Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 39 đến 43 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển

I. MỤC TIÊU: 

  Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:

   1. Kiến thức:

- Giải thích được sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng ở các đối tượng khác nhau.

- Phân biệt được giá trị dinh dưỡng có ở các loại thực phẩm chính.

- Xác định được nguyên tắc thành lập khẩu phần.

  2. Kỹ năng:

- Rèn luyện cho HS tư duy dự đoán kiến thức.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, thảo luận nhóm.

  3. Thái độ:

* Giáo dục:

Thái độ yêu thích bộ môn.

- Bảo vệ môi trường.

- Chăm sóc sức khỏe bản thân thông qua chế độ dinh dưỡng hợp lí.

  4. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên:

Máy chiếu.

Hình ảnh một số thực phẩm; tháp dinh dưỡng cân đối.

- Biểu đồ diễn biến tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng qua các năm ở Việt Nam.

- Video về thực trạng trẻ em suy dinh dưỡng và béo phì ở Việt Nam.

doc 14 trang BaiGiang.com.vn 03/04/2023 1820
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 39 đến 43 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_8_tiet_39_den_43_nam_hoc_2020_2021_truo.doc

Nội dung text: Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 39 đến 43 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển

  1. Sinh học 8 Năm học: 2020 - 2021 Tuần: 20 Ti ết : 39 BÀI 36: TIÊU CHUẨN ĂN UỐNG NS: 10/1/2021 NGUYÊN TẮC LẬP KHẨU PHẦN I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức: - Giải thích được sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng ở các đối tượng khác nhau. - Phân biệt được giá trị dinh dưỡng có ở các loại thực phẩm chính. - Xác định được nguyên tắc thành lập khẩu phần. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện cho HS tư duy dự đoán kiến thức. - Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, thảo luận nhóm. 3. Thái độ: * Giáo dục: - Thái độ yêu thích bộ môn. - Bảo vệ môi trường. - Chăm sóc sức khỏe bản thân thông qua chế độ dinh dưỡng hợp lí. 4. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Máy chiếu. - Hình ảnh một số thực phẩm; tháp dinh dưỡng cân đối. - Biểu đồ diễn biến tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng qua các năm ở Việt Nam. - Video về thực trạng trẻ em suy dinh dưỡng và béo phì ở Việt Nam. 2. Học sinh: - Xem trước bài mới: Nội dung bảng 36 – 1, 36 – 2. - Sưu tầm tài liệu về nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, béo phì ở trẻ em, biện pháp khắc phục tình trạng béo phì; số liệu trẻ em suy dinh dưỡng và béo phì gần nhất. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: 1. Khởi động: (5 phút) - Mục tiêu: Đặt vấn đề, dẫn dắt vào bài mới. Cho HS xem đoạn video về thực trạng trẻ em suy dinh dưỡng và béo phì ở Việt Nam → Vào bài mới. 2. Hình thành kiến thức: (35 phút) Hoạt động của thầy – trò Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể (15 phút) Mục tiêu: Hiểu được nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi cơ thể khác nhau. Từ đó đề ra chế độ dinh dưỡng hợp lí, khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng và béo phì cho trẻ em. Trường THCS Phan Ngọc Hiển
