Ôn tập kiểm tra 1 tiết môn Sinh học Lớp 8 - Tuần 29 - Năm học 2019-2020

1. Kiến thức: 
- Hệ thống kiến thức các chương Bài tiết, Da, Thần kinh 
- Nêu được cấu tạo các cơ quan phù hợp chức năng, hiểu được các hoạt động 
- Nêu được các tác nhân gây hại và đề ra biện pháp bảo vệ các cơ quan 
2.  Kĩ năng: 
- Hoạt động nhóm 
- Phân tích, lập sơ đồ, tổng hợp
pdf 7 trang Hạnh Đào 15/12/2023 2660
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập kiểm tra 1 tiết môn Sinh học Lớp 8 - Tuần 29 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfon_tap_kiem_tra_1_tiet_mon_sinh_hoc_lop_8_tuan_29_nam_hoc_20.pdf

Nội dung text: Ôn tập kiểm tra 1 tiết môn Sinh học Lớp 8 - Tuần 29 - Năm học 2019-2020

  1. HỆ THỐNG KIẾN THỨC – KỸ NĂNG - MÔN: SINH 8 TUẦN 29 (Từ ngày 13/4/2020 đến ngày 18/04/2020) NỘI DUNG KIẾN THỨC ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT 1. Kiến thức: - Hệ thống kiến thức các chương Bài tiết, Da, Thần kinh - Nêu được cấu tạo các cơ quan phù hợp chức năng, hiểu được các hoạt động - Nêu được các tác nhân gây hại và đề ra biện pháp bảo vệ các cơ quan 2. Kĩ năng: - Hoạt động nhóm - Phân tích, lập sơ đồ, tổng hợp NỘI DUNG CHƯƠNG. BÀI TIẾT 1. Bài tiết - Vai trò : • Loại bỏ các chất cặn bã, các chất độc hại và các chất dư thừa ra môi trường ngoài. • Làm môi trường trong luôn ổn định - Các cơ quan tham gia bài tiết: phổi, thận, da. (xem bảng 38/122) 2. Cấu tạo thận (Quan sát hình 38-1) - Thận có phần vỏ, phần tủy và bể thận. - Mỗi quả thận có khoảng một triệu đơn vị chức năng (cầu thận, nang cầu thận và ống thận) để lọc máu và hình thành nước tiểu. 3. Quá trình hình thành nước tiểu Gồm 3 quá trình: - Quá trình lọc máu - Quá trình hấp thụ lại - Quá trình bài tiết tiếp 4. Quá trình thải nước tiểu
  2. Nước tiểu chính thức đổ vào bể thận → theo ống dẫn nước tiểu xuống tích trữ ở bóng đái→ thải ra ngoài (nhờ cơ vòng, cơ bụng và cơ bóng đái) 5. Vệ sinh hệ bài tiết a. Các tác nhân gây hại - Các chất độc trong thức ăn - Khẩu phần ăn uống không hợp lí - Các vi trùng gây bệnh b. Các biện pháp bảo vệ hệ bài tiết - Vệ sinh: hạn chế vi sinh vật gây bệnh - Khẩu phần ăn hợp lí: để thận không làm việc quá sức, hạn chế tác hại của các chất độc, lọc máu tốt. - Không nhịn tiểu: nước tiểu được tạo liên tục, hạn chế tạo sỏi CHƯƠNG. DA 1. Cấu tạo da phù hợp với chức năng Da gồm 3 lớp - Lớp biểu bì: Bảo vệ - Lớp bì: bài tiết, tiếp nhận kích thích, điều hòa thân nhiệt - Lớp mỡ dưới da: dự trữ và cách nhiệt 2. Bảo vệ da Cần tránh để da bị bẩn và bị tổn thương vì: + Da bẩn làm vi khuẩn phát triển gây một số bệnh về da và hạn chế hoạt động của tuyến mồ hôi. + Da bị tổn thương làm vi khuẩn xâm nhập, gây nên các bệnh viêm nhiễm. 3. Một số bệnh ngoài da. Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh ngoài da - Các bệnh ngoài da: hắc lào, ghẻ lở, lang beng, bỏng, - Nguyên nhân: do vi khuẩn, nấm, hóa chất, nhiệt độ cao, - Cách phòng tránh: + Giữ vệ sinh thân thể và vệ sinh môi trường. + Tránh để da bị tổn thương. + Cần phát hiện sớm bệnh ngoài da và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
