Bài dạy Lịch sử Lớp 7 - Bài 21: Ôn tập chương IV - Năm học 2019-2020

2. Pháp luật thời Lê sơ có những điểm giống và khác pháp luật thời Lý- Trần:  
- Những điểm giống nhau:  
+ Pháp luật bảo vệ quyền lợi của vua và các quan đại thần. 
+ Cấm việc giết mổ trâu, bò. 
- Những điểm khác nhau:  
+ Thời Lý- Trần: bảo vệ quyền lợi tư hữu, chưa bảo vệ quyền lợi của phụ nữ. 
+ Thời Lê sơ: bảo vệ quyền lợi của quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế; gìn giữ truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ, hạn chế phát triển nô tì; pháp luật thời Lê sơ đầy đủ, hoàn chỉnh hơn thể hiện ở bộ luật Hồng Đức. 

pdf 4 trang Hạnh Đào 15/12/2023 2120
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy Lịch sử Lớp 7 - Bài 21: Ôn tập chương IV - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_day_lich_su_lop_7_bai_21_on_tap_chuong_iv_nam_hoc_2019_2.pdf
  • pdfSU 7_HD_TUAN 24.pdf

Nội dung text: Bài dạy Lịch sử Lớp 7 - Bài 21: Ôn tập chương IV - Năm học 2019-2020

