Ôn tập Tiếng Việt Lớp 1 - Bài: Quy trình học bảng chữ cái

Phần 1: Bài học với nét chữ thẳng

Bài 1: Nhóm chữ i, u, ư

Bài 2: Bé học chữ r, m, n

Bài 3: Nhóm chữ l, t

bài 4: Nhóm chữ cái nhóm h, k ,v, y

Bài 5: Ôn tập phần 1

docx 33 trang Tú Anh 21/03/2024 4240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn tập Tiếng Việt Lớp 1 - Bài: Quy trình học bảng chữ cái", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxon_tap_tieng_viet_lop_1_bai_quy_trinh_hoc_bang_chu_cai.docx

Nội dung text: Ôn tập Tiếng Việt Lớp 1 - Bài: Quy trình học bảng chữ cái

  1. ss QUY TRÌNH HỌC BẢNG CHỮ CÁI Phần 1: Bài học với nét chữ thẳng Bài 1: Nhóm chữ i, u, ư Bài 2: Bé học chữ r, m, n Bài 3: Nhóm chữ l, t bài 4: Nhóm chữ cái nhóm h, k ,v, y Bài 5: Ôn tập phần 1 Phần 2: Những chữ kết hợp nét cong và nét thẳng Bài 6: nhóm o, ô, ơ Bài 7: Nhóm chữ cái: c, e, ê Bài 8: Nhóm chữ cái a, ă, â Bài 9: Nhóm chữ: b, d, đ Bài 10: Nhóm chữ: p, g, q Bài 11: Nhóm chữ cái: s, x Bài 12: Ôn tập phần 2
  2. Phần 1: Nhóm chữ với nét thẳng Để chuẩn bị cho trẻ học tiếng Việt trong chương trình lớp Một được tốt. Xin giới thiệu với các phụ huynh: Chương trình dạy chữ trước khi trẻ vào lớp một, nhằm cho trẻ tiếp cận với chữ viết và tập đọc. Trong phần 1 này, chúng tôi giới thiệu nhóm chữ cái có nét thẳng bao gồm 13 chữ cái: i, u, ư, r, m, n, t, l, h, k, v, y. Bài 1: nhóm chữ i, u, ư 1. Chữ i: Đọc: chữ i (âm i) Viết: - I (I in hoa) - i (i thường) Cho trẻ đố chữ I (in hoa ) và chữ i (thường) theo mẫu chữ lớn. Tìm chữ: Sau khi cho trẻ đọc và đố chữ i, cho trẻ tìm chữ i trong các từ: đi, ti vi .v.v Mỗi từ đi, ti vi, viên bi (có kèm hình ảnh để trẻ vừa tìm từ vừa kết hợp nhìn liên hệ từ với hình ảnh) có thể sau khi trẻ tìm chữ xong cho trẻ chỉ từ và đọc theo người lớn các từ: đi, ti vi.v.v
  3. 2. Chữ u: Đọc: chữ u (âm u) Viết: - U (in hoa) - u (viết thường) Cho trẻ đố chữ U và u theo mẫu chữ lớn. Tìm chữ: sau khi trẻ đọc và đố chữ u, cho trẻ xem một số hình ảnh có từ chứa chữ u: Tranh xích đu (từ xích đu), trẻ tìm chữ u trong tiếng đu (cung cấp cho trẻ càng nhiều từ, tiếng có chữ u và kèm hình ảnh càng củng cố biểu tượng về chữ u cho trẻ) 3. Chữ ư: Đọc: chữ ư (âm ư) Viết : - Ư (in hoa) - ư (viết thường) Cho trẻ đố chữ Ư và ư theo mẫu chữ lớn. Tìm chữ: Sau khi trẻ đọc và đố chữ ư, cho trẻ xem một số hình ảnh có từ, tiếng chứa chữ ư: tranh sư tử (từ sư tử), trẻ tìm chữ ư trong tiếng sư và tử, tìm chữ u trong từ: bao thư.v.v * Luyện tập: - Trò chơi: Tìm chữ trong từ, tiếng: Bé tô màu (hoặc gạch dưới) chữ i, u, ư mà bé vừa học bên ô bên trái. Sau khi gạch dưới các chữ i, u, ư vừa học. Bé đọc tên các chữ cái và nối từ có chữ cái với ô bên phải tương ứng: Ví dụ: từ đi học: có chữ i trong tiếng: Đi, nối từ đi học với ô chữ i.
