Bài dạy Sinh học Lớp 8 - Tuần 31 - Năm học 2019-2020

1. MỤC TIÊU 
a. Kiến thức 
- Hiểu được vai trò hệ nội tiết 
- Phân biệt được tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết 
- Hiểu được tính chất và vai trò của hoocmon 
- Hiểu được chức năng 1 số tuyến: tuyến yên, tuyến giáp, tuyến tụy, tuyến sinh dục 
- Biết được tác dụng của muối iốt trong việc phòng tránh bệnh bướu cổ. 
- Trình bày được quá trình điều hòa và phối hợp các hoạt động của một số tuyến nội 
tiết. Phân tích qua ví dụ cụ thể. 
b. Kĩ năng 
- Quan sát, phân tích hình ảnh 
- Hoạt động nhóm 
2. NỘI DUNG
pdf 6 trang Hạnh Đào 15/12/2023 580
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy Sinh học Lớp 8 - Tuần 31 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_day_sinh_hoc_lop_8_tuan_31_nam_hoc_2019_2020.pdf
  • pdfSINH 8_HD_TUAN 31.pdf

Nội dung text: Bài dạy Sinh học Lớp 8 - Tuần 31 - Năm học 2019-2020

  1. NỘI DUNG KIẾN THỨC – KỸ NĂNG - MÔN: SINH 8 TUẦN 31 (Từ ngày 27/04/2020 đến ngày 02/05/2020) A. NỘI DUNG KIẾN THỨC TUẦN 31 Chương X. Chủ đề. NỘI TIẾT (tiếp theo) 1. MỤC TIÊU a. Kiến thức - Hiểu được vai trò hệ nội tiết - Phân biệt được tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết - Hiểu được tính chất và vai trò của hoocmon - Hiểu được chức năng 1 số tuyến: tuyến yên, tuyến giáp, tuyến tụy, tuyến sinh dục - Biết được tác dụng của muối iốt trong việc phòng tránh bệnh bướu cổ. - Trình bày được quá trình điều hòa và phối hợp các hoạt động của một số tuyến nội tiết. Phân tích qua ví dụ cụ thể. b. Kĩ năng - Quan sát, phân tích hình ảnh - Hoạt động nhóm 2. NỘI DUNG Hoạt động 3: TUYẾN TỤY VÀ TUYẾN TRÊN THẬN I. Tuyến tụy (Hs quan sát hình 57.1/179 SGK) - Ngoại tiết: tiết dịch tiêu hóa - Nội tiết: tiết hoocmôn (insulin và glucagôn giúp điều hòa lượng đường trong máu luôn ổn định. + Insulin: làm giảm đường huyết khi đường huyết tăng. + Glucagôn: làm tăng đường huyết khi đường huyết giảm. II. Tuyến trên thận (Hs quan sát hình 57.2/180 SGK) - Phần vỏ tiết các hoocmôn giúp điều hòa đường huyết, điều hòa muối natri và kali trong máu làm thay đổi các đặc tính sinh dục nam. - Phần tủy tiết hoomôn giúp điều hòa hoạt động của tim mạch, hô hấp và góp phần cùng với glucagôn điều chỉnh lượng đường trong máu. Hoạt động 4: TUYẾN SINH DỤC I. Tuyến sinh dục nam (tinh hoàn) 1
  2. (Hs quan sát hình 58.1/182 SGK) - Ngoại tiết : tạo ra tinh trùng - Nội tiết : tiết hoocmôn sinh dục nam (testôstêrôn) làm biến đổi cơ thể nam ở tuổi dậy thì. II. Tuyến sinh dục nữ (buồng trứng) (Hs quan sát hình 58.3/183 SGK) - Ngoại tiết: tạo ra trứng - Nội tiết: tiết hoocmôn sinh dục nữ (ơstrôgen) làm biến đổi cơ thể nữ ở tuổi dậy thì. Hoạt động 5: ĐIỀU HÒA VÀ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TUYẾN NỘI TIẾT I. Điều hoà hoạt động của các tuyến nội tiết (Hs quan sát hình 59.1, 59.2/185 SGK) - Tuyến yên tiết hoocmôn điều khiển các tuyến nội tiết - Các tuyến nội tiết đó tiết hoócmôn điều hòa lại hoạt động của tuyến yên Đó là cơ chế tự điều hoà các tuyến nội tiết nhờ thông tin ngược. II. Sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết (Hs quan sát hình 59.3/186 SGK) Các tuyến nội tiết có sự phối hợp hoạt động đảm bảo cho các quá trình sinh lí diễn ra bình thường. CHỦ ĐỀ : GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN 1. MỤC TIÊU a. Kiến thức - Biết cấu tạo cơ quan sinh dục nam và nữ - Hiểu những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì - Hiểu quá trình thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai - Hiểu hiện tượng kinh nguyệt ở nữ - Hiểu ý nghĩa và cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai - Hiểu tác hại bệnh lậu - Biết các con đường lây nhiễm và cách phòng tránh HIV/AIDS b. Kĩ năng - Quan sát, phân tích hình ảnh - Hoạt động nhóm 2. NỘI DUNG 2
