Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tuần 31 đến 34 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển

I. MỤC TIÊU 

             Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ.

 àKiến thức:

       -  Củng cố những kiến thức cơ bản của phần lịch sử Việt Nam từ TK I đến TK X.

       - Hiểu rõ những nội dung chủ yếu của lịch sử Việt Nam.

     àKỹ năng:

- Rèn luyện tốt hơn các kĩ năng học tập bộ môn.

      àThái độ:

- Thông qua những sự kiện, niên đại, nhân vật lịch sử…đã được học, giúp HS có nhận thức, đánh giá đúng đắn.

2. Năng lực.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; tự giải quyết vấn đề. 

II. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên

- Bài giảng Powerpoint, hệ thống câu hỏi bài tập...

2. Học sinh.

- SGK, dụng cụ học tập

doc 12 trang BaiGiang.com.vn 01/04/2023 4840
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tuần 31 đến 34 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_6_tuan_31_den_34_nam_hoc_2020_2021_truon.doc

Nội dung text: Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tuần 31 đến 34 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển

  1. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch dạy học Lịch sử 6 Tuần: 31 Tiết: 31 LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ I. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ. Kiến thức: - Củng cố những kiến thức cơ bản của phần lịch sử Việt Nam từ TK I đến TK X. - Hiểu rõ những nội dung chủ yếu của lịch sử Việt Nam. Kỹ năng: - Rèn luyện tốt hơn các kĩ năng học tập bộ môn. Thái độ: - Thông qua những sự kiện, niên đại, nhân vật lịch sử đã được học, giúp HS có nhận thức, đánh giá đúng đắn. 2. Năng lực. - Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; tự giải quyết vấn đề. II. CHUẨN BỊ. 1. Giáo viên - Bài giảng Powerpoint, hệ thống câu hỏi bài tập 2. Học sinh. - SGK, dụng cụ học tập III . TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động của thầy và trò Nội dung 1. Khởi động (5p) Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh. GV: Giáo viên cho học sinh xem hình ảnh của các cuộc khởi nghĩa. GV nêu câu hỏi HS trả lời: + Lịch sử nước ta đã trải qua các cuộc khởi nghĩa nào? HS trả lời Giáo viên nhận xét hướng HS vào bài mới 2. Hình thành kiến thức (33p) Hoạt động 1: (13 phút) Gv cho HS làm các BT trắc nghiệm Mục tiêu: - Rèn kĩ năng làm bài trắc nghiệm cho HS - HS củng cố lại kiến thức đã học GV trình chiếu các câu hỏi để HS trả lời. GV chia nhóm để HS thi đua giữa các nhóm với nhau. Câu 1. Đầu thế kỉ III, nhà Ngô tách Châu Giao thành Nhóm GV dạy Lịch sử 6 Năm học: 2020 - 2021
  2. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch dạy học Lịch sử 6 A. Quảng Châu và Giao Châu. B. Quảng Châu (thuộc Trung Quốc). C. Giao Châu (Âu Lạc cũ). D. Giao Chỉ (Âu Lạc). Câu 2. Nhà Hán chia Âu Lạc thành những quận nào? A. Giao Chỉ và Nhật Nam. B. Giao Chỉ và Phong Châu, Luy Lâu. C. Cửu Chân và Mê Linh. D. Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. Câu 3. Đâu không phải là mục tiêu của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng? A. Trả thù cho chồng. B. Giúp cho đất nước phát triển. C. Giành lại độc lập cho Tổ quốc. D. Nối lại sự nghiệp của các vua Hùng. Câu 4. Chính quyền đô hộ sát nhập đất đai Âu Lạc vào lành thổ của Trung Quốc để A. Thôn tính nước ta cả về lãnh thổ và chủ quyền. B. Người Trung Quốc đông có thêm đất đai để ở. C. Giúp nhân dân tổ chức lại bộ máy chính quyền. D. Bắt nhân dân ta phải thần phục nhà Hán. Câu 5. Mục đích thâm hiểm của nhà Hán đưa người Hán ở lẫn với dân ta là A. đồng hoá dân tộc ta. B. chiếm đất của dân ta. C. bắt dân ta hầu hạ phục dịch cho người Hán. D.vơ vét bóc lột. Câu 6. Trưng Vương đã làm gì sau khi giành lại được độc lập cho đất nước? A. Tiếp tục sử dụng pháp luật nhà Hán để thống trị. B. Yêu cầu nhân dân cống nạp của ngon vật lạ. C. Tiếp tục thu thuế. D. Miễn thuế hai năm liền cho nhân dân, bãi bỏ luật pháp hà khắc. Câu 7. Vị nữ anh hùng dân tộc đầu tiên trong lịch sử Việt Nam là A. Triệu Thị Trinh. B. Bùi Thị Xuân. C. Trưng Trắc. D. Bà Huyện Thanh Quan. Câu 8. Chọn từ đúng để điền vào chỗ chấm “Một xin rửa sạch thù Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng Ba kẻo oan ức lòng Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này” A. Dân - này. B. Nước - chồng. Nhóm GV dạy Lịch sử 6 Năm học: 2020 - 2021
  3. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch dạy học Lịch sử 6 C. Nước - dân. D. Nợ - dân. Câu 9. Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi nói lên điều gì? A. Thể hiện đời sống tâm linh của người Việt. B. Thể hiện tinh thần yêu nước. C. Thể hiện lòng thành kính với người đã khuất. D. Thể hiện lòng thành kính và nhớ ơn của người dân đối với những người có công với nước. Câu 10. Tại sao nói nhà nước do Trưng Vương xây dựng là nhà nước độc lập? A. Trưng Nhị được suy tôn làm vua. B. Không chịu sự chỉ huy của nhà Hán. C. Lạc tướng người Việt cai quản các quận. D. Có người đứng đầu. Câu 11. Nhân dân ta đã dùng “côn trùng diệt côn trùng như thế nào? A. Nuôi chim sâu để bắt sâu bọ. B. Nuôi tê tê để phá các tổ mối trong vườn. C. Nuôi kiến vàng trên cây cam để chống sâu bọ đục thân cây. D. Nuôi chim gõ kiến. Câu 12. Khi nhà Hán sang cai trị, tầng lớp nào mới hình thành trong xã hội? A. Quan lại đô hộ - địa chủ Hán. B. Qúy tộc. C. Nông dân công xã. D. Vua – nô tì. Hoạt động 2: (20 phút) HS trả lời các câu hỏi tự luận Mục tiêu: - HS nhớ được những kiến thức cơ bản về giai đoạn lịch sử từ TK I đến TK X. ? Em hãy trình bày nguyên nhân, diễn 1. Khỏi nghĩa Hai Bà Trưng. biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc KN Hai * Nguyên nhân: Bà Trưng. Do chính sách áp bức bóc lột tàn bạo của HS trình bày nhà Hán. GV nhận xét, Kl * Diễn biến: - Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng đã dựng cờ khởi nghĩa làm lễ tế ở Hát Môn - Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, nhanh chóng tiến xuống Cổ Loa và Luy Lâu. * Kết quả: - Cuộc khởi nghĩa thắng lợi * Ý nghĩa: Khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc. ? Trong các thế kỉ I – VI, chế độ cai trị 2. Chế độ cai trị của các triều đại phong Nhóm GV dạy Lịch sử 6 Năm học: 2020 - 2021