  4. Từ có chứa chữ i, u, ư Chữ cái: i, u, ư Đi học Chữ i Xích đu I i Sư tử Chữ u Viên bi U u Cá thu Chữ ư Bao thư Ư ư Chim ri Dây thun Cá ngừ - Kể chuyện: Người lớn đọc cho bé nghe một đoạn truyện, yêu cầu bé tìm những từ có chứa chữ i, u, ư (có thể cùng tìm với trẻ và đọc to những từ đó cho trẻ nghe và đọc lại) * Chú ý: thời gian trẻ tập đố khoảng 30 phút, tối đa 45 phút. Không nên bắt ép trẻ nhiều mà chú trọng cách cầm bút và chú ý tư thế ngồi cho trẻ. Sau khi trẻ đã thuộc mặt chữ và đố chữ tốt rồi, chúng ta có thể cho trẻ nhận ra chữ trong một đoạn văn ngắn. Ví dụ: mẹ cùng bé đọc một đoạn truyện ngắn, sau đó mẹ và bé cùng chơi trò chơi: chữ nào bé biết: bé lấy bút chì gạch dưới những từ có chữ bé biết và đọc to chữ đó. Mẹ cũng có thể đọc lại từ đó cho bé nghe và yêu cầu bé lập lại. Cùng đọc truyện như vậy sẽ giúp trẻ dần nhớ mặt chữ và luyện đọc. Trong quá trình đọc cần chú ý đến giọng điệu để trẻ bắt chước theo.
  5. đọc: chữ o - O tròn như quả trứng gà + dấu "^": dấu ^ đặt trên chữ O đọc là: chữ Ô trẻ nhận mặt chữ: ô (viết thường), Ô (viết in hoa) đọc: chữ ô - Ô thì đội mũ. + Nhận mặt chữ ơ: chữ o có thêm dấu móc bên phải, phía trên. Trẻ nhận mặt chữ: ơ (viết thường) và Ơ (viết in hoa) đọc: chữ ơ - ơ thì có râu. Cho trẻ đọc nguyên bài thơ: O tròn như quả trứng gà Ô thì đội mũ Ơ thì thêm râu Viết 3 chữ o, ô, ơ thẳng hàng, trẻ quan sát và nói lên sự giống nhau và khác nhau giữa ba chữ trên. Đọc tên lần lượt từng chữ: Chữ o, chữ ô, chữ ơ. Chú ý: khi trẻ đọc chữ: chúng ta cho trẻ chỉ vào chữ và đọc. Điều này giúp trẻ chú ý vào bài học và nhớ lâu hơn. * Luyện tập: Trò chơi: Tìm chữ trong từ, tiếng: Bé tô màu (hoặc gạch dưới) chữ o, ô, ơ mà bé vừa học bên ô bên trái. Sau khi gạch dưới các chữ o, ô, ơ vừa học. Bé đọc tên các chữ cái và nối từ có chữ cái với ô bên phải tương ứng: Ví dụ: từ con cò: có chữ o, nối từ con cò với ô chữ o. Từ có chứa chữ o, ô, ơ Chữ cái: o, ô, ơ Con cò Chữ o Cô O o Lá cờ Chữ ô Con cáo Ô ô Công Chữ ơ Chơi Ơ ơ Cho Bác Hồ Sợi dây Hoa
  6. Vâng lời Cá Rô * Tập viết: Sau khi bé đã nhận được mặt chữ: gọi tên chữ, tìm được chữ có trong từ cho bé bắt đầu tập tô. Ở đây có 2 hình thức: - Người lớn dùng bút chì chấm nét chữ o, ô, ơ, sau đó cho bé đố lại (cách này hơi mất thời gian) - Mua sách tập tô chữ ở nhà sách: chú ý mua loại tập tô chữ có ô li đúng theo chuẩn về chữ viết của chương trình tập viết lớp Một (không mua loại vở không có ô li). Cho bé đố chữ o, ô, ơ theo sách bằng bút chì. Cách tô: Chú ý cho trẻ tô theo hướng mũi tên hướng dẫn của sách, nếu sách không có mũi tên hướng dẫn ta cho trẻ tô theo hướng từ trên vòng qua bên trái