  3. CHƯƠNG IX. THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN 1. Các bộ phận của hệ thần kinh - Theo cấu tạo, hệ thần kinh gồm: (Quan sát hình 43.2) TK trung ương gồm não và tủy sống. TK ngoại biên gồm dây TK và hạch TK. - Theo chức năng, hệ thần kinh gồm: Hệ thần kinh vận động: điều hòa hoạt động của cơ vân (có ý thức) Hệ thần kinh sinh dưỡng: điều hòa hoạt động của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản (không ý thức) 2. Vị trí và chức năng của trụ não, não trung gian, tiểu não (Quan sát hình 46 – 1, 2, 3) Các phần của Trụ não Não trung gian Tiểu não não bộ Tiếp liền với tủy sống ở phía Giữa trụ não và Sau trụ não Vị trí dưới đại não - Điều hòa hoạt động của nội - Điểu khiển quá Điều hòa, phối quan (tuần hoàn, hô hấp, tiêu trình trao đổi chất hợp các hoạt động Chức năng hóa, ) - Điều hòa thân phức tạp và giữ - Dẫn truyền nhiệt thăng bằng cơ thể 3. Cấu tạo và chức năng của đại não - Cấu tạo ngoài: (Quan sát hình 47.1 + 47.2 + 47.3) + Đại não có rãnh liên bán cầu chia thành hai nữa: bán cầu não trái và bán cầu não phải + Bề mặt có nhiều khe và rãnh làm tăng diện tích vỏ não + Có các rãnh sâu như rãnh đỉnh, rãnh thái dương tạo hồi, khúc cuộn và các thùy (thùy trán, thùy đỉnh, thùy chẩm, thùy thái dương) - Cấu tạo trong: + Chất xám bên ngoài tạo vỏ não, là trung ương của phản xạ có điều kiện.
  4. + Chất trắng: là các đường dẫn truyền xung thần kinh nối các vùng của vỏ não và nối với phần dưới hệ thần kinh. Trong chất trắng có nhân nền 4. Các thành phần cơ quan phân tích: Thành phần CQPT gồm: tế bào thụ cảm, dây thần kinh, bộ phận phân tích ở trung ương. a. CQPT thị giác - Tế bào thụ cảm thính giác - Tế bào thụ cảm thị giác - Dây thần kinh thính giác - Dây thần kinh thị giác - Vùng thị giác ở thùy thái - Vùng thị giác ở thùy chẩm dương b. CQPT thính giác 5. Cấu tạo của cầu mắt (Quan sát hình 49 -2) - Màng mắt : + Màng cứng có màng giác ở phía trước. + Màng mạch có lòng đen và mạch máu. + Màng lưới có điểm mù và điểm vàng. - Môi trường trong suốt gồm thủy dịch, thể thủy tinh và dịch thủy tinh. 6. Các tật của mắt Các tật của Tật cận thị Tật viễn thị mắt Khái niệm Là tật mà mắt chỉ có thể nhìn gần Là tật mà mắt chỉ có thể nhìn xa ( Biểu hiện) Nguyên - Bẩm sinh: do cầu mắt dài. - Bẩm sinh: do cầu mắt ngắn. nhân -Do không giữ đúng khoảng cách -Người già thể thủy tinh bị lão hóa khi đọc sách hoặc đọc sách trên tàu mất khả năng điều tiết. xe, nơi thiếu ánh sáng. Cách khắc Đeo kính cận (kính phân kỳ) Đeo kính viễn thị (kính hội tụ) phục *Phòng tránh tật cận thị bằng cách giữ đúng khoảng cách khi đọc sách, không đọc sách trên tàu xe hoặc nơi thiếu ánh sáng. 7. Các bệnh về mắt và cách phòng tránh:
