Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tuần 15+16 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

    Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ: 

Kiến thức:

- Trình bày được lí tưởng là mục đích sống tốt đẹp cần hướng tới.

- Hiểu được mục đích sống phải phù hợp với lí tưởng dân tộc và năng lực cá nhân.

- Hiểu lẽ sống của Thanh niên hiện nay là thực hiện lí tưởng của dân tộc, của Đảng trước mắt là thực hiện thắng lợi mục tiêu của CNH, HĐH đất nước.

Kỹ năng:

- Biết lập kế hoạch để từng bước thực hiện lí tưởng.

- Có thể bày tỏ ý kiến của mình trong những hội thảo, trao đổi về lí tưởng của thanh niên trong giai đoạn hiện nay.

- Luôn tự kiểm soát bản thân trong học tập, rèn luyện để tực hiện mơ ước, dự định, kế hoạch của cá nhân.

Thái độ:

- Có thái độ đúng đắn trước những biểu hiện sống có lí tưởng; phê phán, lên án những việc làm trái với lí tưởng sống cao đẹp.

- Tôn trọng, học hỏi những người sống có lí tưởng cao đẹp.

- Thường xuyên có ý thức đấu tranh với bản thân để thực hiện lí tưởng sống đúng đắn đã chọn.

- Tích hợp Bài 8: Lời dạy của Bác.

 

doc 6 trang BaiGiang.com.vn 01/04/2023 3260
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tuần 15+16 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_9_tuan_1516_nam_hoc_2020_2021.doc

Nội dung text: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tuần 15+16 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển

  1. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch bài dạy: GDCD 9 Tuần: 15 Tuần: 15 Bài 10: LÍ TƯỞNG SỐNG CỦA THANH NIÊN (Hoạt động ngoại khóa) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ: * Kiến thức: - Trình bày được lí tưởng là mục đích sống tốt đẹp cần hướng tới. - Hiểu được mục đích sống phải phù hợp với lí tưởng dân tộc và năng lực cá nhân. - Hiểu lẽ sống của Thanh niên hiện nay là thực hiện lí tưởng của dân tộc, của Đảng trước mắt là thực hiện thắng lợi mục tiêu của CNH, HĐH đất nước. * Kỹ năng: - Biết lập kế hoạch để từng bước thực hiện lí tưởng. - Có thể bày tỏ ý kiến của mình trong những hội thảo, trao đổi về lí tưởng của thanh niên trong giai đoạn hiện nay. - Luôn tự kiểm soát bản thân trong học tập, rèn luyện để tực hiện mơ ước, dự định, kế hoạch của cá nhân. * Thái độ: - Có thái độ đúng đắn trước những biểu hiện sống có lí tưởng; phê phán, lên án những việc làm trái với lí tưởng sống cao đẹp. - Tôn trọng, học hỏi những người sống có lí tưởng cao đẹp. - Thường xuyên có ý thức đấu tranh với bản thân để thực hiện lí tưởng sống đúng đắn đã chọn. - Tích hợp Bài 8: Lời dạy của Bác. 2. Năng lực: Năng lực hợp tác, tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, tìm hiểu XH. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: SGK, TLTK, kế hoạch bài dạy 2. Học sinh: SGK, vở ghi, III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt 1. Khởi động: (5 phút) Mục tiêu: Hướng dẫn HS ôn tập học kì I. GV hướng dẫn HS soạn và học theo ma trận đề học kì I đã phát tuần 14. HS: Hoạt động chung cả lớp. GV giải quyết thắc mắc (nếu có). Nhóm GDCD 9 Trang 1 Năm học: 2020 - 2021
  2. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch bài dạy: GDCD 9 GV dẫn dắt vào bài mới. 2. Hình thành kiến thức: (20 phút) Hoạt động 1 (10p): Mục tiêu: Hiểu được lí tưởng là mục đích sống tốt đẹp cần hướng tới. Hiểu được mục đích sống phải phù hợp với lí tưởng dân tộc và năng lực cá nhân. GV yêu cầu HS tự tìm hiểu phần Đặt II. Nội dung bài học vấn đề và trả lời theo yêu cầu SGK. 1. Thế nào là lí tưởng sống? HS: Hoạt động cặp (5 phút) – tự trả lời (Mục 1 SGK/35) và trao đổi với bạn kế bên, sau đó 2. Người có lí tưởng sống là người thống nhất kết quả. như thế nào? GV quan sát, gợi ý. (Mục 2 SGK/35) GV tổ chức trình bày kết quả: Gọi đại diện bất kì lên bảng trình bày kết quả. HS các cặp khác nhận xét, bổ sung. GV đánh giá kết quả, chốt kiến thức. Hoạt động 2: (10 phút): Mục tiêu: Hiểu lẽ sống của Thanh niên hiện nay là thực hiện lí tưởng của dân tộc, của Đảng trước mắt là thực hiện thắng lợi mục tiêu của CNH, HĐH đất nước. Từ đó trình bày được trách nhiệm của thanh niên học sinh. GV đọc câu chuyện về Bác, tổ chức 3. Cách rèn luyện: HS thảo luận qua các câu hỏi: (3 phút) (Mục 3 SGK/35) ? Khi nói chuyện với học sinh, sinh viên Bác Hồ mong muốn thế hệ trẻ làm điều gì? Tại sao cần học tập suốt đời? Tại sao một con người có ích cho xã hội lại phải vừa có tài lại vừa có đức? HS hoạt động cá nhân. HS khác nhận xét. GV kết luận. ? Vậy để rèn luyện trở thành người sống có lí thưởng HS cần phải làm gì? HS phát biểu cá nhân. GV chốt kiến thức. 3. Luyện tập: (19 phút) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập. GV yêu cầu HS đọc và xác định yêu II. Bài tập: cầu bài tập SGK. * Bài tập 1: HS: Hoạt động nhóm (5 phút) – tự trả Những việc làm (a), (c), (d), (đ), (e), lời và trao đổi với các bạn kế bên, sau (i), (k) biểu hiện lí tưởng sống cao đẹp, đó thống nhất kết quả. đúng đắn của thanh niên bởi họ biết GV quan sát, gợi ý. vượt qua những khó khăn trong học tập, GV tổ chức trình bày kết quả: Gọi 3 trong cuộc sống, luôn sáng tạo trong lao đại diện bất kì lên bảng trình bày kết động và các hoạt động xã hội, học tập quả. có mục đích, có lí tưởng đẹp. Nhóm GDCD 9 Trang 2 Năm học: 2020 - 2021
  3. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch bài dạy: GDCD 9 HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung. * Bài tập 2: GV đánh giá kết quả, chốt kiến thức. a. Em tán thành với quan điểm: Thanh niên học sinh phải nỗ lực học tập, rèn luyện, chuẩn bị hành trang để lập thân, lập nghiệp, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thanh niên phải “Sống sao cho đến khi nhắm mắt xuôi tay không phải ân hận về những năm tháng dã sống hoài, sống phí”. Vì đây là một quan điểm hoàn toàn đúng đắn, thể hiện vì lí tưởng, hoài bão và ước mơ của người thanh niên trong thời đại mới. - Việc cho răng học sinh THCS là tuổi ăn, tuổi chơi nên tranh thủ ăn chơi, hưởng thụ, không lo học hành, làm việc, cống hiến là một quan điểm sai lầm. Muốn có kiến thức để chuẩn bị hành trang bước vào đời phải học tập tốt, phấn đấu không