xuống dưới rồi vòng lên theo bên phải và kết thúc khép kín vòng tròn ở điểm xuất phát. * Chú ý: thời gian trẻ tập đố khoảng 30 phút, tối đa 45 phút. Không nên bắt ép trẻ nhiều mà chú trọng cách cầm bút và chú ý tư thế ngồi cho trẻ. Sau khi trẻ đã thuộc mặt chữ và đố chữ tốt rồi, chúng ta có thể cho trẻ nhận ra chữ trong một đoạn văn ngắn. Ví dụ: mẹ cùng bé đọc một đoạn truyện ngắn, sau đó mẹ và bé cùng chơi trò chơi: chữ nào bé biết: bé lấy bút chì gạch dưới những từ có chữ bé biết và đọc to chữ đó. Mẹ cũng có thể đọc lại từ đó cho bé nghe và yêu cầu bé lập lại. Cùng đọc truyện như vậy sẽ giúp trẻ dần nhớ mặt chữ và luyện đọc. Trong quá trình đọc cần chú ý đến giọng điệu để trẻ bắt chước theo. Bài 7: Nhóm chữ cái: c, e, ê Bài 7: Nhóm chữ c, e, ê
  7. 1. Chữ C, c: (Tên: Chữ xê) Đọc: chữ xê: (âm cờ), cho trẻ làm quen với chữ C (in hoa) và chữ c (viết thường) Viết: - c (viết thường) Cho trẻ đố chữ c theo mẫu chữ lớn. Tìm chữ: sau khi trẻ đọc và đố chữ c, cho trẻ xem một số hình ảnh có từ chứa chữ c: Tranh cái ca (từ cái ca ), trẻ tìm chữ c trong tiếng cái, ca (cung cấp cho trẻ càng nhiều từ, tiếng có chữ c và kèm hình ảnh càng củng cố biểu tượng về chữ c cho trẻ) Cho trẻ chỉ chữ c trong từ có chứa chữ c, đọc từ có chứ chữ c cho trẻ đọc theo (ví dụ: đọc và chỉ từng tiếng trong từ cái ca, trẻ chỉ theo và đọc theo theo.
  8. 2. Chữ E, e: Đọc: chữ e (âm e) Viết : - e (viết thường) Cho trẻ đố chữ e theo mẫu chữ lớn. Tìm chữ: Sau khi trẻ đọc và đố chữ e, cho trẻ xem một số hình ảnh có từ, tiếng chứa chữ e: tranh đội kèn (từ đội kèn), trẻ tìm chữ e trong tiếng kèn. Cho trẻ chỉ và đọc chữ e có trong các từ trong tranh. Người lớn chỉ từng chữ và đọc cho trẻ đọc theo. 3. Chữ Ê, ê: Đọc: chữ ê (âm ê) Viết: - ê (viết thường) Cho trẻ đố chữ ê theo mẫu chữ lớn. Tìm chữ: sau khi trẻ đọc và đố chữ ê, cho trẻ xem một số hình ảnh có từ chứa chữ ê: Tranh bập bênh (từ bập bênh), trẻ tìm chữ ê trong tiếng bênh (cung cấp cho trẻ càng nhiều từ, tiếng có chữ ê và kèm hình ảnh càng củng cố biểu tượng về chữ ê cho trẻ) Cho trẻ chỉ chữ ê trong từ có chứa chữ â, đọc từ có chứ chữ ê cho trẻ đọc theo (ví dụ: đọc và chỉ từng tiếng trong từ bàn chân, trẻ chỉ theo và đọc theo). * Luyện tập: - Trò chơi:
  9. Tìm chữ trong từ, tiếng: Bé tô màu (hoặc gạch dưới) chữ c, e, ê mà bé vừa học bên ô bên trái. Sau khi gạch dưới các chữ c, e, ê vừa học. Bé đọc tên các chữ cái và nối từ có chữ cái với ô bên phải tương ứng: Ví dụ: từ con cá: có chữ c trong tiếng: con, cá, nối từ con cá với ô chữ c. Từ có chứa chữ c, e, ê Chữ cái: c, e, ê Con cá Chữ c Em bé C, c quả khế Chữ e cái ca E, e áo len Chữ ê