Giáo án Khoa học Lớp 4 - Bài 51+52

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Tìm hiểu về sự truyền nhiệt
- Tìm hiểu về vật dẫn nhiệt
II.CHUẨN BỊ:
- SGK, vở ghi
docx 5 trang Hạnh Đào 09/12/2023 3280
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học Lớp 4 - Bài 51+52", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_lop_4_bai_5152.docx

Nội dung text: Giáo án Khoa học Lớp 4 - Bài 51+52

  1. KHOA HỌC - Lớp 4 BÀI 51- 52: NÓNG, LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ (tiếp theo) VẬT DẪN NHIỆT VÀ VẬT CÁCH NHIỆT PHẦN. KIẾN THỨC Bài 51: NÓNG, LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ (tiếp theo) Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự truyền nhiệt ❖ Thí nghiệm: Đặt một cốc nước nóng vào trong một chậu nước. - Hãy dự đoán xem, một lúc sau mức độ nóng lạnh của cốc nước và chậu nước có thay đổi không. Nếu có thì thay đổi như thế nào ? Hãy làm thí nghiệm để kiểm tra. * Kết luận: + Nhiệt độ của cốc nước nóng giảm đi, nhiệt độ của chậu nước tăng lên. + Mức nóng lạnh của cốc nước và chậu nước thay đổi là do có sự truyền nhiệt từ cốc nước nóng hơn sang chậu nước lạnh. ❖ Nêu một số ví dụ về các vật nóng lên hoặc lạnh đi.
  2. + Các vật nóng lên: rót nước sôi vào cốc, khi cầm vào cốc ta thấy nóng; Múc canh nóng vào bát, ta thấy muôi, thìa, bát nóng lên; Cắm bàn là vào ổ điện, bàn là nóng lên, + Các vật lạnh đi: Để rau, củ quả vào tủ lạnh, lúc lấy ra thấy lạnh; Cho đá vào cốc, cốc lạnh đi; Chườm đá lên trán, trán lạnh đi, Hoạt động 2: Tìm hiểu sự co giãn của nước khi lạnh đi và nóng lên. ❖ Thí nghiệm: Dự đoán nước trong lọ ( hình 2a) nở ra hay co lại khi: + Đặt lọ nước vào nước nóng (hình 2b). + Đặt lọ nước vào nước lạnh (hình 2c). * Kết luận: + Khi nhúng bầu nhiệt kế vào nước ấm, mực chất lỏng tăng lên và khi nhúng bầu nhiệt kế vào nước lạnh thì mực chất lỏng giảm đi.
  3. + Mức chất lỏng trong ống nhiệt kế thay đổi khi ta nhúng bầu nhiệt kế vào nước có nhiệt độ khác nhau. + Khi dùng nhiệt kế để đo các vật nóng lạnh khác nhau thì mức chất lỏng trong ống nhiệt kế cũng thay đổi khác nhau vì chất lỏng trong ống nhiệt kế nở ra khi ở nhiệt độ cao, co lại khi ở nhiệt độ thấp Bài 52: VẬT DẪN NHIỆT VÀ VẬT CÁCH NHIỆT ❖ Thí nghiệm: Cho vào cốc nước nóng một thìa bằng kim loại và một thìa bằng nhựa. Một lúc sau bạn thấy cán thìa nào nóng hơn? Điều này cho thấy vật nào dẫn nhiệt tốt hơn, vật nào dẫn nhiệt kém hơn? - Thìa nhôm sẽ nóng hơn thìa nhựa. Thìa nhôm dẫn nhiệt tốt hơn, thìa nhựa dẫn nhiệt kém hơn.
  4. - Khi cầm vào từng cán thìa, em thấy cán thìa bằng nhôm nóng hơn cán thìa bằng nhựa. Điều này cho thấy nhôm dẫn nhiệt tốt hơn nhựa. - Thìa nhôm nóng lên là do nhiệt độ từ nước nóng đã truyền sang thìa. + Xoong và quai xoong thường làm bằng chất dẫn nhiệt tốt hay chất dẫn nhiệt kém? Vì sao? - Xoong được làm bằng nhôm, gang, inốc đây là những chất dẫn nhiệt tốt để nấu nhanh. Quai xoong được làm bằng nhựa, đây là vật cách nhiệt để khi ta cầm không bị nóng. ❖ Thí nghiệm: - Chuẩn bị: Hai chiếc cốc như nhau ; Hai tờ giấy báo ; Nước nóng ; Nhiệt kế. - Cách tiến hành: + Lấy một tờ giấy báo quấn thật chặt vào cốc thứ nhất. + Lấy tờ giấy báo còn lại làm nhăn và quấn lỏng vào cốc thứ hai để có nhiều chỗ chứa không khí giữa các lớp giấy. + Đổ vào hai cốc một lượng nước nóng như nhau. + Sau một thời gian đo nhiệt độ nước trong hai cốc. - Nhận xét: Nước trong cốc nào còn nóng hơn?
  5. Nước trong cốc được quấn giấy báo nhăn và không buộc chặt còn nóng hơn nước trong cốc quấn giấy báo thường và quấn chặt. + Để đảm bảo nhiệt độ ở 2 cốc là bằng nhau. Nếu nước cùng có nhiệt độ bằng nhau nhưng cốc nào có lượng nước nhiều hơn sẽ nóng lâu hơn. + Vì nước bốc hơi nhanh sẽ làm cho nhiệt độ của nước giảm đi. Nếu không đo cùng một lúc thì nước trong cốc đo sau sẽ nguội nhanh hơn trong cốc đo trước. + Giữa các khe nhăn của tờ báo có chứa không khí. + Nước trong cốc quấn giấy báo nhăn quấn lỏng còn nóng hơn vì giữa các lớp báo quấn lỏng có chứa rất nhiều không khí nên nhiệt độ của nước truyền qua cốc, lớp giấy báo và truyền ra ngoài môi trường ít hơn, chậm hơn nên nó còn nóng lâu hơn. ❖ Thi kể tên và nói về công dụng của các vật cách nhiệt. + Dép nhựa: chống nóng đi trên cát, đi vào những ngày nóng bức + Quai nồi: chống nóng khi nhấc nồi đang nóng, đang sôi + Ngói: lớp mái nhà chống nóng + Dù: chống nắng nóng + Áo ấm: chống lạnh -Hết-