lưu: * Mở rộng: Hậu quả của ô nhiễm không + Nằm trên tầng đối lưu, tới độ cao khí và biện pháp khắc phục ô nhiễm khoảng 80 km. không khí. Ví dụ vấn đề ô nhiễm không + Có lớp ôzôn, lớp này có tác dụng ngăn khí ở Việt Nam. cản những tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người. - Các tầng cao của khí quyển: + Các tầng này nằm trên tầng bình lưu, không khí của các tầng này cực loãng. Hoạt động 3: Các khối khí ( cá nhân)(15’) Mục tiêu: Giải thích được nguyên nhân hình thành và tính chất của các khối khí nóng, lạnh và lục địa, đại dương. GV giải thích nguyên nhân hình thành 3. Các khối khí các khối khí. - Các khối khí nóng: hình thành trên các GV yêu cầu: Dựa vào thông tin sgk cho vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối biết: cao. - Khối khí nóng, khối khí lạnh được - Các khối khí lạnh: hình thành trên các hình thành ở đâu? Nêu tính chất của vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối Trường THCS Phan Ngọc Hiển 2
  3. Địa 6 Năm học 2020-2021 - Nhiệt độ không khí là gì ? Làm thế nào - Nhiệt độ không khí: Độ nóng, lạnh của để biết được nhiệt độ không khí ? không khí gọi là nhiệt độ không khí. - Vì sao khi đo lại để trong bóng râm - Cách đo nhiệt độ không khí: Người ta cách mặt đất 2m? (ghi điểm) đo nhiệt độ không khí bằng nhiệt kế, để HS hoạt dộng cá nhân nhiệt kế trong bóng râm cách mặt đát GV nhận xét-chốt nội dung 2m, rồi tính ra nhiệt độ trung bình ngày, - GV hướng dẫn cách tính nhiệt độ trung tháng, năm. (Nhiệt độ trung bình ngày= bình ngày, tháng, năm. Tổng nhiệt độ các lần đo/Số lần đo). GV yêu cầu: Thảo luận nhóm (5’).Hãy tính nhiệt độ trung bình một ngày ở Hà Nội, biết rằng người ta đo nhiệt độ lúc 5 giờ được 200C, lúc 13 giờ được 240C, lúc 21 giờ được 220C ? - Tại sao tính trung bình nhiệt độ ngày phải đo 3 lần vào lúc 5h , 13h , 21h - Tại sao không khí nóng nhất không phải lúc 12h trưa mà lại vào lúc 13h trưa? Đại diện nhóm trình bày-bổ sung GV nhận xét-ghi điểm-chốt nội dung. * Mở rộng: Biên độ nhiệt (khái niệm: là khoảng cách chênh lệch giữa nhiệt độ cao nhất và nhiệt độ thấp nhất trong cùng một khoảng thời gian nhất định của cùng một vùng địa lý; cách tính biên độ nhiệt: Nhiệt độ cao nhất trừ nhiệt độ thấp nhất). Hoạt động 3: Sự phân chia bề mặt Trái Đất ra các đới khí hậu theo vĩ độ (cá nhân, nhóm)(16’) Mục tiêu: Biết được các đới khí hậu chính trên Trái Đất và trình bày được giới hạn, đặc điểm của từng đới. GV giới thiệu vòng đai nhiệt 3. Sự phân chia bề mặt trái đất ra các GV yêu cầu: Dựa vào kiến thức và H58 đới khí hậu theo vĩ độ: cho biết: - Có mấy vòng đai nhiệt trên Trái Đất? - Có 5 vành đai nhiệt. - Tại sao phải phân chia Trái Đất thành - Tương ứng với năm đới khí hậu trên các đới khí hậu?(ghi điểm) Trái Đất: - Sự phân háo khí hậu phụ thuộc vào những nhân tố nào? Trường THCS Phan Ngọc Hiển 5