  2. Sinh học 8 Năm học: 2020 - 2021 I. Nhu cầu dinh dưỡng * GV tổ chức hoạt động cá nhân. của cơ thể: - Sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi cơ thể phụ - Nhu cầu dinh dưỡng thuộc vào yếu tố nào? của mỗi người khác nhau - Lấy ví dụ phân tích nhu cầu dinh dưỡng giữa nam và nữ? và phụ thuộc vào các yếu Cá nhân đọc thông tin kết hợp quan sát hình phát biểu → tố: nhận xét, bổ sung. + Hình thức lao động GV nhận xét và phân tích 2 yếu tố còn lại: trạng thái sinh lí + Trạng thái sinh lí và lứa tuổi. Trong đó, về lứa tuổi thì trẻ em có nhu cầu dinh + Giới tính dưỡng cao hơn, đặc biệt là nhu cầu về prôtêin để đảm bảo + Lứa tuổi cho sự sinh trưởng và phát triển nhất là phát triển trí não. * GV tổ chức hoạt động nhóm. GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ diễn biến tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng qua các năm ở Việt Nam kết hợp bảng 36 – 2/SGK/115, trao đổi cặp (2 phút) trả lời câu hỏi: (%) Thiếu cân (W/A) Chưa đạt chiều cao (H/A) 70 59.7 60 51.5 50 36.5 40 33.8 32.6 30 24.6 19.9 20 14.1 10 0 1985 2000 2008 2015 (Năm) - Em có nhận xét gì về tỉ lệ trẻ em Việt Nam (dưới 5 tuổi) bị suy dinh dưỡng qua các năm? - Vì sao trẻ em suy dinh dưỡng ở các nước đang phát triển chiếm tỉ lệ cao? Các nhóm trao đổi, thống nhất ý kiến. Đại diện 1 – 2 nhóm phát biểu. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. GV điều chỉnh, chốt lại. * GV tổ chức hoạt động cá nhân. - Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trẻ béo phì ở các thành phố lớn? - Trẻ béo phì dễ mắc phải những bệnh nào? Từ đó đề ra biện pháp khắc phục? Cá nhân phát biểu → nhận xét, bổ sung. Trường THCS Phan Ngọc Hiển
  3. Sinh học 8 Năm học: 2020 - 2021 Trường hợp hết thời gian, cả 2 đội đều chưa hoàn thành thì đội nào có nhiều đáp án chính xác nhất là đội chiến thắng. Đội chiến thắng sẽ nhận một phần quà. GV chiếu bảng đáp án và yêu cầu 2 đội nhận xét chéo. Thành phần chất hữu cơ Tên thực phẩm chứa trong thực phẩm Giàu prôtêin Thịt nạc, cá, trứng gà, đậu phụ Giàu lipit Mỡ động vật, dầu thực vật Giàu gluxi Gạo, ngô, khoai Đại diện 2 đội nhận xét cho nhau, chốt lại số lượng đáp án đúng. GV liên hệ: Những người ăn chay vẫn khỏe mạnh là nhờ bổ sung lượng prôtêin từ thực vật. GV trao quà cho đội chiến thắng. GV yêu cầu HS kể thêm một vài ví dụ về thực phẩm - Giá trị dinh dưỡng của thức ăn chứa thành phần các chất hữu cơ trên và liên hệ biểu hiện ở: thêm về thực phẩm chứa vitamin và muối khoáng + Thành phần các chất. cũng cần thiết cho cơ thể. + Năng lượng chứa trong nó. * GV tổ chức hoạt động cá nhân. - Cần phối hợp các loại thức ăn - Giá trị dinh dưỡng của thức ăn biểu hiện ở thành hợp lí để đảm bảo cho cơ thể sinh phần nào? trưởng, phát triển và hoạt động - Sự phối hợp các loại thức ăn trong bữa ăn có ý bình thường. nghĩa gì? Cá nhân phát biểu → nhận xét, bổ sung. GV điều chỉnh, chốt lại. Hoạt động 3: Tìm hiểu khẩu phần và nguyên tắc lập khẩu phần (12 phút) Mục tiêu: Trình bày được khái niệm khẩu phần và nguyên tắc xây dựng khẩu phần. III. Khẩu phần và nguyên tắc * GV tổ chức hoạt động cá nhân. lập khẩu phần: GV lấy ví dụ thực tế về khẩu phần ăn trong gia đình và hỏi: - Khẩu phần là gì? - Khẩu phần là lượng thức ăn - Trong bữa ăn chỉ có thịt và cá thì có hợp lí không? cần cung cấp cho cơ thể trong một Vì sao? ngày. Cá nhân phát biểu → nhận xét, bổ sung. GV điều chỉnh, chốt lại. * GV tổ chức hoạt động nhóm. Trường THCS Phan Ngọc Hiển
