Giáo án Thủ công - Kĩ thuật Lớp 1 đến 5 - Tuần 5+6 - Năm học 2017-2018 - Phan Thị Mai Hòa

Bài :  : Xé, dán hình tròn

I/. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :

1/. Kiến thức : 

- Biết cách xé, dán hình tròn.

2/. Kỹ năng :

       - Xé, dán được hình tương đối tròn. Đường xé có thể bị răng cưa.Hình dáng có thể chưa phẳng.

3/. Thái độ :

        - Giáo dục HS tính sáng tạo có ý thức giữ gìn vệ sinh lớp. Yêu quí và tôn trọng sản phẩm làm ra

II/. CHUẨN BỊ :

1/. Giáo viên

         -  Bài mẫu về xé dán hình vuông, hình tròn, giấy màu, hồ dán giấy trắng làm nền, khăn lau tay

2/. Học sinh

       -  Giấy thủ công, hồ dán, bút chì, vở
doc 24 trang BaiGiang.com.vn 30/03/2023 5120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Thủ công - Kĩ thuật Lớp 1 đến 5 - Tuần 5+6 - Năm học 2017-2018 - Phan Thị Mai Hòa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_thu_cong_ki_thuat_lop_1_den_5_tuan_56_nam_hoc_2017_2.doc

Nội dung text: Giáo án Thủ công - Kĩ thuật Lớp 1 đến 5 - Tuần 5+6 - Năm học 2017-2018 - Phan Thị Mai Hòa

