SKNN Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Tiểu học Võ Văn Tần - Năm 2017-2018 - Nguyễn Hoàng Đa

Trong bối cảnh đất nước đổi mới, thời kì “mở cửa” trong quan hệ quốc tế mang
lại nhiều ảnh hưởng tích cực và tiêu cực. Trong đó những ảnh hưởng tiêu cực làm cho
con người có sai lệch về định hướng giá trị, đề cao đồng tiền, quyền lợi cá nhân con
người bị lôi cuốn vào cuộc sống buông thả, đồi truỵ, cờ bạc, ma túy, bạo lực…
Dưới sự ảnh hưởng của các nguồn thông tin văn hoá phẩm không lành mạnh,
xâm nhập vào bằng nhiều con đường khác nhau. Sự phát triển của xã hội ảnh hưởng
của bên ngoài cũng tác động đến nhân cách học sinh. 
pdf 12 trang BaiGiang.com.vn 03/04/2023 4421
Bạn đang xem tài liệu "SKNN Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Tiểu học Võ Văn Tần - Năm 2017-2018 - Nguyễn Hoàng Đa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfsknn_mot_so_bien_phap_quan_ly_chi_dao_nang_cao_chat_luong_gi.pdf

Nội dung text: SKNN Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Tiểu học Võ Văn Tần - Năm 2017-2018 - Nguyễn Hoàng Đa

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Khánh Hòa, ngày 19 tháng 5 năm 2018 BÁO CÁO SÁNG KIẾN - Họ và tên: Nguyễn Hoàng Đa - Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Võ Văn Tần - Cá nhân, tổ chức phối hợp : Cá nhân - Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ ngày 5 tháng 9 năm 2014 đến 19 tháng 5 năm 2018 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tên sáng kiến Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường tiểu học Võ Văn Tần. 2. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến Trong bối cảnh đất nước đổi mới, thời kì “mở cửa” trong quan hệ quốc tế mang lại nhiều ảnh hưởng tích cực và tiêu cực. Trong đó những ảnh hưởng tiêu cực làm cho con người có sai lệch về định hướng giá trị, đề cao đồng tiền, quyền lợi cá nhân con người bị lôi cuốn vào cuộc sống buông thả, đồi truỵ, cờ bạc, ma túy, bạo lực Dưới sự ảnh hưởng của các nguồn thông tin văn hoá phẩm không lành mạnh, xâm nhập vào bằng nhiều con đường khác nhau. Sự phát triển của xã hội ảnh hưởng của bên ngoài cũng tác động đến nhân cách học sinh. Trong thực tế chúng ta đã biết học sinh “hư” là học sinh mà sự phát triển nhân cách không theo mục đích giáo dục, không hình thành những phẩm chất năng lực của con người mới theo yêu cầu mong muốn của xã hội, có sự lệch lạc trong phẩm chất. Mặt tiêu cực của nhân cách có những hành vi trái với chuẩn mực đạo đức của xã hội. Trong xã hội chúng ta có một bộ phận thanh thiếu niên “hư”, chậm tiến, bộ phận này đã trở thành mối quan tâm lớn ngành giáo dục và toàn xã hội. Thực trạng đó đặt ra cho ngành giáo dục và xã hội phải làm tốt công tác giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung và cho học sinh hư hỏng nói riêng. Nếu chúng ta không giáo dục tốt các bộ phận thanh thiếu niên “hư” này thì lực lượng này sẽ bổ sung vào bộ phận thanh thiếu niên phạm pháp của xã hội, sẽ gây ra rất nhiều khó khăn trên con đường phát triển của xã hội chúng ta. Trong thực tiễn ngày nay đạo đức của học sinh có sự xuống cấp và ở nhiều nơi có sự xuống cấp nghiêm trọng; cho nên so với hình mẫu lí tưởng, mục tiêu đào tạo mà nhà trường đào tạo thì học sinh có sự lệch lạc lớn về học vấn. 1
