Sáng kiến kinh nghiệm Đề tài Kinh nghiệm dạy toán có lời văn Lớp 5
Trong cuộc sống hiện tại ở đâu cũng gặp toán học . Toán học xảy ra hiện thực hoặc tìm ẩn với mọi hình thức đều xâm nhập vào cuộc sống con người . Với trẻ em toán học đóng một vị trí rất quan trọng vì nó hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu của kiến thức và nhân cách con người Việt Nam .
Bậc học tiểu học là bậc học rất quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành nhân cách ở học sinh , là bước ngoặc trong đời sống của trẻ . Đó là cánh cửa mở đầu cho cả quá trình lĩnh hội tri thức của trẻ em . Ở bậc học này các em được học nhiều môn học trong đó môn toán chiếm một vị trí quan trọng giữ vai trò quan trọng then chốt giúp các em chiếm lĩnh kiến thức ,là công cụ giúp các em học tập và giao tiếp.
Trong quá trình dạy học toán học rèn cho học sinh tư duy suy luận , phát triển trí thông minh , cách suy nghĩ độc lập sáng tạo , đóng góp vào việc hình thành phẩm chất cần thiết của con người lao động : cần cù , cẩn thận , sáng tạo .Quá trình dạy học toán học trong chương trình tiểu học được chia thành hai giai đoạn ; giai đoạn các lớp 1,2,3 và giai đoạn 4,5. Giai đoạn các lớp 1,2,3 là giai đoạn học tập cơ bản vì trong giai đoạn này học sinh được chuẩn bị những kiến thức , những kỹ năng cơ bản nhất . Giai đoạn 4,5 có thể coi là giai đoạn học tập sâu , học sinh vận dụng học tập các kiến thức và kĩ năng cơ bản của môn toán nhưng ở mức độ sâu hơn, khái quát hơn . Một trong những đổi mới trong dạy học toán ở giai đoạn này là không quá nhấn mạnh lí thuyết như trước mà cố gắng tạo điều kiện để tinh giảm nội dung lí thuyết , tăng hoạt động thực hành , vận dụng tăng tính thực tế trong nội dung , đặc biệt là phát huy năng lực làm việc bằng trí tuệ cá nhân và hợp tác trong nhóm với sự hổ trợ có mức độ của thiết bị dạy học Định hướng chung về đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học nói chung và môn toán lớp 5 nói riêng là dạy học trên cơ sở tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập tích cực , chủ động sáng tạo của học sinh.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_de_tai_kinh_nghiem_day_toan_co_loi_van.pdf
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Đề tài Kinh nghiệm dạy toán có lời văn Lớp 5
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “KINH NGHIỆM DẠY TOÁN CÓ LỜI VĂN LỚP 5” TaiLieu.VN Page 1
- I-/ NGUYÊN NHÂN: - Trong cuộc sống hiện tại ở đâu cũng gặp toán học . Toán học xảy ra hiện thực ho ặc tìm ẩn với mọi hình thức đều xâm nhập vào cuộc sống con người . Với trẻ em toán học đóng một vị trí rất quan trọng vì nó hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu của kiến thức và nhân cách con người Việt Nam . - Bậc học tiểu học là bậc học rất quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành nhân cách ở học sinh , là bước ngoặc trong đời sống của trẻ . Đó là cánh cửa mở đầu cho cả quá trình lĩnh hội tri thức của trẻ em . Ở bậc học này các em được học nhiều môn học trong đó môn toán chiếm một vị trí quan trọng giữ vai trò quan trọng then chốt giúp các em chiếm lĩnh kiến