bờ đê Ê, ê cam sành rèm cửa cá trê cà cuống bèo tấm cao lênh khênh - Kể chuyện: Người lớn đọc cho bé nghe một đoạn truyện, yêu cầu bé tìm những từ có chứa chữ c, e, ê (có thể cùng tìm với trẻ và đọc to những từ đó cho trẻ nghe và đọc lại) * Chú ý: thời gian trẻ tập đố khoảng 30 phút, tối đa 45 phút. Không nên bắt ép trẻ nhiều mà chú trọng cách cầm bút và chú ý tư thế ngồi cho trẻ. Sau khi trẻ đã thuộc mặt chữ và đố chữ tốt rồi, chúng ta có thể cho trẻ nhận ra chữ trong một đoạn văn ngắn. Ví dụ: mẹ cùng bé đọc một đoạn truyện ngắn, sau đó mẹ và bé cùng chơi trò chơi: chữ nào bé biết: bé lấy bút chì gạch dưới những từ có chữ bé biết và đọc to chữ đó. Mẹ cũng có thể đọc lại từ đó cho bé nghe và yêu cầu bé lập lại. Cùng đọc truyện như vậy sẽ giúp trẻ dần nhớ mặt chữ và luyện đọc. Trong quá trình đọc cần chú ý đến giọng điệu để trẻ bắt chước theo.
  10. Bài 8: Nhóm chữ cái a, ă, â Bài 8: Nhóm chữ a, ă, â 1. Chữ A, a Đọc: chữ a (âm a), cho trẻ nhận mặt chữ A (in hoa) và chữ a (viết thường) Viết: - a (viết thường, cho trẻ viết theo mẫu chữ thường, vì chữ trong bài này là chữ in thường) Cho trẻ đố chữ a theo mẫu chữ lớn. Tìm chữ: sau khi trẻ đọc và đố chữ a, cho trẻ xem một số hình ảnh có từ chứa chữ a:
  11. Tranh cái cái ca (từ cái ca ), trẻ tìm chữ a trong tiếng cái, ca (cung cấp cho trẻ càng nhiều từ, tiếng có chữ a và kèm hình ảnh càng củng cố biểu tượng về chữ a cho trẻ) Cho trẻ chỉ chữ a trong từ có chứa chữ a, đọc từ có chứ chữ a cho trẻ đọc theo (ví dụ: đọc và chỉ từng tiếng trong từ cái ca, trẻ chỉ theo và đọc theo theo. 2. Chữ Ă, ă: Đọc: chữ ă (âm á), cho trẻ nhận mặt chữ Ă (in hoa) và chữ ă (viết thường) Viết : - ă (viết thường, cho trẻ viết theo mẫu chữ thường, vì chữ trong bài này là chữ in thường) Cho trẻ đố chữ ă theo mẫu chữ lớn. Tìm chữ: Sau khi trẻ đọc và đố chữ ă, cho trẻ xem một số hình ảnh có từ, tiếng chứa chữ ă: tranh khăn tay (từ khăn tay), trẻ tìm chữ ă trong tiếng khăn. Cho trẻ chỉ và đọc chữ ă có trong các từ trong tranh. Người lớn chỉ từng chữ và đọc cho trẻ đọc theo. 3. Chữ Â, â:
  12. Đọc: chữ â (âm ớ), cho trẻ nhận mặt chữ Â (in hoa) và chữ â (in thường) Viết: - â (viết thường) Cho trẻ đố chữ â theo mẫu chữ lớn. Tìm chữ: sau khi trẻ đọc và đố chữ â, cho trẻ xem một số hình ảnh có từ chứa chữ â: Tranh bàn chân (từ bàn chân), trẻ tìm chữ â trong tiếng chân (cung cấp cho trẻ càng nhiều từ, tiếng có chữ â và kèm hình ảnh càng củng cố biểu tượng về chữ â cho trẻ) Cho trẻ chỉ chữ â trong từ có chứa chữ â, đọc từ có chứ chữ â cho trẻ đọc theo (ví dụ: đọc và chỉ từng tiếng trong từ bàn chân, trẻ chỉ theo và đọc theo. * Luyện tập: - Trò