Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 53 đến 56 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Chí Nguyện

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học này HS có khả năng về kiến thức, kĩ năng, thái độ như sau 

1. Kiến thức

-  Phân biệt được phản xạ sinh dưỡng và phản xạ vận động.

- Phân biệt được bộ phận giao cảm với bộ phận đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng về cấu tạo và chức năng.

2. Kỹ năng

Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình.

3. Thái độ

Bồi dưỡng cho HS ý thức bảo vệ hệ thần kinh.

4. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh

Hình thành và phát triển cho học sinh năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, hợp tác.

II. CHUẨN BỊ 

1. Giáo viên: Tranh phóng to H 48.1; 48.3. Bảng phụ ghi nội dung phiếu học tập.

2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH 

1. Khởi động ( 5 phút )

doc 11 trang BaiGiang.com.vn 03/04/2023 1640
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 53 đến 56 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Chí Nguyện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_8_tiet_53_den_56_nam_hoc_2020_2021_nguy.doc

Nội dung text: Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 53 đến 56 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Chí Nguyện

  1. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Sinh học 8 Ngày soạn : 16/3/2021 Tuần: 27 Tiết: 53 Bài 48: HỆ THẦN KINH SINH DƯỠNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học này HS có khả năng về kiến thức, kĩ năng, thái độ như sau 1. Kiến thức - Phân biệt được phản xạ sinh dưỡng và phản xạ vận động. - Phân biệt được bộ phận giao cảm với bộ phận đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng về cấu tạo và chức năng. 2. Kỹ năng Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình. 3. Thái độ Bồi dưỡng cho HS ý thức bảo vệ hệ thần kinh. 4. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh Hình thành và phát triển cho học sinh năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, hợp tác. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Tranh phóng to H 48.1; 48.3. Bảng phụ ghi nội dung phiếu học tập. 2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH 1. Khởi động ( 5 phút ) Mục tiêu: - Tạo sự hứng thú, say mê học tập của học sinh trước khi bước vào bài mới. - Khơi gợi kiến thức cũ, làm tiền đề tiếp thu kiến thức mới. - GV đặt câu hỏi: Trình bày cấu tạo của đại não. - GV đặt vấn đề: Trong cuộc sống hàng ngày, những công việc ta làm đều là do sự chỉ đạo của các trung ương thần kinh, tuy nhiên có những cơ quan trong cơ thể không chịu sự chỉ đạo có suy nghĩ của con người. VD: khi chạy nhanh, tim ta đập gấp, ta không thể bảo nó đập từ từ được Những cơ quan chịu sự điều khiển như vậy được xếp chung là chịu sự điều khiển của hệ thần kinh sinh dưỡng. 2. Hình thành kiến thức( 35 phút) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu cung phản xạ sinh dưỡng( 10 phút) Mục tiêu: Phân biệt được phản xạ sinh dưỡng và phản xạ vận động - GV tổ chức hoạt động cặp đôi (3 phút) I. Cung phản xạ sinh dưỡng + Phân tích đường đi của cung phản xạ ở Nội dung bảng phụ hình A và B? GV: Nguyễn Chí Nguyện Trang:1