  5. - Bệnh đau mắt hột: + Nguyên nhân: do virut gây ra, bệnh lây lan do dùng chung khăn với người bệnh hoặc do không giữ vệ sinh mắt. + Hậu quả: đục giác mạc dẫn tới mù lòa. - Các bệnh về mắt khác: bệnh đau mắt đỏ, viêm kết mạc, khô mắt, - Cách phòng tránh: giữ vệ sinh mắt, không dùng chung khăn, ăn uống đầy đủ 8. Cấu tạo của tai (Quan sát hình 51-1) Tai gồm 3 phần: - Tai ngoài gồm: vành tai và ống tai. - Tai giữa gồm màng nhĩ, chuỗi xương tai và vòi nhĩ. - Tai trong gồm: + Bộ phận tiền đình và 3 ống bán khuyên: thu nhận thông tin về vị trí và chuyển động của cơ thể. + Ốc tai: có tế bào thụ cảm thính giác thu nhận kích thích sóng âm. 9. Chức năng thu nhận sóng âm Sóng âm vào tai làm rung màng nhĩ → truyền qua chuỗi xương tai → vào tai trong ốc tai màng → tác động lên các tế bào thụ cảm thính giác → truyền xung thần kinh về vùng thính giác cho ta nhận biết âm thanh phát ra. 10. Một số biện pháp vệ sinh tai - Làm sạch tai bằng tăm bông. - Không dùng vật nhọn để ngoái tai. - Tránh và hạn chế ở nơi có nhiều tiếng ồn, nơi có tiếng động lớn. 11. Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. Ví dụ Phản xạ không điều kiện Phản xạ có điều kiện Khái Là phản xạ bẩm sinh, không cần phải Là phản xạ được hình thành trong đời niệm học tập. sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện. Tính - Trả lời kích thích tương ứng hay kích - Trả lời kích thích bất kì hay kích thích chất thích không điều kiện. có điều kiện. - Bẩm sinh - Hình thành do học tập và rèn luyện - Bền vững. - Dễ mất khi không được củng cố - Có sự di truyền, mang tính chất chủng - Không di truyền, mang tính chất cá thể
  6. loại - Số lượng giới hạn. - Không giới hạn về số lượng - Cung phản xạ đơn giản - Hình thành đường liên hệ tạm thời - Trung ương nằm ở trụ não, tủy sống - Trung ương ở đại não. 12. Tác nhân xấu ảnh hưởng tới hệ thần kinh - Chế độ làm việc và nghỉ ngơi không hợp lí - Ngủ không đủ - Sử dụng các chất kích thích và ức chế đối với hệ thần kinh. + Chất kích thích (rượu, chè, cà phê ): giảm trí nhớ, khó ngủ. + Chất gây nghiện (ma túy, cần sa, thuốc phiện, ): làm suy giảm chức năng của hệ thần kinh 13. Các biện pháp bảo vệ hệ thần kinh: - Làm việc và nghỉ ngơi hợp lí - Hạn chế tiếng ồn - Đảm bảo giấc ngủ hợp lí - Giữ cho tâm hồn thư thái - Không lạm dụng các chất kích thích, ức chế với hệ thần kinh KIỂM TRA 1 TIẾT *Hs sẽ thực hiện khi đi học trở lại sau dịch Covid-19 B. CÂU HỎI ÔN TẬP Học nội dung hướng dẫn ôn tập. C. DẶN DÒ CHUẨN BỊ TUẦN 30 - Quan sát hình 55.1, 55.2, 55.3/174 SGK - Đọc thông tin phần I, II, III /174, 175 SGK - Làm lệnh phần (II) /174 SGK