  4. Sinh học 8 Năm học: 2020 - 2021 HS hoạt động nhóm, hoàn thành phần ▼ SGK. Đại diện nhóm trình bày. - Nguyên tắc lập khẩu phần: Nhóm khác nhận xét, bổ sung. + Đảm bảo đủ lượng thức ăn phù GV điều chỉnh, chốt lại. hợp nhu cầu từng đối tượng. GV chiếu hình ảnh tháp dinh dưỡng cân đối và liên + Đảm bảo cân đối thành phần hệ giáo dục cho học sinh cách xây dựng khẩu phần các chất hữu cơ, cung cấp đủ hợp lí thông qua câu hỏi: Tháp dinh dưỡng có ý muối khoáng vitamin. nghĩa gì? + Đảm bảo cung cấp đủ năng Cá nhân quan sát và phát biểu. lượng cho cơ thể. GV nhận xét, giáo dục cho HS cách phối hợp các loại thực phẩm sao cho hợp lí về lượng và chất để đảm bảo sức khỏe, sinh trưởng, phát triển và hoạt động bình thường. 3. Luyện tập: (4 phút) Mục tiêu: Cũng cố lại kiến thức của bài. - GV cung cấp cho HS hình ảnh một số thực phẩm và yêu cầu HS lựa chọn, phối hợp các loại thực phẩm sao cho cân đối và hợp lí. - HS quan sát và lựa chọn. Đại diện 1 – 2 HS trả lời. - GV nhận xét, chốt lại. 4. Hướng dẫn về nhà: (1 phút) - Học bài, trả lời các câu hỏi SGK. - Chuẩn bị bài mới: Xem trước nội dung bài mới để tiết sau thực hành. IV. RÚT KINH NGHIỆM: Tuần: 20 Tiết: 40 BÀI 37: THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH MỘT NS: 11/1/2021 KHẨU PHẦN CHO TRƯỚC I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức: - Trình bày được các bước lập khẩu phần dựa trên các nguyên tắc thành lập khẩu phần. - Tính toán được định mức đáp ứng của một khẩu phần mẫu và dựa vào đó xây dựng khẩu phần hợp lí cho bản thân. 2. Kỹ năng: Trường THCS Phan Ngọc Hiển
  5. Sinh học 8 Năm học: 2020 - 2021 - Rèn luyện cho HS tư duy dự đoán kiến thức. - Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, thảo luận nhóm. 3. Thái độ: Giáo dục HS có thái độ chăm sóc tốt sức khỏe của bản thân và gia đình. 4. Năng lực: Năng lực thực hành, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Bảng 37.1; 37.2 và 37.3 SGK phóng to. 2. Học sinh: Kẻ sẵn bảng 37.1; 37.2 và 37.3 SGK. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: 1. Khởi động: (6 phút) - Mục tiêu: Trình bày được nguyên tắc lập khẩu phần ăn. Tư duy được các tình huống có vấn đề. + GV yêu cầu HS: Lập khẩu phần ăn cần tuân theo những nguyên tắc nào? + HS hoạt động cá nhân. + GV nhận xét và đặt vấn đề: Chúng ta đã biết nguyên tắc lập khẩu phần ăn. Vậy, hãy vận dụng những hiểu biết đó để tập xây dựng khẩu phần ăn một cách hợp lí cho bản thân. 2. Hình thành kiến thức: (34 phút) Hoạt động của thầy – trò Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu các bước lập khẩu phần cho một người (12 phút) Mục tiêu: Trình bày được các bước lập khẩu phần dựa trên các nguyên tắc thành lập khẩu phần. I. Các bước lập khẩu phần cho một người: * GV tổ chức hoạt động cá nhân. GV lần lượt giới thiệu các bước tiến - Bước 1: Kẻ bảng tính toán theo mẫu từ nhà. hành: - Bước 2: Điền tên thực phẩm và số lượng + Bước 1: Hướng dẫn nội dung bảng cung cấp vào cột A. 37.1. + Xác định lượng thải bỏ: A: Lượng cung cấp A1 = A (tỉ lệ %) A1: Lượng thải bỏ + Xác định lượng thực phẩm ăn được: A2: Lượng thực phẩm ăn được A2 = A – A1 + Bước 2: GV lấy 1 VD để nêu cách - Bước 3: Tính giá trị thành phần đã kê trong tính. bảng và điền vào cột thành phần dinh dưỡng, Cá nhân lắng nghe và theo dõi thêm năng lượng, muối khoáng, vitamin trong SGK. - Bước 4: GV dùng bảng 37.2 (SGK) lấy VD về + Cộng các số liệu đã liệt kê. gạo tẻ, cá chép để tính thành phần + Cộng đối chiếu với bảng “Nhu cầu khuyến dinh dưỡng. nghị cho người Việt Nam” từ đó có kế hoạch điều chỉnh chế độ ăn cho hợp lí. Hoạt động 2: Tập đánh giá một khẩu phần mẫu trong SGK (22 phút) Trường THCS Phan Ngọc Hiển
  6. Sinh học 8 Năm học: 2020 - 2021 Mục tiêu: Tính toán được định mức đáp ứng của một khẩu phần mẫu và dựa vào đó xây dựng khẩu phần hợp lí cho bản thân. II. Tập đánh giá một khẩu phần mẫu * GV tổ chức hoạt động nhóm. trong SGK GV yêu cầu HS đọc khẩu phần của 1 nữ sinh lớp 8, nghiên cứu thông tin bảng Nội dung là đáp án bảng 37.2; 37.3 SGK. 37.2 tính số liệu và điền vào chỗ có dấu Từ đó xác định mức áp dụng nhu cầu. tính theo %. Các nhóm đọc kĩ bảng 37.2, tính toán số liệu điền vào ô có dấu (?) ở bảng 37.2. Đại diện nhóm lên hoàn thành bảng. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Từ bảng 37.2 đã hoàn thành, HS tính toán mức đáp ứng nhu cầu và điền vào bảng đánh giá? Đáp án bảng 37.2 SGK Thực Khối lượng Thành phần dinh dưỡng Năng phẩm lượng A A1 A2 Prôtêin Lipit Gluxit (g) (kcal) Gạo tẻ 400 0 400 31,6 4,0 304,8 1376 Cá chép 100 40 60 9,6 2,16 57,6 Tổng 80,2 33,31 383,48 2156,85 cộng Đáp án bảng 37.3 SGK Năng Muối khoáng Vitamin Prôtêin lượng Ca Fe A B1 B2 PP C Mức đáp ứng nhu 98,04 87,5 69,53 118,5 180,4 123 38,7 223,8 59,06 cầu (%) 4. Luyện tập: (4 phút) Mục tiêu: Cũng cố lại kiến thức của bài. - GV nhận xét tinh thần, thái độ của HS trong giờ thực hành. - Đánh giá hoạt động của HS qua bảng 37.2 và 37.3. 5. Hướng dẫn về nhà: (1 phút) - Về nhà hoàn thành bản thu hoạch để giờ sau nộp. - Chuẩn bị bài mới. Trường THCS Phan Ngọc Hiển
  7. Sinh học 8 Năm học: 2020 - 2021 IV. RÚT KINH NGHIỆM: Tuần: 21 CHỦ ĐỀ: HỆ BÀI TIẾT Tiết: 41 BÀI 38: BÀI TIẾT VÀ CẤU TẠO HỆ BÀI TIẾT NS: 14/1/2021 NƯỚC TIỂU (T1) I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức: - Trình bày được khái niệm bài tiết và vai trò của nó trong cuộc sống, liên hệ được các hoạt động bài tiết chủ yếu và hoạt động quan trọng. - Xác định trên hình và trình bày được bằng lời cấu tạo cơ quan bài tiết nước tiểu. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện cho HS tư duy dự đoán kiến thức. - Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, thảo luận nhóm. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức vệ sinh cơ quan bài tiết. 4. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Tranh phóng to H 38. - Mô hình cấu tạo thận. 2. Học sinh: Xem trước bài mới. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: 1. Khởi động: (2 phút) - Mục tiêu: Đặt vấn đề, dẫn dắt vào bài mới. GV yêu cầu: Hằng ngày cơ thể chúng ta bài tiết ra môi trường ngoài những sản phẩm thải nào? HS hoạt động cá nhân: Mồ hôi, CO2, nước tiểu, phân. GV điều chỉnh và dẫn dắt vào bài mới: Phân không được coi là sản phẩm bài tiết. Vậy thực chất của hoạt động bài tiết là gì? Vai trò của hoạt động bài tiết với cơ thể sống như thế nào? 2. Hình thành kiến thức: (38 phút) Hoạt động của thầy – trò Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu về bài tiết (18 phút) Mục tiêu: Tìm hiểu khái niệm bài tiết ở cơ thể người và vai trò quan trọng của chúng với cơ thể sống. I. Bài tiết: * GV tổ chức hoạt động nhóm. - Các sản phẩm thải được bài tiết phát - Bài tiết là 1 hoạt động của cơ thể thải loại Trường THCS Phan Ngọc Hiển