  4. Địa 6 Năm học 2020-2021 HS hoạt động cá nhân GV nhận xét chốt nội dung GV yêu cầu: “Thảo luận nhóm” (5’) Dựa vào thông tin và hình 58 sgk * Đới nóng (Nhiệt đới): + Nhóm 1, 2,3,4: Xác định vị trí và nêu - Giới hạn: từ chí tuyến Bắc đến chí đặc điểm của đới nóng (nhiệt đới)? tuyến Nam + Nhóm 5,6,7,8: Xác định vị trí và nêu - Đặc điểm: Quanh năm có góc chiếu đặc điểm của hai đới ôn hòa (ôn đới)? ánh sáng Mặt Trời tương đối lớn và thời + Nhóm 9,10,11,12: Xác định vị trí và gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nêu đặc điểm của hai đới lạnh (Hàn nhau ít. Lượng nhiệt hấp thụ tương đối đới)? nhiều nên quanh năm nóng. Gió thổi Đại diện nhóm trình bày bổ sung thường xuyên: Tín phong. Lượng mưa GV nhận xét-ghi điểm-chốt nội dung trung bình năm từ 1000mm đến trên 2000mm. * Hai đới ôn hòa (ôn đới): - Giới hạn: từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc và từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam. - Đặc điểm: Lượng nhiệt nhận được trung bình, các mùa thể hiện rất rõ trong năm. Gió thường xuyên thổi trong khu vực này là gió Tây ôn đới. Lượng mưa trung bình năm từ 500mm đến trên 1000mm. * Hai đới lạnh (Hàn đới): - Giới hạn: từ hai vòng cực Bắc và Nam đến hai cực Bắc và Nam. - Đặc điểm: Khí hậu giá lạnh, có băng tuyết hầu như quanh năm. Gió thường xuyên thổi trong khu vực này là gió Đông cực. Lượng mưa trung bình năm thường dưới 500mm. 3.Luyện tập: (2’) Mục tiêu: Cũng cố lại kiến thức về thời tiết và khí hậu. Câu 1: Khi đo nhiệt độ không khí người ta phải đặt nhiệt kế: A. Ngoài trời nắng, cách mặt đất 3m B. Nơi mát, cách mặt đất 1m C. Ngoài trời, sát mặt đất D. Trong bóng râm, cách mặt đất 2m. Trường THCS Phan Ngọc Hiển 6
  5. Địa 6 Năm học 2020-2021 Câu 2: Nhiệt độ trung bình ngày là kết quả tổng cộng nhiệt độ 3 lần trong ngày vào các thời điểm: A. 9 giờ, 16 giờ, 24 giờ B. 6 giờ, 14 giờ, 22 giờ C. 5 giờ, 13 giờ, 21 giờ D. 7 giờ, 15 giờ, 23 giờ Câu 3: Không khí trên mặt đất nóng nhất là vào: A. 12 giờ trưa B. 13 giờ trưa C. 11 giờ trưa D. 14 giờ trưa Câu 4: Tại sao có sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước: A. Do trên mặt đất có động thực vật sinh sống. B. Do lượng nhiệt chiếu xuống đất và nước khác nhau. C. Do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau. D. Do nước có nhiều thủy hảo sản cần nhiều không khí để hô hấp. Câu 5: Điều nào không đúng khi nói về sự thay đổi của nhiệt độ A. Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ. B. Nhiệt độ không khí thay đổi theo màu đất. C. Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao. D. Nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo vị trí gần hay xa biển. 4. Tìm tòi- mở rộng (1’) Mục tiêu: Mở rộng thêm kiến thức về thành phần tự nhiên(khí quyển). Năng lượng của mặt đất; Sự cân bằng bức xạ của mặt đất ? (Tham khảo địa lí tự nhiên đại cương 2 phần khí quyển Hoàng Ngọc Oanh chủ biên; báo, đài, ) 5. Hướng dẫn về nhà (1’) HS về: Học bài cũ, làm bài tập SGK .Xem bài 19. Năm Căn, ngày / /2021 IV. RÚT KINH NGHIỆM Ký duyệt . Ngày soạn: 10/01/2021 Tuần : 23 Tiết : 23 Trường THCS Phan Ngọc Hiển 7
