Giáo án Khoa học Lớp 4 - Bài 49+50

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nêu được những nguồn ánh sáng mạnh và ảnh hưởng của chúng đối với mắt
- Nêu được nhiệt độ khác nhau ra sao
II.CHUẨN BỊ:
- SGK, vở ghi
doc 7 trang Hạnh Đào 09/12/2023 3080
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học Lớp 4 - Bài 49+50", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_lop_4_bai_4950.doc

Nội dung text: Giáo án Khoa học Lớp 4 - Bài 49+50

  1. KHOA HỌC - Lớp 4 BÀI 49- 50: ÁNH SÁNG VÀ VIỆC BẢO VỆ ĐÔI MẮT NÓNG, LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ PHẦN. KIẾN THỨC Bài 49: ÁNH SÁNG VÀ VIỆC BẢO VỆ ĐÔI MẮT Hoạt động 1: Những nguồn ánh sáng mạnh và ảnh hưởng của chúng đối với mắt + Tại sao chúng ta không nên nhìn trực tiếp vào Mặt Trời hoặc ánh lửa hàn? - Chúng ta không nên nhìn trực tiếp vào Mặt Trời hoặc ánh lửa hàn vì: ánh sáng được chiếu sáng trực tiếp từ Mặt Trời rất mạnh và còn có tia tử ngoại gây hại cho mắt, nhìn trực tiếp vào Mặt Trời ta cảm thấy hoa mắt, chói mắt. Ánh lửa hàn rất mạnh, trong ánh lửa hàn còn chứa nhiều: tạp chất độc, bụi sắt, gỉ sắt, các chất khí độc do quá trình nóng chảy kim loại sinh ra có thể làm hỏng mắt. + Nêu các trường hợp khác về ánh sáng quá mạnh cần tránh không để chiếu thẳng vào mắt. - Những trường hợp ánh sáng quá manh cần tránh không để chiếu thẳng vào mắt: dùng đèn pin, đèn laze, ánh điện nê-ông quá mạnh, đèn pha ô-tô, Hoạt động 2: Biện pháp phòng chống
  2. + Để tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh gây ra, ta nên và không nên làm gì ? - phải đeo kính, đội mũ, đi ô khi trời nắng - không nên dùng đèn pin chiếu thẳng vào mắt bạn ? + Trường hợp nào dưới đây cần tránh để không gây hại cho mắt? • Gợi ý: Em hãy quan sát cách ngồi học và làm việc của các bạn nhỏ. ☞ Nên ☞ Không nên
  3. Ghi nhớ: - Ánh sáng không thích hợp sẽ có hại cho mắt. - Ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt có thể làm hỏng mắt. - Học, đọc sách dưới dưới ánh sáng quá yếu hoặc quá mạnh đều có hại cho mắt. Nhìn quá lâu vào màn hình máy tính, ti-vi cũng làm hại mắt. ❖❖❖❖❖❖ Bài 50: NÓNG, LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ Hoạt động 1: Nhiệt độ • Nhiệt độ là đại lượng chỉ độ nóng lạnh của một vật. Trong đó, độ nóng chỉ nhiệt độ cao, độ lạnh chỉ nhiệt độ thấp. ☞ Nước đang sôi, bóng đèn đang thắp sáng, ☞ Nước đá, tuyết,
  4. • Kết luận: - Mọi vật có thể nóng so với vật này nhưng lại lạnh so với vật khác. Điều đó phụ thuộc vào nhiệt độ của mỗi vật. - Vật nóng có nhiệt độ cao hơn vật lạnh. Hoạt động 2: Đặc điểm của nhiệt độ A/. Sự truyền nhiệt : * Quan sát thí nghiệm sau: Lúc đầu ta có chậu nước nóng và cốc nước .
  5. • Khi đặt cốc nước vào chậu nước, thì có sự thay đổi nhiệt độ như thế nào ☞ Thí nghiệm trên cho thấy kết quả như sau: - Chậu nước đã truyền nhiệt cho cốc nước. - Chậu nước tỏa nhiệt nên bị giảm nhiệt độ. - Cốc nước thu nhiệt nên tăng nhiệt độ. B/. Sự co giãn vì nhiệt: * Quan sát thí nghiệm sau:
  6. ☞ Thí nghiệm trên cho thấy kết quả như sau: - Nước nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. • Kết luận: - Trong một môi trường, vật nóng hơn sẽ truyền nhiệt cho vật lạnh hơn. Sự truyển nhiệt dừng lại khi hai vật có nhiệt độ bằng nhau. - Nước và các chất lỏng khác nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. Hoạt động 3: Nhiệt kế * Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: - Lưu ý: Nhiệt độ nước đang sôi là 1000 C ; Nhiệt độ nước đá đang tan là 00 C
  7. * Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau: Nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể ( hình 2a)- sgk ; nhiệt kế đo nhiệt độ không khí (hình 2b) ; nhiệt kế điện tử, * Kết luận: - Nhiệt độ cơ thể của người khỏe mạnh khoảng 37 0 C. Khi nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn mức đó là dấu hiệu bị bệnh, cần liên hệ với các cơ quan y tế để nhận được sự hỗ trợ cần thiết. ❖❖❖❖❖❖