  2. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Sinh học 8 + Hoàn thành phiếu học tập: so sánh cung phản xạ sinh dưỡng với cung phản xạ vận động? - HS thảo luận, trình bày, lớp trao đổi, bổ sung, hoàn thiện. - GV chiếu bảng phụ ghi đáp án. GV cùng HS rút ra kết luận (có thể ghi điểm) Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của hệ thần kinh sinh dưỡng( 12 phút) Mục tiêu: Phân biệt được bộ phận giao cảm với bộ phận đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng về cấu tạo và chức năng - GV tổ chức hoạt động cá nhân II. Cấu tạo của hệ thần kinh sinh dưỡng + Hệ thần kinh sinh dưỡng có cấu tạo như thế - Hệ thần kinh sinh dưỡng gồm phân hệ giao nào? cảm và phân hệ đối giao cảm, mỗi phân hệ + Tìm điểm sai khác cơ bản giữa phân hệ đều có: giao cảm và phân hệ đối giao cảm? + Trung ương thần kinh. HS trình bày, GV ghi lại các ý chính, lớp trao + Ngoại biên: dây thần kinh và hạch thần đổi hoàn thiện. HS tự rút ra kết luận: kinh. Hoạt động 3: Tìm hiểu chức năng hệ thần kinh sinh dưỡng( 13 phút) Mục tiêu: Phân biệt được bộ phận giao cảm với bộ phận đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng về cấu tạo và chức năng - GV tổ chức hoạt động cá nhân III. Chức năng hệ thần kinh sinh dưỡng + Nhận xét về chức năng của phân hệ giao - Phân hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm cảm và phân hệ đối giao cảm? có tác động đối lập nhau đối với hoạt động + Hệ thần kinh sinh dưỡng có vai trò như thế của các cơ quan sinh dưỡng. nào đối với đời sống? - Nhờ tác dụng đối lập đó mà hệ thần kinh HS trả lời, GV chính xác hoá kiến thức sinh dưỡng điều hoà được hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng. * Kết luận chung: SGK So sánh cung phản xạ sinh dưỡng và cung phản xạ vận động Cung phản xạ vận Đặc điểm Cung phản xạ sinh dưỡng động - Trung ương - Chất xám ở đại não và - Chất xám ở trụ não và sừng bên tuỷ tuỷ sống. sống. - Hạch thần kinh - Không có - Có - Đường hướng - 1 nơron: từ cơ quan - 1 nơron: từ cơ quan thụ cảm tới trung Cấu tâm thụ cảm tới trung ương. ương. tạo - Đường li tâm - 1 nơron: từ trung ương - 2 nơron: từ trung ương tới cơ quan tới cơ quan phản ứng. phản ứng: Sợi trước hạch và sợi sau hạch, chuyển giao xináp ở hạch thần kinh. GV: Nguyễn Chí Nguyện Trang:2
  3. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Sinh học 8 - Điều khiển hoạt động - Điều khiển hoạt động nội quan (không Chức năng cơ vân (có ý thức). có ý thức). 3. Luyện tập ( 4 phút) Mục tiêu: Dựa vào những kiến thức đã học, học sinh trả lời và củng cố kiến thức. - HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi - Trình bày sợ khác nhau giữa hai phân hệ giao - GV nhận xét. cảm và đối giao cảm ( có thể hiện bằng sơ đồ) - Hệ thần kinh sinh dưỡng có chức năng gì? - Nhận xét về chức năng của hai phân hệ giao cảm và đối giao cảm. điều đó có ý nghĩa gì đối với đời sống? 4. Hướng dẫn học ở nhà (1 phút) - Học bài - Đọc mục " Em có biết" - Xem trước bài 49: Cơ quan phân tích thị giác (chủ đề: Giác quan) VI. RÚT KINH NGHIỆM Ngày soạn : 16/3/2021 Tuần: 27 Tiết: 54 Chủ đề : Giác quan Bài 49: CƠ QUAN PHÂN TÍCH THỊ GIÁC(t1) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học này HS có khả năng về kiến thức, kĩ năng, thái độ như sau 1. Kiến thức - Xác định được các thành phần của cơ quan phân tích thị giác. - Nêu được ý nghĩa của các cơ quan phân tích đối với cơ thể. - Mô tả cấu tạo của mắt qua sơ đồ, chức năng của từng bộ phận. - Giải thích được cơ chế điều tiết của mắt để nhìn rõ vật. 2. Kỹ năng Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình. 3. Thái độ Giáo dục ý thức bảo vệ mắt. 4. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh Hình thành và phát triển cho học sinh năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, hợp tác. II. CHUẨN BỊ GV: Nguyễn Chí Nguyện Trang:3