  4. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch dạy học Lịch sử 6 của các triều đại phương Bắc đối với kiến phương Bắc rất nham hiểm và tàn nước ta có gì thay đổi ? bạo: chúng thực hiện chính sách "đồng HS lên bảng trình bày hóa" dân ta: GV nhận xét, bổ sung, chốt - Thay đổi bộ máy cai trị - Bắt dân ta học chữ Hán, xóa bỏ phong tục tập quán của người Việt. - Bắt dân ta phải cống nạp sản vật quí hiếm. - Thực hiện chính sách cướp đoạt, bắt dân ta nộp đủ thứ thuế và làm các công việc lao dịch nặng nề. - Giữ độc quyền về sắt để kìm hãm sự phát triển sản xuất của nhân dân ta ? Vì sao khởi nghĩa Lý Bí giành được 3. Nguyên nhân thắng lợi của cuộc KN thắng lợi? Lí Bí HS trả lời vào bảng nhóm, các nhóm Nhân dân căm ghét bọn đô hộ nên đã trình bày, nhận xét, bổ sung hưởng ứng nhiệt tình cuộc khởi nghĩa , GV nhận xét, KL cùng với tinh thần chiến đấu kiên cường, dũng cảm, quyết tâm đánh đuổi kẻ thù, giành độc lập dân tộc của nghĩa quân. ? Trình bày diễn biến của cuộc khởi 4. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan nghĩa Mai Thúc Loan. HS lên trình bày trên lược đồ GV nhận xét, đánh giá ? Trình bày diễn biến của trận quyết 5. Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm chiến trên sông Bạch Đằng. 938. HS trình bày trên lược đồ GV nhận xét, đánh giá ? Ngô Quyền đã có công như thế nào 6. Công lao của Ngô Quyền trong cuộc kháng chiến chống quân Nam - Huy động được sức mạnh toàn dân chuẩn Hán xâm lược nước ta lần hai ? bị cho cuộc kháng chiến. HS trao đổi, trình bày - Biết tận dụng được vị trí và địa thế của GV nhận xét, KL sông Bạch Đằng để đánh giặc. - Chủ động đưa ra kế hoạch và cách đánh giặc độc đáo – bố trí trận địa cọc ngầm. 3. Vận dụng: (5p) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. - Viết đoạn văn ngắn nói về suy nghĩ của em về một nhân vật lịch sử mà em vừa học. HS viết vào giấy GV thu, chấm, nhận xét, đánh giá 4. Hướng dẫn học bài: (2p) - Học bài Nhóm GV dạy Lịch sử 6 Năm học: 2020 - 2021
  5. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch dạy học Lịch sử 6 - Chuẩn bị nội dung để tuần sau ôn tập - Hoàn thành đề cương ôn tập IV. RÚT KINH NGHIỆM. Tuần: 32 Tiết: 32 ÔN TẬP HỌC KÌ II I. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ. Kiến thức: - Hệ thống hoá những kiến thức cơ bản của lịch sử Việt Nam. - Các giai đoạn của lịch sử Việt Nam từ thời Văn Lang –Âu Lạc. - Những thành tựu tiêu biểu. - Những cuộc kháng chiến, anh hùng tiêu biểu của dân tộc thời kì này. Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng hệ thống hóa các sự kiện, đ.giá nhân vật lịch sử và liên hệ thực tế. Thái độ: - Giáo dục cho HS về lòng tự hào và ý chí quật cường của dân tộc; Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc và lòng yêu nước chân chính cho HS; HS yêu mến, biết ơn các anh hùng dân tộc, các thế hệ cha ông đã có công xây dựng và bảo vệ đất nước; HS có ý thức vươn lên xây dựng và bảo vệ đất nước. 2. Năng lực. - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề, sáng tạo. - Năng lực chuyên biệt: Năng lực sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về quá trình dựng nước của vua Hùng. II. CHUẨN BỊ. 1. Giáo viên - SGK, KHBD, 2. Học sinh. - SGK, xem bài ở nhà III . TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động của thầy và trò Nội dung 1. Khởi động (5p) Mục tiêu: Dẫn dắt tạo tâm thế vào bài mới. Nhóm GV dạy Lịch sử 6 Năm học: 2020 - 2021