  2. Mặt khác chúng ta đều biết rằng nhân cách đạo đức, trí tuệ phát triển của con người không phải là vốn bẩm sinh, khi sinh ra đã có mà phụ thuộc vào sự tác động của môi trường xung quanh. Từ những thực trạng trên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường tiểu học Võ Văn Tần” II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Cơ sở lý luận Giáo dục đạo đức là nội dung quan trọng trong việc giáo dục con người phát triển toàn diện theo mục tiêu giáo dục của Đảng đã đề ra. Vì vậy một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý và chỉ đạo của lãnh đạo thường xuyên chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh và học sinh “hư” trong nhà trường làm cho các em đi vào nề nếp, kỉ cương chung của nhà trường và của xã hội để góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh giữ vững khẩu hiệu: “Kỉ cương, tình thương, trách nhiệm” trong công tác giáo dục góp một phần lớn hạn chế thanh thiếu niên “hư” trong xã hội chúng ta hiện nay, làm cho xã hội chúng ta lành mạnh và văn minh, thực hiện mục tiêu của toàn Đảng, toàn dân ta làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, con người phát triển toàn diện. Xuất phát từ truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, ông cha chúng ta coi đạo đức là gốc. “Tiên học lễ - hậu học văn”. Đặc biệt chủ nghĩa xã hội khoa học rất coi trọng vấn đề giáo dục đạo đức và đạo đức là bộ phận của nhân cách bao gồm hai mặt lớn đó là đức và tài. Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng dạy. “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Mặt khác mục tiêu giáo dục của Đảng ta đề ra là “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, hình thành đội ngũ lao động có tri thức có tay nghề, có năng lực thực hành năng động và sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Từ xưa tới nay trong xã hội ta đều coi trọng việc giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên và phẩm chất đạo đức là bộ phận quan trọng trong cấu trúc nhân cách toàn diện của con người. Việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường luôn là vấn đề cần quan tâm. Đồng thời với việc dạy văn hoá các em có ngoan ngoãn chăm chỉ thì mới có thể học tập tốt được, bên cạnh đó việc tiếp thu tốt kiến thức các bộ môn văn hoá là nền tảng xây dựng những phẩm chất tốt đẹp trong tâm hồn trong sáng của các em. Giáo dục đạo đức cùng với công tác tư tưởng chính trị trong nhà trường là nhiệm vụ chính trị hàng đầu góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ trung tâm- nhiệm vụ chuyên môn nhất là trong tình hình hiện nay, khi các giá trị truyền thống trong xã hội đang bị xói mòn, tệ nạn xã hội đang len lỏi, xâm nhập vào nhà trường. 2
  3. thao, văn nghệ. với học sinh tiểu học việc hình thành và rèn luyện các hành vi, thói quen đạo đức cho học sinh đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nhân cách. Nó giúp cho các em phát triển thành những con người có nhân cách toàn diện. - Phối kết hợp với các lực lượng trong nhà trường Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên Để làm tốt điều này người quản lý phải không ngừng tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ giáo viên thấy được trách nhiệm của mình trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Người giáo viên không chỉ thực hiện nội dung bài giảng mà phải rèn cho học sinh biết áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. Học sinh tiểu học rất nghe lời và làm theo thây cô giáo. Các em coi thầy cô giáo là thần tượng và luôn đúng. Chính vì vậy mỗi giáo viên phải là tấm gương sáng cho học sinh học tập và noi theo. Là tấm gương trong lời