  4. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Sinh học 8 1. Giáo viên: Tranh phóng to H 49.2; 49.3. 2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH 1. Khởi động ( 5 phút ) Mục tiêu: - Tạo sự hứng thú, say mê học tập của học sinh trước khi bước vào bài mới. - Khơi gợi kiến thức cũ, làm tiền đề tiếp thu kiến thức mới. - GV đặt câu hỏi: Trình bày sự khác nhau giữa cung phản xạ sinh dưỡng và cung phản xạ vận động - GV đặt vấn đề: Để cảm nhận được các kích thích của môi trường, cơ thể cần có các cơ quan phân tích. Đó là những cơ quan nào? Chúng cơ cấu tạo và hoạt động ra sao? 2. Hình thành kiến thức( 35 phút) Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu cơ quan phân tích (10 phút) Mục tiêu: - Xác định được các thành phần của cơ quan phân tích thị giác. - Nêu được ý nghĩa của các cơ quan phân tích đối với cơ thể. - GV tổ chức hoạt động cặp đôi (3 phút) I. Cơ quan phân tích + Cơ quan phân tích có cấu tạo như thế nào? Cơ quan phân tích gồm: + Bộ phận nào của cơ quan phân tích quan + Cơ quan thụ cảm. trọng nhất? + Dây thần kinh (Dẫn truyền hướng tâm) + Cơ quan phân tích có ý nghĩa như thế nào + Bộ phận phân tích (Vùng thần kinh ở vỏ đối với cơ thể? não) - HS thảo luận, trình bày, lớp trao đổi, bổ - ý nghĩa: giúp cơ thể nhận biết được tác động sung, hoàn thiện. của môi trường. GV cùng HS rút ra kết luận(có thể ghi điểm) Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ quan phân tích thị giác (25 phút) Mục tiêu: - Mô tả cấu tạo của mắt qua sơ đồ, chức năng của từng bộ phận. - Giải thích được cơ chế điều tiết của mắt để nhìn rõ vật. - GV tổ chức hoạt động nhóm (3 phút) II. Cơ quan phân tích thị giác + Cơ quan phân tích thị giác gồm những bộ - Cơ quan phân tích thị giác gồm: phận nào? + Cơ quan thụ cảm (Các tế bào thụ cảm trên + GV cho quan s¸t H.49.2, gọi HS trình bày màng lưới) cấu tạo của cầu mắt + Dây thần kinh thị giác (Dây số II) + Dự đoán chức năng của các bộ phận? + Vùng thị giác ở thuỳ chẩm + Nêu cấu tạo của màng lưới? 1. Cấu tạo cầu mắt + Phân biệt vai trò của tế bào hình nón và tế - Màng bọc: bào hình que? + Màng cứng: phía trước là màng giác. + Tại sao ảnh của vật rơi trên điểm vàng thì + Màng mạch: Có nhiều mạch máu, phía nhìn rõ nhất, rơi trên điểm mù thì không nhìn trước là lòng đen GV: Nguyễn Chí Nguyện Trang:4
  5. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Sinh học 8 thấy? - Môi trường trong suốt: Thuỷ dịch, thuỷ tinh + Tại sao ban đêm không nhìn rõ màu sắc của thể, dịch thuỷ tinh. vật? 2. Cấu tạo của màng lưới + Trình bày quá trình tạo ảnh ở màng lưới? - Tế bào hình nón - HS trình bày, GV ghi lại các ý chính, lớp - Tế bào hình que trao đổi hoàn thiện. HS tự rút ra kết luận: - Điểm vàng - GV nhận xét và chốt kiến thức (có thể ghi - Điểm mù điểm) 3. Sự tạo ảnh ở màng lưới - Thể thuỷ tinh như một thấu kính hội tụ có khả năng điều tiết để nhìn rõ vật. - ánh sáng phản chiếu từ vật qua môi trường trong suốt tới màng lưới tạo nên một ảnh thu nhỏ, lộn ngược, kích hích tế bào thụ cảm, xung thần kinh theo dây thị giác về vùng thị giác ở thuỳ chẩm cho ta biết về hình