  6. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch dạy học Lịch sử 6 GV cho HS nghe đoạn nhạc bài Dòng máu Lạc Hồng Dẫn dắt vào bài mới 2. Hình thành kiến thức (30p) Hoạt động 1: ( 5 phút) Những giai đoạn lớn của lịch sử nước ta Mục tiêu: - Biết được những giai đoạn lớn của lịch sử nước ta Giáo viên: lịch sử nước ta đã học từ khi hình 1. Những giai đoạn lớn của thành – thế kỉ X đây là giai đoạn quan trọng đối lịch sử nước ta: với chúng ta. - Thời kì nguyên thuỷ. + Lịch sử thời kì này đã trải qua những giai đoạn - Thời kì dựng và giữ nước. nào? - Thời kì đấu tranh chống lại HS: trả lời ách thống trị của phong kiến GV nhận xét, KL phương Bắc. Hoạt động 2: (8 phút) Các giai đoạn của lịch sử Việt Nam thời Văn Lang –Âu Lạc Mục tiêu: - Biết được các giai đoạn của lịch sử Việt Nam thời Văn Lang –Âu Lạc ? Thời dựng nước đầu tiên diễn ra vào thời gian 2. Thời kì dựng nước đầutiên nào? diễn ra vào thời gian nào? HS: Từ thế kỉ VII. Tên nước? ? Tên nước đầu tiên là gì? - Thời kì dựng nước bắt đầu từ HS: Văn Lang. thế kỉ VII TCN. ? Vị vua đứng đầu là ai? - Tên nước là Văn Lang. HS: Hùng Vương. - Hùng Vương là vị vua đầu tiên. Hoạt động 3: (8 phút) Ý nghĩa những cuộc khởi nghĩa lớn Mục tiêu: - Nhớ được ý nghĩa những cuộc khởi nghĩa lớn GV nêu câu hỏi cho HS trao đổi cặp đôi 3. Nêu ý nghĩa những cuộc + Nêu ý nghĩa khởi nghĩa Hai Bà Trưng? khởi nghĩa lớn + Nêu ý nghĩa lịch sử khởi nghĩa Lí Bí? - Khởi nghĩa Hai Bà Trưng báo + Nêu ý nghĩa khởi nghĩa Mai Thúc Loan? hiệu các thế lực phong kiến + Nêu ý nghĩa cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa không thể vĩnh viễn cai trị Dụ? nước ta. + Nêu ý nghĩa khởi nghĩa của Dương Đình Nghệ? - Khởi nghĩa Bà Triệu tiếp tục + Nêu ý nghĩa chiến thắng Bạch Đằng? đấu tranh giành độc lập. HS trao đổi, trình bày kết quả - Khởi nghĩa Lí Bí dựng nước GV nhận xét, chốt Vạn xuân và xưng đế. - Khởi nghĩa Mai Thúc Loan Nhóm GV dạy Lịch sử 6 Năm học: 2020 - 2021
  7. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch dạy học Lịch sử 6 thể hiện tinh thần đấu tranh kiên cường cho độc lập dân tộc. - Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ. - Dương Đình Nghệ đánh tan quân Nam Hán lần thứ 1. - Chiến thắng Bạch Đằng 938 mở đầu thời kì độc lập lâu dài của dân tộc. Hoạt động 4: (5 phút) Chiến thắng Bạch Đằng 938 Mục tiêu: - Hiểu được ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 ? Sự kiện nào chứng tỏ thắng lợi hoàn toàn của 4. Sự kiện chứng tỏ thắng lợi nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh giành độc hoàn toàn của nhân dân ta lập dân tộc? trong sự nghiệp giành lại độc HS suy nghĩ, trả lời lập cho tổ quốc: GV nhận xét, Kl - Chiến thắng Bạch Đằng 938. Hoạt động 5: (4 phút) Những vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc thời kì này Mục tiêu: - Nhớ được tên những vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc thời kì này ? Kể tên những vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc? 5. Kể tên những vị anh hùng HS trình bày, bổ sung dân tộc: GV nhận xét, KL - Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lí Bí, Triệu Quang Phục, Phùng