nói, cách cư xử, thái độ trong giao tiếp giữa giáo viên với giáo viên, giáo viên với học sinh, giáo viên với các tầng lớp nhân dân. Môĩ giáo viên cần có thái độ kiên quyết với những học sinh có biểu hiện hành vi thiếu văn hoá và cùng có trách nhiệm phối kết hợp cộng đồng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh . - Thực hiện việc đánh giá xếp loại môn Đạo đức theo Quy định. Kế hoạch này phải đuợc thông qua tập thể hội đồng sư phạm trong hội nghị cán bộ công chức đầu năm. 3.2. Nâng cao chất lượng giảng dạy môn đạo đức. Chỉ đạo việc thực hiện nội dung chương trình môn đạo đức. Chỉ đạo thực hiện đúng nội dung chương trình sách giáo khoa môn Đạo đức ở từng khối lớp là việc làm cần thiết của nguời cán bộ quản lý. Thông qua các bài học đạo đức hình thành cho các em những chuẩn mực ban đầu về đạo đức. Từ đó các em có thể thực hành thông qua hoạt động giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày. Như vậy nguơì quản lý phải: Giám sát chặt chẽ việc thực hiện các qui định đối với giáo viên học sinh. Với giáo viên: Qui định về soạn bài trước khi lên lớp trước 1 tuần, ký duyệt đúng lịch sinh hoạt chuyên môn. Bài soạn phải chi tiết thể hiện rõ mục đích yêu cầu của bài. Phải nêu rõ được công việc của thầy- trò trên lớp, thể hiện được đơn vị kiến thức phù hợp với yêu cầu của chương trình, của từng bài. Qui định trên lớp: Giáo viên phải dạy đảm bảo đúng chương trình được lên theo phân phối, đủ thời gian trong 1tiết tránh cắt xén thời gian để dạy các môn khác. Vận dụng linh hoạt các bước lên lớp . Với học sinh: Ngay từ đầu năm học nhà truờng phải đề ra các nội qui định. Xây dựng cho học sinh nề nếp học tập, chuyên cần, giữ vở sạch chữ đẹp, nề nếp sinh hoạt Đội, Sao nhi đồng. Yêu cầu học sinh phải mua đủ sách giáo khoa các môn học (trong đó có môn đạo đức). Nhà trường giáo dục cho học sinh ý thức học tập, thể hiện ở thái 6
  4. độ học tập đúng đắn tự giác rèn luyện nề nếp học tập ở lớp cũng như ở nhà, văn minh trong giao tiếp. Xây dựng cho các em ý thức học tập đầy đủ, đúng giờ khi nghỉ học phải viết giấy xin phép. Xây dựng phong trào hoạt động Đội có nề nếp. Hiệu trưởng chỉ đạo cho cô giáo tổng phụ trách tổ chức các hoạt động Đội, sao nhi đồng sao cho phong phú đa dạng bởi đây là hoạt động rất phù hợp với lứa tuổi của học sinh Tiểu học. Hoạt động này nếu làm tốt sẽ có tác dụng rất lớn trong giáo dục đạo đức cho học sinh. Tuy nhiên để việc thực hiện của giáo viên có hiệu quả thì người cán bộ quản lý phải xây dựng lịch kiểm tra, nội dung kiểm tra cụ thể, có thể kiểm tra thường xuyên, đột xuất. Căn cứ vào mục tiêu, kế hoạch, phân phối chương trình xem giáo viên có thực hiện đúng không. Từ đó xây dựng nề nếp cho giáo viên có tính kỷ luật thực hiện dạy đúng đủ bài, giờ dạy có hiệu quả cao. 3.3. Tạo điều kiện đầu tư về cơ sở vật chất, tranh ảnh cho việc dạy học môn Đạo đức. Tư duy của học sinh tiểu học là tư duy trực quan hình ảnh. Vì vậy để giờ dạy thành công thì việc chuẩn bị đồ dùng dạy học là vô cùng cần thiết. Nhà trường cần phải coi trọng việc đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy học như tranh ảnh minh hoạ cho các giờ dạy. Chỉ đạo giáo viên nghiên cứu tự làm đồ dùng dạy học đơn giản. Lập tủ sách măng non đầu tư mua sắm thêm sách báo, truyện tranh phù hợp với lứa tuổi thiếu niên nhi đồng, mở phòng đọc sách cho học sinh sau giờ nghỉ giải lao, sau buổi học. Làm tốt công tác xã hội hoá, vận động chính quyền, hội cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội ở địa phương tạo điều kiện về cơ sở vật chất để chức cho học sinh đi thăm quan du lịch trong và ngoài tỉnh, tham gia các lễ hội truyền thống ở địa phương. Qua đó giáo dục cho các em truyền thống về quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, các em thêm yêu quê hương đất nuớc mình hơn. Chỉ đạo cho học sinh tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp như tổ chức các hội thi: tiếng hát hoa phuong đỏ, kể chuyện theo sách Bác Hồ, tham gia các hoạt động xã hội, nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa giáo dục cho các em về truyền thống của Đội đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho học sinh luyện tập, thực hành kiến thức đã học được trong bài giảng. 3.4. Chỉ đạo tổ chức, cải tiến phương pháp dạy học môn đạo đức Từ năm học 2002-2003 Bộ GD-ĐT đã triển khai chương trình giáo dục tiểu học mới trên phạm vi cả nuớc. Song song với việc cải tiến nội dung chương trình thì việc đổi mới phương pháp, các hình thức tổ chức dạy các môn học (trong đó có môn đạo đức) đã đuợc các cấp, các ngành quan tâm. Trong những năm gần đây ngành đã có nhiều đợt hội thảo, thao giảng các cấp để giáo viên cùng với các nhà chuyên môn trao đổi về nội dung chương trình cũng như thống nhất phương pháp dạy. Nhưng trong thực tế ở các trường tiểu học, giáo viên vẫn còn lúng túng khi sử dụng phương 7
  5. pháp vào bài giảng, các hình thức dạy học chưa phong phú. Để khắc phục tồn tại trên người quản lý cần phải quan tâm sâu sát tới công tác chuyên môn cụ thể: - Đầu năm học xây dựng các tiết dạy mẫu ở tất cả các khối lớp cho cả trường dạy. Qua giờ dạy mẫu này cần thống nhất được phương pháp dạy học môn đạo đức để từ đó giáo viên áp dụng vào việc giảng dạy trên lớp. - Chỉ đạo cải tiến, đổi mới hình thức các buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tuần tới từng tổ. Có kế hoạch chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn từng tuần từng tháng. Nội dung chính của các buổi chuyên môn là trao đổi rút kinh nghiệm những giờ dạy tuần trước, thảo luận nội dung bài dạy tuần tới. Các thành viên trong tổ đưa ra những ý kiến về nội dung cũng như về phương pháp dạy từng bài để cả tổ cùng nhau bàn bạc, thống nhất cách giải quyết. - Để có tiết dạy đạt hiệu quả cao nguời quản lý cần phải chỉ đạo giáo viên cần chuẩn bị chu đáo truớc khi lên lớp: + Nghiên cứu nội dung bài giảng truớc khi lên lớp. Xác định rõ mục đích yêu cầu, kiến thức trọng tâm từng bài, từng phần. Soạn bài chi tiết cụ thể. Bài soạn có duyệt truớc hàng tuần. + Căn cứ vào nội dung bài học chuẩn bị đồ dùng, tranh ảnh, sách báo, trang phục và các đồ dùng phụ trợ khác để phục vụ cho các tiết học có tổ chức trò chơi . + Tuỳ từng nội dung bài học, đối tượng học sinh, điều kiện về cơ sở vật chất của lớp, của trường người giáo viên lựa chọn và sử dụng linh hoạt các phương pháp cũng như các hình thức dạy học. + Người giáo viên phải tham khảo tìm đọc thêm truyện, sách báo, các thông tin về sách giáo khoa hoặc có thể sưu tầm những câu chuyện về những gương tốt người thật, việc thật kể cho học sinh nghe để qua đó cung cấp thêm những hiểu biết bên ngoài cuộc sống và giáo dục cho các em theo nội dung, chủ đề của bài học. Hàng năm trước 20/11 nhà truờng phát động phong trào hội giảng cho tập thể giáo viên trong nhà trường. Mỗi giáo viên tham dự dạy 2 tiết, trong đó có một tiết Toán hoặc Tiếng Việt và một tiết tự chọn khuyến khích chọn môn