  8. Sinh học 8 Năm học: 2020 - 2021 sinh từ đâu? các chất cặn bã và các chất độc hại khác để - Bài tiết là gì? Bài tiết có vai trò như duy trì tính ổn định của môi trường trong. thế nào đối với cơ thể sống? - Cơ quan bài tiết gồm: phổi, da, thận (thận - Các sản phẩm thải cần được bài tiết là cơ quan bài tiết chủ yếu). Còn sản phẩm phát sinh từ đâu? của bài tiết là CO2; mồ hôi; nước tiểu. - Các cơ quan nào thực hiện bài tiết? Cơ quan nào chủ yếu? HS nghiên cứu thông tin mục I SGK, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi. Đại diện nhóm trình bày. Yêu cầu nêu được: + Phát sinh từ hoạt động trao đổi chất của tế bào và cơ thể. + Bài tiết CO2 của hệ hô hấp. + Bài tiết chất thải của hệ bài tiết nước tiểu. Nhóm khác nhận xét và bổ sung. GV điều chỉnh, chốt lai. Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu (20 phút) Mục tiêu: Trình bày được cấu tạo chủ yếu cơ quan bài tiết nước tiểu. II. Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu: GV tổ chức hoạt động cá nhân. - Trình bày cấu tạo cơ quan bài tiết nước tiểu? - Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn Cá nhân quan sát hình 38.1 SGK phát nước tiểu, bóng đái và ống đái. biểu → nhận xét, bổ sung. - Thận gồm 2 quả thận với 2 triệu đơn vị GV giúp HS hoàn thiện kiến thức. chức năng để lọc máu và hình thành nước GV gọi 1 → 2 HS lên xác định trên mô tiểu. hình cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu. Cá nhân lên bảng xác định trên mô hình cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu. GV điều chỉnh, chốt lại. 3. Luyện tập: (4 phút) Mục tiêu: Cũng cố lại kiến thức của bài. - GV yêu cầu HS hoàn thành câu trả lời. - Bài tiết có vai trò quan trọng như thế nào - HS vận dụng kiến thức hoàn thành bài đối với cơ thể sống? tập - Hệ bài tiết nước tiểu có cấu tạo như thế - GV nhận xét, chốt lại. nào? 4. Hướng dẫn về nhà: (1 phút) Trường THCS Phan Ngọc Hiển
  9. Sinh học 8 Năm học: 2020 - 2021 - Học thuộc bài, trả lời các câu hỏi SGK. - Chuẩn bị bài mới. IV. RÚT KINH NGHIỆM: Tuần: 21 Tiết: 42 BÀI 39: BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU (T2) NS: 14/1/2021 I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức: - Tóm tắt quá trình tạo thành nước tiểu và thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu. - Trình bày được quá trình thải nước tiểu, tìm được sự khác biệt giữa nước tiểu đầu và huyết tương, nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện cho HS tư duy dự đoán kiến thức. - Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, thảo luận nhóm. - Rèn luyện, bồi dưỡng cho HS thói quen sống khoa học, ăn uống hợp lí để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu. 3. Thái độ: Giáo dục cho HS ý thức bảo vệ cơ thể. 4. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Tranh phóng to H 391; phiếu học tập. 2. Học sinh: Xem trước bài mới III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: 1. Khởi động: (2 phút) - Mục tiêu: Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu, dẫn dắt vào bài mới. + Yêu cầu HS trình bày cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu? + HS hoạt động cá nhân. + GV nhận xét và đặt vấn đề: Vậy quá trình lọc máu để hình thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận đã diễn ra như thế nào? 2. Hình thành kiến thức: (38 phút) Hoạt động của thầy – trò Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu sự tạo thành nước tiểu và thải nước tiểu (22 phút) Mục tiêu: - Trình bày được sự tạo thành nước tiểu. Chỉ ra sự khác biệt giữa nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức. - Trình bày được quá trình thải nước tiểu. * GV tổ chức hoạt động cá nhân. I. Tạo thành nước tiểu: - Sự tạo thành nước tiểu gồm những quá trình nào? Diễn ra ở đâu? - Sự tạo thành nước tiểu gồm 3 quá Trường THCS Phan Ngọc Hiển
