Bài dạy Sinh học Lớp 9 - Tuần 25 - Năm học 2019-2020

1. MỤC TIÊU 
a. Kiến thức 
- Định nghĩa được quần thể sinh vật. Cho được ví dụ minh họa 
- Nêu được một số đặc trưng của quần thể: mật độ, tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi. Cho được ví dụ minh họa. 
- Phân tích được ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật 
b. Kĩ năng 
- Quan sát, phân tích hình ảnh, vận dụng giải thích thực tiễn. 
2. NỘI DUNG
pdf 3 trang Hạnh Đào 15/12/2023 600
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy Sinh học Lớp 9 - Tuần 25 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_day_sinh_hoc_lop_9_tuan_25_nam_hoc_2019_2020.pdf
  • pdfSINH 9_HD_TUAN 25.pdf

Nội dung text: Bài dạy Sinh học Lớp 9 - Tuần 25 - Năm học 2019-2020

  1. HỆ THỐNG KIẾN THỨC – KỸ NĂNG - MÔN: SINH 9 TUẦN 25 (Từ ngày 16/3 đến ngày 21/3/2020)   A. NỘI DUNG KIẾN THỨC TUẦN 25 CHƯƠNG II. HỆ SINH THÁI BÀI. QUẦN THỂ SINH VẬT 1. MỤC TIÊU a. Kiến thức - Định nghĩa được quần thể sinh vật. Cho được ví dụ minh họa - Nêu được một số đặc trưng của quần thể: mật độ, tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi. Cho được ví dụ minh họa. - Phân tích được ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật b. Kĩ năng - Quan sát, phân tích hình ảnh, vận dụng giải thích thực tiễn. 2. NỘI DUNG I. Thế nào là một quần thể sinh vật? (HS đọc thông tin/139 SGK, làm bảng 47.1/139 SGK) - Khái niệm: gồm các cá thể cùng loài, cùng sống trong 1 khu vực nhất định, ở 1 thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản tạo những thế hệ mới. - Ví dụ: rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam; Các cá thể chuột đồng cùng sống trên một đồng lúa (HS lấy thêm ví dụ khác) (HS phân biệt quần thể với một tập hợp cá thể ngẫu nhiên) II. Những đặc trưng cơ bản của quần thể 1. Tỉ lệ giới tính - Là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực/cá thể cái. (HS xem ví dụ/140 SGK) 1
  2. 2. Thành phần nhóm tuổi (HS xem bảng 47.2/140 SGK. Quan sát hình 47/141 SGK. So sánh và nhận xét sự phát triển của quần thể của 3 dạng tháp) - Thành phần nhóm tuổi của quần thể được biểu diễn bằng biểu đồ tháp tuổi - Ba dạng tháp tuổi: dạng phát triển, dạng ổn định, dạng giảm sút 3. Mật độ quần thể - Mật độ quần thể là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong 1 đơn vị diện tích hay thể tích. (HS xem ví dụ/141 SGK) - Mật độ quần thể tăng hay giảm phụ thuộc điều kiện sống của môi trường III. Ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật - Số lượng cá thể trong quần thể biến động theo mùa, theo năm, phụ thuộc vào nguồn thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống của môi trường. - Mật độ quần thể tăng khi điều kiện sống thuận lợi. - Nhưng mật độ cá thể tăng quá cao, làm thiếu thức ăn, nơi ở, phát sinh bệnh tật nhiều cá thể chết mật độ quần thể được điều chỉnh về mức cân bằng. (HS trả lời câu hỏi /141 SGK) BÀI. QUẦN THỂ NGƯỜI 1. MỤC TIÊU a. Kiến thức - Nêu được đặc điềm quần thể người. - Nhận thức được ý nghĩa việc thực hiện pháp lệnh về dân số. b. Kĩ năng - Quan sát, phân tích hình ảnh, vận dụng giải thích thực tiễn tăng- giảm dân số và phát triển xã hội 2. NỘI DUNG I. Sự khác nhau giữa quần thể người với các quần thể sinh vật khác (HS làm bảng 48.1/143 SGK) - Quần thể người có đặc trưng sinh học như quần thể sinh vật như giới tính, lứa tuổi 2
  3. - Quần thể người có những đặc trưng về kinh tế - xã hội mà quần thể sinh vật khác không có: pháp luật, hôn nhân, giáo dục, văn hóa - Do con người có lao động, tư duy phát triển, có khả năng cải tạo thiên nhiên. B. CÂU HỎI ÔN TẬP - Bài tập 1, 2, 3/142 SGK - Bài tập 1/145 SGK C. DẶN DÒ CHUẨN BỊ TUẦN 25 1. Xem hình 48/ 144 SGK, trả lời câu hỏi /144 SGK 2. Xem hình 49.2/147 SGK. Đọc thông tin/147- 148 SGK 3