  6. Địa 6 Năm học 2020-2021 CHỦ ĐỀ THỜI TIẾT VÀ KHÍ HẬU (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong học sinh có khả năng 1. Kiến thức - Biết được khái niệm khí áp, trình bày được sự phân bố khí áp trên Trái Đất. - Biết được hệ thống các loại gió thường xuyên trên Trái Đất và các vòng hoàn lưu khí quyển. 2. Kỹ năng Biết sử dụng hình vẽ để mô tả hệ thống gió trên Trái Đất và giải thích các hoàn lưu khí quyển. 3. Thái độ Giúp học sinh hiểu thêm về thực tế. 4. Năng lực hình thành - Năng lực chung: Tự học, hợp tác. - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng hình vẽ, tranh ảnh. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Hình vẽ các đai khí áp và các loại gió trên Trái Đất, áp kế. 2. Học sinh: Xem trước bài mới. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1.Khởi động (1’) Mục tiêu: Tạo sự tò mò, hứng thú khi bài mới. Khí áp là gì? Tại sao lại có khí áp?Trên Trái Đất có những loại khí áp và gió ? 2. Hình thành kiến thức (41’) Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Khí áp. Các đai khí áp trên Trái Đất ( cá nhân)(16’) Mục tiêu: Biết được khái niệm khí áp, trình bày được sự phân bố khí áp trên Trái Đất. GV yêu cầu: Nhắc lại chiều dày của lớp 1. Khí áp. Các đai khí áp trên Trái khí quyển? Đất GV giải thích thuận ngữ “khí áp” và * Khí áp nguyên nhân sinh ra khí áp. GV yêu cầu: Dựa vào hình 50 và thông tin sgk hãy cho biết: - Khí áp là gì? Muốn biết khí áp là bao - Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề nhiêu người ta làm như thế nào? mặt Trái Đất; dụng cụ đo khí áp là khí - Có bao nhiêu đai áp trên bề mặt Trái áp kế. Trường THCS Phan Ngọc Hiển 8
  7. Địa 6 Năm học 2020-2021 Đất? * Các đai khí áp trên bề mặt Trái Đất - Các đai khí áp thấp (T) nằm ở những - Khí áp được phân bố trên bề mặt Trái vĩ độ nào? Đất thành các đai khí áp thấp và khí áp - Các đai khí áp cao (C) nằm ở những vĩ cao từ Xích đạo về cực. độ nào? + Các đai khí áp thấp nằm ở khoảng vĩ HS hoạt động cá nhân độ 00 và khoảng vĩ độ 600 Bắc và Nam. GV nhận xét-chốt nội dung + Các đai khí áp cao nằm ở khoảng vĩ * Mở rộng: Nguyên nhân của sự khác độ 300 Bắc và Nam và 900 Bắc và Nam nhau về khí áp cao, khí áp thấp(do nhiệt (Cực Bắc và Nam). và động lực), giới thiệu khí áp kế. Hoạt động 2: Gió và các hoàn lưu khí quyển (cá nhân, nhóm)(25’) Mục tiêu: Biết được hệ thống các loại gió thường xuyên trên Trái Đất và các vòng hoàn lưu khí quyển. GV yêu cầu: Dựa vào thông tin sgk hãy 2. Gió và các hoàn lưu khí quyển cho biết: - Nguyên nhân sinh ra gió? Gió là gì ? * Gió: Là sự chuyển động của không khí - Cho biết có mấy loại gió chính trên từ nơi áp cao về nơi áp thấp. Trái Đất? * Các loại gió thường xuyên thổi trên HS hoạt động cá nhân Trái Đất: GV nhận xét-chốt nội dung GV yêu cầu: “Thảo luận nhóm” (4’) Dựa vào thông tin và hình 51 sgk hãy cho biết: - Gió Tín phong: - Ở hai bên xích đạo, loại gió thổi theo + Thổi từ khoảng các vĩ độ 30 0 Bắc và một chiều quanh năm, từ khoảng các vĩ Nam (các đai áp cao chí tuyến) về xích độ 300 Bắc và Nam về xích đạo, là gió đạo (đai áp thấp Xích đạo). gì? thổi theo hướng nào? + Hướng gió: ở nửa cầu Bắc, gió có - Vì sao Tín phong lại thổi từ khoảng vĩ hướng Đông Bắc; ở nửa cầu Nam, gió độ 300 Bắc và Nam về xích đạo? có hướng Đông Nam. - Cũng từ khoảng các vĩ độ 30 0 Bắc và - Gió Tây ôn đới: Nam, loại