Bài dạy môn Sinh học Lớp 9 - Tuần 23 - Năm học 2020-2021
1. MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Kể được một số mối quan hệ cùng loài và khác loài: đặc điểm, phân loại, ví dụ, ý nghĩa.
- Kĩ năng
- Nhận biết được các môi trường sống và nhân tố sinh thái trong môi trường ảnh hưởng lên đời sống động vật
2. NỘI DUNG
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy môn Sinh học Lớp 9 - Tuần 23 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bai_day_mon_sinh_hoc_lop_9_tuan_23_nam_hoc_2020_2021.docx
Nội dung text: Bài dạy môn Sinh học Lớp 9 - Tuần 23 - Năm học 2020-2021
- MÔN SINH HỌC LỚP 9 HỆ THỐNG KIẾN THỨC TUẦN 23 ( Từ ngày 22/02/2021 đến ngày 28/02/2021) A. NỘI DUNG KIẾN THỨC TUẦN 23 CHỦ ĐỀ 6: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ SINH THÁI ĐẾN SINH VẬT HĐ3: NHÂN TỐ SINH THÁI HỮU SINH (ẢNH HƯỞNG LẪN NHAU GIỮA CÁC SINH VẬT) 1. MỤC TIÊU a. Kiến thức - Kể được một số mối quan hệ cùng loài và khác loài: đặc điểm, phân loại, ví dụ, ý nghĩa. b. Kĩ năng - Nhận biết được các môi trường sống và nhân tố sinh thái trong môi trường ảnh hưởng lên đời sống động vật 2. NỘI DUNG I. Quan hệ cùng loài (HS quan sát hình 44.1/131 SGK, trả lời các câu hỏi /131 SGK) - Quan hệ hỗ trợ: khi điều kiện sống thuận lợi (đủ thức ăn, nơi ở ). Nhóm cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau để được lợi. - Quan hệ cạnh tranh: khi gặp điều kiện sống bất lợi (thiếu thức ăn, nơi ở, mật độ cao ) các cá thể cùng loài cạnh tranh nhau gây bất lợi 1 số cá thể tách khỏi nhóm giúp giảm cạnh tranh. (HS lấy ví dụ theo hình 44.1/131 SGK, lấy thêm các ví dụ khác) II. Quan hệ khác loài (HS xem bảng 44/132 SGK, trả lời /132 SGK) - Bảng 44/132 1
- (HS lấy ví dụ theo /132 SGK, HS lấy thêm các ví dụ khác) • Cộng sinh: tảo và nấm trong địa y; vi khuẩn trong nốt sần rễ cây họ Đậu • Hội sinh: cá ép và rùa; địa y bám trên cành cây • Cạnh tranh: lúa và cỏ dại; dê và bò • Kí sinh: rận, bét bám trên trâu, bò; giun đũa sống trong ruột người • Sinh vật ăn sinh vật khác: hươu, nai và hổ; cây nắp ấm bắt côn trùng (HS trả lời câu hỏi /133 SGK) -oOo- CHƯƠNG II. HỆ SINH THÁI BÀI. QUẦN THỂ SINH VẬT 1. MỤC TIÊU a. Kiến thức - Định nghĩa được quần thể sinh vật. Cho được ví dụ minh họa - Phân biệt được quần thể với tập hợp cá thể ngẫu nhiên. - Nêu được một số đặc trưng của quần thể: mật độ, tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi. Cho được ví dụ minh họa. b. Kĩ năng - Quan sát, phân tích hình ảnh, vận dụng giải thích thực tiễn. 2. NỘI DUNG I. Thế nào là một quần thể sinh vật? (HS đọc thông tin/139 SGK, làm bảng 47.1/139 SGK) - Khái niệm: Quần thể sinh vật bao gồm các cá thể cùng loài, cùng sống trong 1 khu vực nhất định, ở 1 thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản tạo những thế hệ mới. - Ví dụ: rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam; Các cá thể chuột đồng cùng sống trên một đồng lúa (HS lấy thêm ví dụ khác) (HS phân biệt quần thể với một tập hợp cá thể ngẫu nhiên) II. Những đặc trưng cơ bản của quần thể 1. Tỉ lệ giới tính - Là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực/cá thể cái. (HS xem ví dụ/140 SGK) 2
- 2. Thành phần nhóm tuổi (HS xem bảng 47.2/140 SGK. Quan sát hình 47/141 SGK) - Thành phần nhóm tuổi của quần thể được biểu diễn bằng biểu đồ tháp tuổi (dạng phát triển, dạng ổn định, dạng giảm sút) 3. Mật độ quần thể - Mật độ quần thể là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong 1 đơn vị diện tích hay thể tích. (HS xem ví dụ/141 SGK) - Mật độ quần thể tăng hay giảm phụ thuộc điều kiện sống của môi trường. (VD: HS tự cho) (HS trả lời câu hỏi /141 SGK) B. CÂU HỎI ÔN TẬP - Chọn câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau: 1. Mỗi sinh vật sống trong môi trường đều có tác động qua lại trực tiếp hoặc gián tiếp với các sinh vật xung quanh. Giữa các sinh vật có mối quan hệ nào sau đây: a. Quan hệ cùng loài. c. Cả a và b. b. Quan hệ khác loài. d. Không có quan hệ nào cả. 2. Hiện tượng tư tỉa cành là kết quả của mối quan hệ nào sau đây trong điều kiện cây mọc dày, thiếu ánh sáng: a. Cạnh tranh cùng loài c. Hội sinh b. Cạnh tranh khác loài d. Cả a và b 3. Trong thiên nhiên, ta thường thấy dây tơ hồng hay dây tầm gửi sống bám vào thân cây khác. Hiện tượng này nằm trong mối quan hệ: a. Hội sinh. b. Cạnh tranh. c. Kí sinh- nửa kí sinh. d. Sinh vật ăn sinh vật. 4. Quần thể sinh vật là: a. Tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong khoảng không gian xác định, ở các thời điểm khác nhau, có khả năng sinh sản tạo ra những thế hệ mới. b. Tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống ở một số khoảng không gian khác nhau, ở cùng thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản tạo ra những thế hệ mới. c. Tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong khoảng không gian xác định, ở một thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản tạo ra những thế hệ mới. d.Tập hợp các cá thể khác loài, cùng sống trong khoảng không gian xác định, ở một thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản tạo ra những thế hệ mới. 5. Tập hợp nào sau đây không được xem là quần thể: a. Các cá thể chuột đồng sống trên một cánh đồng lúa. 3
- b.Các cá thể chim sẻ cùng sống trong một thành phố. c. Rừng cây thông nhựa phân bố ở vùng Đông Bắc Việt Nam. d. Các cá thể voi sống ở Châu Phi và Châu Á. 6. Dấu hiệu đặc trưng cơ bản của quần thể là: a. Tỉ lệ giới tính, mật độ, độ nhiều. b. Mật độ, thành phần nhóm tuổi, độ đa dạng. c. Độ nhiều, tỉ lệ giới tính, độ đa dạng. d. Thành phần nhóm tuổi, tỉ lệ giới tính, mật độ. C. DẶN DÒ CHUẨN BỊ TUẦN 24 1. Xem bảng 48/143 SGK, trả lời câu hỏi /143 SGK 2. Trả lời câu hỏi /145 SGK 3. Xem bảng 49/147 SGK 4