đạo đức. Sau các giờ hội giảng đều đuợc tổ chức trao đổi rút kinh nghiệm thống phương pháp dạy. Mỗi năm nhà trường tổ chức hai lần hội thảo cần dành riêng quan tâm đến nội dung và phương pháp giảng dạy môn Đạo đức. Mỗi giáo viên viết một sáng kiến kinh nghiệm về các đề tài. Phân công những giáo viên có kinh nghiệm viết sáng kiến kinh nghiệm đổi mới phương pháp giảng daỵ môn Đạo đức, phối kết hợp giáo dục đạo đức học sinh giữa nhà trường gia đình, xã hội Sau đó tổ chức cho mỗi tổ trình bày đề tài của mình để toàn thể giáo viên trao đổi, bàn bạc rút kinh nghiệm trong giảng dạy bộ môn. 3.5. Bồi duỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. 8
  6. Nhà trường cần coi trọng công tác chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên và thực hiện một cách thuờng xuyên. Thực hiện sinh hoạt chuyên môn đúng lịch, đúng kỳ (một tháng 2 lần). Nội dung sinh hoạt chuyên môn phải được ban giám hiệu duyệt trước với các tổ. Điều này sẽ giúp chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn không ngừng đuợc nâng cao. Nội dung sinh hoạt luôn được cập nhật, đổi mới không ngừng: triển khai các văn bản hướng dẫn về chuyên môn, kiểm điểm công tác giảng dạy trong thời gian qua, thảo luận đúc rút kinh nghiệm góp ý cho nhau về chuyên môn nghiệp vụ Với các đợt bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ của ngành mở cần động viên giáo viên tham gia một cách đầy đủ có chất luợng. Nhà trường cần tạo điều kiện mua sách cho giáo viên học tập, tham khảo. 3.6. Phổ biến, chỉ đạo giáo viên đánh giá xếp loại học sinh môn đạo đức cũng như xếp loại phẩm chất và năng lực theo đúng các văn bản chỉ đạo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và đào tạo. Tóm lại: Trong công tác chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh, thông qua việc chỉ đạo giảng dạy môn Đạo đức trong nhà trường người cán bộ quản lý phải biết kết hợp nhiều biện pháp, tiến hành một cách thường xuyên liên tục lâu dài thì mới từng bước đạt đuợc mục tiêu kế hoạch của năm học, tạo ra những chuyển biến sâu sắc về nhận thức về hành vi của học sinh. Học sinh ngoan học tập chăm chỉ có nề nếp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Học sinh hay bỏ học, hay nghỉ học, đến lớp không tuân theo nề nếp nhà trường, không học bài, không làm bài (tức là có biểu hiện lười học) thì gia đình cần quản lí chật chẽ về thời gian học ở lớp cũng như ở nhà. Thường xuyên kiểm tra bài học, quan tâm đến phương tiện học tập của các em. Thường xuyên nắm bắt mọi thông tin từ nhà trường để giáo dục con em mình. III. TÍNH MỚI, TÍNH HIỆU QUẢ VÀ KHẢ THI, PHẠM VI ÁP DỤNG: 1. Tính mới: Trên con đường đổi mới đi lên của xã hội, trong kỉ cương của xã hội còn lỏng lẻo, Pháp luật đôi khi còn chưa nghiêm, tình trạng phạm pháp trong xã hội chưa được đẩy lùi, tỉ lệ thanh thiếu niên hư hỏng còn cao. Trong nhiều nhà trường, các nền nếp kỷ cương còn xộc xệch, chất lượng giáo dục học sinh còn yếu, nhất là tình trạng còn có học sinh “hư”. Tôi chỉ mong sáng kiến của mình góp phần thiết thực khắc phục học sinh hư hỏng, xã hội ngày ngày tiến bộ. Trong nhà trường kinh nghiệm này góp phần rất thiết thực để tăng cường nề nếp kỉ cương cho nhà trường, hạn chế tới mức tối đa học sinh “hư” đóng góp giữ vững” kỉ cương - tình thương - trách nhiệm”. 2. Tính hiệu quả và khả thi: Gia đình là nơi các em sinh ra và lớn lên do vậy sự giáo dục của gia đình có tính chất quyết định đến việc hình thành nhân cách cho các em, gia đình nào có nề nếp thì bản thân các em ấy cũng hoàn hảo, cũng có gia đình do sự bất đồng cha mẹ, do hoàn cảnh khó khăn mà ảnh hưởng không nhỏ đến nhân cách của các em, vì vậy 9