thức ,là công cụ giúp các em học tập và giao tiếp. Trong quá trình dạy học toán học rèn cho học sinh tư duy suy luận , phát triển trí thông minh , cách suy nghĩ độc lập sáng tạo , đóng góp vào việc hình thành phẩm chất cần thiết của con người lao động : cần cù , cẩn thận , sáng tạo - Quá trình dạy học toán học trong chương trình tiểu học được chia thành hai giai đoạn ; giai đoạn các lớp 1,2,3 và giai đoạn 4,5. Giai đoạn các lớp 1,2,3 là giai đoạn học tập cơ bản vì trong giai đoạn này học sinh được chuẩn bị những kiến thức , những kỹ năng cơ bản nhất . Giai đoạn 4,5 có thể coi là giai đoạn học tập sâu , học sinh vận dụng học tập các kiến thức và kĩ năng cơ bản của môn toán nhưng ở mức độ sâu hơn, khái quát hơn . Một trong những đổi mới trong dạy học toán ở giai đoạn này là không quá nhấn mạnh lí thuyết như trước mà cố gắng tạo điều kiện để tinh giảm nội dung lí thuyết , tăng hoạt động thực hành , vận dụng tăng tính thực tế trong nội dung , đặc biệt là phát huy năng lực làm việc bằng trí tuệ cá nhân và hợp tác trong nhóm với sự hổ trợ có mức độ của thiết bị dạy học - Định hướng chung về đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học nói chung và môn toán lớp 5 nói riêng là dạy học trên cơ sở tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập tích cực , chủ động sáng tạo của học sinh. II/- ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH: 1/- THUẬN LỢI: Năm học 20067-2008 được phân công chủ nhiệm lớp 5/3 sĩ số 34 học sinh TaiLieu.VN Page 2
- - Được sự hỗ trợ nhiệt tình của BGH trường cùng bạn bè đồng nghiệp hết lòng gi úp đỡ. - Đường xá được nâng cấp nên thuận lợi cho việc đi học của học sinh trong mùa mưa . - Đặc biệt năm học 2007-2008 sách giáo khoa , trang thiết bị đầy đủ . 2/- KHÓ KHĂN: - Đời sống học sinh còn nhiều khó khăn , thiếu thốn , do đó ảnh hưởng rất lớn đến việc học của học sinh. - Địa bàn là vùng nông thôn sâu và là vùng trung tâm tiểu thủ công nghiệp gạch ngói , nên phụ huynh thiếu am hiểu , xem nhẹ việc học của con em , không quan tâm đến con em mình .Đa số phụ huynh có tâm lý cho con biết đọc , biết viết . . .đỡ hơn thì được rồi. - Nhiều gia đình nghèo gởi con cho “ Nội,Ngoại “việc học phó mặc cho giáo viên , nên học sinh chỉ học ở lớp về nhà thì đi chơi . - Không có dịp tiếp xúc với đông người nên dẫn đến cacù em + Không dám trình bày trước đám đông. + Còn lúng túng khi phải trả lời ý của mình sợ bạn cười . + Chưa có thói quen trả lời câu hỏi nên chưa dám đưa tay phát biểu , thụ động trở thành thoí quen với các em , ngay cả khi các em trả lời câu hỏi dễ mà bản thân có thể trả lời được và đúng , từ những thuận lợi và khó khăn nên tôi đưa ra. III/- BIỆN PHÁP THỰC HIỆN : 1-/ Nắm vững phương pháp dạy và học . - Hiện nay ngành giáo dục cả nước đang thực hiện chương trình thay sách , chuyển giao chương trình củ sang chương trính mới phù hợp với điều kiện thực tế hiện tại ,song song với việc thay đổi chương trình sách giáo khoa. Công việc cấp bách cần thiết nhất là phải đổi mới nhận thức , đổi mới phương pháp dạy học , để đáp ứng kịp thời sự phát triển của trẻ em hiện tại và sự phát triển giáo dục tiểu học trong giai đoạn hiện nay . Để thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy định hướng cho học sinh học tập theo hướng tích cực đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ , bản lĩnh sư phạm . Bởi vì không chỉ dạy cho học sinh đơn thuần mà đòi TaiLieu.VN Page 3
