Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển (Có đáp án)

Câu 1: (3,0 điểm) 

a. Hãy kể tên và nêu chức năng chính các cơ quan của cây xanh có hoa?

b. Vì sao quang hợp và hô hấp trái ngược nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau ?

Câu 2: (3,5đ) 

Qua sự sinh sản của các lớp động vật có xương sống, hãy cho thấy sự tiến hóa từ thấp đến cao, từ đơn giản đến hoàn thiện dần.

doc 4 trang BaiGiang.com.vn 31/03/2023 2480
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_sinh_hoc_lop_8_nam_hoc_2.doc

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN NĂM CĂN ĐỀ CHÍNH THỨC TRƯỜNG THCS PHAN NGỌC HIỂN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2018 – 2019 MÔN: SINH HỌC 8 Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian phát đề) Câu 1: (3,0 điểm) a. Hãy kể tên và nêu chức năng chính các cơ quan của cây xanh có hoa? b. Vì sao quang hợp và hô hấp trái ngược nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau ? Câu 2: (3,5đ) Qua sự sinh sản của các lớp động vật có xương sống, hãy cho thấy sự tiến hóa từ thấp đến cao, từ đơn giản đến hoàn thiện dần. Câu 3: (3,5 điểm) a. Quá trình trao đổi khí ở phổi và tế bào diễn ra như thế nào? b. Tại sao những dân tộc ở vùng núi và cao nguyên hàm lượng hêmôglôbin trong máu của họ thường cao hơn so với những người sống ở vùng đồng bằng? Câu 4: (4,0 điểm) a. Em hãy vẽ sơ đồ truyền máu, nêu các nguyên tắc đảm bảo an toàn khi truyền máu cho bệnh nhân? b. Anh Nam và anh Ba cùng đi tiếp máu cho một bệnh nhân. Sau khi xét nghiệm thấy huyết tương của bệnh nhân làm ngưng kết hồng cầu của anh Ba mà không làm ngưng kết hồng cầu của anh Nam. Bệnh nhân có nhóm máu gì? Giải thích? (Biết rằng anh Nam có nhóm máu A, anh Ba có nhóm máu B) Câu 5: ( 3,5 điểm) a, Trình bày quá trình tiêu hóa thức ăn ở ruột non? Tại sao nói ruột non là trung tâm của quá trình tiêu hóa? b, Vì sao khi mắc các bệnh về gan thì làm giảm khả năng tiêu hóa? Câu 6: ( 2,5 điểm) Tim hoạt động suốt đời không mệt mỏi, hoạt động của tim không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan hay khách quan của con người. Hãy tính chu kỳ ( nhịp tim) và lưu lượng ôxi cung cấp cho tế bào trong 6 phút ( Biết rằng mỗi nhịp cung cấp cho tế bào là 30 ml ôxi) .Hết
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM Đề thi học sinh giỏi vòng trường năm học 2018 - 2019 Môn: Sinh học 8 Câu Nội dung Điểm 1 * Chức năng chính của các cơ quan của cây xanh có hoa: - Rễ: Giữ cho cây mọc trên đất, hút nước và muối khoáng hòa tan. 0,75 - Thân: Vận chuyển các chất trong cây và nâng đỡ lá. - Lá: Thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ, trao đổi khí và thoát hơi nước. - Hoa: Thực hiện thụ phấn, thụ tinh, kết hạt và tạo quả. 0,75 - Quả: Bảo vệ hạt, góp phần phát tán hạt. - Hạt: Nảy mầm thành cây con, duy trì và phát triển nòi giống. * Giải thích: - Hô hấp và quang hợp là 2 quá trình trái ngược nhau vì sản phẩm của 0,75 quang hợp( chất hữu cơ và khí ô xi) là nguyên liệu của hô hấp, và ngược lại sản phảm của hô hấp ( hơi nước và khí cacbonic) là nguyên liệu cho quang hợp. - Hô hấp và quang hợp liên quan chặt chẽ với nhau vì 2 quá trình này cần có nhau: hô hấp cần chất hữu cơ do quang hợp chế tạo ra, quang 0,75 hợp và mọi hoạt động sống của cây lại cần năng lượng do hô hấp tạo ra. Cây không thể sống được nếu thiếu 1 trong 2 quá trình này. 2 * Đặc điểm tiến hóa qua sự sinh sản của động vật: - Lớp cá: sinh sản trong môi trường nước, thụ tinh ngoài. Tỷ lệ trứng 0,75 được thụ tinh thấp, do ảnh hưởng của các điều kiện bên ngoài ( nước, to, động vật khác ) tỷ lệ hợp tử phát triển thành sinh vật con, sinh vật trưởng thành cũng rất thấp do sự hao hụt nhiều trong quá trình phát triển. - Lớp Ếch Nhái: Vẫn còn hiện tượng thụ tinh ngoài nhưng có hiện 0,75 tượng “ ghép đôi” nên tỷ lệ thụ tinh khá hơn. Tuy vậy sự thụ tinh và sự phát triển của hợp tử vẫn còn chịu ảnh hưởng của môi trường ngoài nên tỷ lệ phát triển sinh vật trưởng thành cũng còn thấp. - Lớp bò sát: Tiến hóa hơn các lớp trước là đã có sự thụ tinh trong, 0,75 sinh vật đã có ống dẫn sinh dục, tỷ lệ thụ tinh khá cao, tuy nhiên trứng đẻ ra ngoài vẫn chịu ảnh hưởng các điều kiện bên ngoài nên sự phát triển từ trứng đến sinh vật trưởng thành vẫn còn hạn chế, tỷ lệ phát triển vẫn còn thấp. - Lớp chim: Có sự thụ tinh trong, đẻ trứng như bò sát. Tuy nhiên 0,75 thân nhiệt chim ổn định, nhiều loài có sự ấp trứng và chăm sóc con nên sự phát triển của trứng có nhiều thuận lợi hơn các lớp trước. Tỷ lệ phát triển thành sinh vật trưởng thành cao hơn các lớp trước.
  3. - Lớp thú: Có sự thụ tinh trong đẻ con và nuôi con bằng sữa. Thai 0,5 phát triển trong cơ thể mẹ an toàn và thuận lợi hơn trứng ở ngoài, nên tỷ lệ phát triển cao nhất. 3 a. - Quá trình trao đổi khí ở phổi và tế bào diễn ra theo cơ chế khuếch 0,5 tán khí từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. - Trao đổi khí ở phổi: + Nồng độ khí oxi trong phổi cao hơn trong mao mạch phổi nên oxi 1,0 khuếch tán từ phổi vào mao mạch phổi + Nồng độ khí cacbonic trong mao mạch phổi cao hơn trong phổi nên cacbonic khuếch tán từ mao mạch phổi vào phổi - Trao đổi khí ở tế bào: + Nồng độ khí oxi trong mao mạch máu cao hơn trong tế bào nên oxi 1,0 khuếch tán từ mao mạch máu vào tế bào + Nồng độ khí cacbonic trong tế bào cao hơn trong mao mạch máu nên cacbonic khuếch tán từ tế bào vào mao mạch máu. b. Hàm lượng Hb trong máu người vùng núi và cao nguyên cao hơn 1,0 người sống ở đồng bằng vì càng lên cao không khí càng loãng, nồng độ ô xi trong không khí thấp, nên để có đủ ôxi cho cơ thể thì hồng cầu phải tăng dẫn đến hàm lượng Hb phải tăng . 4 a. - Vẽ sơ đồ truyền máu. 1,5 - Các biện pháp đảm bảo an toàn khi truyền máu: + Phải đảm bảo nguyên tắc truyền máu xem hồng cầu người cho có 1,0 bị huyết tương người nhận gây ngưng kết hay không. + Phải xét nghiệm máu của người nhận và người cho trước khi truyền máu để xác định nhóm máu rồi từ đó lựa chọn nhóm máu thích hợp tránh hiện tượng ngưng máu gây tử vong. + Phải xét nghiệm máu để kiểm tra máu người cho xem có nhiễm các tác nhân gây bệnh hay không. b. - Huyết tương của bệnh nhân làm ngưng kết hồng cầu của anh 1,5 Ba(nhóm máu B) Huyết tương bệnh nhân có kháng thể ß (1) - Huyết tương của bệnh nhân không làm ngưng kết hồng cầu của anh Nam(nhóm máu A) Huyết tương bệnh nhân không có kháng thể α (2) - Từ (1) và (2): Bệnh nhân có nhóm máu A 5 a. Quá trình tiêu hóa thức ăn ở ruột non: - Tiêu hoá lí học: Là quá trình nhào trộn thức ăn thấm đều dịch tiêu hoá 0,5 và quá trình đẩy thức ăn di chuyển trong ruột. - Tiêu hoá hoá học: (Ở ruột non tiêu hoá hoá học là chủ yếu) gồm quá trình biến đổi hoàn toàn thức ăn thành chất dinh dưỡng: 1,0 + Tinh bột Đường đôi Đường đơn + Prôtêin Peptit Axitamin + Lipit Các giọt mỡ nhỏ Glixerin và Axitbéo + Axitnucleic Nucleôtit.
  4. * Ruột non là trung tâm của quá trình tiêu hoá vì: 1,0 Tại đây xảy ra quá trình tiêu hoá hoàn toàn và tạo thành sản phẩm cuối cùng của quá trình tiêu hoá, tất cả các loại thức ăn thành chất dinh dưỡng. b. Khi mắc các bệnh về gan thì làm giảm khả năng tiêu hóa vì: 1,0 - Dịch mật do gan tiết ra tạo môi trường kiềm giúp đóng mở cơ vòng môn vị điều khiển thức ăn từ dạ dày xuống ruột và tạo môi trường kiềm cho enzim tiêu hoá hoạt động. Góp phần tiêu hoá và hấp thụ mỡ. - Khi bị bệnh về gan làm giảm khả năng tiết mật, dẫn đến giảm khả năng tiêu hoá. 6 Đổi ra: 1 phút = 60 giây 0, 5 → 6 phút = 360 giây - Mỗi chu kì (nhịp tim) co dãn của tim kéo dài khoảng 0,8 giây. Vậy số 1,0 nhịp tim hoạt động trong 6 phút là: 360: 0,8 = 450 (nhịp) Số ôxi cung cấp cho tế bào trong 6 phút là: 1,0 450 x 30 = 13500(ml ôxi)