chơi: Tìm chữ trong từ, tiếng: Bé tô màu (hoặc gạch dưới) chữ a, ă, â mà bé vừa học bên ô bên trái. Sau khi gạch dưới các chữ a, ă, â vừa học. Bé đọc tên các chữ cái và nối từ có chữ cái với ô bên phải tương ứng: Ví dụ: từ cái rá: có chữ a trong tiếng: rá, nối từ cái rá với ô chữ a. Từ có chứa chữ a, ă, â Chữ cái: a, ă, â Cái rá Chữ a Khăn tay A, a Bóng mây Chữ ă Cá rô Ă, ă nằm ngủ Chữ â mâm xôi Â, â lá xanh thằn lằn mận đỏ - Kể chuyện: Người lớn đọc cho bé nghe một đoạn truyện, yêu cầu bé tìm những từ có chứa chữ a, ă, â (có thể cùng tìm với trẻ và đọc to những từ đó cho trẻ nghe và đọc lại)
  13. * Chú ý: thời gian trẻ tập đố khoảng 30 phút, tối đa 45 phút. Không nên bắt ép trẻ nhiều mà chú trọng cách cầm bút và chú ý tư thế ngồi cho trẻ. Sau khi trẻ đã thuộc mặt chữ và đố chữ tốt rồi, chúng ta có thể cho trẻ nhận ra chữ trong một đoạn văn ngắn. Ví dụ: mẹ cùng bé đọc một đoạn truyện ngắn, sau đó mẹ và bé cùng chơi trò chơi: chữ nào bé biết: bé lấy bút chì gạch dưới những từ có chữ bé biết và đọc to chữ đó. Mẹ cũng có thể đọc lại từ đó cho bé nghe và yêu cầu bé lập lại. Cùng đọc truyện như vậy sẽ giúp trẻ dần nhớ mặt chữ và luyện đọc. Trong quá trình đọc cần chú ý đến giọng điệu để trẻ bắt chước theo. Bài 9: Nhóm chữ: b, d, đ Bài 9: Nhóm chữ b, d, đ 1. Chữ B, b: (Tên: chữ bê)
  14. Đọc: chữ bê (âm bờ), cho trẻ nhận chữ B (in hoa) và chữ b Viết: - b (viết thường, viết chữ b viết thường theo vở 5 ô li, cho trẻ viết theo mẫu chữ thường, vì chữ trong bài này là chữ in thường) Cho trẻ đố chữ b theo mẫu chữ lớn. Tìm chữ: sau khi trẻ đọc và đố chữ b, cho trẻ xem một số hình ảnh có từ chứa chữ b: Tranh Quả bí (từ quả bí), trẻ tìm chữ b trong tiếng Quả bí (cung cấp cho trẻ càng nhiều từ, tiếng có chữ b và kèm hình ảnh càng củng cố biểu tượng về chữ b cho trẻ) Cho trẻ chỉ chữ b trong từ có chứa chữ b, đọc từ có chứ chữ b cho trẻ đọc theo (ví dụ: đọc và chỉ từng tiếng trong từ Quả bí, trẻ chỉ theo và đọc theo theo) 2. Chữ D, d: (Tên: chữ dê) Đọc: chữ dê (âm dờ) Viết :
  15. - d (viết thường) Cho trẻ đố chữ d theo mẫu chữ lớn. Tìm chữ: Sau khi trẻ đọc và đố chữ d, cho trẻ xem một số hình ảnh có từ, tiếng chứa chữ d: tranh con dế (từ con dế), trẻ tìm chữ d trong tiếng dế. Cho trẻ chỉ và đọc chữ d có trong các từ trong tranh. Người lớn chỉ từng chữ và đọc cho trẻ đọc theo. 3. Chữ Đ, đ: (Tên: chữ đê) Đọc: chữ đê (âm đờ) Viết: - đ (viết thường) Cho trẻ đố chữ đ theo mẫu chữ lớn. Tìm chữ: sau khi trẻ đọc và đố chữ đ, cho trẻ xem một số hình ảnh có từ chứa chữ đ: Tranh xích đu (từ xích đu), trẻ tìm chữ đ trong tiếng đu (cung cấp cho trẻ càng nhiều từ, tiếng có chữ đ và