Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 17+18 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển

I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:         

   Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình học kỳ I môn Ngữ văn lớp 7 với mục đích đánh giá năng lực học tập  của học sinh thông qua hình thức tự luận.

II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:

 - Hình thức: Tự luận

 - Cách tổ chức kiểm tra: học sinh làm bài kiểm tra phần tự luận 90 phút.

III. THIẾT LẬP MA TRẬN:

 - Liệt kê các chuẩn kiến thức, kỹ năng của phân môn Văn lớp 7 học kỳ I.

 - Chọn các nội dung cần đánh giá mà thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.

 - Xác định khung ma trận. 

doc 9 trang BaiGiang.com.vn 03/04/2023 4120
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 17+18 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_7_tuan_1718_nam_hoc_2020_2021_truong_thc.doc

Nội dung text: Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 17+18 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển

  1. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 7 TUẦN: 17 TIẾT: 65, 66 KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học 2020 - 2021 Thời gian: 90 phút (Kể cả thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình học kỳ I môn Ngữ văn lớp 7 với mục đích đánh giá năng lực học tập của học sinh thông qua hình thức tự luận. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: - Hình thức: Tự luận - Cách tổ chức kiểm tra: học sinh làm bài kiểm tra phần tự luận 90 phút. III. THIẾT LẬP MA TRẬN: - Liệt kê các chuẩn kiến thức, kỹ năng của phân môn Văn lớp 7 học kỳ I. - Chọn các nội dung cần đánh giá mà thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra. - Xác định khung ma trận. === TUẦN: 17 TIẾT: 67, 68 LÀM THƠ LỤC BÁT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ: * Kiến thức: Hiểu sơ giản về vần, nhịp, luật bằng trắc của thơ lục bát. * Kỹ năng: Nhận diện, phân tích, tập viết thơ lục bát. * Thái độ: Giáo dục ý thức sáng tác thơ, yêu thích thơ văn. 2. Năng lực: - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp. - Năng lực hợp tác và năng lực tự học. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: - GV: SGK, TLTK, kế hoạch dạy học, bảng phụ - HS: SGK, vở ghi, III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt 1. Khởi động: (8p) Mục tiêu: Dẫn dắt, tạo tâm thế học tập. - Hoạt động của GV: + Tổ chức HS làm việc chung cả lớp. + Giao nhiệm vụ: Đọc những bài thơ Nhóm GV Ngữ văn 7 Trang 1 Năm học 2020 - 2021
  2. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 7 em sưu tầm thuộc thể thơ lục bát. + Tổ chức HS đọc bài thơ. + Khuyến khích ghi điểm miệng nếu HS đã thuộc lòng. + Nhận xét chung và dẫn dắt vào bài. - Hoạt động của HS: + Làm việc chung cả lớp. + Trình bày kết quả. + Nhận xét, bổ sung, chia sẻ. 2. Hình thành kiến thức: Hoạt động 1 (22p): Hướng dẫn HS tìm hiểu luật thơ lục bát. Mục tiêu: Hiểu về luật thơ lục bát. - Hoạt động của GV: I. Luật thơ lục bát: + Tổ chức HS làm việc nhóm. 1. Đọc câu ca dao và nhận xét: + Giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS đọc câu a. Cặp câu thơ lục bát: gồm 1 câu 6 và ca dao và trả lời câu hỏi SGK/155+156. 1 câu 8. Vì thế gọi là lục bát. + Quan sát, gợi ý. -> Lục bát là thể thơ độc đáo của văn + Tổ chức HS trình bày kết quả. học Việt Nam. + Nhận xét chung. b. Điền các kí hiệu B, T, V: + Chốt kiến thức. Anh đi anh nhớ quê nhà - Hoạt động của HS: B B B T B BV + Làm việc nhóm. Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương + Trình bày kết quả. T B B T T BV B BV + Chia sẻ, bổ sung. Nhớ ai di nắng dầm sương + Ghi bài. T B T T B BV GV chốt ý và yêu cầu HS đọc ghi nhớ Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao. SGK/156. T B T T B BV B B c.Tương quan thanh điệu tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám trong câu tám: Tiếng 6 có thanh huyền thì tiếng 8 có thanh ngang và ngược lại. d. Luật thơ lục bát: - Số câu: không giới hạn. - Số tiếng trong mỗi câu: câu đầu 6 tiếng, câu sau 8 tiếng. - Vần: tiếng 6 câu lục vần với tiếng 6 câu bát và tiếng 8 câu bát lại vần với tiếng 6 câu lục sau và cứ như thế tiếp tục cho đến hết. - Luật B - T: tiếng thứ 2 thường có thanh B và tiếng thứ 4 thường là thanh T, các tiếng 1,3,5,7 không bắt buộc theo luật B-T. - Cách ngắt nhịp: thường là nhịp chẵn có khi nhịp lẻ: +Câu lục: 2/2/2 – 3/3. Nhóm GV Ngữ văn 7 Trang 2 Năm học 2020 - 2021
  3. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 7 +Câu bát: 2/2/2/2-4/4-3/5. - Thơ lục bát có biến thể và ngoại lệ 2. Kết luận: Ghi nhớ SGK/156 3. Luyện tập: (40p) Mục tiêu: Vận dụng lập ý cho bài văn - Hoạt động của GV: II. Luyện tập: + Tổ chức HS hoạt động cá nhân và * Bài tập 1: Điền nối tiếp cho thành nhóm. bài và đúng luật. + Giao nhiệm vụ: HS đọc và lảm bài Em ơi đi học trường xa tập SGK/157. Cố học cho giỏi như là mẹ mong. + Tổ chức làm bài. Anh ơi phấn đấu cho bền + Ghi điểm những HS làm tốt. Mỗi năm mỗi lớp mới nên con người. + Nhận xét chung. Ngoài vườn ríu rít tiếng chim + Chốt ý Trong nhà to nhỏ tiếng em đọc bài. - Hoạt động của HS: * Bài tập 2: Sửa lại các câu thơ cho + Làm việc cá nhân và nhóm. đúng luật. + Trình bày kết quả. - Vườn em cây quí đủ loài + Chia sẻ, nhận xét. Có cam, có quýt, có bòng, có na. → xoài - Thiếu nhi là tuổi học hành Chúng em phấn đấu tiến lên hàng đầu. → nhanh * Bài tập 3: Tập làm thơ lục bát chủ đề bảo vệ môi trường hoặc mùa xuân. (HS làm vào vở) 4. Vận dụng: (17p) Hs thực hành làm thơ lục bát 5. Tìm tòi, mở rộng: (1p) Mục tiêu: Tìm đọc những bài thơ lục bát - Hoạt động của GV: Hướng dẫn HS về nhà đọc thêm. - Hoạt động của HS: Về nhà đọc thêm bài trong SGK/157 và sưu tầm bài thơ lục bát. 6. Hướng dẫn về nhà: (2p) - Đọc – hiểu nội dung bài ghi. - Hoàn thành bài tập phần luyện tập (nếu chưa xong). - Soạn bài: Hướng dẫn đọc thêm: Sài Gòn tôi yêu. IV. RÚT KINH NGHIỆM: Nhóm GV Ngữ văn 7 Trang 3 Năm học 2020 - 2021
  4. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 7 TUẦN: 18 TIẾT: 69 LUYỆN NÓI: PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ VỀ MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ: * Kiến thức: Hiểu được giá trị nội dung và nghệ thuật của một số tác phẩm văn học. Những yêu cầu khi trình bày văn nói biểu cảm về một tác phẩm văn học. * Kỹ năng: - Rèn được kĩ năng làm bài văn biểu cảm biết kết hợp từ ngữ miêu tả và kể. - Tìm ý, lập dàn ý bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học. Biết cách bộc lộ tình cảm về một tác phẩm văn học trước tập thể. Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng những tình cảm của bản thân về một tác phẩm văn học bằng ngôn ngữ nói. * Thái độ: - Tự giác làm bài và đánh giá về chất lượng bài làm của mình để rút kinh nghiệm cho bài làm sau. - Giáo dục tính mạnh dạn, tự tin cho HS. 2. Năng lực: - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp. - Năng lực hợp tác và năng lực tự học. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: - GV: SGK, TLTK, kế hoạch dạy học, bảng phụ - HS: SGK, vở ghi, III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt 1. Khởi động: (2p) Mục tiêu: Dẫn dắt, tạo tâm thế học tập. - Hoạt động của GV: + Tổ chức HS làm việc chung cả lớp. + Giao nhiệm vụ: Hát tập thể 1 bài hát về mùa xuân. + Tổ chức HS trình bày suy nghĩ. + Khuyến khích ghi điểm miệng những HS làm việc tốt. + Nhận xét chung và dẫn dắt vào bài - Hoạt động của HS: + Làm việc chung cả lớp. + Trình bày kết quả. + Nhận xét, bổ sung, chia sẻ. Nhóm GV Ngữ văn 7 Trang 4 Năm học 2020 - 2021