  1. Lớp 1 Tuần 5 Thứ hai ngày 9 tháng 10 năm 2017 Thủ công Bài : : Xé, dán hình tròn I/. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : 1/. Kiến thức : - Biết cách xé, dán hình tròn. 2/. Kỹ năng : - Xé, dán được hình tương đối tròn. Đường xé có thể bị răng cưa.Hình dáng có thể chưa phẳng. 3/. Thái độ : - Giáo dục HS tính sáng tạo có ý thức giữ gìn vệ sinh lớp. Yêu quí và tôn trọng sản phẩm làm ra II/. CHUẨN BỊ : 1/. Giáo viên - Bài mẫu về xé dán hình vuông, hình tròn, giấy màu, hồ dán giấy trắng làm nền, khăn lau tay 2/. Học sinh - Giấy thủ công, hồ dán, bút chì, vở III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC 1/. Ổn định : SINH 2/ Kiểm tra bài cũ: - Hát - Xé, dán hình chữ nhật, hình tam giác - GV nhận xét sản phẩm của học sinh - HS mở vẽ, quan sát lắng nghe - Nhận xét chung phần GV nhận xét 3/. Bài mới :  Giới thiệu bài “ Xé dán hình vuông, tròn” HOẠT ĐỘNG 1:  Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét - Có dạng hình tròn - GV đưa vật mẫu : Ông trăng, hình tròn - Hình tròn 1
  2. - Ôâng trăng hình gì? - HS kể : Quả bóng, đồng hồ, - Kể tên 1 số đồ vật xung quanh mình có viên bi dạng hình tròn? Xung quan ta có rất nhiều đồ vật có dạng hình tròn do con người làm ra quí trọng sản phẩm của con người làm ra.  Nghỉ giữa tiết. HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn làm mẫu  Xé và dán hình tròn : - Học sinh quan sát thao tác của - GV đặt mẫu tổng thể hình tròn (nằm trong GV khung hình vuông có cạnhlà 8 ô) - Xé hình vuông rời khỏi tờ giấy màu - Lần lượt xé 4 góc của hình vuông theo đường vẽ, sau đó xé dần dần, chỉnh sửa thành hình tròn  Hướng dẫn dán : - Học sinh quan sát thao tác của - Muốn dán hình cho đẹp phải ướm hình lên GV trang giấy, xác định vị trí hình, bôi lên một lớp hồ mỏng dọc theo các cạnh rồi dán vào tờ bìa.  Lưu ý : Dán hình nào trước cũng được, mỗi lần dán xong đặt một tờ giấy lên trên miết lại cho thẳng.  GV chốt ý quy trình Học sinh quan sát thao tác của + Muốn vẽ hình vuông em phải làm như GV thế nào? + Muốn xé hình tròn em phải làm sao ? + Khi dán phải lưu ý điều gi? - Nêu lại cách vẽ hình tròn HOẠT ĐỘNG 3 : Thực hành - GV cho học sinh vẽ, xé, dán, hướng dẫn - Nêu qui trình xé hình tròn từng thao tác - Cho học sinh thực hành theo nhóm để xé, - Cách phết hồ và làm phẳng dán tạo ra nhiều sản phẩm có sáng tạo sản phẩm - Quan sát và hướng dẫn học sinh còn lúng túng - Trình bày mẫu vẽ vào vở 4/. CỦNG CỐ : - Trình bày sản phẩm và hỏi : - Màu sắc ra sao? 2
  3. - Các đường xé như thế nào? - Sản phẩm dán có đều và cân đối không ? vậy các em có thể vận dụng tạo thành bức tranh đẹp trang trí góc học tập. 5/. DẶN DÒ: - Rèn quy trình xé, dán cho thành thạo Chuẩn bị : Xé dán hình quả cam Lớp 2 Thủ công Bài: Gấp máy bay đuôi rời (tiết 1). I. Mục tiêu – Yêu cầu cần đạt: - HS biết cách gấp máy bay đuôi rời. - HS làm được máy bay đuôi rời bằng giấy nháp. - HS yêu thích môn gấp hình, thích tự làm đồ chơi, biết yêu quý sản phẩm do tự mình làm ra. II. Chuẩn bị: - Mẫu máy bay đuôi rời gấy bằng giấy thủ công. - Quy trình gấp máy bay đuôi rời có hình minh học cho từng bước gấp. - Giấy thủ công ,nháp (khổ A4), kéo, bút thước. III. Các hoạt động trên lớp: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định : - Cả lớp . - Trò chơi “ Máy bay” - Nhóm 2hs. - HS tự kiểm tra dụng cụ theo nhóm 2hs. 2. Bài cũ : Kiểm tra dụng cụ. 3. Bài mới : - Máy bay phản lực. - Giới thiệu bài - HS nhắc lại tên bài. - Tiết trước các em đã học gấp cái gì ? - Tiết học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em cách gấp một loại máy bay mới nưã đó là “Gấp máy bay đuôi rời”. GV ghi tên bài. 3