gió thổi quanh năm lên + Thổi từ khoảng các vĩ độ 300 Bắc, khoảng các vĩ độ 600 Bắc và Nam, là gió Nam (các đai áp cao chí tuyến) lên gì? thổi theo hướng nào? khoảng các vĩ độ 60 0 Bắc và Nam (các - Vì sao gió Tây ôn đới lại thổi từ đai áp thấp ôn đới). khoảng các vĩ độ 300 Bắc và Nam lên + Hướng gió: ở nửa cầu Bắc, gió có khoảng các vĩ độ 600 Bắc và Nam? hướng Tây Nam; ở nửa cầu Nam, gió có hướng Tây Bắc. - Hoàn lưu khí quyển là gì? * Hoàn lưu khí quyển: Trên bề mặt Trái Đại diện nhóm trình bày-bổ sung Đất, sự chuyển động của không khí giữa Trường THCS Phan Ngọc Hiển 9
  8. Địa 6 Năm học 2020-2021 GV nhận xét-ghi điểm-chốt nội dung. các đai khí áp cao và thấp tạo thành các * Mở rộng: Gió Đông cực; giá trị của hệ thống gió thổi vòng tròn gọi là hoàn việc khai thác năng lượng gió trên thế lưu khí quyển. giới và Việt Nam(ví dụ: nhà máy điện gió Bạc Liêu). 3.Luyện tập: (1’) Mục tiêu: Cũng cố lại kiến thức về khí áp và gió trên Trái Đất. Câu 1: Dụng cụ để đo khí áp là A. Nhiệt kế B. Áp kế C. Khí áp kế D. Vũ kế Câu 2: Loại gió thổi thường xuyên từ đai áp cao chí tuyến về các đai áp thấp khoảng vĩ độ 6o độ là A. Gió Đông cực B. Gió Tây ôn đới C. Gió Tín phong D. Cả ba đều sai Câu 3: Trên Trái Đất gồm tất cả 7 đai khí áp cao và thấp, trong đó có A. 4 đai áp cao và 3 đai áp thấp B. 2 đai áp cao và 5 đai áp thấp C. 3 đai áp cao và 4 đai áp thấp D. 5 đai áp cao và 2 đai áp thấp Câu 4: Gió Tín phong ở nửa cầu bắc thổi theo hướng A. Đông nam. B. Tây bắc. C. Đông bắc. D. Tây nam. Câu 5: Ở hai bên xích đạo, gió thổi một chiều quanh năm từ vĩ độ 30o Bắc và Nam về xích đạo là gió? A. Gió Tây ôn đới. B. Gió Tín Phong. C. Gió mùa đông Bắc. D. Gió mùa đông Nam. 4. Tìm tòi- mở rộng (1’) Mục tiêu: Mở rộng thêm kiến thức về thành phần tự nhiên(khí quyển). Sự phân bố của các khu khí áp trên Trái Đất (Tham khảo địa lí tự nhiên đại cương 2 phần khí quyển Hoàng Ngọc Oanh chủ biên; báo, đài, ; tập bản đồ các thành phần tự nhiên trên Trái Đất) Trường THCS Phan Ngọc Hiển 10
  9. Địa 6 Năm học 2020-2021 5. Hướng dẫn về nhà (1’) HS về: Học bài cũ, xem bài 20 trả lời các câu hỏi in nghiêng. IV. RÚT KINH NGHIỆM Năm Căn, ngày / /2021 Ký duyệt . Ngày- soạn: 10/01/2021 Tuần :24 Tiết :24 ÔN TẬP I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức Củng cố lại kiến thức các bài đã học trong nội dung các thành phần tự nhiên của Trái Đất (từ bài 14 đến bài 19) 2. Kĩ năng Biết cách đo, tính nhiệt độ trung bình ngày, tháng, năm. 3.Thái độ Yêu thích nghiên cứu môn học. 4. Năng lực hình thành - Năng lực chung: Tự học, hợp tác, tính toán. - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Bản đồ phân bố lượng mưa trung bình trên thế giới; Bản đồ các khối khí. Bảng 1 Nhiệt độ, lượng mưa trạm Hà Giang Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhiệt 15,5 16,6 20,2 23,6 26,4 27,3 27,3 27,1 26,3 23,6 19,9 16,6 độ 0C Lượng 31 mưa 30 41 50 122 267 416 477 428 249 142 109 mm Bảng 2 Nhiệt độ, lượng mưa trạm Hà Nội Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Trường THCS Phan Ngọc Hiển 11