  3. Hoạt động 1: CƠ QUAN SINH DỤC NAM VÀ NỮ I. Cơ quan sinh dục nam (Hs quan sát hình 60.1/187 SGK) - Cơ quan sinh dục nam gồm: tinh hoàn, mào tinh, ống dẫn tinh, túi tinh, dương vật - Tinh hoàn là cơ quan sản xuất ra tinh trùng (từ tuổi dậy thì) - Tinh trùng theo ống dẫn tinh đến chứa ở túi tinh II. Cơ quan sinh dục nữ (Hs quan sát hình 60.1/190 SGK) - Cơ quan sinh dục nữ gồm: buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, âm đạo. - Buồng trứng sản sinh ra trứng. - Trứng rụng theo ống dẫn trứng đến tử cung Hoạt động 2: THAY ĐỔI Ở TUỔI DẬY THÌ - Thay đổi cơ thể tuổi dậy thì ở nam: sự sinh tinh, có khả năng có con. (dấu hiệu quan trọng nhất: xuất tinh lần đầu) (HS xem thêm bảng 58.1/183 SGK) - Thay đổi cơ thể tuổi dậy thì ở nữ: sự rụng trứng, hiện tượng kinh nguyệt, có khả năng mang thai và có con. (dấu hiệu quan trọng nhất: hành kinh lần đầu) (HS xem thêm bảng 58.2/184 SGK) B. CÂU HỎI ÔN TẬP: Hs làm phiếu học tập (kiểm tra 15p) và nộp lại. C. DẶN DÒ CHUẨN BỊ TUẦN 32 - Ôn kiến thức Tuần 31 - Bài 63 + Làm lệnh phần I, II, III /197, 198 SGK + Đọc thông tin phần II/197 SGK - Bài 64 + Đọc thông tin và làm lệnh I/200 SGK - Bài 65 + Đọc thông tin và làm lệnh phần I, III/ 203, 204 SGK Họ và tên học sinh: Lớp: 8/ PHIẾU HỌC TẬP SINH 8- TUẦN 31 3
  4. (Kiểm tra 15 phút) Câu 1: (3đ) Em hãy chọn từ thích hợp điền vào bảng: tuyến yên, tuyến nước bọt, tuyến tụy, tuyến sinh dục, tuyến giáp, tuyến vị, tuyến sữa, tuyến trên thận. Tuyến ngoại tiết Tuyến nội tiết Câu 2: (2đ) Chọn các từ, cụm từ: iot, thần kinh, không tiết ra, phát triển, hoocmon, bướu cổ, tuyến giáp, phì đại tuyến điền thay cho các số 1, 2, 3 để hoàn chỉnh đoạn sau: Khi thiếu (1) trong khẩu phần ăn hàng ngày, tiroxin (2) , tuyến yên sẽ tiết (3) thúc đẩy (4) tăng cường hoạt động gây (5) là nguyên nhân của bệnh (6) Trẻ bị bệnh sẽ chậm lớn, trí não kém (7) Người lớn, hoạt động (8) giảm sút, trí nhớ kém. (1) . (5) . (2) . (6) . (3) . (7) . (4) . (8) . Câu 3: (1đ) Em hãy nêu một số biện pháp phòng tránh bệnh bướu cổ? 4
  5. Câu 4: (2đ) Chọn các từ, cụm từ: dịch tiêu hóa, tăng đường huyết, điều hòa, giảm đường huyết điền thay cho các số 1, 2, 3 để hoàn chỉnh đoạn sau: Tuyến tụy là một tuyến pha, vừa tiết (1) (chức năng ngoại tiết) vừa tiết hoocmon. Có 2 loại hoocmon là insulin và glucagon, có tác dụng (2) lượng đường trong máu luôn ổn định: insulin làm (3) khi đường huyết tăng, glucagon làm (4) khi lượng đường trong máu giảm. (1) . (2) . (3) . (4) . Câu 5: (2đ) Nguyên nhân dẫn tới những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì ở nam và nữ (trong tuổi vị thành niên) là gì? Trong những biến đổi đó, biến đổi nào là quan trọng cần lưu ý? 5
  6. Họ và tên học sinh: Lớp: 8/ PHIẾU HỌC TẬP SINH 8- TUẦN 31 (Kiểm tra 15 phút) (DÀNH CHO HS HÒA NHẬP) Câu 1: (4đ) Em hãy chọn từ thích hợp điền vào bảng: tuyến yên, tuyến nước bọt, tuyến tụy, tuyến sinh dục, tuyến giáp, tuyến vị, tuyến sữa, tuyến trên thận. Tuyến ngoại tiết Tuyến nội tiết Câu 2: (4đ) Chọn các từ, cụm từ: iot, thần kinh, không tiết ra, phát triển, hoocmon, bướu cổ, tuyến giáp, phì đại tuyến điền thay cho các số 1, 2, 3 để hoàn chỉnh đoạn sau: Khi thiếu (1) trong khẩu phần ăn hàng ngày, tiroxin (2) , tuyến yên sẽ tiết (3) thúc đẩy (4) tăng cường hoạt động gây (5) là nguyên nhân của bệnh (6) Trẻ bị bệnh sẽ chậm lớn, trí não kém (7) Người lớn, hoạt động (8) giảm sút, trí nhớ kém. (1) . (5) . (2) . (6) . (3) . (7) . (4) . (8) . Câu 3: (2đ) Chọn các từ, cụm từ: dịch tiêu hóa, tăng đường huyết, điều hòa, giảm đường huyết điền thay cho các số 1, 2, 3 để hoàn chỉnh đoạn sau: Tuyến tụy là một tuyến pha, vừa tiết (1) (chức năng ngoại tiết) vừa tiết hoocmon. Có 2 loại hoocmon là insulin và glucagon, có tác dụng (2) lượng đường trong máu luôn ổn định: insulin làm (3) khi đường huyết tăng, glucagon làm (4) khi lượng đường trong máu giảm. (1) . (2) . (3) . (4) . 6