Đề thi học sinh giỏi vòng trường môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển (Có đáp án)

Câu 2: (3,0 điểm)

Ở ruồi giấm có bộ NST 2n = 8, một tế bào của loài đang phân bào, người ta quan sát thấy có 4 NST kép xếp thành hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.

a. Em hãy cho biết tế bào đang ở kỳ nào của quá trình phân bào? Giải thích?

b. Nếu tế bào của loài trên thực hiện quá trình nguyên phân, hãy xác định: số tâm động, số cromatit, số NST đơn ở kỳ giữa và kỳ sau của quá trình phân bào?

doc 4 trang BaiGiang.com.vn 31/03/2023 2800
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi vòng trường môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_vong_truong_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc.doc

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi vòng trường môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN NĂM CĂN Trường THCS Phan Ngọc Hiển ĐỀ THI CHỌN HSG VÒNG TRƯỜNG NĂM HỌC: 2017 – 2018 MÔN: SINH HỌC Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian phát đề) Câu 1: (3,0 điểm) So sánh kết quả ở F1 và F2 của hai thí nghiệm về phép lai một cặp tính trạng và phép lai hai cặp tính trạng của Menđen. (Không viết sơ đồ lai) Câu 2: (3,0 điểm) Ở ruồi giấm có bộ NST 2n = 8, một tế bào của loài đang phân bào, người ta quan sát thấy có 4 NST kép xếp thành hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. a. Em hãy cho biết tế bào đang ở kỳ nào của quá trình phân bào? Giải thích? b. Nếu tế bào của loài trên thực hiện quá trình nguyên phân, hãy xác định: số tâm động, số cromatit, số NST đơn ở kỳ giữa và kỳ sau của quá trình phân bào? Câu 3: (3,0 điểm) So sánh cấu tạo của ARN với ADN. Câu 4: (3,5 điểm) a, Hội chứng Đao ở người do dạng đột biến nào gây nên? Nêu cơ chế hình thành và đặc điểm của người bị mắc hội chứng Đao. b. Vì sao bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính lại được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể? Câu 5: ( 3,0 điểm) Nhà ông Bình có một đàn gà ri gồm 1 trống và 5 mái. Cứ sau vài tháng ông lại cho gà ấp, nuôi lớn và giữ lại một vài con mái để làm giống. a. Trong sinh học gọi tên phép lai này là gì? Những con gà con trong đàn sẽ như thế nào? b. Người ta khuyên ông thay con trống bằng dòng gà móng tốt. Lời khuyên này có đúng không? Tại sao? Phép lai này tên là gì? Câu 6: ( 4,5 điểm) Từ một phép lai giữa hai cây, người ta thu được: + 120 cây có thân cao hạt dài + 119 cây có thân cao hạt tròn + 121 cây có thân thấp hạt dài + 120 cây có thân thấp hạt tròn Biết hai tính trạng chiều cao thân và hình dạng hạt di truyền độc lập với nhau, thân cao và hạt dài là hai tính trội. Hãy giải thích kết quả để xác định kiểu gen, kiểu hình của cây bố mẹ và lập sơ đồ lai? .Hết
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM Đề thi học sinh giỏi vòng huyện năm học 2017 - 2018 Môn: Sinh học 9 Câu Nội dung Điểm 1 * Giống nhau: - Bố mẹ đều thuần chủng về các cặp tính trạng mang lai dẫn đến F1 0,5 đều đồng tính và mang kiểu gen dị hợp. - F2 phân tính. * Khác nhau: Lai 1 cặp tính trạng Lai 2 cặp tính trạng F1 dị hợp về 1 cặp gen F1 dị hợp về 2 cặp gen F2 có 4 tổ hợp F2 có 16 tổ hợp 0,25x10 F2 có 2 kiểu hình với tỉ lệ 3:1 F2 có 4 kiểu hình với tỉ lệ 9: 3: 3:1 F2 có 3 kiểu gen F2 có 9 kiểu gen F2 không xuất hiện biến dị tổ F2 xuất hiện biến dị tổ hợp hợp 2 a/ - Tế bào đang ở kỳ giữa của lần phân bào 2 của giảm phân. 0,5 - Vì: số lượng NST kép trong tế bào lúc này đã giảm đi một nửa so với 1,0 tế bào mẹ và các NST kép đang tập trung trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. b/ Kỳ giữa Kỳ sau Số tâm động 8 16 Số cromatit 16 0 0,25x6 Số NST đơn 0 16 3 a/ Các đặc điểm giống nhau: Đều có kích thước và khối lượng lớn cấu trúc theo nguyên tắc đa phân 0,25 Đều có thành phần cấu tạo từ các nguyên tố hóa học C, H, O, N, P 0,25 Đơn phân là nuclêôtít. có 3trong 4 loại nuclêôtít giống nhau là: A, G, X 0,25 Giữa các đơn phân có các liên kết nối lại tạo thành mạch 0,25 b/ Các đặc điểm khác nhau: Cấu tạo của ADN Cấu tạo của ARN - Có cấu trúc hai mạch song song và - Chỉ có một mạch đơn xoắn lại với nhau - Có chứa loại nuclêôtít timin T mà - Chứa uraxin mà không có không có uraxin U ti min 0,25x8 - Có liên kết hydrô theo nguyên tắc - Không có liên kết hydrô bổ sung giữa các nuclêôtít trên 2 mạch - Có kích thước và khối lượng lớn - Có kích thước và khối hơn ARN lượng nhỏ hơn ADN
  3. 4 a. * Dạng đột biến: Hội chứng Đao do đột biến số lượng NST: dạng (2n + 1) do có thêm 1 0,5 NST ở cặp NST thứ 21 * Cơ chế hình thành: (HS có thể trình bày dưới dạng sơ đồ) + Trong giảm phân cặp NST 21 ở bố hoặc mẹ không phân li tạo giao tử 0,75 (n + 1) và giao tử (n – 1) + Trong thụ tinh giao tử (n + 1) kết hợp với giao tử bình thường (n) tạo 0,75 hợp tử (2n + 1) phát triển thành người mắc hội chứng Đao - Đặc điểm của người mắc hội chứng Đao: Bé, lùn, cổ rụt, má phệ, 0,75 miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, ngón tay ngắn. Về tâm sinh lí bị si đần bẩm sinh và không có con b. Bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính lại được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể vì: Quá trình nguyên phân, giảm phân và 0,75 sự kết hợp thụ tinh là cơ chế duy trì ổn định bộ NST lưỡng bội đặc trưng của loài qua các thế hệ trong sinh sản hữu tính. 5 a, * Hình thức giao phối gần (giao phối cận huyết) ở động vật 0,5 * Những con gà con trong đàn sẽ có những biểu hiện: Hiện tượng thoái 0,75 hóa như: sinh trưởng và phát triển yếu khả năng sinh sản giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non. b, Lời khuyên đó là đúng. 0,25 - Nhằm tạo ưu thế lai: Các cá thể ở thế hệ F1 có sức sống cao hơn, chống chịu tốt hơn, sinh trưởng và phát triển tốt hơn các tính trạng 0,75 nâng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội hơn cả 2 bố mẹ. - Vì các gen trội có lợi được biểu hiện ở F1. 0,5 - Phép lai đó là: Phép lai khác dòng. 0,25 6 Qui ước: A: thân cao; a: thân thấp; B: hạt dài; b: hạt tròn 0,25 * Phân tích từng cặp tính trạng ở con lai F1: Thancao 120 119 239 - Về chiều cao cây: xấp xỉ 1:1 0,5 Thanthap 121 120 241 Đây là tỷ lệ của phép lai phân tích nên ở P có một cây mang tính trạng 0,5 lặn aa và một cây dị hợp Aa → P: Aa (thân cao) x aa (thân thấp) Hatdai 120 121 241 0,5 - Về hình dạng hạt: xấp xỉ 1:1 Hattron 119 120 239 Đây là tỷ lệ của phép lai phân tích nên ở P có một cây mang tính trạng 0,5 lặn bb và một cây dị hợp Bb → P: Bb (hạt dài) x bb (hạt tròn) * Tổ hợp 2 cặp tính trạng suy ra kiểu gen, kiểu hình của P có thể là: 0,25 + P: AaBb (thân cao, hạt dài) x aabb (thân thấp, hạt tròn) + P: Aabb (thân cao, hạt tròn) x aaBb (thân thấp, hạt dài) * Sơ đồ lai; + Nếu P: AaBb (thân cao, hạt dài) x aabb (thân thấp, hạt tròn) 1,0 GP: AB, Ab, aB, ab ab
  4. F1: AaBb: Aaab : aaBb : aabb Kiểu hình: 1cây cao, hạt dài : 1cây thấp, hạt tròn 1 cây thấp, hạt dài: 1 cây thấp, hạt tròn + Nếu P: Aabb (thân cao, hạt tròn) x aaBb (thân thấp, hạt dài) 1,0 GP: Aa, ab aB, ab F1: AaBb : Aabb : aaBb : aabb Kiểu hình: 1 cây cao, hạt dài: 1 cây cao, hạt tròn 1 cây thấp, hạt dài: 1 cây thấp, hạt tròn