  4. - Biết giữ gìn vệ sinh, an toàn trong quá trình sử dụng dụng cụ nấu ăn, ăn uống II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Một số dụng cụ đun nấu, ăn uống thường dùng trong gia đình (nếu có) - Tranh một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường. - Một số loại phiếu học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Kiểm tra bài - Gọi 3 HS mang sản phẩm túi xách tay đã học ở tiết trước lên trình bày. - GV nhận xét kiểm tra. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Tìm hiểu bài: * Hoạt động 1: Xác định các dụng cụ - HS quan sát. đun,nấu, ăn, uống thông thường trong gia đình. - GV đưa ra một số dụng cụ nấu ăn trong gia đình đã chuẩn bị sẵn. - Chia HS thành các nhóm nhỏ để - HS các nhóm dựa vào sự hiểu các em cùng thảo luận theo câu hỏi: biết của mình để ghi tên các dụng cụ + Em hãy cho biết tên gọi của đó vào phiếu học tập GV đã phát. những dụng cụ này là gì? - Đại diện mỗi nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. - GV nhận xét kết quả thảo luận của - HS nhắc lại. các nhóm và nhắc lại tên các dụng cụ đun, nấu, ăn, uống trong gia đình. * Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc - HS các nhóm thảo luận về đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ đun, nấu, ăn, uống trong gia dụng cụ đun, nấu, ăn, uống trong gia đình. đình sau đó ghi vào phiếu: - GV tiếp tục chia lớp thành 4 nhóm. + Tên loại dụng cụ: Giao việc và phát phiếu thảo luận cho mỗi nhóm. + Tên các dụng cụ cùng loại: + Tác dụng các dụng cụ cùng loại: + Cách sử dụng, bảo 10
  5. quản: - Cho HS trình bày kết quả thảo - HS các nhóm trình bày kết quả luận. thảo luận. - GV sử dụng tranh minh hoạ để kết - HS lắng nghe. luận từng nội dung như SGK. * Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập. Cho HS làm BT câu hỏi trác nghiệm để đánh giá kết quả học tập của các em. Em hãy nối cụm từ ở cột A với cụm từ ở cột B cho đúng tác dụng của mỗi dụng cụ sau: A B Bếp đun có tác dụng làm sạch, nhỏ và tạo hình thực phẩm trước khi chế biến. Dụng cụ nấu dùng để giúp cho việc ăn uống thuận lợi, hợp vệ sinh. Dụng cụ dùng để bày thức ăn và ăn uống có tác dụng cung cấp nhiệt để làm chín lương thực, thực phẩm dụng cụ cắt, thái thực phẩm có tác dụng chủ yếu là nấu chín và chế biến thực phẩm. - GV nêu đáp án của BT. - HS đối chiếu kết quả làm bài với đáp án để tự đánh giá kết quả học tập của mình. 3. Củng cố – dặn dò : - GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. - Khen ngợi những cá nhân hoặc nhóm có ý thức học tập tốt. - Có thể nhắc nhở những cá nhân, nhóm thực hiện chưa tốt nhiệm vụ học tập. - Dặn dò HS sưu tầm tranh ảnh về các thực phẩm thường được dùng trong nấu ăn để học bài “Chuẩn bị nấu ăn” và tìm hiểu cách thực hiện một số công việc chuẩn bị trước khi nấu ăn ở gia đình. 11
  6. Lớp1 Thứ hai ngày 16 tháng 10 năm 2017 Tuần 6 Thủ công Bài : Xé, dán hình qủa cam (tiết1) I/. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : 1/. Kiến thức : Biết cách xé , dán hình quả cam. 2/. Kỹ năng : Xé, dán được hình quả cam. Đường xé có thể bị răng cưa. Hình dáng tương đối phẳng. Có thể dùng bút màu để vẽ cuống và lá. 3/. Thái độ :Giáo dục Học sinh yêu thích lao động và trân trọng sản phẩm mình làm ra . II/. CHUẨN BỊ : 1/. Giáo viên: - Mẫu hình xé , dán quả cam. - 1 tờ giấy thủ công màu cam, xanh lá, hồ dán, giấy làm nền , khăn lau. 2/. Học sinh : - Giấy thủ công màu cam, xanh lá . - Hồ dán , giấy nháp, vở thủ công, khăn lau. III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1/. Ổn định: - Hát 2/. Kiểm tra bài cũ: - Nhận xét bài tiết trước. - Tuyên dương. 3/. Bài mới :  Giới thiệu bài “ Xé dán hình quả cam” - Giới thiệu bài: Tiết trước cô đã hướng dẫn các con biết cách xé dán hình tròn. Hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các con vận dụng cách xé dán hình tròn thành quả cam. - Giáo viên ghi tựa. 12
  7. HOẠT ĐỘNG 1  Hướng dẫn học sinh, quan sát và nhận - Học sinh quan sát - xét Quả cam hình tròn - Quả cam Phình ở giữa. - Giáo viên treo mẫu hoàn chỉnh,: Mẫu - Quả cam có màu đỏ, màu cam. xé, dán quả cam và hỏi . - Quả cam có cuống lá phía + Quả cam hình gì? trên màu xanh và lá đáy hơi lõm + Có dạng như thế nào? + Quả cam có màu gì: + Quả cam có đặc điểm gì? Các em vửa nhận xét được đặc điểm , hình dáng , màu sắc của quả cam. Bây giờ cô và các con sẽ sang hoạt động 2.  Nghỉ giữa tiết. HOẠT ĐỘNG 2:  Giáo viên hướng dẫn làm mẫu a. Xé hình quả cam : - Giáo viên đính mẫu từng quy trình, thực hiện và hướng dẫn . - Lấy một tờ giấy màu, lật mặt sau, đánh dấu và vẽ một hình vuông có cạnh 8 ô như Tiết 1. + Xé rời để lấy hình vuông ra. + Xé 4 góc của hình vuông theo đường kẻ. + Xé chỉnh, sửa sao cho giống hình quả cam. b. Xéhình lá: - Lấy một mảnh giấy màu xanh lá, vẽ 1 hình chữ nhật dài 4 x 2 ô ( Cách vẽ như các tiết trước ) - Xé hình chữ nhật rời khỏi giấy màu . - Xé 4 góc của hình chữ nhật teo đường vẽ . - Xé chỉnh , sửa cho giống hình chiếc lá. c. Xé hình cuống lá : - Lấy 1 mảnh giấy màu xanh lá vẽ và xé 13
  8. một hình chữn nhật 4 x 1ô . -Xé đôi hình chữ nhật lấy 1 nửa để làm cuống quả. - Lưu ý : Cuống lá có thể một đầu to, một đầu nhỏ. d- Dán hình: - Sau khi xé được hình quả cam, lá, , cuống cảu quả cam . Ta tiến hành dán vào vở , thao tác trình tự: - Học đôi bạn . + Bước 1: Dán hình quả cam. - Học sinh thực hành xé, hình quả + Bước 2: Dán cuống quả cam. cam. + Bước 3: Dán lá hình chỉnh quả cam. - Học sinh trình bày sản phẩm - Lưu ý: Khi dán nên bôi hồ ít, vuốt theo nhóm thẳng, Sau khi dán dùng một tờ giấy nháp đặt lên trên mẫu vừa dán và miết cho phẳng hình dán quả cam. HOẠT ĐỘNG 3 : Thực hành  Yêu cầu: - Học sinh lấy giấy màu thực hiện từng phần theo sự hướng dẫn của Giáo viên - Sau khi học sinh xé xong tất cả các phần của quả cam đến phần dán trình bày sản phẩm , Giáo viên sẽ cho các em tham khảo những mẫu sáng tạo như vườn cam, cây cam để Học sinh trình bày.  Lưu ý: - Sắp xếp hình cho cân đối với vở thủ công. 4/. CỦNG CỐ: Nhận xét snả phẩm của từng nhóm: - Tuyên dương những nhóm có sáng tạo. - Các đường xé như thế nào? 5/. DẶN DÒ: - Về nhà tập xé lại cho thành thạo - Chuẩn bị : Xé, dán hình cây đơn giản. - Nhận xét tiết học . 14
