Bài dạy Lịch sử Lớp 7 - Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI-XVIII) - Năm học 2019-2020

I. Tình hình chính trị- xã hội:   
1. Triều đình nhà Lê:  
- Từ đầu thế kỉ XVI, vua, quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng cung điện, lâu đài tốn kém. 
- Nội bộ triều Lê “chia bè kéo cánh”, tranh giành quyền lực. Dưới triều Lê Uy Mục, quý tộc ngoại 
thích nắm hết quyền lực, giết hại công thần nhà Lê. 
- Dưới triều Lê Tương Dực, tướng Trịnh Duy Sản gây bè phái, đánh giết nhau liên miên suốt hơn 
10 năm. 
2. Phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI:  
a) Nguyên nhân:  
- Lợi dụng triều đình rối loạn, quan lại ở địa phương “cậy quyền thế ức hiếp dân, vật dụng trong 
dân gian cướp lấy đến hết”, “dùng của như bùn đất.., coi dân như cỏ rác”. 
- Đời sống nhân dân, nhất là nông dân, lâm vào cảnh khốn cùng. 
b) Diễn biến:  
- Từ năm 1511, các cuộc khởi nghĩa nổ ra ở nhiều nơi trong nước. Tiêu biểu nhất là cuộc khởi 
nghĩa của Trần Cảo ở Đông Triều (Quảng Ninh, 1516), nghĩa quân cạo trọc đầu chỉ để ba chỏm 
tóc, gọi là quân ba chỏm.  
- Nghĩa quân ba lần tấn công Thăng Long, có lần chiếm được, vua Lê phải chạy vào Thanh Hóa. 
c) Kết quả: Các cuộc khởi nghĩa lần lượt bị đàn áp và thất bại nhưng đã góp phần làm cho triều 
đình nhà Lê mau chóng sụp đổ. 
II. Các cuộc chiến tranh Nam- Bắc triều và Trịnh- Nguyễn:
pdf 4 trang Hạnh Đào 15/12/2023 3820
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy Lịch sử Lớp 7 - Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI-XVIII) - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_day_lich_su_lop_7_bai_22_su_suy_yeu_cua_nha_nuoc_phong_k.pdf
  • pdfSU 7_HD_TUAN 25.pdf

Nội dung text: Bài dạy Lịch sử Lớp 7 - Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI-XVIII) - Năm học 2019-2020