Hưng, Mai Thúc Loan, Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo, Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền. 3. Luyện tập: (5 p) Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. - Hướng dẫn HS làm BT trong SGK/78 - Nhắc lại kiến thức trọng tâm 4. Vận dụng: (3phút) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập - Hãy kể tên và mô tả các công trình kiến trúc thời cổ đại? 5. Hướng dẫn học bài: (2p) - Xem lại bài ôn tập - Ôn bài theo đề cương, chuẩn bị thi cuối kì IV. RÚT KINH NGHIỆM. Tuần: 33 Tiầt:Nhóm 33GV dạy Lịch sử 6 Năm học: 2020 - 2021
  8. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch dạy học Lịch sử 6 KIỂM TRA HỌC KÌ II I. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng, trong đó: 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ. - Đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của HS ở học kì 2 - Tư duy, trình bày. - Giáo dục hoc sinh nghiêm túc trong học tập và thi cử. 2. Năng lực. - Năng lực tự học. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Ra đề, đáp án 2. Học sinh: Học bài, ôn lại toàn bộ kiến thức đã học III . TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC Kiểm tra theo đề của nhà trường Tuần: 34 Tiầt: Nhóm 34 GV dạy Lịch sử 6 Năm học: 2020 - 2021
  9. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch dạy học Lịch sử 6 LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG I. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ. Kiến thức: - Khái niệm di tích lịch sử - văn hóa; Phân loại di tích lịch sử - văn hóa. - Giá trị và ý nghĩa của việc tìm hiểu di tích – văn hóa. Hiểu và biết giới thiệu một số di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia ở Cà Mau: Hòn Đá Bạc, Đảo Hòn Khoai, Biệt khu Hải Yến – Bình Dương, Hồng Anh Thư Quán, Đình Tân Hưng, Quan Âm Cổ Tự (chùa Phật Tổ). Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu về lịch sử của tỉnh nhà. Thái độ: - Bồi dưỡng lòng tự hào và tình yêu quê hương. 2. Năng lực. - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề, sáng tạo. II. CHUẨN BỊ. 1. Giáo viên - KHBD, Tài liệu Lịch sử địa phương Cà Mau 2. Học sinh. - Tài liệu Lịch sử địa phương Cà Mau III . TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động của thầy và trò Nội dung 1. Khởi động (4p) Mục tiêu: Dẫn dắt tạo tâm thế vào bài mới. GV cho HS nghe bài hát Đất Mũi Cà Mau Dẫn dắt vào bài mới 2. Hình thành kiến thức (35p) Hoạt động 1: ( 15 phút) Tìm hiểu khái niệm về di tích lịch sử - văn hóa Mục tiêu: - Khái niệm di tích lịch sử - văn hóa; Phân loại di tích lịch sử - văn hóa. - Gía trị và ý nghĩa của việc tìm hiểu di tích – văn hóa. *Hoạt động của GV: I. Khái niệm về di tích lịch sử - văn hóa + Tổ chức hướng dẫn cho HS thực hiện 1. Khái niệm. trao đổi cặp đôi, cá nhân: - Là công trình xây dựng , địa điểm và các ? Khái niệm về di tích lịch sử - văn hóa. di vật, cổ vật , bảo vật quốc gia thuộc công Nhóm GV dạy Lịch sử 6 Năm học: 2020 - 2021