  7. Hiệu trưởng và giáo viên chủ nhiệm nghiên cứu từng hoàn cảnh, nắm bắt được nguyên nhân của từng em để có biện pháp giáo dục thích hợp. Tổ chức các buổi họp phụ huynh học sinh vi phạm đạo đức, hội thảo trao đổi kinh nghiệm, tìm nguyên nhân dẫn đến học sinh “hư”, nhà trường đưa ra những hành vi của từng em mắc phải để phụ huynh học sinh nắm được, qua đó hiệu trưởng tuyên truyền công tác giáo dục cho phụ huynh cần quan tâm tới các em. Trong cư xử ở gia đình cần mẫu mực về mọi mặt, cha mẹ đều là tấm gương để các em noi theo, đối chiếu hình thành hành vi đạo đức, hàng ngày sống trong gia đình phải công bằng, không thiên vị, tránh rạn nứt tình cảm dẫn đến hành vi xấu. Qua thời gian áp dụng một số biện pháp mà tôi đã nghiên cứu, cho thấy tình hình giáo dục đạo đức cho học sinh đạt rất khả quan. Đồng thời sự cảm nhận của học sinh và việc thực hiện hành vi đạo đức trong học sinh có nhiều chuyển biến tích cực. Biểu thống kê chất lượng đạo đức học sinh qua từng năm học cụ thể như sau: Hoàn thành Chưa hoàn thành Năm học TSHS SL TL SL TL 2014-2015 256 256 100% / / 2015-2016 248 248 100% / / TS Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Năm học HS SL TL SL TL SL TL 2016-2017 226 87 38,49% 138 61,06% 1 0,44% 2017-2018 221 94 42,53% 127 57,46% / / * Chất lượng giáo dục toàn trường HTCT lớp học Chưa HTCT lớp học Năm học TSHS SL TL % SL TL % 2014-2015 256 242 94,53 14 5,46 2015-2016 248 237 95,56 11 4,43 2016-2017 226 218 96,46 8 3,53 2017-2018 221 216 97,73 5 2,26 Tóm lại: Qua thống kê số liệu hàng năm, cho chúng ta thấy rằng, kết quả năm sau cao hơn năm trước. Tỷ lệ số học sinh được xếp loại A+ , Hoàn thành và Hoàn thành tốt và Hoàn thành chương trình lớp học ngày càng tăng. Học sinh ngoan ngoãn kính thầy yêu bạn, vâng lời ông bà cha mẹ thầy cô giáo, các nề nếp học tập học sinh thực hiện tốt, từ đó hoạt động ngoài giờ lên lớp ngày một tốt hơn, chất lượng giáo dục 10
  8. toàn diện ngày một nâng cao. Các chỉ số thi đua của nhà trường luôn đạt thứ hạng cao trong những năm vừa qua. Tuy nhiên việc thực hiện là một quá trình và phải thực hiện có nề nếp thường xuyên liên tục 3. Phạm vi áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường tiểu học Võ Văn Tần” được áp dụng trong đơn vị trường Tiểu học Võ Văn Tần trong thời gian qua mang lại hiệu quả cao. Tôi hi vọng sáng kiến này được phổ biến rộng rãi sẽ giúp cho các đơn vị trường học trong huyện, trong tỉnh nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần phát triển chất lượng giáo dục tỉnh nhà lên tầm cao mới. IV. KẾT LUẬN Để đáp ứng được mục tiêu của giáo dục đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nuớc đó là: "Đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho xã hội". Do vậy công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường tiểu học là một yêu cầu hết sức cấp bách và cần thiết. Việc giáo dục đạo đức tốt sẽ góp phần tạo ra những con người có nhân cách phẩm chất đạo đức tốt và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục các môn văn hoá. Bởi vậy nguời cán bộ quản lý phải có nhận thức đúng đắn về vị trí vai trò, nhiệm vụ của công tác giáo dục đạo đức. Trên cơ sở đó phối kết hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường cùng tham gia vào công tác giáo dục theo