kèm hình ảnh càng củng cố biểu tượng về chữ đ cho trẻ) Cho trẻ chỉ chữ đ trong từ có chứa chữ đ, đọc từ có chứa chữ đ cho trẻ đọc theo (ví dụ: đọc và chỉ từng tiếng trong từ bàn chân, trẻ chỉ theo và đọc theo) * Luyện tập: - Trò chơi: Tìm chữ trong từ, tiếng: Bé tô màu (hoặc gạch dưới) chữ b, d, đ mà bé vừa học bên ô bên trái. Sau khi gạch dưới các chữ b, d, đ vừa học. Bé đọc tên các chữ cái và nối từ có chữ cái với ô bên phải tương ứng: Ví dụ: con bướm: có chữ b trong tiếng: bướm, nối từ con bướm với ô chữ b. Từ có chứa chữ b, d, đ Chữ cái: b, d, đ Con bướm Chữ b Cái dù B, b đường làng Chữ d Bàn ghế D, d
  16. Dưa hấu Chữ đ Đàn gà Đ, đ Cá bống Dũng cảm Đu đưa bế bé Dòng suối đống lúa - Kể chuyện: Người lớn đọc cho bé nghe một đoạn truyện, yêu cầu bé tìm những từ có chứa chữ b, d, đ (có thể cùng tìm với trẻ và đọc to những từ đó cho trẻ nghe và đọc lại) * Chú ý: thời gian trẻ tập đố khoảng 30 phút, tối đa 45 phút. Không nên bắt ép trẻ nhiều mà chú trọng cách cầm bút và chú ý tư thế ngồi cho trẻ. Sau khi trẻ đã thuộc mặt chữ và đố chữ tốt rồi, chúng ta có thể cho trẻ nhận ra chữ trong một đoạn văn ngắn. Ví dụ: mẹ cùng bé đọc một đoạn truyện ngắn, sau đó mẹ và bé cùng chơi trò chơi: chữ nào bé biết: bé lấy bút chì gạch dưới những từ có chữ bé biết và đọc to chữ đó. Mẹ cũng có thể đọc lại từ đó cho bé nghe và yêu cầu bé lập lại. Cùng đọc truyện như vậy sẽ giúp trẻ dần nhớ mặt chữ và luyện đọc. Trong quá trình đọc cần chú ý đến giọng điệu để trẻ bắt chước theo. Bài 10: Nhóm chữ: p, g, q Bài 10: Nhóm chữ p, g, q
  17. 1. Chữ P, p Đọc: chữ p (âm pờ), cho trẻ đọc và nhận mặt chữ P (in hoa) và p (viết thường) Viết: - p (viết thường) Cho trẻ đố chữ p theo mẫu chữ lớn. Tìm chữ: sau khi trẻ đọc và đố chữ p, cho trẻ xem một số hình ảnh có từ chứa chữ p: Tranh đèn pin (từ đèn pin), trẻ tìm chữ p trong tiếng pin (cung cấp cho trẻ càng nhiều từ, tiếng có chữ p và kèm hình ảnh càng củng cố biểu tượng về chữ a cho trẻ) Cho trẻ chỉ chữ p trong từ có chứa chữ p, đọc từ có chứ chữ p cho trẻ đọc theo (ví dụ: đọc và chỉ từng tiếng trong từ đèn pin, trẻ chỉ theo và đọc theo. 2. Chữ G, g: Đọc: chữ G,g (âm gờ) Viết : - g (viết thường)
  18. Cho trẻ đố chữ g theo mẫu chữ lớn. Tìm chữ: Sau khi trẻ đọc và đố chữ g, cho trẻ xem một số hình ảnh có từ, tiếng chứa chữ g: tranh đàn gà (từ đàn gà), trẻ tìm chữ g trong tiếng gà. Cho trẻ chỉ và đọc chữ g có trong các từ trong tranh. Người lớn chỉ từng chữ và đọc cho trẻ đọc theo. 3. Chữ Q, q: Đọc: chữ Q, q (âm quờ) Viết: - q (viết thường) Cho trẻ đố chữ q theo mẫu chữ lớn. Tìm chữ: sau khi trẻ đọc và đố chữ q, cho trẻ xem một số hình ảnh