- h ỏi phải luôn tạo được tình huống để phát hiện vấn đề hiểu bản chất vấn đề .Nắm vững b ản chất của vấn đề , nắm vững bản chất quan trọng của vấn đề và tự mình vận dụng để gi ải quyết vấn đề , dần dần nâng cao trình độ giải toán cho học sinh đạt đến kỹ xão .: *Phương pháp quan trọng là nghiên cứu tài liệu : sưu tầm tài liệu , sách giáo khoa, tập san giáo dục về vấn đề có liên quan đến Phương pháp dạy toán 5 . * Các phương pháp cần chú ý khi dạy toán: - Phương pháp điều tra : tìm hiểu thực trạng trong việc dạy học toán ở lớp theo hướng tích cực . - Phương pháp quan sát : giao lưu dự giờ với các trường bạn xem băng đĩa . . . - Phương pháp đàm thoại : trao đổi với giáo viên giảng dạy cùng khối về những thuận lợi , khó khăn trong quá trình dạy giải các bài toán , tham khảo kinh nghiệm của đồng nghiệp , sát thực với học sinh . - Phương pháp thực nghiệm : Kiểm nghiệm tính khả thi của cách giải và tác dụng của những ý kiến đề xuất về dạy học giải các bài toán theo hướng phát hiện và giải quyết vấn đề , để phát huy tính tích cực của học sinh tiểu học phát huy sở trường của các em trong học tập. 2/- Vận dụng phương pháp để giải toán . Vận dụng các phương pháp để giúp học sinh phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề : Quá trình dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề có thể mô tả như sau : Phát hiện Định hướng Tình vấn đề GQVĐ Phân tích huống có VĐ Mở rộng vấn đề Tìm hiểu GQVĐ VĐ vấn đề TaiLieu.VN Page 4
- -Trong dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề , giáo viên là người tạo ra tình huống có v ấn đề tổ chức triển khai tình huống , gợi cho học sinh hướng đi , giúp đỡ học sinh thực hi ện phương pháp học để đạt được mục đích học tập đã đặt ra ; học sinh là người tìm cách học ; biết huy động kiến thức , kĩ năng và kinh nghiệm đã có bằng nổ lực của chính mình , tự phát hiện – giải quyết vấn đề , tự chiếm lĩnh tri thức và sắp xếp nó vào hệ thống kiến thức hiện có . -Dạy học phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề là một định hướng xuyên suốt quá trình dạy học . Học sinh chiếm lĩnh kiến thức và vận dụng kiến thức để giải các bài toán có nội dung hình học,toán có lời văn . 3/- Cần phân hoá trình độ ,đối tượng học sinh có thể phân hoá như sau : + Đối với học sinh yếu : Tạo tình huống để các em tri giác nhận dạng các bài tập. + Đối với học sinh trung bình :Có thể giúp các em nhận diện các bài tập hình học qua việc phân tích đặc điểm các dạng bài tập hình học qua việc phân tích đặc điểm dạng bài tập bằng con đường trực giác , nhận dạng góc , cạnh. . . + Đối với học sinh khá : Ở trình độ này đã có thể thực hiện đuợc các bài tập có tính lôgích giữa các tính chất của các hình và bản thân các hình . Một số bài tập có tính chất định nghĩa hình. Còn những tính chất khác sẽ được xây dựng bằng suy diễn, Hình thành hệ thống câu hỏi từ định nghĩa đến các tính chất của các hình : Hình bình hành , hình thoi . . . . . + Đối với học sinh giỏi :Các em nhận dạng bài tập một cách nhanh nhẹn thực hiện tư duy trừu tượng . Tự đặt câu hỏi gợi mở vấn đề trong các bài tập dần dần tiến tới xây dựng hệ thống tư duy suy diễn trừu tượng. Sau khi đã phân hoá đối tượng cần tổ chức đa dạng phong phú giúp học sinh lĩnh hội kiến thức và thành thạo kĩ năng . Điều này có nghĩa là phải tổ chức cho học sinh hoạt động một cách tính cực ,Học sinh là người tham gia vào các hoạt động ấy , chúng tự tìm tòi , tự khám phá . . . tổ chức cho các em tự học , tự đọc sách ,cách lấy thông tin , cách phân tích và hiểu thông tin . Những câu hỏi những tình huống của giái viên có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với học sinh , làm cho học sinh hứng thú , tó mò học sinh tìm hiểu câu trả lời đúng , tạo niềm tin chiến thắng cho các em. Đặt câu hỏi mà học sinh có thể trả lời được . TaiLieu.VN Page 5
- Đặt câu hỏi cho học sinh có đủ thời gian trả lời. Đặt câu hỏi kết hợp ngôn ngữ cử chỉ . Khen ngợi đúng lúc . Ghi nhận câu trả lời đúng . Tránh học sinh ngại ngùng với câu hỏi . Nếu câu hỏi quá cao , nên đặt những câu hỏi phụ đơn giản hơn nhằm gợi mở cách trả lời . Câu hỏi cần ngắn gọn , rõ ràng . Phân phối tình huống đều đến cả lớp. 4/- Trong quá trình dạy học giải các bài toán có lời văn Giáo viên cần hướng dẫn học chu đáo , tỉ mỉ , chú y hướng dẫn học sinh chú trọng đến các bước trong giải toán : Bước 1: Tìm hiểu đề bài toán . Bước 2: Tóm tắt đề bài toán . Bước 3: lập kế hoạch giải toán. Bước 4: Trình bày bài giải bài toán. Bước 5 : Kiểm tra cách giải. Các bước nêu trên cần hướng dẫn kĩ học sinh từng bước một. A/. Tìm hiểu đề bài : Đây là bước đầu tiên có vai trò lớn trong việc quyết định bài giải đúng, sai . Yêu cầu của bước nay là học sinh phải hiểu kĩ nội dung của bài toán . Hiểu kĩ được thể hiện là . Học sinh đọc được đề toán bằng lời của mình và giải thích các yếu tố cơ bản trong hình học . Những cái cần tìm , tức quan hệ giữa các dữ kiện . từ dó xác định được dạng giải các bài toán . Để đạt được các yêu cầu trên người giáo viên có thể cho học sinh đọc đề bài một đến hai lần , vừa đọc vừa gạch chân những yếu tố quan trọng . Nếu trong bài toán có những thuật ngữ khó hiểu , giáo viên phải giải thích cho học sinh để tránh tình trạng hiểu TaiLieu.VN Page 6
- sai nội dung bài toán . Đặc biệt khi giải các bài toán điển hình . Việc giải nghĩa các thuật ng ữ quan trọng có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp học sinh xác định dạng toán. Khi giúp học sinh tìm hiểu và phân tích bài . Giáo viên luôn tạo tình huống có vấn đề , thường sử dụng các câu hỏi như “ Bài toán cho biết gì ? hỏi gì ? thuộc dạng toán gì? ( Vẽ hình , xác định hình, tính diện tích , chu vi. . . . ) Quá trình tìm hiểu lập kế hoạch giải toán có mối quan hệ chặt chẽ với nhau . Khi xác định các yếu tố trong bài toán cũng là lúc học sinh hình dung được phần nào kién thức có thể sử dụng được . các thuật ngữ giải toán có liên quan . Nhiều trường