  1. NỘI DUNG KIẾN THỨC KỸ NĂNG - MÔN SỬ 7 TUẦN 24 ( 09/03/2020 đến 14/3/2020) Bài 21. ÔN TẬP CHƯƠNG IV. 1. Bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông có tổ chức hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn bộ máy nhà nước thời Lý- Trần: - Triều đình: + Đứng đầu là vua, nắm mọi quyền hành. + Giúp vua có các quan đại thần. + Ở triều đình có 6 bộ và một số cơ quan chuyên môn. + Thời vua Lê Thánh Tông, một số cơ quan cùng chức quan cao cấp nhất và trung gian được bãi bỏ, tăng cường được tính tập quyền (tức mọi quyền lực đều được tập trung vào trong tay hoàng đế, triều đình; hạn chế được tính phân tán, cục bộ địa phương). + Hệ thống thanh tra, giám sát hoạt động của quan lại được tăng cường từ trung ương đến tận đơn vị xã. - Đơn vị hành chính: + Các đơn vị hành chính được tổ chức chặt chẽ hơn, đặc biệt là cấp thừa tuyên và cấp xã. + Chia nước làm 13 đạo. + Dưới đạo là phủ, châu, huyện và xã. - Cách đào tạo, tuyển chọn bổ dụng quan lại: + Mở rộng thi cử. + Chọn nhân tài công bằng, không để sót người có tài. + Triều đình không dùng lầm người kém. + Nhà nước thời vua Lê Thánh Tông lấy phương thức học tập, thi cử làm phương thức chủ yếu, đồng thời là nguyên tắc để tuyển lựa, bổ dụng quan lại (tức là phải có học, thi đỗ, có bằng cấp mới được nhà nước bổ dụng làm quan). 2. Pháp luật thời Lê sơ có những điểm giống và khác pháp luật thời Lý- Trần: - Những điểm giống nhau: + Pháp luật bảo vệ quyền lợi của vua và các quan đại thần. + Cấm việc giết mổ trâu, bò. - Những điểm khác nhau: + Thời Lý- Trần: bảo vệ quyền lợi tư hữu, chưa bảo vệ quyền lợi của phụ nữ. + Thời Lê sơ: bảo vệ quyền lợi của quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế; gìn giữ truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ, hạn chế phát triển nô tì; pháp luật thời Lê sơ đầy đủ, hoàn chỉnh hơn thể hiện ở bộ luật Hồng Đức. 3. Tình hình kinh tế thời Lê sơ có những điểm giống và khác thời Lý- Trần: * Những điểm giống nhau: - Về nông nghiệp: + Thực hiện chính sách khai hoang để mở rộng diện tích trồng trọt. + Chăm lo đắp đê phòng lũ lụt, đào vét kênh mương đưa nước vào ruộng. + Cấm giết hại trâu bò để bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp. - Về thủ công nghiệp: phát triển nghề thủ công cổ truyền. - Về thương nghiệp: mở chợ, mở cửa biển buôn bán với người nước ngoài.
  2. - Những điểm khác nhau: Kinh tế Thời Lý- Trần Thời Lê sơ Nông nghiệp - Thời Lý: tổ chức cày ruộng tịch - Đặt một số chức quan chuyên về nông điền. nghiệp. - Thời Trần: vua cho vương hầu, - Có 25 vạn lính về quê làm ruộng sau công chúa, phò mã lập điền trang. chiến tranh. - Thực hiện phép quân điền. Thủ công nghiệp - Thời Lý; vua dạy cung nữ dệt - Có các làng thủ công, phường thủ gấm vóc. công. - Các công xưởng do nhà nước quản lí gọi là Cục bách tác. Thương nghiệp - Khuyến khích lập chợ mới và họp chợ. → Thời Lê sơ, kinh tế phát triển mạnh mẽ hơn. 4. Trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật thời Lê sơ có khác với thời Lý- Trần: - Giáo dục thời Lê sơ phát triển mạnh do sự quan tâm của nhà nước và nhà nước đã có những chủ trương, biện pháp tích cực để phát triển giáo dục như thi cử 3 năm một lần (nhà Trần 7 năm một lần). - Thời Lý- Trần muốn được bổ nhiệm làm quan thì trước hết phải xuất thân từ đẳng cấp quý tộc. - Thời Lê sơ, đa số dân đều có thể đi học và cho phép người nào có học đều được dự thi và thi đỗ đều được bổ nhiệm làm quan và được vinh quy bái tổ. - Thời Lý- Trần, đạo Phật rất được trọng dụng. - Thời Lê sơ, đạo nho chiếm địa vị độc tôn. Chi phối trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng. - Tình hình giáo dục, văn hóa, khoa học thời Lê sơ cũng đạt được những thành tựu mới. BÀI TẬP LỊCH SỬ CHƯƠNG IV. 1. Hãy điền các mốc thời gian cho phù hợp với nội dung lịch sử trong bảng dưới đây: Thời gian Nội dung lịch sử Lê Lai cải trang làm Lê Lợi chỉ huy toán nghĩa quân phá vòng vây quân Minh cứu Lê Lợi thoát bị giặc bắt. Nghĩa quân Lam Sơn tạm hòa với quân Minh và trở về căn cứ Lam Sơn.
  3. Quân Minh bị thất bại trong âm mưu mua chuộc Lê Lợi, trở mặt tấn công nghĩa quân Lam Sơn. Nghĩa quân Lam Sơn giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa. 2. Trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã viết về trận Tốt Động với hai câu thơ rất sống động. Em hãy ghi lại hai câu thơ đó. 3. Điền vào chỗ trống các từ còn thiếu: Quốc sử viện, Ngự sử đài, Hàn lâm viện, Công, Thượng thư. Sáu bộ thời vua Lê Thánh Tông là: bộ Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Đứng đầu mỗi bộ là Các cơ quan chuyên môn có (soạn thảo công văn), (viết sử). . (can gián vua và các triều thần). 4. Nối các niên đại lịch sử với các triều đại: - Tiền Lê - Từ năm 1428 (Lê Lợi lên ngôi vua) đến năm 1527 (Mạc Đăng Dung lật đổ nhà Lê lập ra nhà Mạc). - Lê sơ - Thời kì Lê Hoàn và Lê Long Đĩnh lên làm vua, từ năm 980 đến 1009. 5. Vua Lê Thánh Tông căn dặn các quan trong triều: “Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ? Phải cương quyết tranh biện chớ cho họ lấn dần, nếu họ không nghe còn có thể sai sứ sang tận triều đình của họ, trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu người nào dám đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di”. (Đại Việt sử kí toàn thư) Em hãy nêu cảm nghĩ về chủ trương đối với lãnh thổ đất nước của nhà nước Lê sơ.
  4. PHẦN III. DẶN DÒ. - Xem trước bài 22. Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI- XVIII). - Chuẩn bị các câu hỏi cuối bài trang 106 và 109/SGK. HẾT