  10. Địa 6 Năm học 2020-2021 Nhiệt 16,4 17,0 20,1 23,7 27,3 28,8 28,9 28,2 27,2 24,6 21,4 18,2 độ 0C Lượng 23,2 mưa 18,6 26,2 43,8 90,1 188,5 239,9 288,2 318 265,4 130,7 43,4 mm 2. Học sinh: Xem lại nội dung kiến thức đã học . III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động: (1 phút ) Mục tiêu: Tạo sự hứng thú khi ôn lại kiến thức đã học. Trong chủ đề về khí quyển trên Trái Đất chúng ta đã được tìm hiểu những gì? 2. Hình thành kiến thức (43 phút) Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Lớp vỏ khí(Cá nhân)(10’) Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức các bài đã học về thành phần của lớp vỏ khí; nguyên nhân hình thành và tính chất của các khối khí nóng, lạnh và lục địa, đại dương. GV yêu cầu: Quan sát H45 cho biết: 1. Lớp vỏ khí - Các thành phần của không khí? a. Thành phần không khí - Mỗi thành phần chiếm tỉ lệ bao nhiêu? + Khí Nitơ: 78% + Khí Ôxi: 21% + Hơi nước và các khí khác: 1% b. Các khối khí - Khối khí nóng, khối khí lạnh được - Các khối khí nóng: hình thành trên các hình thành ở đâu? Nêu tính chất của vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối mỗi loại? cao. - Khối khí đại dương, khối khí lục địa - Các khối khí lạnh: hình thành trên các được hình thành ở đâu? Nêu tính chất vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối của mỗi loại? thấp. HS hoạt động cá nhân - Các khối khí đại dương: hình thành GV nhận xét-chốt nội dung trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn. - Các khối khí lục địa: hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô. Hoạt động 2: Gió và các hoàn lưu khí quyển (cá nhân) (13’) Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức các bài đã học về hệ thống các loại gió thường xuyên trên Trái Đất HĐ2: Gió và các hoàn lưu khí quyển * Các loại gió thường xuyên thổi trên GV yêu cầu: Dựa vào thông tin sgk hãy Trái Đất: Trường THCS Phan Ngọc Hiển 12
  11. Địa 6 Năm học 2020-2021 cho biết: - Cho biết có mấy loại gió chính trên Trái Đất? GV yêu cầu: Dựa vào thông tin và hình - Gió Tín phong: 51 sgk hãy cho biết: Đặc điểm của các + Thổi từ khoảng 300 Bắc và Nam về loại gió chính trên Trái Đất? ( gió Tín xích đạo; Hướng gió: nửa cầu Bắc có phong, Tây ôn đới, đông cực) hướng Đông Bắc; nửa cầu Nam, có HS hoạt động cá nhân hướng Đông Nam. GV nhận xét-chốt nội dung. - Gió Tây ôn đới: + Thổi từ khoảng 300 Bắc, Nam lên khoảng 600 Bắc và Nam; Hướng gió: nửa cầu Bắc có hướng Tây Nam; nửa cầu Nam có hướng Tây Bắc. - Gió Đông Cực + Thổi từ vĩ độ 900 B đến 600B và từ 900N đến 600N; Hướng gió : Nữa cầu Bắc có hướng Đông nữa cầu Nam có hướng Đông Nam. Hoạt động 3: Địa hình trên bề mặt Trái Đất( Cá nhân)(10’) Mục tiêu: Củng cố kiến thức về các dạng địa hình GV yêu cầu: Quan sát H39, 40 và bằng 3. Địa hình trên bề mặt Trái Đất kiến thức thực tế hãy cho biết: * Bình nguyên( đồng bằng) - Đặc điểm của địa hình đồng bằng? - Bình nguyên( đồng bằng) là dạng địa - Có những loại đồng bằng nào? hình thấp, có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng. Các bình nguyên được bồi tụ ở cửa các sông lớn gọi là châu thổ. - Độ cao tuyệt đối của bình nguyên thường dưới 