hợp khi giải toán gặp tình huống khó khăn , học sinh phải trở lại việc tìm hiểu đề bài , phân tích điều kiện , dữ liệu. B/.Tóm tắt đề toán : Đây là bước thứ hai trong giải toán . Khi tiến hành giải toán học sinh phải tóm tắt đề bài , có hai loại tóm tắt , thường gọi là tóm tắt bằng lời, tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng có chia tỉ lệ hoặc không chia tỉ lệ việc tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng đã được học sinh làm quen từ lớp 1 nên giáo viên không gặp nhiều khó khăn lắm . Tuy nhiên có nhiều bài toán vẽ nhiều sơ đồ nhiều yếu tố hình học .Giáo viên cần tạo tính huống có vấn đề để các em làm quen và tìm ra sơ đồ biểu thị rỏ nhất mối quan hệ giữa các yếu tố trong bài toán C/. Lập kế hoạch giải : Hoạt động tìm cách giải bài toán với việc phân tích các dữ kiện, điều kiện và câu hỏi của toán .Nhằm xác lập mối quan hệ giữa chúng và tìm được các phép tính số học thích hợp . Hoạt động này diễn ra khi học sinh đã tóm tắt đề toán . - Lập kế hoạch giải toán nhằm xác định trình tự giải toán . Xuất phát từ câu hỏi của đề toán và ngược lại những cái đã cho gọi là phân tích . Hình thức này tương đối dễ hiểu với học sinh . - Xuất phát các yếu tố của bài toán còn gọi là tổng hợp . Đối với học sinh ở tiểu học , việc hướng dẫn các em lập kế hoạch giải được thực hiên qua hệ thống câu hỏi và các tình huống giáo viên cần dặt ra. D/.Thực hiện giải bài toán: Sau khi lập kế hoạch giải , học sinh tiến hành giải các bài toán theo kế hoạch đã lập . Hoạt động này bao gồm việc thực hiện xác định các yếu tố hình học mà còn thực hiện các phép tính và trình bài các lời giải . Giáo viên cần chú y nhắt nhở cho học sinh trình bày lời giải một cách mạch lạc ,rõ ràng , khoa học . Đặt biệt khi giải các yếu tô hình học cần chú ý đến đơn vị số đo ,hướng dẫn để các em không nhằm các đơn vị của phép toán. TaiLieu.VN Page 7
- E/. Kiểm tra cách giải : Sau khi học sinh giải xong , giáo viên yêu cầu học sinh ki ểm tra lại các yếu tố đã làm , tên các yếu tố hình , tên các đoạn thẳng . . .hướng dẫn c ách sửa . Để đáp ứng yêu cầu đổi mới trong dạy học hiện nay nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình dạy học giải toán . Giáo viên cần tổ chức giờ học theo nhiều hình tức khác nhau như : dạy học theo lớp ,dạy học theo nhóm hợp tác , dạy học cá nhân , dạy học bằng phiếu giao việc đồng thời thực hiên tốt phương pháp. Diều quan trọng là học sinh phải được hoạt động theo năng lực của chính bản thân mình và tìm ra cách giải tốt nhất . Ví dụ : Thu hoạch ở thửa ruộng thứ nhất được 120 kg khoai , ở thửa ruộng thứ hai thu hoạch được nhiều gấp 3 lần số khoai ở thửa ruộng thứ nhất .Hỏi cả hai thửa ruộng thu hoạch được bao nhiêu kg khoai ? Gợi ý cho học sinh tìm cách giải : A/. Tìm hiểu đề bài : Đọc bài toán ( tuỳ theo tình hình lớp có thể cho học sinh đọc tập thể , cá nhân , to , nhỏ, đọc thầm , để nhận biết bài toán ). Tạo tình huống để học sinh biết so sánh số khoai ở hai thửa ruộng ,Tìm số khoái ở hai thửa ruộng . B/. Tóm tắt bài toán : Học sinh tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng . Thửa thứ nhất : Thửa thứ hai : C/. Lập kế hoạch giải : - Xác định trình tự giải toán : + Tìm số khoai ở hai thửa ruộng cần phải biết những yếu tố nào ? ( Biết số khoai ở mỗi thửa ruộng là bao nhiêu kg ) + Số khoai ở từng thửa ruộng đã biết chưa ? ( biết số kg khoai ở thửa thửa nhất là 120 kg , còn số khoai thửa thứ hai chưa biết ) D/. Trình bày bài bài giải toán : Số kg khoai thu hoạch ở thửa thứ hai là : TaiLieu.VN Page 8