  10. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch dạy học Lịch sử 6 ? Cách phân loại di tích lịch sử - văn hóa ? trình , địa điểm có giá trị lịch sử - văn hóa . . Nhấn mạnh: Di tích kiến trúc nghệ 2. Phân loại - có nhiều loại: thuật là gì? có gì khác với di tích khảo cổ - Di tích lịch sử (di tích lưu niệm sự kiện , hay danh lam, thắng cảnh ? di tích lưu niệm danh nhân) .Giá trị của những di tích ấy. - Di tích kiến trúc nghệ thuật. + Giảng và liên hệ theo giá trị thực tế - Di tích khảo cổ, danh lam thắng cảnh . + Hướng dẫn HS thảo luận nhóm 4 tương 3. Giá trị. ứng với những câu hỏi tìm hiểu về ý - Là bằng chứng về truyền thống lịch sử - nghĩa: văn hóa của quốc gia, dân tộc và từng địa . Những di tích lịch sử - văn hóa ấy có ý phương qua nhiều thế hệ, gắn với sự phát nghĩa như thế nào về văn hóa? triển của XH, tạo nên bản sắc văn hóa VN. . Những di tích lịch sử - văn hóa ấy có ý - Giúp con người ngày nay hiểu về quá nghĩa như thế nào về mặt XH ? khứ. . Những di tích lịch sử - văn hóa ấy có ý - Giúp các dân tộc giao lưu văn hóa và hiểu nghĩa như thế nào về mặt KH ? về nhau. . Ở quê hương CM chúng ta có những di 4. Ý nghĩa. tích lịch sử văn hóa nào cấp quốc gia? a) Về văn hóa : cấp tỉnh? - Là nơi bảo tồn những giá trị về văn hóa , + Tổ chức cho HS nhận xét, tổng kết và lịch sử trong quá trình khai phá, xây dựng chiếu ND cụ thể theo tài liệu của sở GD và bảo vệ quê hương đất nước . CM. b) Về mặt XH : + Chốt ý, giáo dục tình yêu quê hương - Có giá trị cao về tình yêu lao động sáng Cà Mau. tạo, tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc . *Hoạt động của HS: - Thể hiện truyền thống uống nước nhớ + Xem lại kiến thức cũ nguồn . + Trao đổi cặp đôi, để tìm câu trả lời các c) Về mặt KH : câu hỏi của GV. - Là nguồn tư liệu xác thực trên nhiều lĩnh + Thực hiện thảo luận nhóm (5p) theo yêu vực cầu của GV => hiểu rõ giá trị quá khứ về vận dụng cho + Trình bày kết quả, nhận xét câu trả lời hiện tại và hướng cho tương lai. của bạn. 5. Vài nét về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh + Nắm được những di tích lịch sử văn hóa Cà Mau : cấp quốc gia, cấp tỉnh của Cà Mau. - 8 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia + Ghi bài. - 11 di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Hoạt động 2: (20 phút) Giới thiệu một số di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia ở cà mau Mục tiêu: - Hiểu và biết giới thiệu một số di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia ở Cà Mau: Hòn Đá Bạc , Đảo Hòn Khoai , Biệt khu Hải Yến – Bình Dương, Hồng Anh Thư Quán , Đình Tân Hưng,Quan Âm Cổ Tự ( chùa Phật Tổ ). II. Giới thiệu một số di tích lịch sử - văn Nhóm GV dạy Lịch sử 6 Năm học: 2020 - 2021
  11. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch dạy học Lịch sử 6 *Hoạt động của GV: hóa cấp quốc gia ở cà mau. + Tổ chức hướng dẫn cho HS thực hiện 1. Hòn Đá Bạc : trao đổi cặp đôi trả lời các ý: - Là một cụm gồm hai hòn đảo thuộc xã .Vị trí địa lí và môi trường ở Hòn Đá Bạc. Khánh Bình Tây (Trần Văn Thời), có tổng + Tổ chức cho HS thực hiện trò chơi (dán diện tích 6,43 ha , cách thành phố Cà Mau tư liệu và trình bày) để xác định tính khoảng 50 km theo đường thủy. chính xác của tư liệu mà các em sưu + Là nơi có vẻ đẹp về cảnh quan thiên tầm nhiên, hội tụ nhiều giá trị tâm linh của . Nhận xét và chốt ý trên máy chiếu dựa người dân xứ biển với đền thờ cá Ông. vào nội dung tư liệu