Bài dạy Sinh học Lớp 7 - Tuần 25 - Năm học 2019-2020

A. KIẾN THỨC – KỸ NĂNG CẦN ĐẠT 
- Củng cố mở rộng bài học qua băng hình về đời sống và tập tính của chim bồ câu và 
những loài chim khác 
- Rèn kĩ năng quan sát tranh trên băng hình, kĩ năng tóm tắt nội dung trên băng hình. 
- Giáo dục ý thức học tập yêu thích bộ môn 
B. NỘI DUNG:
pdf 3 trang Hạnh Đào 15/12/2023 440
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy Sinh học Lớp 7 - Tuần 25 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfsinh_7_tuan_25.pdf
  • pdfSINH 7_HD_TUAN 25.pdf

Nội dung text: Bài dạy Sinh học Lớp 7 - Tuần 25 - Năm học 2019-2020

  1. HỆ THỐNG KIẾN THỨC – KỸ NĂNG - MÔN: SINH 7 TUẦN 25 (Từ ngày 16/3 đến ngày 21/3/2020) THỰC HÀNH XEM BĂNG HÌNH VỀ ĐỜI SỐNG VÀ TẬP TÍNH CỦA CHIM A. KIẾN THỨC – KỸ NĂNG CẦN ĐẠT - Củng cố mở rộng bài học qua băng hình về đời sống và tập tính của chim bồ câu và những loài chim khác - Rèn kĩ năng quan sát tranh trên băng hình, kĩ năng tóm tắt nội dung trên băng hình. - Giáo dục ý thức học tập yêu thích bộ môn B. NỘI DUNG: Xem các đoạn phim, đoạn tư liệu về đời sống, tập tính của một số loài chim. Qua đó trả lời các câu hỏi: Tóm tắt những nội dung chính của băng hình Kể tên những động vật quan sát được Nêu những hình thức di chuyển của chim Kể tên các loại mồi và cách kiếm ăn đặc trưng của từng loài Nêu những đặc điểm khác nhau giữa chim trống và chim mái Nêu tập tính sinh sản của chim Gợi ý: Một số trang web gợi ý về đời sống, tập tính của chim + + + +
  2. LỚP THÚ (LỚP CÓ VÚ) CHỦ ĐỀ. THỎ A. KIẾN THỨC – KỸ NĂNG CẦN ĐẠT - HS nắm được những đặc điểm đời sống và hình thức sinh sản của thỏ. Thấy được cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù - Rèn kĩ năng quan sát nhận biết kiến thức, kĩ năng hoạt động nhóm - Giáo dục ý thức yêu thích môn học, bảo vệ động vật B.NỘI DUNG BÀI HỌC I/ Tìm hiểu đời sống của thỏ - Thỏ sống đào hang - Ăn cỏ lá cây bằng cách gặm nhấm, kiếm ăn về chiều - Thỏ là động vật hằng nhiệt - Thụ tinh trong - Thai phát triển trong tử cung của thỏ mẹ, có nhau thai → gọi là hiện tượng thai sinh - Con non yếu được nuôi bằng sữa mẹ II/ Cấu tạo ngoài và di chuyển 1/ Cấu tạo ngoài  Quan sát hình 46.2, 46.3/150 SGK, đọc các thông tin có liên quan tới các hình trên, điền nội dung phù hợp vào bảng/150 SGK: Đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù: - Bộ lông mao dày, xốp → Che chở và giữ nhiệt cho cơ thể. - Chi trước ngắn → Đào hang. - Chi sau dài, khỏe → Bật nhảy xa, chạy trốn nhanh. - Mũi thính, lông xúc giác nhạy bén → Thăm dò thức ăn và môi trường. - Tai thính có vành tai lớn, cử động được → Định hướng âm thanh, phát hiện kẻ thù. - Mắt có mi cử động được → Bảo vệ mắt, giúp mắt không bị khô. 2/ Di chuyển + Thỏ di chuyển bằng cách nào ?  Quan sát hình 46.5/151 SGK, giải thích: + Tại sao thỏ chạy không dai sức bằng thú ăn thịt, song một số trường hợp thỏ vẫn thoát được kẻ thù? + Vận tốc của thỏ lớn hơn thú ăn thịt song thỏ vẫn bị bắt ? Vì sao ?
  3. - Thỏ di chuyển bằng cách nhảy đồng thời bằng cả hai chân sau. C. DẶN DÒ CHUẨN BỊ TUẦN 26 - Học bài: Thỏ - Trả lời các câu hỏi 1,2/151 SGK - Chuẩn bị bài: Bài: Cấu tạo trong của thỏ - Xem thông tin trang 152 SGK, trả lời câu hỏi /152 SGK. - Xem thông tin trang 153 SGK, hoàn thành bảng “ Thành phần các hệ cơ quan”/153 SGK - Trả lời câu hỏi /154 SGK qua bài 46, cho biết đặc điểm cuả các giác quan của thỏ. - Xem các thông tin của bài trả lời câu 2/155 SGK Bài: Đa dạng của các lớp thú ( bộ thú huyệt, bộ thú túi) - Đọc thông tin/156,157 SGK để có thể phân biệt các nhóm thú bằng đặc điểm sinh sản và tập tính “bú” của con sơ sinh.