- 120 x 3 = 360 ( kg ) Số kg khoai cả hai thửa thu hoạch là : 120 + 360 = 480 ( kg ) Đáp số : 480 kg E/. Kiểm tra cách giải : - Kiểm tra tóm tắt . - Câu giải lý . - Phép tính . - Cách trính bày bài toán . TaiLieu.VN Page 9
- IV /- KẾT QUẢ TO ÁN ĐẦU NĂM CUỐI HỌC KỲ I GIỎI KHÁ T B YẾU GIỎI KHÁ T B YẾU 2 4 8 20 7 10 17 0 V /- BÀI HỌC KINH NGHIỆM : Giáo viên cần có kế hoạch bài học cụ thể của từng bài tập .Nếu không nắm vững nội dung dạy học khi lên lớp sẽ lúng túng , hướng dẫn học sinh không mạch lạc làm cho hoạt động suy nghĩ của các em lẫn quẩn và gây mất niềm tin ở các em. Muốn có một giờ học tốt đòi hỏi người giáo viên phải có cái tâm ( yêu nghề mến trẻ ) .Không ngại khó , ngại khổ mà phải đầu tư suy nghĩ. Tích cực sáng tạo , tìm tòi cái mới để dạy, nghiên cứu phương pháp thích hợp. Thầy giáo tồi là nguời thầy giáo dạy học sinh chân lý có sẳn . Thầy giáo giỏi là thầy giáo hướng dẫn cho học sinh con đường tìm ra chân lí . Chính vì vậy trong quá trình dạy học , để đảm bảo mục tiêu của giáo dục hiện đại .Người giáo viên cần dạy cho học sinh các kĩ năng , quan sát phân tích , Đặt vấn đề và lập kế hoạch giải quyết vấn đề , rèn cho học sinh tính kiên nhẫn , tinh thần làm việc say mê dưới sự gợi y ùcủa giáo viên. Trong suốt quá trình giải các bài tập nói chung và các yếu tố có nội dung hình học , người giáo viên sẽ trực tiếp chỉ ra cho học sinh được cái hay , cái chưa được trong cách giải của mình . đồng thời cũng là cơ hội để các em tự đánh giá kết quả việc làm của mình . - Dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý chính vì vậy , trong dạy học người giáo viên phải luôn tôn trọng nhân cách học sinh . Không được gây ức chế cho học sinh.Nếu gây ức chế cho học sinh sẽ không bao giờ phát huy được tính tích cực, tư duy độc lập sáng tạo của các em . Hãy tạo niềm tin cho các em .Hãy gần gũi để trở thành người bạn lớn , người hướng dẫn tuyệt vời với các em . - Nên mạnh dạn khắc phục những mặt còn tồn tại của nội dung chương trình sách giáo khoa , sách bài tập một cách hợp lý . Chúng ta không nhất thiết sử dụng hoàn toàn các bài tập mà vở bài tập đưa ra .Giáo viên cân có sự điều chỉnh lại cho hợp lý để làm sao mỗi yêu cầu của mỗi bài tập đưa ra phù hợp với từng đối tượng học sinh ( Bổ sung thêm TaiLieu.VN Page 10