dạng, kích thước và màu sắc của vật. 3. Luyện tập ( 4 phút) Mục tiêu: Dựa vào những kiến thức đã học, học sinh trả lời và củng cố kiến thức. - HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi Trình bày quá trình thu nhận ảnh của vật ở cơ - GV nhận xét. quan phân tích thị giác? 4. Hướng dẫn học ở nhà (1 phút) - Học bài - Đọc mục " Em có biết" - Xem trước bài 50: Vệ sinh mắt(t2) VI. RÚT KINH NGHIỆM Ngày soạn : 16/3/2021 Tuần: 28 Tiết: 55 Bài 50: VỆ SINH MẮT(t2) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học này HS có khả năng về kiến thức, kĩ năng, thái độ như sau 1. Kiến thức GV: Nguyễn Chí Nguyện Trang:5
  6. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Sinh học 8 - Nắm được các nguyên nhân của tật cận thị và viễn thị, cách khắc phục. - Nêu được nguyên nhân của bệnh đau mắt hột, con đường lây truyền và cách phòng tránh. - Biết cách giữ gìn vệ sinh mắt. 2. Kỹ năng Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận xét, liên hệ thực tế. 3. Thái độ Giáo dục ý thức vệ sinh, phòng tránh bệnh, tật về mắt. 4. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh Hình thành và phát triển cho học sinh năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, hợp tác. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên- Tranh phóng to H 50.1; 50.2; 50.3; 50.4 SGK. - Phiếu học tập. - Bảng phụ ghi sẵn nội dung phiếu. 2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH 1. Khởi động ( 5 phút ) Mục tiêu: - Tạo sự hứng thú, say mê học tập của học sinh trước khi bước vào bài mới. - Khơi gợi kiến thức cũ, làm tiền đề tiếp thu kiến thức mới. - GV đặt câu hỏi: Xác định các thành phần cấu tạo của cơ quan phân tích, bộ phận nào là quan trọng nhất? Trình bày cấu tạo của cầu mắt. - GV đặt vấn đề: Trong 3 bộ phận của cơ quan phân tích thị giác thì mắt là bộ phận thường xuyên tiếp xúc với môi trường. Vì vậy, chúng ta cần tạo điều kiện để cơ quan này hoạt động có hiệu quả nhất. Để làm được điều này chúng ta cần tìm hiểu các bệnh và tật về mắt. 2. Hình thành kiến thức( 35 phút) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu các tật của mắt (20 phút) Mục tiêu: Nắm được các nguyên nhân của tật cận thị và viễn thị, cách khắc phục - GV tổ chức hoạt động nhóm (3 phút) I. Các tật của mắt + Thế nào là tật cận thị? Viễn thị? Nội dung bảng phụ + Nêu nguyên nhân của tật cận thị? + Nêu cách khắc phục tật cận thị? + Nêu nguyên nhân của tật viễn thị? + Cách khắc phục tật viễn thị? + Do những nguyên nhân nào HS mắc cận thị nhiều? + Nêu các biện pháp hạn chế tỉ lệ HS mắc tật cận thị? - HS thảo luận nhóm trả lời - GV chốt bằng bảng phụ. (có thể ghi điểm) GV: Nguyễn Chí Nguyện Trang:6
  7. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Sinh học 8 Hoạt động 2: Tìm hiểu bệnh về mắt (15 phút) Mục tiêu: - Nêu được nguyên nhân của bệnh đau mắt hột, con đường lây truyền và cách phòng tránh và biện pháp khắc phục. - Biết cách giữ gìn vệ sinh mắt. - GV tổ chức hoạt động cá nhân II. Bệnh về mắt + Trình bày nguyên nhân, con đường lây lan, 1. Bệnh đau mắt hột triệu chứng, hậu quả và cách khắc phục của - Nguyên nhân: Do một loại virut. bệnh đau mắt hột? - Con đường lây truyền - HS liên hệ thực tế và kể một vài bệnh về + Dùng chung khăn, chẩu rửa với người bị mắt. Tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc bệnh. phục của các bệnh này. + Tắm, rửa trong ao tù hãm. + Vì sao chúng ta thường