200m, nhưng cũng có những bình nguyên cao gần 500m. - Các đồng bằng có giá trị kinh tế như - Bình nguyên là nơi thuận lợi cho việc thế nào? phát triển nông nghiệp trồng các loại cây lương thực và thực phẩm. * Cao nguyên - Địa hình cao nguyên có đặc điểm như - Cao nguyên có bề mặt tương đối bằng thế nào? phẳng hoặc hơi gợn sóng, nhưng có sườn dốc ; độ cao tuyệt đối của cao nguyên trên 500m. - Các cao nguyên có giá trị kinh tế như - Cao nguyên là nơi thuận lợi cho việc Trường THCS Phan Ngọc Hiển 13
  12. Địa 6 Năm học 2020-2021 thế nào? trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn. -Đặc điểm của dạng địa hình đồi? * Đồi - Đồi là dạng địa hình nhô cao, có đỉnh tròn, sườn thoải ; độ cao tương đối - Đồi có giá trị kinh tế như thế nào? không quá 200m. HS hoạt động cá nhân. - Đồi là nơi thuận lợi cho việc trồng các GV nhận xét-chốt nội dung loại cây lương thực và cây công nghiệp. Hoạt động 4: Khoáng sản(cá nhân)(10’) Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về khoáng sản GV yêu cầu: Dựa vào thông tin sgk cho 4. Khoáng sản biết: * Khái niệm - Khoáng sản là gì? - Khoáng sản là những tích tụ tự nhiên - Mỏ khoáng sản là gì? các khoáng vật và đá có ích được con người khai thác và sử dụng. - Mỏ khoáng sản: những nơi tập trung nhiều khoáng sản. - Có mấy cách phân loại khoáng sản? * Phân loại - Dựa vào tính chất cà công dụng có - Dựa theo tính chất và công dụng, các những loại khoáng sản nào? Kể tên một khoáng sản được chia thành 3 nhóm: số loại khoáng sản và nêu công dụng + Khoáng sản năng lượng (nhiên liệu) của chúng. than, dầu mỏ, khí đốt. + Khoáng sản kim loại: sắt, đồng, chì, kẽm, + Khoáng sản phi kim loại: muối mỏ, cao lanh, đá vôi, - Dựa vào nguồn gốc hình thành - Dựa vào nguồn gốc hình thành có + Các mỏ khoáng sản nội sinh: là các mỏ những loại khoáng sản nào? được hình thành do nội lực (quá trình - Thế nào gọi là mỏ nội sinh và mỏ mắcma) như: đồng, chì, kẽm, thiếc, ngoại sinh? vàng, bạc, + Các mỏ khoáng sản ngoại sinh: là các mỏ được hình thành do các quá trình ngoại lực (quá trình phong hóa, tích tụ) như: than, cao lanh, đá vôi, - Con người cần phải làm gì để khai thác * Việc khai thác và sử dụng các loại và bảo vệ các nguồn tài nguyên một khoáng sản phải hợp lí và tiết kiệm. cách hợp lí? HS hoạt động cá nhân Trường THCS Phan Ngọc Hiển 14
  13. Địa 6 Năm học 2020-2021 GV nhận xét chốt nội dung Hoạt động 4: Bài tập( Cá nhân)(10’) Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng về tính nhiệt độ trung bình ngày, tháng, năm; đọc bản đồ phân bố lượng mưa và phân tích biểu đồ lượng mưa. GV yêu cầu: Dựa vào bảng 1 và bảng 2 Bài tập hãy tính nhiệt độ trung bình trong năm - Nhiệt độ được biểu hiện theo đường; của Hà Nội và Hà Giang? lượng mưa được biểu hiện theo cột. HS hoạt động cá nhân - Nhiệt độ trung bình năm của Hà Giang GV nhận xét –ghi điểm- chốt nội là 22,50C;Hà Nội là 21,20 C dung. 3. Hướng dẫn về nhà(1 phút) HS về: Học bài chuẩn bị kiểm tra. IV. RÚT KINH NGHIỆM Năm Căn, ngày / /2021 Ký duyệt Trường THCS Phan Ngọc Hiển 15
  14. Địa 6 Năm học 2020-2021 Trường THCS Phan Ngọc Hiển 16