  9. Lớp2 Thủ công Bài: Gấp máy bay đuôi rời (tiết 2). I. Mục tiêu – Yêu cầu cần đạt: - HS nắm được thao tác đúng kĩ thuật gấp máy bay đuôi rời. - Hoàn thành sản phẩm tại lớp. - Rèn tính cẩn thận, kiên nhẫn, khéo tay biết tự làm đồ chơi. II. Chuẩn bị: - Mẫu máy bay đuôi rời kích thước lớn. - Một số bài đẹp của HS năm trước. - Giấy thủ công cỡ giấy A4, kéo, bút, thước. - Bảng quy trình gấp máy bay đuôi rời. III. Các hoạt động trên lớp: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Ổn định : HS hát. - Cả lớp. 2. Kiểm tra : Thông qua trò chơi “Tôi - HS đáp lại lời cô “ Cần gì – Cần cần” để kiểm tra đồ dùng của HS. gì ?” và giơ dụng cụ theo yêu cầu Nêu câu hỏi ôn lại các bước gấp theo của GV. quy trình. 3. Bài mới: - HS nêu tên bài. - Giới thiệu bài - Tiết trước cô đã hướng dẫn về quy trình làm máy bay đuôi rời. Bài hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em làm được và biết cách phóng máy bay đuôi rời. - HS quan sát quy * Hoạt động 1: trình gấp trên bảng và trả lời. Ôn kiến thức về quy trình gấp máy bay - Đầu, cánh, thân và đuôi. đuôi rời. - HS : có 4 bước. - GV đưa vật mẫu lên, hs quan sát và - B1 : Cắt tờ giấy hình chữ nhật trả lời : thành một hình vuông và một hình + MBĐR có những bộ phận nào ? chữ nhật nhỏ. + Có mấy bước để làm MBĐR ? - B2 : Gấp đầu và cánh máy bay. + Đó là những bước nào ? - B3 : Làm thân và đuôi máy bay. * Hoạt động 2: - B4 : Lắp máy bay hoàn chỉnh và 15
  10. Ôn cách gấp MBĐR theo quy trình. sử dụng. - GV treo bảng minh họa quy trình gấp MBĐR. - HS quan sát. + Muốn làm MBĐR cần giấy màu hình gì ? - Hình chữ nhật. + Bước 1 ta làm gì ? - HS trả lời. + Bước 2 ta gấp phần nào ? - HS nêu miệng (1,2 hs). - GV nhận xét, chốt ý, chú ý làm chậm - HS khác nhắc lại. các thao tác khó khi gấp đầu và cánh - HS quan sát quy trình gấp và trả MBĐR. lời . + Bước 3 ta gấp phần nào của MBĐR - HS trả lời. HS khác nhắc lại. ? - GV gọi HS nêu lại quy trình gấp bước 3. + Bước 4 ta làm gì ? - Hãy nêu cách thực hiện bước 4. - Cho đại diện các nhóm lên thi - GV nhận xét và hướng dẫn cách chơi phóng MBĐR. : gấp đôi thân máy bay theo chiều dài, - Hs quan sát, nêu nhận xét. miết kĩ, bẻ đuôi máy bay sang hai bên. Cầm vào chỗ giáp giữa thân và cánh máy bay, phóng chếch lên không trung. - GV cho 1, 2 hs lên phóng thử. - HS thực hành cá nhân theo nhóm 4 * Hoạt động 3: hs. Giới thiệu một số vật mẫu của HS. - GV giới thiệu, HS quan sát nhận xét. * Hoạt động 4: - Hs nhận xét, góp ý. Thực hành theo nhóm. - Chia lớp thành nhóm 4 hs để thực hành. - Theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng, chậm. - Hướng dẫn trang trí thêm trên cánh máy bay. - Cho HS tham gia đánh giá nhận xét. - GV chốt lại, góp ý chung. 4. Nhận xét – Dặn dò : - Liên hệ giáo dục tư tưởng : học giỏi 16
  11. đểlớn lên làm phi công lái được máy báy. - Đem theo giấy nháp, dụng cụ chuẩn bị học bài “ Gấp thuyền phẳng đáy không mui “. - Nhận xét tiết học. Lớp 3 Thủ công Bài: Gấp, cắt , dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng (tiết 2) I.MỤC TIÊU - Biết cách gấp, cắt, dán ngơi sao năm cánh - Gấp, cắt dán được ngơi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng. Các cánh của ngơi sao tương đối đều nhau. Hình dáng tương đối phẳng cân đối. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: * GV: - Mẫu lá cờ đỏ sao vàng làm bằng giấy thủ cơng - Tranh quy trình gấp, cắt dán lá cờ đỏ sao vàng * HS: - Giấy thủ cơng, kéo, bút màu đen. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ GV hướng dẫn HS nêu lại các - HS nhìn tranh quy trình nhắc bước gấp, lại các bước gấp cắt dán ngơi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng * Bước 1 : Gấp giấy để cắt ngơi - GV cho 2 HS nêu lại 3 bước : sao năm cánh * Bước 2 : Cắt ngơi sao vàng năm cánh * Bước 3 : Dán ngơi sao vàng năm cánh vào tờ giấy màu để được đỏ lá cờ đỏ sao vàng -HS thực hành gấp, cắt dán ngơi 2/ HS thực hành gấp, cắt dán lá cờ đỏ sao và lá cờ đỏ. sao vàng. -HS trưng bày sản phẩm - GV theo dõi, sữa chữa giúp đỡ HS yếu - GV tổ chức cho HS trưng bày sản 17
  12. phẩm và đánh giá sản phẩm. 3 Củng cố dặn dị : - Về nhà tập gấp nhiều lần chuẩn bị tiết sau thực hành. - Nhận xét tiết học Lớp 4 Kĩ thuật Bài: Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường (tiết1) I.MUC TIÊU - Biết cách khâu ghép hai mãnh vải bằng mũi khâu thường. - Khâu ghép được hai mãnh vải bằng mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. đường khâu có thể bị dúm. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -Mẫu đường khâu ghép hai mép vải bằng các mũi khâu thường có kích thước đủ lớn để HS quan sát được (nên khâu trên vải hoa có mặt trái và mặt phải phân biệt rõ) và một số sản phẩm có đường khâu ghép hai mép vải (áo, quần, vỏ gối, ). -Vật liệu và dụng cụ cần thiết: +Hai mảnh vải hoa giống nhau, mỗi mảnh vải có kích thước 20cmx30cm. +Len(sợi), chỉ khâu. +Kim khâu len và kim khâu chỉ, kéo, thước, phấn vạch. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU (TIẾT 1) Giới thiệu GV nêu mục yêu cầu cần đạt bài học Hoạt động 1: GV hướng dẫn hs quan sát và nhận xét mẫu - GV giới thiệu mẫu khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường hướng dẫn hs quan sát để nêu nhận xét ( đường khâu là các mũi đều nhau. Mặt phải của hai mảnh vải úp vào nhau. Đường khâu ở mặt trái của hai mảnh vải). - Giới thiệu một số sản phẩm có đường khâu ghép hai mép vải và ứng dụng của nó: khâu ghép hai mép vải được ứng dụng nhiều trong khâu, may các sản phẩm. Đường ghép có thể là đường cong 18
  13. như đường ráp của tay áo, cổ áo, có thể là đường thẳng như đường khâu túi, đường khâu áo gối, Hoạt động 2: GV hướng dẫn tháo tác kĩ thuật - GV hướng dẫn HS quan sát hình 1,2,3 SGK để nêu các bước khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. - GV hỏi: Quan sát hình 1 các em thấy hai mãnh Hs trả lời: mặt trái có vải có dấu vạch thế nào? một vạch dài ở hai mép. - GV gọi HS trả lời - GV gợi ý: Các em chú ý vạch dấu trên mặt Hai hs nhắc lại trái của một mảnh vải. - GV hướng dẫn HS quan sát hình 2, 3 để nêu cách lược khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường và trả lời câu hỏi SGK. Ba HS đọc câu hỏi Ba HS trả lời - GV hướng dẫn hs điểm cần lưu ý: + Vạch dấu trên mặt trái của một mảnh vải + Úp mặt phải hai mảnh vải vào nhau và xếp cho hai mép vải bằng nhau rồi móc khâu lược. + Sau mỗi lần rút kim, kéo chỉ, cần vuốt các Hai HS lên bảng thực mũi khâu theo chiều từ phải sang trái cho đường hiên thao tác đã được khâu thật phẳng rồi mới khâu các mũi khâu tiếp hướng dẫn theo. Hai HS đọc phần ghi - GV gọi hai HS lên bảng nhớ. - GV gọi hai HS nhận xét - GV chỉ ra các thao tác - GV gọi Củng cố - GV cho HS xâu chỉ vào kim vê nút chỉ và tập khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. Nhận xét dặn dò Nhận xét tiết học Dặn HS về đọc lại nội dung và thao tác chuẩn bị tiết sau thực hành 19