ngừng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, nên ở cấp THCS không lo học hành thì không có kiến thức để tiếp tục học lên, hành trang bước vào đời nghèo nàn sẽ không thể lập thân, lập nghiệp được. * Bài tập 3: Kể tấm gương thanh niên Việt Nam sống có lí tưởng. Liệt sĩ - Bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm sinh ngày 26 - 11 - 1942 quê ở Hà Nội, Trâm là chị cả của 3 em gái và 1 em trai. Gia đình chị Trâm là một gia đình trí thức yêu nước, bố là bác sĩ, mẹ là dược sĩ. Theo nghiệp gia đình, chị Trâm thi đỗ vào Đại học Y khoa Hà Nội, chị được tốt nghiệp Trường Đại học Y khoa Hà Nội sớm một năm và tự nguyện xung phong đăng kí để đi chiến trường miền Nam. Tháng 3 - 1967, chị Trâm được phân công phụ trách bệnh viện huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi). Chị được kết nạp vào Đảng ngày 27 - 9 - 1968 và hi sinh ngày 22 - 6 - 1970 trong một Nhóm GDCD 9 Trang 3 Năm học: 2020 - 2021
  4. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch bài dạy: GDCD 9 chuyến công tác từ vùng núi Ba Tơ về đồng bằng, chị bị địch phục kích và một mình chiến đấu với 120 lính Mĩ để bảo vệ đồng đội mình. Với hai tuổi đảng, ba năm tuổi nghề, chị hi sinh anh dũng lúc chưa tròn 28 tuổi đời. Em học tập và tiếp nối ở bản lĩnh, tính cách, tình yêu và sự bất tử của chị. Đặng Thuỳ Trâm đã để lại cho chúng ta một tấm gương và tấm gương đó sẽ trở thành hình mẫu - một hình mẫu lí tưởng cho thế hệ thanh niên ngày nay học tập và noi theo. Hi sinh khi mới hai tuổi đảng, ba tuổi nghề, chị đã để lại cho chúng ta tinh thần kiên cường cách mạng, tinh thần hi sinh cho cách mạng, tinh thần chiến đâu thật hăng hái, tinh thần làm việc tận tuỵ quên mình vì đồng đội. Chị đã công hiến tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp cách mạng với mục đích nước nhà sớm hoà bình thông nhất. 4. Vận dụng: (1 phút) Mục tiêu: Tìm hiểu thêm những tấm gương có lí tưởng sống cao đẹp. GV hướng dẫn HS về nhà tìm hiểu những tấm gương về làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả ở địa phương hoặc có thể sưu tầm trên sách báo, tivi, đài phát thanh. HS tự tìm hiểu hoặc hỏi người thân. 5. Hướng dẫn về nhà: (1 phút) - Đọc – hiểu nội dung bài ghi. - Hoàn thành các bài tập. - Soạn nội dung ôn tập trong ma trận đề để tiết sau Ôn tập học kì I. IV. RÚT KINH NGHIỆM: === Nhóm GDCD 9 Trang 4 Năm học: 2020 - 2021
  5. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch bài dạy: GDCD 9 Tuần: 16 Tiết: 16 ÔN TẬP HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài giảng học sinh có khả năng về: 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ: * Kiến thức: Tổng hợp được kiến thức từ bài 1 đến bài 9. * Kĩ năng: Rèn luyện được kĩ năng hệ thống hoá kiến thức. * Thái độ: Yêu thích môn học, thích thú trong học tập. 2. Năng lực: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sáng tạo. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: SGV, kế hoạch bài dạy, ma trận đề HKI. 2. Học sinh: SGK, tập ghi, ôn tập bài học. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt 1. Khởi động: (5 phút) Mục tiêu: Tạo không khí hứng thú trước khi tìm hiểu bài mới. - Hoạt động của GV: + Tổ chức cho HS tham gia trò chơi, kết hợp kiểm tra kiến thức cũ. + Hướng dẫn chơi trò chơi. + Gọi HS trả lời. + Nhận xét, chốt lại kiến thức. Dẫn dắt vào bài. - Hoạt động của HS: + HS nhớ lại kiến thức để trả lời. + HS khác nhận xét. 2. Luyện tập: (35 phút) Hoạt đông 1: (20 phút) Mục tiêu: Hệ thống được kiến thức bài học từ bài 1 đến bài 9. - Hoạt động của GV: I. Ôn tập lý thuyết: + Tổ chức cho HS hoạt động cá nhân tìm hiểu và làm câu hỏi trong ma trận đề HKI. (10 phút). + Mời HS báo cáo. + Nhận xét, chốt lại kiến thức. - Hoạt động của GV: + HS trả lời. + HS khác nhận xét. + Ghi bài. Hoạt đông 2: (15 phút) Mục tiêu: Xử lý được bài tập tình huống. - Hoạt động của GV: II. Bài tập: Nhóm GDCD 9 Trang 5 Năm học: 2020 - 2021
  6. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch bài dạy: GDCD 9 + Tổ chức cho HS làm việc cá nhân để xử lí các bài tập tình huống. (10 phút). + Mời các nhóm báo cáo. + Nhận xét, chốt lại kiến thức. - Hoạt động của GV: + HS thảo luận theo nhóm. + Các nhóm báo cáo. Nhóm khác nhận xét. + Ghi bài. 3. Vận dụng: (4 phút) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức để giải quyết các câu hỏi, tình huống thực tế. - Hoạt động của GV: + Tổ chức trả lời những câu hỏi, tình huống liên quan đến chủ đề bài học. + Mời HS báo cáo. + Tổng hợp, chốt lại kiến thức. - Hoạt động của HS: + Làm việc cá nhân. + Báo cáo, HS khác nhận xét. 4. Hướng dẫn về nhà: (1 phút) Ôn tập kiến thức để chuẩn bị kiểm tra HKI. IV. RÚT KINH NGHIỆM: === Nhóm GDCD 9 Trang 6 Năm học: 2020 - 2021