  10. Sinh học 8 Năm học: 2020 - 2021 Cá nhân quan sát hình 39.1 SGK phát biểu → nhận trình: xét, bổ sung. + Quá trình lọc máu ở cầu thận: GV điều chỉnh và chốt lại. Kết quả tạo ra nước tiểu đầu trong * GV tổ chức hoạt động cặp đôi hoàn thành phiếu nang cầu thận. học tập: + Quá trình hấp thụ lại ở ống thận: Nước tiểu Nước tiểu chính Nước tiểu đầu được hấp thụ lại Đặc điểm đầu thức nước và các chất cần thiết (chất - Nồng độ các chất - Loãng - Đậm đặc dinh dưỡng, các ion cần cho cơ hoà tan thể ). - Chất độc, chất cặn - Có ít - Có nhiều + Quá trình bài tiết tiếp (ở ống bã thận): Hấp thụ chất cần thiết, bài - Chất dinh dưỡng - Có nhiều - Gần như không tiết tiếp chất thừa, chất thải tạo có thành nước tiểu chính thức. - Thành phần nước tiểu đầu khác với máu ở chỗ nào? HS hoạt động cặp đôi, đại diện 1 – 2 cặp trình bày. Cặp khác nhận xét, bổ sung. GV điều chỉnh, chốt lại. Hoạt động 2: Tìm hiểu sự thải nước tiểu (16 phút) Mục tiêu: Trình bày được quá trình thải nước tiểu. * GV tổ chức hoạt động nhóm. II. Thải nước tiểu - Sự thải nước tiểu diễn ra như thế nào? - Thực chất của quá trình tạo thành - Nước tiểu chính thức đổ vào bể thận, qua nước tiểu là gì? ống dẫn nước tiểu xuống tích trữ ở bóng đái, Đại diện nhóm trình bày. sau đó được thải ra ngoài nhờ hoạt động của Yêu cầu nêu được: cơ vòng bóng đái, cơ bóng đái và cơ bụng. + Mô tả đường đi của nước tiểu chính thức. + Thực chất quá trình tạo nước tiểu là lọc máu và thải chất cặn bã, chất độc, chất thừa ra khỏi cơ thể. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV điều chỉnh, chốt lại. 3. Luyện tập: (4 phút) Mục tiêu: Cũng cố lại kiến thức của bài. - GV yêu cầu HS hoàn thành câu trả lời. - Nước tiểu được tạo thành như thế nào? - HS vận dụng kiến thức hoàn thành bài - Trong các thói quen sống khoa học để bảo tập vệ hệ bài tiết nước tiểu, em đã có thói quen - GV nhận xét, chốt lại. nào và chưa có thói quen nào? 4. Hướng dẫn về nhà: (1 phút) Trường THCS Phan Ngọc Hiển
  11. Sinh học 8 Năm học: 2020 - 2021 - Học thuộc bài, trả lời các câu hỏi SGK. - Chuẩn bị bài mới. IV. RÚT KINH NGHIỆM: Tuần: 22 Ti ết : 43 BÀI 40: VỆ SINH HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU (T3) NS: 14/1/2021 I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức: - Trình bày được các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu và hậu quả của nó. - Trình bày được các thói quen, xây dựng các thói quen để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu và giải thích cơ sở khoa học của nó. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện cho HS tư duy dự đoán kiến thức. - Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, thảo luận nhóm. - Rèn luyện, bồi dưỡng cho HS thói quen sống khoa học, ăn uống hợp lí để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu. 3. Thái độ: Giáo dục cho HS ý thức bảo vệ cơ thể. 4. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Tranh phóng to H 391; phiếu học tập. 2. Học sinh: Xem trước bài mới III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: 1. Khởi động: (2 phút) - Mục tiêu: Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu, dẫn dắt vào bài mới. + Yêu cầu HS trình bày cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu? + HS hoạt động cá nhân. + GV nhận xét và đặt vấn đề: Vậy quá trình lọc máu để hình thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận đã diễn ra như thế nào? 2. Hình thành kiến thức: (38 phút) Hoạt động của thầy – trò Nội dung Hoạt động 1: Một số tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu. (25 phút). Mục tiêu: Trình bày được các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu và hậu quả của nó. I. Một số tác nhân chủ yếu gây * GV tổ chức hoạt động cá nhân. hại cho hệ bài tiết nước tiểu. - Có những tác nhân nào gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu? Cá nhân đọc thông tin phát biểu → nhận xét, bổ Nội dung phiếu học tập. Trường THCS Phan Ngọc Hiển
  12. Sinh học 8 Năm học: 2020 - 2021 sung. GV điều chỉnh, chốt lại. * GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập: Tổn thương hệ bài Tác nhân Hậu quả tiết nước tiểu Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV điều chỉnh, chốt lại. PHIẾU HỌC TẬP Tổn thương hệ bài Tác nhân Hậu quả tiết nước tiểu - Quá trình lọc máu bị trì trệ  các chất cặn - Cầu thận bị viêm 1. Vi khuẩn bã và chất độc hại tích tụ trong máu  cơ thể và suy thoái. nhiễm độc, phù  suy thận  chết. - Quá trình hấp thụ lại và bài tiết tiếp bị giảm  môi trường trong bị biến đổi  trao đổi 2. Các chất độc hại trong - Ống thận bị tổn chất bị rối loạn ảnh hưởng bất lợi tới sức thức ăn, đồ uống, thức ăn ôi thương, làm việc khoẻ. thiu, thuốc. kém hiệu quả. - Ống thận tổn thương  nước tiểu hoà vào máu  đầu độc cơ thể. 3. Khẩu phần ăn không - Đường dẫn nước - Gây bí tiểu  nguy hiểm đến tính mạng. hợp lí. tiểu bị tắc nghẽn. Hoạt động 2: Cần xây dựng các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu tránh tác nhân có hại (13 phút). Mục tiêu: Trình bày được các thói quen, xây dựng các thói quen để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu và giải thích cơ sở khoa học của nó. II. Cần xây dựng các thói quen * GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm hoàn thành sống khoa học để bảo vệ hệ bài bảng 40 SGK/130. tiết nước tiểu tránh tác nhân có HS hoạt động nhóm. hại. Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Nội dung bảng 40. GV điều chỉnh, chốt lại. Bảng 40: Cơ sở khoa học và thói quen sống khoa học Các thói quen sống khoa học Cơ sở khoa học Trường THCS Phan Ngọc Hiển
  13. Sinh học 8 Năm học: 2020 - 2021 - Thường xuyên giữ vệ sinh cơ thể cũng như - Hạn chế tác hại của vi sinh vật gây cho hệ bài tiết nước tiểu. bệnh. - Khẩu phần ăn uống hợp lí - Tránh cho thận làm việc quá nhiều và + Không ăn quá nhiều chất tạo sỏi. hạn chế khả năng tạo sỏi. + Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất - Hạn chế tác hại của chất độc hại. độc hại. - Tạo điều kiện cho quá trình lọc máu + Uống đủ nước. được liên tục. - Nên đi tiểu đúng lúc, không nên nhịn lâu. - Hạn chế khả năng tạo sỏi ở bóng đái. 3. Luyện tập: (4 phút) Mục tiêu: Cũng cố lại kiến thức của bài. - GV yêu cầu HS hoàn thành câu trả lời. - Nước tiểu được tạo thành như thế nào? - HS vận dụng kiến thức hoàn thành bài - Trong các thói quen sống khoa học để bảo tập vệ hệ bài tiết nước tiểu, em đã có thói quen - GV nhận xét, chốt lại. nào và chưa có thói quen nào? 4. Hướng dẫn về nhà: (1 phút) - Học thuộc bài, trả lời các câu hỏi SGK. - Chuẩn bị bài mới. IV. RÚT KINH NGHIỆM: Trường THCS Phan Ngọc Hiển