mắc các bệnh về - Triệu chứng mắt? + Mặt trong mi mắt có nhiều hột nổi cộm lên + Em hãy thử đưa ra một số cách khắc phục + Gây xốn, ngứa mắt. các bệnh về mắt? - Hậu quả: Khi hột vỡ tạo thành sẹo, kéo mi - HS trả lời được các bệnh về mắt. mắt vào trong gây hiện tượng lông quặm dẫn - GV nhận xét và chốt kiến thức tới làm đục màng giác gây mù loà. - Cách khắc phục + Giữ vệ sinh mắt. + Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ. + Nạo hột. 2. Các bệnh khác - Bệnh viêm kết mạc - Bệnh quáng gà. - Bệnh khô mắt 3. Cách khắc phục - Giữ mắt sạch sẽ - Rửa bằng nước muối pha loãng hoặc thuốc nhỏ mắt. - Không dụi mắt khi thấy ngứa. - Khẩu phần ăn cung cấp đủ vitamin - Đeo kính khi làm việc trong môi trường có nhiều bụi bẩn. Phụ lục Tiêu chí so sánh Tật cận thị Tật viễn thị - Là tật mà mắt chỉ có khả năng - Là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn Khái niệm nhìn gần. xa. GV: Nguyễn Chí Nguyện Trang:7
  8. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Sinh học 8 - Bẩm sinh: Do cầu mắt quá dài. - Bẩm sinh: Do cầu mắt quá ngắn. - Tập nhiễm: Thể thuỷ tinh quá - Tập nhiễm: Do thể thuỷ tinh bị lão Nguyên nhân phồng do thói quen thiếu vệ sinh hoá không phồng lên được đọc sách Cách khắc phục - Đeo kính phân kì (2 mặt lõm) - Đeo kính hội tụ, kính lão (2 mặt lồi) 3. Luyện tập ( 4 phút) Mục tiêu: Dựa vào những kiến thức đã học, học sinh trả lời và củng cố kiến thức. - HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi - Nêu các tật của mắt? Nguyên nhân và cách - GV nhận xét. khắc phục? - Tại sao không nên đọc sách nơi thiếu ánh sáng? Không nên nằm đọc sách? Không nên đọc sách khi đang đi tàu xe? - Nêu hậu quả của bệnh đau mắt hột? Cách phòng tránh? 4. Hướng dẫn học ở nhà (1 phút) - Học bài - Đọc mục " Em có biết" - Xem trước bài 51: Cơ quan phân tích thính giác(t3) VI. RÚT KINH NGHIỆM Ngày soạn : 16/3/2021 Tuần: 28 Tiết: 56 Bài 51: CƠ QUAN PHÂN TÍCH THÍNH GIÁC(t3) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học này HS có khả năng về kiến thức, kĩ năng, thái độ như sau 1. Kiến thức - Nắm được thành phần cấu tạo của cơ quan phân tích thính giác. - Mô tả được các bộ phận của tai trên tranh. - Trình bày được quá trình thu nhận cảm giác âm thanh. - Nêu được chức năng thu nhận sóng âm của tai. - Biết cách vệ sinh tai để bảo vệ sức khỏe. 2. Kỹ năng Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận xét, liên hệ thực tế. 3. Thái độ GV: Nguyễn Chí Nguyện Trang:8
  9. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Sinh học 8 Có ý thức giữ gìn vệ sinh tai thường xuyên. 4. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh Hình thành và phát triển cho học sinh năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, hợp tác. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Hình 51.1, mô hình cấu tạo của tai. 2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH 1. Khởi động ( 5 phút ) Mục tiêu: - Tạo sự hứng thú, say mê học tập của học sinh trước khi bước vào bài mới. - Khơi gợi kiến thức cũ, làm tiền đề tiếp thu kiến thức mới. - GV đặt câu hỏi: Mắt có những tật nào? Nguyên nhân và cách khác phục? - GV đặt vấn đề: Chúng ta có thể nghe được một bản nhạc, một bài hát là nhơ cơ quan phân tích thính giác. Vậy cơ quan phân tích thính giác có cấu tạo và hoạt động như thế nào? 2. Hình thành kiến thức( 35 phút) Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của