  14. Lớp 5 Kĩ thuật Bài: Chuẩn bị nấu ăn I.MỤC TIÊU HS cần phải: - Nêu được những công việc chuẩn bị nấu ăn. - Biết cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn. Có thể sơ chế được một số thực phẩm đơn giản, thông thường phù hợp với gia đình - Biết liên hệ với công việc chuẩn bị nấu ăn ở gia đình II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh, ảnh một số loại thực phẩm thông thường, bao gồm một số loại rau xanh, củ, quả, thịt, trứng, cá, - Một số loại rau xanh,củ, quả còn tươi. - Dao thái, dao gọt. - Phiếu đánh giá kết quả học tập. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. Kiểm tra bài cũ: + Kể tên những dụng cụ nấu ăn thường dùng trong gia đình? + Bếp đun có tác dụng gì? - GV nhận xét kiểm tra? B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Tìm hiểu bài: * Hoạt động 1: Xác định một số công việc chuẩn bị nấu ăn - GV cho HS đọc nội dung SGK và trả - Khi chuẩn bị nấu ăn cần chọn lời câu hỏi. thực phẩm và sơ chế thực phẩm + Nêu một số công việc cần thực nhằm đảm bảo cho bữa ăn đủ hiện khi chuẩn bị nấu ăn? lượng, đủ chất, hợp vệ sinh và phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình. + Những nguyên liệu nào được gọi là thực phẩm? - Rau, củ, quả, thịt, cá, trứng, tôm, được sử dụng trong nấu ăn gọi là thực phẩm. + Trước khi nấu ăn cần chú ý điều - Cần tiến hành các công việc 20
  15. gì? chuẩn bị như chọn thực phẩm, sơ chế thực phẩm, nhằm có được những thực phẩm tươi ngon, sạch dùng để chế biến các món ăn đã dự định. - GV chốt lại những ý chính. - HS lắng nghe. * Hoạt động 2: Tìm hiểu cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn a) Tìm hiểu cách chọn thực phẩm: - GV cho HS đọc mục 1 và quan sát hình 1. + Hãy kể tên những loại thực phẩm - HS tự kể. thường được gia đình em chọn cho bữa ăn chính? + Những thực phẩm này cần phải - Phải tươi, ngon, sạch và đảm được chọn ra sao? bảo an toàn thực phẩm. + Kể tên một số loại rau xanh mà - Rau muống, cải xanh, cải bẹ, gia đình em thường dùng để nấu trong đậu que, đậu đũa, bữa ăn? - Nếu có chuẩn bị, GV có thể cho HS xem một số mẫu rau quả tươi. b) Tìm hiểu cách sơ chế thực phẩm - Hướng dẫn HS đọc mục 2. + Nêu những công việc thường làm - Trước khi chế biến một món trước khi nấu một món ăn nào đó? ăn, ta thường thực hiện các công việc loại bỏ những phần không ăn được của thực phẩm và làm sạch thực phẩm. Ngoài ra, tuỳ loại thực phẩm có thể cắt, thái, tạo hình thực phẩm, tẩm ướp gia vị vào thực phẩm, + Những công việc đó gọi là gì? - Sơ chế thực phẩm. + Ở gia đình em thường sơ chế rau - HS tự trả lời theo thực tế gia 21
  16. cải như thế nào? đình mình. + Gia đình em, cá, tôm, được sơ chế như thế nào? - GV có thể chốt lại: Muốn có được bữa ăn ngon, đủ lượng, đủ chất, đảm bảo vệ sinh, cần biết cách chọn thực phẩm tươi, ngon và sơ chế thực phẩm. Cách lựa chọn, sơ chế thực phẩm tuỳ thuộc vào loại thực phẩm và yêu cầu của việc chế biến món ăn. 3. Củng cố, dặn dò: - Dặn dò các em về nhà giúp gia đình chuẩn bị nấu ăn. - Hướng dẫn HS đọc trước bài “Nấu cơm” và tìm hiểu cách nấu cơm ở gia đình. KÝ DUYỆT Khối trưởng: BGH Nội dung: Nội dung: Hình thức: Hình thức: 22