có từ chứa chữ q: Tranh quyển vở (từ quyển vở), trẻ tìm chữ q trong tiếng quyển (cung cấp cho trẻ càng nhiều từ, tiếng có chữ q và kèm hình ảnh càng củng cố biểu tượng về chữ qcho trẻ) Cho trẻ chỉ chữ q trong từ có chứa chữ q, đọc từ có chứ chữ q cho trẻ đọc theo (ví dụ: đọc và chỉ từng tiếng trong từ quyển vở, trẻ chỉ theo và đọc theo. * Luyện tập: - Trò chơi: Tìm chữ trong từ, tiếng: Bé tô màu (hoặc gạch dưới) chữ p,g,q mà bé vừa học bên ô bên trái. Sau khi gạch dưới các chữ p, g, q vừa học. Bé đọc tên các chữ cái và nối từ có chữ cái với ô bên phải tương ứng: Ví dụ: từ quyển vở: có chữ q trong tiếng: quyển, nối từ quyển vở với ô chữ q. Từ có chứa chữ p, g, q Chữ cái: p, g, q Đèn pin Chữ p Đàn gà P, p Hoa mai Chữ g Ru ngủ G, g
  19. quả na Chữ q quả mơ Q, q rung rinh thuyền nan con mèo - Kể chuyện: Người lớn đọc cho bé nghe một đoạn truyện, yêu cầu bé tìm những từ có chứa chữ a, ă, â (có thể cùng tìm với trẻ và đọc to những từ đó cho trẻ nghe và đọc lại) * Chú ý: thời gian trẻ tập đố khoảng 30 phút, tối đa 45 phút. Không nên bắt ép trẻ nhiều mà chú trọng cách cầm bút và chú ý tư thế ngồi cho trẻ. Sau khi trẻ đã thuộc mặt chữ và đố chữ tốt rồi, chúng ta có thể cho trẻ nhận ra chữ trong một đoạn văn ngắn. Ví dụ: mẹ cùng bé đọc một đoạn truyện ngắn, sau đó mẹ và bé cùng chơi trò chơi: chữ nào bé biết: bé lấy bút chì gạch dưới những từ có chữ bé biết và đọc to chữ đó. Mẹ cũng có thể đọc lại từ đó cho bé nghe và yêu cầu bé lập lại. Cùng đọc truyện như vậy sẽ giúp trẻ dần nhớ mặt chữ và luyện đọc. Trong quá trình đọc cần chú ý đến giọng điệu để trẻ bắt chước theo. Bài 11: Nhóm chữ cái: S, X Bài 11: Nhóm chữ S, x 1. Chữ S, s
  20. Đọc: chữ s (âm sờ, đọc uốn lưỡi) Viết: - s (viết thường) Cho trẻ đố chữ s theo mẫu chữ lớn. Tìm chữ: sau khi trẻ đọc và đố chữ s, cho trẻ xem một số hình ảnh có từ chứa chữ s: Tranh Hoa Sen (từ hoa Sen ), trẻ tìm chữ s trong tiếng hoa Sen (cung cấp cho trẻ càng nhiều từ, tiếng có chữ s và kèm hình ảnh càng củng cố biểu tượng về chữ s cho trẻ) Cho trẻ chỉ chữ s trong từ có chứa chữ s, đọc từ có chứ chữ s cho trẻ đọc theo (ví dụ: đọc và chỉ từng tiếng trong từ hoa sen, trẻ chỉ theo và đọc theo. 2. Chữ X, x Đọc: chữ X (âm xờ, đọc thường, thẳng lưỡi) Viết : - x (viết thường) Cho trẻ đố chữ x theo mẫu chữ lớn. Tìm chữ: Sau khi trẻ đọc và đố chữ x, cho trẻ xem một số hình ảnh có từ, tiếng chứa chữ x: tranh mùa xuân (từ mùa xuân), trẻ tìm chữ x trong tiếng xuân. Cho trẻ chỉ và đọc chữ x có trong các từ trong tranh. Người lớn chỉ từng chữ và đọc cho trẻ đọc theo. * Luyện tập: - Trò chơi: Tìm chữ trong từ, tiếng: Bé tô màu (hoặc gạch dưới) chữ s, x mà bé vừa học bên ô bên trái. Sau khi gạch dưới các chữ s, x vừa học. Bé đọc tên các chữ cái và nối từ có chữ cái với ô bên phải tương ứng: Ví dụ: từ hoa sen: có chữ s trong tiếng: sen, nối từ hoa sen với ô chữ s. Từ có chứa chữ s,x Chữ cái: s,x Hoa sen Chữ s