  1. HỆ THỐNG KIẾN THỨC – KỸ NĂNG - MÔN: SỬ 7 TUẦN 25 (Từ ngày 16/3 đến ngày 21/3/2020) PHẦN I. NỘI DUNG BÀI HỌC. CHƯƠNG V. ĐẠI VIỆT Ở CÁC THẾ KỈ XVI- XVIII Bài 22. SỰ SUY YẾU CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TẬP QUYỀN (THẾ KỈ XVI- XVIII) I. Tình hình chính trị- xã hội: 1. Triều đình nhà Lê: - Từ đầu thế kỉ XVI, vua, quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng cung điện, lâu đài tốn kém. - Nội bộ triều Lê “chia bè kéo cánh”, tranh giành quyền lực. Dưới triều Lê Uy Mục, quý tộc ngoại thích nắm hết quyền lực, giết hại công thần nhà Lê. - Dưới triều Lê Tương Dực, tướng Trịnh Duy Sản gây bè phái, đánh giết nhau liên miên suốt hơn 10 năm. 2. Phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI: a) Nguyên nhân: - Lợi dụng triều đình rối loạn, quan lại ở địa phương “cậy quyền thế ức hiếp dân, vật dụng trong dân gian cướp lấy đến hết”, “dùng của như bùn đất , coi dân như cỏ rác”. - Đời sống nhân dân, nhất là nông dân, lâm vào cảnh khốn cùng. b) Diễn biến: - Từ năm 1511, các cuộc khởi nghĩa nổ ra ở nhiều nơi trong nước. Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo ở Đông Triều (Quảng Ninh, 1516), nghĩa quân cạo trọc đầu chỉ để ba chỏm tóc, gọi là quân ba chỏm. - Nghĩa quân ba lần tấn công Thăng Long, có lần chiếm được, vua Lê phải chạy vào Thanh Hóa. c) Kết quả: Các cuộc khởi nghĩa lần lượt bị đàn áp và thất bại nhưng đã góp phần làm cho triều đình nhà Lê mau chóng sụp đổ. II. Các cuộc chiến tranh Nam- Bắc triều và Trịnh- Nguyễn: 1. Chiến tranh Nam- Bắc triều: - Nguyên nhân: + Mạc Đăng Dung vốn là võ quan, đã tiêu diệt các thế lực đối lập, thâu tóm mọi quyền hành, cương vị như tể tướng. + Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra triều Mạc (sử cũ gọi là Bắc triều). - Hậu quả: Nhân dân bị đói khổ, đất nước bị chia cắt. 2. Chiến tranh Trịnh- Nguyễn và sự chia cắt Đàng Trong- Đàng Ngoài: - Nguyên nhân: + Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rễ là Trịnh Kiểm lên thay nắm toàn bộ binh quyền, hình thành thế lực họ Trịnh. + Người con cả của Nguyễn Kim là Nguyễn Uông bị đầu độc chết, người con thứ là Nguyễn Hoàng đã được vào trấn thủ Thuận Hóa, Quảng Nam. Từ đó hình thành thế lực họ Nguyễn. - Hậu quả: + Đất nước bị chia cắt.
  2. + Ở Đàng Ngoài, đến thời Trịnh Tùng thì xưng vương, xây phủ chúa bên cạnh triều Lê: tuy nắm mọi quyền hành nhưng vẫn phải dựa vào vua Lê, nhân dân gọi là “vua Lê- chúa Trịnh”. + Ở Đàng Trong, con cháu họ Nguyễn cũng truyền nối nhau cầm quyền, nhân dân gọi là “chúa Nguyễn”. + Nhân dân bị đói khổ, li tán. PHẦN II. HỌC SINH HOÀN THÀNH PHIẾU HỌC TẬP. I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN. Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng. 1. Vào thời gian nào, nhà Lê bắt đầu suy thoái? A. Đầu thế kỉ XVI. B. Giữa thế kỉ XVI. C. Cuối thế kỉ XVI. D. Đầu thế kỉ XVII. 2. Nguyên nhân của các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI là gì? A. Nhà nước không còn quan tâm đến đời sống nhân dân. B. Quan lại, địa chủ nhân đó ra sức ức hiếp, bóc lột nhân dân. C. Nạn đói thường xuyên xảy ra, nhân dân lâm vào cảnh cùng cực. D. Tất cả các ý trên. 3. Tiêu biểu nhất trong các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI là: A. Cuộc khởi nghĩa của Trần Tuân cuối năm 1511. B. Cuộc khởi nghĩa của Lê Hy, Trịnh Hưng năm 1512. C. Cuộc khởi nghĩa của Phùng Chương năm 1515. D. Cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo năm 1516. 4. Phong trào nông dân thế kỉ XVI có ý nghĩa là: A. Buộc triều đình phải đề ra những chính sách cải thiện đời sống nhân dân. B. Làm cho nhà Lê ngày càng suy yếu. C. Lật đổ nhà Lê, thiết lập một triều đại mới, tiến bộ. D. Mở ra một thời đại mới trong lịch sử dân tộc. 5. Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra nhà Mạc vào năm nào? A. Năm 1525. B. Năm 1526. C. Năm 1527. D. Năm 1528. 6. Nhà Lê bị lật đổ, nhà Mạc thành lập song đất nước lại bị phân chia thành: A. Nam triều- Bắc triều. B. Miền Nam- miền Bắc. C. Đàng Trong- Đàng Ngoài. D. Bắc kì- Nam kì. 7. Để tránh âm mưu bị ám hại của họ Trịnh, Nguyễn Hoàng đã tìm cách vào trấn thủ ở đâu? A. Thanh Hóa. B. Thuận- Quảng. C. Thuận Hóa. D. Quảng Nam.
  3. 8. Hậu quả của cuộc chiến tranh Trịnh- Nguyễn là: A. Đất nước bị chia cắt thành miền Nam- miền Bắc. B. Đất nước bị chia cắt thành Nam triều- Bắc triều. C. Đất nước bị chia cắt thành Đàng Trong- Đàng Ngoài. D. Đất nước bị chia cắt thành Nam kì- Bắc kì. 9. Ranh giới chia cắt đất nước thời Trịnh- Nguyễn phân tranh là: A. Sông Gianh (Quảng Bình). B. Sông Bến Hải (Quảng Trị). C. Lũy Thầy (Quảng Bình). D. Sông Hương (Huế). 10. Lũy Thầy trong hai câu: “Khôn ngoan qua được Thanh Hà Dẫu rằng có cánh khó qua Lũy Thầy” là do ai xây dựng? A. Mạc Đăng Dung. B. Nguyễn Kim. C. Đào Duy Từ. D. Trịnh Duy Sản. II. BÀI TẬP. 1. Hãy trình bày những biểu hiện về sự suy yếu của chính quyền nhà Lê ở đầu thế kỉ XVI. . 2. a) Dựa vào thông tin trong SGK trang 105- 106, hãy thống kê các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI. (theo mẫu) Năm khởi nghĩa Người lãnh đạo Địa bàn hoạt động . . . .
  4. b) Theo em, cuộc khởi nghĩa nào đáng lưu ý nhất? Vì sao? . 3. Hai cuộc chiến tranh Nam- Bắc triều và Trịnh- Nguyễn phân tranh kéo dài đã gây ra những tác hại gì cho đất nước? PHẦN IV. DẶN DÒ. - Xem trước bài 23 –Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI- XVIII. - Chuẩn bị các câu hỏi cuối bài 112 và 116/SGK. HẾT