về sử địa phương Cà + Có giá trị văn hóa quan trọng. Mau của sở GD CM. + Sau 1975 là trung tâm chỉ huy kế hoạch + Chuyển ý và dẫn dắt về Hòn Khoai. phản gián Cà mau 12 thắng lợi hoàn toàn. Vậy có bạn nào biết về hòn đảo này + Ngày 22/6/2009 được công nhận là di không? tích lịch sử cấp quốc gia. Lưu ý: Đảo Hòn Khoai gắn liền với sự 2. Đảo Hòn Khoai : kiện ngày 13-12 - Thuộc huyện Ngọc Hiển (Cà Mau ), cách + Tổ chức trò chơi đúng, sai và yêu cầu đất liền 14,6 km phía tây nam thị trấn Năm HS thực hiện Căn . . Em biết gì về biệt khu Hải Yến – Bình + Gồm 5 hòn đảo sát nhau. Đảo cao nhất Hưng ? có độ cao 318m so với mặt biển. =>Nhấn mạnh và liên hệ GDTT: “là 3. Biệt khu Hải Yến – Bình Hưng: nơi GD lòng căm thù giặc sâu sắc cho thế - Được xây dựng từ năm 1958 dùng để hệ trẻ Cà Mau và là bài học về cái thiện giam gữi, tra tấn, thủ tiêu những chiến sĩ cái ác trên đời ” cách mạng và thảm sát nhân dân ta. . Hồng Anh Thư Quán ra đời vào thời + Được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gian nào? Nơi đây từng là trụ sở của tổ gia ngày 24/11/2000. chức nào? 4.Hồng Anh Thư Quán. =>Chốt ý dùng máy chiếu theo nội dung - Được xây vào đầu thế kỷ XX, nay là căn tài liệu của sở GDCM nhà số 43 Phường 2 TP Cà Mau. .Chi bộ đảng thị trấn Cà Mau ra đời vào + Là trụ sở hoạt động của chi hội VN cách thời gian nào ?Em biết gì về đình Tân mạng TN thị trấn CM. Hưng ? + Ngày 4/8/1992 được công nhận di tích .Chùa Quan Âm Cổ Tự ở đâu? Ra đời lịch sử cấp quốc gia. trong hoàn cảnh nào? Có vai trò ra sao 5. Đình Tân Hưng : trong cuộc sống người dân Cà Mau ? - Tháng 1/1930 chi bộ đảng thị trấn Cà =>Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi và Mau ra đời. trả lời - Qua giác ngộ, nhiều cuộc đấu tranh nổ -> GV nhận xét và chốt ý. ra . GV tổng kết và liên hệ GDBVMT: Bảo - Được công nhận di tích lịch sử văn hóa vệ di tích lịch sử - văn hóa ở địa phương. cấp quốc gia ngày 4/8/1992. Nhận xét chung về thái độ học tập (sưu 6. Quan Âm Cổ Tự (chùa Phật Tổ) tầm tư liệu ) - Được hình thành từ am thờ của Tô Xuân Nhóm GV dạy Lịch sử 6 Năm học: 2020 - 2021
  12. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch dạy học Lịch sử 6 *Hoạt động của HS: Quang năm 1826. + Xem lại kiến thức cũ + Là một công trình kiến trúc tiêu biểu có + Trao đổi cặp đôi, để tìm câu trả lời các giá trị nghệ thuật cao, gắn liền với đời sống câu hỏi của GV. tâm linh của người dân Cà Mau. + Thực hiện trò chơi và thảo luận cặp đôi + Ngày 24/11/2000, được công nhận là di theo yêu cầu của GV tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. + Trình bày kết quả, nhận xét câu trả lời của bạn. + Nắm được một số di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia ở Cà Mau + Ghi bài. 3. Luyện tập: (4 p) Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. ? Di tích lịch sử - văn hóa là gì? ? Nêu ý nghĩa của việc tìm hiểu di tích văn hóa. ? Em thích nhất di tích lịch sử - văn hóa nào ở Cà Mau? Tại sao? 4. Tìm tòi – mở rộng: (2 phút) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập - Sưu tầm tranh ảnh và tư liệu về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Cà Mau IV. RÚT KINH NGHIỆM. Nhóm GV dạy Lịch sử 6 Năm học: 2020 - 2021