Bài dạy Sinh học Lớp 8 - Tuần 27 - Năm học 2019-2020
1. Kiến thức:
- Mô tả được cấu tạo của tai.
- Trình bày được chức năng thu nhận kích thích sóng âm bằng sơ đồ đơn giản.
- Nêu được các tác nhân gây hại và biện pháp bảo vệ tai.
2. Kỹ năng :
- Hoạt động nhóm
- Quan sát, xử lí thông tin
- Xử lí tình huống
- Phân tích, tư duy trừu tượng.
- Mô tả được cấu tạo của tai.
- Trình bày được chức năng thu nhận kích thích sóng âm bằng sơ đồ đơn giản.
- Nêu được các tác nhân gây hại và biện pháp bảo vệ tai.
2. Kỹ năng :
- Hoạt động nhóm
- Quan sát, xử lí thông tin
- Xử lí tình huống
- Phân tích, tư duy trừu tượng.
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy Sinh học Lớp 8 - Tuần 27 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bai_day_sinh_hoc_lop_8_tuan_27_nam_hoc_2019_2020.pdf
- SINH 8_HD_TUAN 27.pdf
Nội dung text: Bài dạy Sinh học Lớp 8 - Tuần 27 - Năm học 2019-2020
- HỆ THỐNG KIẾN THỨC – KỸ NĂNG - MÔN: SINH 8 TUẦN 27 (Từ ngày 30/3/2020 đến ngày 04/04/2020) A. NỘI DUNG KIẾN THỨC BÀI. CƠ QUAN PHÂN TÍCH THÍNH GIÁC MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Mô tả được cấu tạo của tai. - Trình bày được chức năng thu nhận kích thích sóng âm bằng sơ đồ đơn giản. - Nêu được các tác nhân gây hại và biện pháp bảo vệ tai. 2. Kỹ năng : - Hoạt động nhóm - Quan sát, xử lí thông tin - Xử lí tình huống - Phân tích, tư duy trừu tượng. NỘI DUNG I. Cấu tạo của tai (Hs quan sát hình 51.1/162 SGK, làm BT điền từ /162 SGK) Tai gồm 3 phần: - Tai ngoài gồm: vành tai và ống tai. - Tai giữa gồm chuỗi xương tai và vòi nhĩ. Giữa tai ngoài và tai giữa là màng nhĩ. - Tai trong gồm: + Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên: thu nhận thông tin về vị trí và chuyển động của cơ thể trong không gian. + Ốc tai: có tế bào thụ cảm thính giác thu nhận kích thích sóng âm. II. Chức năng thu nhận sóng âm (Hs đọc thông tin/ 164 SGK) Sóng âm vào tai làm rung màng nhĩ → truyền qua chuỗi xương tai → vào tai trong ốc tai màng → tác động lên các tế bào thụ cảm thính giác → truyền xung thần kinh về vùng thính giác cho ta nhận biết âm thanh phát ra.
- III. Vệ sinh tai (Hs đọc thông tin/164 SGK) - Làm sạch tai bằng tăm bông. - Không dùng vật cứng để ngoáy tai. - Tránh nơi có nhiều tiếng ồn hoặc có biện pháp chống tiếng ồn. - Giữ vệ sinh tai, mũi, họng. BÀI. PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN VÀ PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Phân biệt được phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. - Trình bày được quá trình hình thành các phản xạ mới và ức chế các phản xạ cũ. - Hiểu ý nghĩa của phản xạ có điều kiện đối với đời sống. 2. Kĩ năng: - Hoạt động nhóm - Quan sát, phân tích, so sánh, liên hệ thực tế. - Tư duy trừu tượng. NỘI DUNG I. Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện (HS làm bảng 52.1/166 SGK, đọc thông tin/166 SGK) - Phản xạ không điều kiện: là phản xạ bẩm sinh, không cần phải học tập. - Phản xạ có điều kiện: là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện. (HS lấy thêm ví dụ ngoài ví dụ của SGK) II. Sự hình thành phản xạ có điều kiện 1. Ví dụ hình thành phản xạ có điều kiện (Hs quan sát hình 52.1, 52.2, 52.3/167 SGK, mô tả sự hình thành phản xạ tiết nước bọt đối với ánh đèn ở chó) - Bật đèn chó có phản xạ định hướng với ánh đèn (ánh đèn là kích thích có điều kiện) - Cho chó ăn chó tiết nước bọt (thức ăn là kích thích không điều kiện) - Bật đèn rồi cho chó ăn nhiều lần ánh đèn thành tín hiệu ăn uống - Chỉ bật đèn chó tiết nước bọt phản xạ tiết nước bọt với ánh đèn được thành lập (HS mô tả thêm ví dụ hình thành phản xạ có điều kiện khác)
- B. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Câu hỏi 2, 3/165 SGK 2. Câu hỏi 2/168 SGK 3. Xem phần Em có biết/165, 169 SGK C. DẶN DÒ CHUẨN BỊ TUẦN 28 1. Ôn kiến thức tuần 27 2. Làm bảng 52.2/168 SGK 3. Đọc thông tin phần I, II/ 170 SGK, làm bài /170 SGK 4. Đọc thông tin phần III/ 171 SGK 5. Làm các câu hỏi phần I, II, III/172 SGK 6. Đọc thông tin phần II/172 SGK 7. Hoàn thành bảng 54/172 SGK