- nh ững bài tập dành cho học sinh khá ,giỏi )Có như thế chúng ta mơiù phát hiện được h ứng thú của học sinh trong học tập đồng thời tạo điều kiện để các em phát triển hết năng l ực của chính bản thân mình. - Mỗi bài dạy của giáo viên trên lớp có một đặc điểm riêng , đặc trưng riêng . Bởi chính vì thế mà giáo viên phải chú ý chọn phương pháp nào cho thích hợp để dạy vì mỗi phương pháp có những cái hay của nó và có cái tồn tại của nó . Không có phương pháp nào là tồi và không có phương pháp nào là tối ưu .Chỉ có điều chúng ta khai thác nó chưa đúng lúc,đúng nơi, đúng chổ. - Khi dạy giáo viên cần đặt mình vào vị trí của học sinh .Vì điều quen thuộc của thầy giáo là điều hết sức mới mẻ với học sinh .Tuy nhiên không một kiến thức nào , lại không khởi nguồn từ những điều các em đã biết , bởi cái mới luôn là sự kế thừa của cái đã có trước đó. Hãy dựa vào những gì đã có để xây dựng tình huống có vấn đề xuất hiện ở học sinh ,nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới . Không nên dạy theo cách truyền đạt kiến thức một chiều mà hãy suy nghĩ để có những gợi ý , những tình huống , những câu hỏi hợp lý , lôi cuốn học sinh tham gia vào bài học, bài tập . Nên tăng cường những câu hỏi mà học sinh phải phán đoán,suy luận , lựa chọn và giải thích .Khi học sinh trả lời , đừng bỏ qua câu trả lời , nhiều khi chính những câu trả lời đó lại là một hướng để chúng ta khai thác bài . Nếu có thế phải hướng dẫn học sinh tranh luận với nhau mà giáo viên là trọng tài . Mọi kiến thức đều bị lãng quên nếu chúng không được sử dụng . Vì vậy vừa tạo tình huống vừa giải quyết trên sự hiểu biết của học sinh. - Bất cứ một bài học lý thuyết nào cũng có bài tập để học sinh luyện tập và vận dụng những kiến thức đã học . Một số giáo viên biến giờ luyện tập thành giờ chữa bài tập , đây là một sai lầm .Tiết luyện tập tốt là tiết dạy cho học sinh cách suy nghĩ giải toán. Khi dạy học tiết luyện tập chùng ta không nên đưa ra quá nhiều bài tập , chỉ nên đưa ra khối lượng phù hợp vừa đủ đề có điều kiện khắc sâu , củng cố các kiến thức được vận dụng và phát triển năng lực tuduy cần thiết trong quá trình giải toán . Đừng tách bài tập thành các bài riêng lẽ. Mà hãy liên kết chúng thành những chùm bài có liên quan và giúp học sinh tìm ra đặc trưng của chùm bài cũng như sự khác nhau giữa các chùm . Không nên nóng vội mà nên để cho học sinh suy nghĩ ,tìm tòi và giúp đỡ các em khai thác đề toán trên những phương diện kháac nhau . - Với những tiết ôn tập .Trong những tiết này chùng ta cần tìm được sự liên kết các kiến thức ấy với nhau đồng thời chọn ra những bài tập có tính tổng hợp liên quan nhiều đến kiến thức dđể qua đó mà củng cố , Khắc sâu và nâng cao kiến thức đã học cho học sinh . TaiLieu.VN Page 11
- - Vận dụng nhiều hình thức kiểm tra khác nhau để kiểm tra đánh giá tình hình học t ập của học sinh . - Dạy học là một nghệ thuật , nghệ thuật ấy đạt đến đỉnh cao khi ngươì giáo viên dạy cho học sinh các học một cách sáng tạo , muốn vậy phải khai thác hết tìm năng của các em .Hãy hướng dẫn các em nghiên cứu bài học bằng cách xem trước bài và ghi lại những thắc mắc , những điều chưa lí giải được để đến lớp với những câu hỏi có sẵn trong đầu. - Toán học cũng là môn thể thao trí tuệ, hãy tổ chức cho các em “chơi” một cách sáng tạo , để tìm ra những điều lý thú trong đó .Như vậy có ý nghĩa với mỗi bài chúng ta không nên dừng lại ở việc tìm ra các yếu tố ,mà phải tìm ra cách giải hay nhất , lời giải hay nhất , diễn đạt nội dung của bài toán. TaiLieu.VN Page 12