mục tiêu của Đảng và Nhà nước . Công tác giáo dục đạo đức thông qua việc giảng dạy bộ môn đạo đức trong nhà trường tiểu học có vị trí hết sức quan trọng bởi thông qua bài học hình thành cho các em những phẩm chất tốt đẹp. Từ đó tạo cho các em có bản lĩnh đạo đức để ứng xử đúng trong các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường. Người quản lý phải hiểu rõ và phải xác định cho mình một trách nhiệm lớn lao nặng nề và phải biết vận dụng sáng tạo, linh hoạt các biện pháp quản lý. Thực tế cho thấy nếu hiểu biết đề ra các biện pháp thiết thực khả thi góp phần nâng cao được chất lượng giáo dục đạo đức nói riêng, giáo dục nhân cách toàn diện nói chung. Ngay từ đầu năm học người quản lý phải có kế hoạch chỉ đạo cụ thể phù hợp. Người quản lý phải nắm chắc chương trình giảng dạy, phương pháp giảng dạy, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ có năng lực thực sự, nhiệt tình chăm lo đến các hoạt động của nhà trường. Quản lý chỉ đạo thực hiện đúng chương trình giảng dạy, tổ chức hội thảo, hội giảng, hội học để thống nhất về nội dung phương pháp dạy học. Tăng cường dự giờ thăm lớp, giúp đỡ giáo viên yếu kém về chuyên môn. Quan tâm đúng mức tới giáo viên có tâm huyết với nghề nghiệp. Xây dựng tốt mối quan hệ với địa phương, với hội cha mẹ học sinh, huy động toàn cộng đồng và gia đình cùng tham gia vào công tác giáo dục đạo đức cho học 11
  9. sinh. Muốn giáo dục đạo đức cho học sinh “hư” thì Hiệu trưởng phải biết phối hợp với mọi lực lượng giáo dục trong xã hội tự tìm hiểu nguyên nhân đến phương pháp giáo dục học sinh hư. Phải tuyên truyền mọi người trong xã hội thấy giáo dục học sinh “hư” là trách nhiệm của toàn xã hội. Hiệu trưởng phải là người giỏi về chuyên môn, mẫu mực về đạo đức, năng động, sáng tạo, có uy tín lớn trong nhà trường và địa phương. Phải coi việc giáo dục đạo đức cho học sinh là việc làm nhân đạo cho đất nước, không còn tội phạm trong xã hội, góp phần tạo ra nền tảng của nếp sống văn minh. Nhà trường phải biết tổ chức kết hợp tốt ba lực lượng giáo dục,gia đình và xã hội. Với kinh nghiệm và việc làm trên, tuy còn hạn hẹp song cũng có giá trị rất lớn với xã hội chúng ta hiện nay trên con đường đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, góp phần quan trọng trong việc xây dựng con người mới, con người phát triển toàn diện cho xã hội theo mục tiêu giáo dục và đào tạo của Đảng đã đề ra. Những con người này chính là lực lượng kế tục sự nghiệp cách mạng của ông cha ta. Lực lượng làm cho xã hội phát triển tốt đẹp và đưa đất nước tiến lên “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, gia đình hạnh phúc. Qua quá trình nghiên cứu, áp dụng một số biện pháp trên vào việc chỉ đạo, nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường tiểu học, tôi có một số đề xuất kiến nghị sau: - Đề nghị các cấp lãnh đạo tăng cường cho nhà trường cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy học, tăng cường đầu sách, truyện đọc cho học sinh. - Tăng cuờng đầu tư ngân sách tạo điều kiện cho nhà trường tổ chức các buổi tham quan cho giáo viên, học sinh để tăng cường hiểu biết về truyền thống địa phương, lịch sử văn hoá, thêm yêu quê hương đất nước. - Ngành giáo dục thường xuyên mở các đợt hội thảo, tổ chức hội thi giáo viên giỏi trong đó khuyến khích giáo viên đăng kí dạy môn Đạo đức để giáo viên nhuần nhuyễn về phương pháp nói chung và phương pháp giảng dạy môn đạo đức nói riêng. Người báo cáo Nguyễn Hoàng Đa 12