Bài dạy Sinh học Lớp 6 - Bài 40+41 - Năm học 2019-2020

I. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức: 
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của thông. 
- Giải thích được vì sao gọi là “hạt trần” 
- Biết được giá trị của các cây Hạt trần. 
2. Kỹ năng: 
- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết, so sánh. 
- Rèn luyện kỹ năng tư duy, kỹ năng giao tiếp, trình bày ý tưởng, câu trả lời của mình, 
kỹ năng nghiêm túc trong quá trình quan sát mẫu vật, thu thập và xử lý thông tin. 
3. Thái độ: 
- Giáo dục học sinh ý thức yêu thích bộ môn, bảo vệ thực vật. 
II. Bài tập
pdf 3 trang Hạnh Đào 15/12/2023 380
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy Sinh học Lớp 6 - Bài 40+41 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_day_sinh_hoc_lop_6_bai_4041_nam_hoc_2019_2020.pdf
  • pdfSINH 6_HD_TUAN 27.pdf

Nội dung text: Bài dạy Sinh học Lớp 6 - Bài 40+41 - Năm học 2019-2020

  1. HỆ THỐNG KIẾN THỨC – KỸ NĂNG - MÔN: SINH 6 TUẦN 27 (Từ ngày 30/3/2020 đến ngày 04/04/2020) Bài 40 : HẠT TRẦN – CÂY THÔNG I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Trình bày được đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của thông. - Giải thích được vì sao gọi là “hạt trần” - Biết được giá trị của các cây Hạt trần. 2. Kỹ năng: - Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết, so sánh. - Rèn luyện kỹ năng tư duy, kỹ năng giao tiếp, trình bày ý tưởng, câu trả lời của mình, kỹ năng nghiêm túc trong quá trình quan sát mẫu vật, thu thập và xử lý thông tin. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh ý thức yêu thích bộ môn, bảo vệ thực vật. II. Bài tập 1. Cơ quan sinh dưỡng của cây thông Quan sát cành thông (H40.2 trang 132 SGK) trả lời câu hỏi: - Đặc điểm thân, cành thông? - Lá thông có hình dạng, màu sắc, số lượng như thế nào ? - Cây thông cao to như vậy thì rễ thông có đặc điểm gì để giúp cho cây đứng vững? 2. Cơ quan sinh sản (nón): Quan sát hình 40.2, 40.3 trang 132-133 SGK, trả lời câu hỏi: - Xác định vị trí nón đực và nón cái trên cành? - Nêu đặc điểm của 2 loại nón (số lượng, kích thước của 2 loại)? - Nón ựđ c có cấu tạo như thế nào? - Nón cái có cấu tạo như thế nào? - Hoàn thành bảng trang 133 SGK. Đặc điểm Nhị Nhụy cấu tạo Lá Cánh hoa Chỉ nhị Bao hay Đầu Vòi Bầu Vị trí đài túi phấn của Cơ quan noãn sinh sản Hoa Nón - Từ bảng trên, có thể coi nón như một hoa được không? - Sau khi thụ tinh, noãn phát triển thành bộ phận nào ? - Hạt thông nằm ở đâu và có đặc điểm gì? - Gọi nón thông là “quả thông” có chính xác không, giải thích? 3. Giá trị của cây Hạt trần: - Hãy kể một số lợi ích của các cây Hạt trần? - Em cần làm gì để chung tay bảo vệ các cây Hạt trần cũng như thực vật nói chung? III. Nội dung bài học 1. Cơ quan sinh dưỡng của cây thông Cây thông thuộc Hạt trần, là nhóm thực vật đã có cấu tạo phức tạp: - Rễ: to khoẻ, mọc sâu.
  2. - Thân gỗ, phân nhiều cành, màu nâu, xù xì . - Có mạch dẫn. - Lá nhỏ hình kim, mọc hai chiếc trên cành con rất ngắn. 2. Cơ quan sinh sản (nón): - Cơ quan sinh sản của thông là nón. - Có 2 loại nón: + Nón đực: nhỏ, màu vàng, mọc thành cụm. Gồm có vảy (nhị), mỗi vảy mang 2 túi phấn chứa hạt phấn. + Nón cái: lớn, mọc riêng lẻ. Gồm các vảy (lá noãn), mỗi vảy mang 2 noãn. - Hạt nằm trên lá noãn hở (Hạt trần), chưa có quả thật sự. 3. Giá trị của cây Hạt trần: - Cây lấy gỗ (thông, pơmu, hoàng đàn, kim giao ) - Cây làm cảnh (tuế, bách tán, trắc bách diệp, thông tre ) Bài 41: HẠT KÍN – ĐẶC ĐIỂM CỦA THỰC VẬT HẠT KÍN I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Nêu được tính chất đặc trưng của cây Hạt kín là có hoa và quả với hạt giấu kín trong quả. Từ đó phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa cây Hạt kín và cây Hạt trần. - Nêu được sự đa dạng của cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản của cây Hạt kín. - Biết cách quan sát cây Hạt kín. 2. Kỹ năng: - Phát triển kỹ năng quan sát, khái quát hóa. - Rèn luyện kỹ năng tư duy, kỹ năng giao tiếp, trình bày ý tưởng, câu trả lời của mình, kỹ năng nghiêm túc trong quá trình quan sát mẫu vật, thu thập và xử lý thông tin. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên. - Giáo dục ý thức tôn trọng, sử dụng, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên. II. Bài tập - Hoàn thành phiếu học tập (Hs quan sát thêm các loại cây khác nhau) Quả Môi trường Cây Dạng thân Dạng rễ Kiểu lá Gân lá Cánh hoa ( nếu có) sống Cây cải Cây rau muống Cây mồng tơi Cây rau dền Cây dừa cạn Cây lúa - Căn cứ vào kết quả quan sát, nhận xét sự khác nhau của rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt.
  3. - Nêu đặc điểm chung của cây Hạt kín? - Giữa cây Hạt trần và cây Hạt kín có những đặc điểm gì phân biệt, trong đó đặc điểm nào là quan trọng nhất? III. Nội dung bài học Hạt kín là nhóm thực vật có hoa, chúng có một số đặc điểm chung như sau: - Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng (rễ cọc, rễ chùm, thân gỗ, thân cỏ, lá đơn, lá kép ), trong thân có mạch dẫn phát triển. - Cơ quan sinh sản có hoa, quả. Hạt nằm trong quả là một ưu thế của các cây Hạt kín. Hoa và quả có nhiều dạng khác nhau. - Môi trường sống đa dạng. Đây là nhóm thực vật tiến hóa hơn ảc . DẶN DÒ TUẦN 28 1. Trả lời câu hỏi - Câu 1,2 SGK trang 134 - Câu 1,2,4 SGK trang 136 (không yêu cầu trả lời câu 3) 2. Chuẩn bị - Bài 42 lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm, ôn lại kiến thức về kiểu rễ (bài 12), kiểu thân (bài 13), kiểu gân lá (bài 19). - Bài Khái niệm sơ lược phân loại thực vật.