tai (15 phút) Mục tiêu: - Nắm được thành phần cấu tạo của cơ quan phân tích thính giác. - Mô tả được các bộ phận của tai trên tranh. - Trình bày được quá trình thu nhận cảm giác âm thanh. - GV tổ chức hoạt động cá nhân I. Cấu tạo của tai + Cơ quan phân tích thính giác gồm những bộ - Tai ngoài phận nào? + Vành tai: hứng sóng âm. - HS trình bày được cơ quan phân tích thính giác + ống tai: hướng sóng âm. gồm 3 bộ phận: + Màng nhĩ: Khuếch đại âm. + Cơ quan thụ cảm: Các tế bào thụ cảm thính - Tai giữa giác trong cơ quan coocti. + Chuổi xương tai: truyền sóng âm + Dây thần kinh tính giác (dây VIII) + Vòi nhĩ: cân bằng áp suất 2 bên màng nhĩ. + Vùng thính giác trên vỏ não ở thuỳ thái dương. - Tai trong - GV hướng dẫn HS quan sát H 51.1 và hoàn + Bộ phân tiền đình và các ống bán khuyên thành bài tập SGK – Tr 162. + Ốc tai - HS quan sát kĩ sơ đồ cấu tạo tai, cá nhân làm bài tập. - Gọi 1-2 HS nêu kết quả. 1 HS khác nhận xét, bổ sung. Đáp án:1- Vành tai 2- Ống tai 3- Màng nhĩ 4- Chuỗi xương tai + Nêu cấu tạo của tai? + Vì sao bác sĩ chữa được cả tai, mũi họng? Vì tai, mũi, họng thông với nhau. GV: Nguyễn Chí Nguyện Trang:9
  10. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Sinh học 8 - HS trả lời được tai, mũi, họng thông với nhau. - GV nhân xét và chốt kiến thức Hoạt động 2: Tìm hiểu chức năng thu nhân sóng âm (10 phút) Mục tiêu: Nêu được chức năng thu nhận sóng âm của tai. - GV tổ chức hoạt động cá nhân II. Chức năng thu nhân sóng âm + Vì sao khi máy bay lên cao hoặc xuống thấp, Cơ chế truyền và thu nhận cảm giác âm thanh. hành khách cảm thấy đau trong tai? Sóng âm từ ngoài làm rung màng nhĩ, qua chuổi + Sóng âm sẽ truyền vào cơ quan coocti như thế xương tai truyền vào ốc tai. Tại đây, sóng âm nào? làm chuyển động ngoại dịch và nội dịch gây ra + Cơ chế truyền và thu nhận cảm giác âm thanh sự rung động của màng cơ sở,tuỳ vào tần số sóng - HS trả lời được: Vì áp suất giữa không khí bên âm mà gây hưng phấn tế bào thụ cảm thính giác ngoài và trong tai giữa chênh lệch quá lớn làm tương ứng, làm xuất hiện xung thần kinh theo cho áp suất tác động vào vòi nhĩ lớn gây nên đau dây số VIII về vùng thính giác ở thùy Thái tai giữa) dương cho ta nhận biết về âm thanh. - GV nhân xét và chốt kiến thức Hoạt động 3: Tìm hiểu vệ sinh tai (10 phút) Mục tiêu: Biết cách vệ sinh tai để bảo vệ sức khỏe. - GV tổ chức hoạt động cá nhân III. Vệ sinh tai + Để tai hoạt động tốt cần lưu ý điều gì? Vì sao? - Giữ vệ sinh tai thường xuyên. + Hãy nêu các biện pháp giữ vệ sinh và bảo vệ - Bảo vệ tai: tai? + Không dùng vật nhọn chọc vào tai. - HS trả lời + Vệ sinh mũi họng. - GV nhân xét và chốt kiến thức + Chống, giảm tiếng ồn ở nơi ở, làm việc và học tập. 3. Luyện tập ( 4 phút) Mục tiêu: Dựa vào những kiến thức đã học, học sinh trả lời và củng cố kiến thức. - HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi Chọn phương án đúng trong các phương án sau: - GV nhận xét. Để đỡ ù tai khi đi máy bay lúc lên cao hoặc xuống thấp có thể: + Ngậm miệng, nín thở. + Nuốt nước bọt nhiều lần hoặc bịt mũi, há miệng để thở. + Đọc sách báo cho quên đi. 4. Hướng dẫn học ở nhà (1 phút) - Học bài - Đọc mục " Em có biết" - Xem trước bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện VI. RÚT KINH NGHIỆM GV: Nguyễn Chí Nguyện Trang:10
  11. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Sinh học 8 GV: Nguyễn Chí Nguyện Trang:11