  5. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 7 2. Hình thành kiến thức: Hoạt động 1 (10p): Hướng dẫn HS luyện nói. Mục tiêu: Hiểu yêu cầu cần luyện nói. - Hoạt động của GV: 1.Chuẩn bị: + Tổ chức HS làm cá nhân. Đề: Phát biểu cảm nghĩ về một trong + Giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS đọc hai bài thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh: phần chuẩn bị. Cảnh khuya, Rằm tháng giêng. + Chốt những nội dung cần luyện nói. - Hoạt động của HS: + Làm việc cá nhân. + Đọc, hiểu nội dung. Hoạt động 2 (30p): Thực hành luyện nói Mục tiêu: Luyện nói về văn biểu cảm - Hoạt động của GV: 2. Luyện nói trước lớp: + Tổ chức HS làm việc nhóm. + Giao nhiệm vụ: Phát biểu trong nhóm, rồi nói trước lớp. (Yêu cầu: Phát biểu rõ ràng, mạch lạc, giọng nói có cảm xúc tự nhiên). + Quan sát, gợi ý. + Tổ chức HS trình bày kết quả. + Nhận xét chung và ghi điểm miệng HS nói tốt. + Chốt kiến thức. - Hoạt động của HS: + Làm việc nhóm. + Trình bày kết quả. + Chia sẻ, rút kinh nghiệm. 3. Hướng dẫn về nhà: (3p) - Đọc – hiểu nội dung bài ghi. - Tìm đọc các bài văn biểu cảm. - Soạn bài: Chuẩn mực sử dụng từ. IV. RÚT KINH NGHIỆM: === Nhóm GV Ngữ văn 7 Trang 5 Năm học 2020 - 2021
  6. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 7 TUẦN: 18 TIẾT: 70, 71 CHUẨN MỰC SỬ DỤNG TỪ. LUYỆN TẬP SỬ DỤNG TỪ. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ: * Kiến thức: Hiểu được các yêu cầu trong việc sử dụng từ đúng chuẩn mực. * Kỹ năng: - Rèn kĩ năng sử dụng từ đúng chuẩn mực. - Nhận biết được các từ được sử dụng vi phạm các chuẩn mực sử dụng từ. * Thái độ: Giáo dục ý thức dùng từ đúng chuẩn mực, tránh thái độ cẩu thả khi nói, viết. 2. Năng lực: - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp. - Năng lực hợp tác và năng lực tự học. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: - GV: SGK, TLTK, kế hoạch bài dạy, bảng phụ, - HS: SGK, vở ghi, III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt 1. Khởi động: (3p) Mục tiêu: Dẫn dắt, tạo tâm thế học tập. - Hoạt động của GV: + Tổ chức HS làm việc chung cả lớp. + Giao nhiệm vụ: ? Thế nào là chơi chữ? Lấy ví dụ minh họa? + Tổ chức HS trình bày suy nghĩ. + Khuyến khích ghi điểm miệng những HS làm việc tốt. + Nhận xét chung và dẫn dắt vào bài. -Hoạt động của HS: + Làm việc chung cả lớp. + Trình bày kết quả. + Nhận xét, bổ sung, chia sẻ. 2. Hình thành kiến thức: Hoạt động 1 (30p): Hướng dẫn HS tìm hiểu chuẩn mực sử dụng từ Mục tiêu: Hiểu được các yêu cầu trong việc sử dụng từ đúng chuẩn mực. - Hoạt động của GV: I. Chuẩn mực sử dụng từ: Nhóm GV Ngữ văn 7 Trang 6 Năm học 2020 - 2021
  7. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 7 + Tổ chức HS làm việc nhóm. 1. Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả: + Giao nhiệm vụ: Đọc các ví dụ và trả - dùi -> vùi lời các câu hỏi SGK/166. - tập tẹ -> bập bẹ + Tổ chức HS trình bày kết quả. - khoảng khắc -> khoảnh khắc + Nhận xét chung và chốt kiến thức. →Là những từ dùng sai âm, sai chính tả. - Hoạt động của HS: =>Khi muốn viết phải dùng đúng âm, + Làm việc nhóm. đúng chính tả. + Trình bày kết quả. 2. Sử dụng từ đúng nghĩa: + Nhận xét, bổ sung, chia sẻ. - Các từ sáng sủa, cao cả, biết dùng + Ghi bài. không đúng nghĩa là do không nắm được GV chốt ý và mời HS đọc ghi nhớ nghĩa của từ hoặc không phân biệt được SGK. các từ đồng nghĩa. - Chữa lại bằng các từ: tươi đẹp, sâu sắc, có. 3. Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ: - Các từ dùng không đúng tính chất ngữ pháp - Chữa lại: Hào quang → sáng chói; Ăn mặc → cách ăn mặc; thảm hại → thảm bại; giả tạo phồn vinh → phồn vinh giả tạo 4. Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách: - Các từ dùng chưa đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách. - Chữa lại: lãnh đạo → cầm đầu; chú hổ → nó. 5. Không lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt: Vì sẽ gây khó hiểu, làm cho lời nói thiếu tự nhiên, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. * Ghi nhớ SGK/167 3. Luyện tập: (40p) Mục tiêu: Vận dụng làm các bài tập - Hoạt động của GV: II. Luyện tập: + Tổ chức HS hoạt động cá nhân. * Bài tập 1: Đọc lại bài TLV của em từ + Giao nhiệm vụ: Đọc yêu cầu của bài đầu năm đến nay rồi ghi lại những từ em tập 1+2 và thực hiện yêu cầu. dùng sai. + Tổ chức trình bày kết quả. (HS ghi chép lại) + Nhận xét chung. * Bài tập 2: Đọc bài TLV của bạn rồi - Hoạt động của HS: nêu nhận xét + Làm việc cá nhân. + Trình bày kết quả. Nhóm GV Ngữ văn 7 Trang 7 Năm học 2020 - 2021
  8. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 7 + Chia sẻ, nhận xét. + Ghi bài. 4. Vận dụng: (15p) Mục tiêu: Hs Vận dụng sử dụng từ hiệu quả trong nói và viết Gv cho hs đối thoại. Hs đàm thoại theo nhóm 3 hoặc 4. Hs theo dõi, nhận xét. Gv chốt lại. 5. Hướng dẫn về nhà: (2p) - Đọc – hiểu nội dung bài ghi. - Xem lại những từ dùng sai, rút kinh nghiệm cho bản thân. - Tiết sau Trả bài kiểm tra Văn, kiểm tra Tiếng Việt, kiểm tra học kì 1. IV. RÚT KINH NGHIỆM: === TUẦN: 18 TIẾT: 72 TRẢ BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ: * Kiến thức: - Tự đánh giá bài làm của mình theo yêu cầu nội dung của đề bài. Nhận biết được những ưu điểm cần phát huy, khuyết điểm cần khắc phục trong bài làm của mình. - Củng cố được kiến thức và kĩ năng đã học về cách làm bài văn miêu tả và kể, biết cách sử dụng từ ngữ, câu, diễn đạt. * Kỹ năng: - Rèn được kĩ năng làm bài văn tự sự biết kết hợp từ ngữ miêu tả và kể. - Rèn kĩ năng tự đánh giá bản thân. * Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức phát huy ưu điểm và biết khắc phục những lỗi sai xót. 2. Năng lực: - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp. - Năng lực hợp tác và năng lực tự học. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS - GV: SGK, TLTK, kế hoạch dạy học, - HS: SGK, vở ghi, III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH: Nhóm GV Ngữ văn 7 Trang 8 Năm học 2020 - 2021
  9. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 7 Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt 1. Khởi động: (5p) Mục tiêu: Dẫn dắt, tạo tâm thế học tập. - Hoạt động của GV: + Tổ chức HS làm việc chung cả lớp. + Giao nhiệm vụ: Hát tập thể một bài hát mà lớp yêu thích. + Tổ chức HS trình bày. + Khuyến khích ghi điểm miệng những HS làm việc tốt. + Nhận xét chung và dẫn dắt vào bài -Hoạt động của HS: + Làm việc chung cả lớp. + Trình bày kết quả. + Nhận xét, bổ sung, chia sẻ. 2. Hình thành kiến thức: Hoạt động (38p): Trả bài kiểm tra học kì. Mục tiêu: Nhận biết, tự khắc phục những lỗi sai của bản than. - Hoạt động của GV: 1. Nhắc lại đề bài: + Tổ chức HS làm việc chung cả lớp. 2. Giải đề – công bố đáp án: + Giao nhiệm vụ: Mời HS nhắc lại đề Nội dung hướng dẫn chấm - tiết bài đã làm ở tiết 65+66 của tuần 17. 65+66, tuần 17. + Tổ chức HS trình bày kết quả. 3. Nhận xét ưu – khuyết điểm: + Nhận xét chung: (Chưa chấm xong). 4. Trả bài, sửa lỗi, giải quyết thắc - Hoạt động của HS: mắc, lấy điểm: + Làm việc chung cả lớp. a.Trả bài: + Trình bày kết quả. b. Sửa lỗi: + Chia sẻ và nhận xét. * Lỗi chính tả * Lỗi về nội dung cần đạt được trong bài. c. Giải quyết thắc mắc. d. Công bố kết quả. 3. Hướng dẫn về nhà: (2p) - Đọc lại bài văn của mình để tự sửa chữa, rút kinh nghiệm cho bản thân. - Soạn bài: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. IV. RÚT KINH NGHIỆM: === Nhóm GV Ngữ văn 7 Trang 9 Năm học 2020 - 2021