  21. Mùa xuân S,s Đàn sếu bay Chữ x Ngày xửa, ngày xưa X,x Hoa súng Tiếng sáo Đường xa Sâm cầm Kéo cưa lừa xẻ Chim sẻ - Kể chuyện: Người lớn đọc cho bé nghe một đoạn truyện, yêu cầu bé tìm những từ có chứa chữ a, ă, â (có thể cùng tìm với trẻ và đọc to những từ đó cho trẻ nghe và đọc lại) * Chú ý: thời gian trẻ tập đố khoảng 30 phút, tối đa 45 phút. Không nên bắt ép trẻ nhiều mà chú trọng cách cầm bút và chú ý tư thế ngồi cho trẻ. Sau khi trẻ đã thuộc mặt chữ và đố chữ tốt rồi, chúng ta có thể cho trẻ nhận ra chữ trong một đoạn văn ngắn. Ví dụ: mẹ cùng bé đọc một đoạn truyện ngắn, sau đó mẹ và bé cùng chơi trò chơi: chữ nào bé biết: bé lấy bút chì gạch dưới những từ có chữ bé biết và đọc to chữ đó. Mẹ cũng có thể đọc lại từ đó cho bé nghe và yêu cầu bé lập lại. Cùng đọc truyện như vậy sẽ giúp trẻ dần nhớ mặt chữ và luyện đọc. Trong quá trình đọc cần chú ý đến giọng điệu để trẻ bắt chước theo. Bài 12: Ôn tập phần 2 1. Nhóm o, ô, ơ, a, ă, â và các dấu thanh a. Các dấu thanh: Cho trẻ làm quen với các dấu thanh: thanh sắc, thanh huyền, thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng. Dạy trẻ phát âm tên các dấu thanh và nhận biết hình dạng các dấu thanh. Chú ý cho trẻ nhận biết và phân biệt dấu sắc và dấu huyền. Không có dấu sắc dấu huyền dấu hỏi dấu ngã dấu nặng dấu / \ ? ~ . o ó ò ỏ õ ọ o sắc ó o huyền ò o hỏi ỏ o ngã õ o nặng ọ ô ố ồ ổ ỗ ộ
  22. ô sắc ố ô huyền ồ ô hỏi ổ ô ngã ỗ ô nặng ộ ơ ớ ờ ở ỡ ợ ơ sắc ớ ơ huyền ờ ơ hỏi ở ơ ngã ỡ ơ nặng ợ a á à ả ã ạ a sắc á a huyền à a hỏi ả a ngã ã a nặng ạ ă â e é è ẻ ẽ ẹ e sắc é e huyền è e hỏi ẻ e ngã ẽ e nặng ẹ ê ế ề ể ễ ệ ê sắc ế ê huyền ề ê hỏi ể ê ngã ễ ê nặng ệ Chú ý: với các chữ i, u, ư, r, n, m, t, l, k, v khi cho trẻ đố chữ thì đố theo chữ thường, cỡ lớn trong vở ô li (không cho trẻ đố theo chữ in thường, vì ở trường tiểu học trẻ sẽ học theo mẫu chữ thường) b. Đố chữ, cho trẻ đố lại chữ đã học cùng các dấu thanh. Về phần đố chữ, với mẫu chữ lớn, chúng ta có thể cho trẻ đố theo vở 5 ô li hoặc vở tập tô chữ (5 ô li có bán ở nhà sách). Bên cạnh đó, cha mẹ có thể tham khảo thêm phần mềm bé vui học có hướng dẫn về phần chữ viết và chữ số cho trẻ. Ở phần mềm này cho phép in các trang chữ cái theo mẫu chữ chuẩn của chương trình tiểu học, tiện lợi cho phụ huynh cho con học trên máy tính và in trang viết cho trẻ tập đố chữ rất tiện lợi.