Bài dạy Vật lý Lớp 7 - Bài: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện - Năm học 2019-2020

I.Mục tiêu : 
-Nếu được dòng điện đi qua vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn 
nóng lên, kể tên các dụng cụ điện sử dụng tác dụng nhiệt của dòng điện. 
-Kể tên và mô tả tác dụng phát sáng của dòng điện đối với 3 loại bóng đèn  
II.Nội dung bài học:
pdf 3 trang Hạnh Đào 15/12/2023 660
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy Vật lý Lớp 7 - Bài: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_day_vat_ly_lop_7_bai_tac_dung_nhiet_va_tac_dung_phat_san.pdf
  • pdfLY 7_HD_TUAN 25.pdf

Nội dung text: Bài dạy Vật lý Lớp 7 - Bài: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện - Năm học 2019-2020

  1. HỆ THỐNG KIẾN THỨC – KỸ NĂNG - MÔN: VẬT LÝ 7 TUẦN 25 (Từ ngày 16/3 đến ngày 21/3/2020) Chủ đề : Các tác dụng của dòng điện Bài “Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện” I.Mục tiêu : -Nếu được dòng điện đi qua vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn nóng lên, kể tên các dụng cụ điện sử dụng tác dụng nhiệt của dòng điện. -Kể tên và mô tả tác dụng phát sáng của dòng điện đối với 3 loại bóng đèn II.Nội dung bài học: 1.Tác dụng nhiệt: C1:Bóng đèn dây tóc, bàn ủi, nồi cơm điện. C2:SGK /60 (hình 22.1) a) Khi đèn sáng đèn có nóng lên, sờ bằng tay, dùng nhiệt kế b) Dây tóc bóng điện bi đốt nóng mạnh và phát sáng khi có dòng điện chảy qua. c) Do dây vonfram dùng để làm dây tóc bóng đèn có nhiệt độ nóng chảy 3370 C̊ lớn hơn nhiệt độ nóng chảy để phát sáng của bóng đèn nên dây tóc bóng đèn không bị nóng chảy khi phát sáng. -Nhận xét: Vật dẫn điện nóng lên khi có dòng điện chạy qua -Kết luận: Dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường, đều làm cho vật dẫn nóng lên. Nếu vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao thì nó phát sáng ( vd: bóng đèn dây tóc, máy sấy tóc, bếp điện, nồi cơm điện ) . 2. Tác dụng phát sáng: a) Bóng đèn bút thử điện : C5:Hai đầu dây trong bóng đèn bút thử điện không tiếp xúc nhau (hở).
  2. C6:Dòng điện chạy qua chất khí trong bóng đèn của bút thử điện làm chất khí này phát sáng. b) Đèn điôt phát quang (đèn LED): -Quan sát hình 22.4/SGK trang 61, khi nối hai đầu dây của đèn vào 2 cực của nguồn điện thường dùng cho đèn pin ta thấy đèn sáng. C7:Khi đảo ngược hai đầu dây đèn ta thấy đèn không sáng. -Quan sát thấy đèn điôt phát quang chỉ sáng khi cho dòng điện đi vào bản kim loại nhỏ của đèn nghĩa là bản kim loại nhỏ của đèn nối với cực dương và bản kim loại lớn nối với cực âm. -Đèn điôt phát quang chỉ cho dòng điện theo 1 chiều nhất định và khi đó đèn sáng. Kết luận: Dòng điện có thể làm sáng bóng đèn bút thử điện và đèn điôt phát quang mặc dù các đèn này chưa nóng đến nhiệt độ cao ( vd: đèn bút thử điện, đèn điôt phát quang, ). III.Bài tập : Hoàn thành phiếu học tập PHIẾU HỌC TẬP 1.Trình bày tác dụng nhiệt của dòng điện và nêu ứng dụng? 2.Trình bày tác dụng phát sáng của dòng điện và nêu ứng dụng? 3.Xét các dụng cụ sau: quạt điện, nồi cơm điện, máy thu hình (tivi), ấm điện Hỏi khi các dụng cụ này hoạt động thì tác dụng nhiệt của dòng điện nào là có ích đối với dụng cụ nào?
  3. 4.a) Hãy cho biết dòng điện đi qua bóng đèn sợi đốt sẽ gây ra những tác dụng gì? b) Tại sao nhiều nơi trên thế giới ra quy định hạn chế sử dụng đèn sợi đốt từ năm 2009 và ngưng sản xuất đèn loại này từ năm 2012? 5.Nếu trong mạch điện với dây dẫn bằng đồng có nối xen 1 đoạn dây chì (gọi là cầu chì) thì trong một số trường hợp do tác dụng nhiệt của dòng điện, dây chì có thể nóng lên trên 372 C̊ . Hỏi khi đó có gì xảy ra với đoạn dây chì và với mạch điện? (tham khảo bảng nhiệt độ nóng chảy của 1 số chất SGK/60) IV.Dặn dò chuẩn bị bài “Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí của dòng điện” - Tìm hiểu về tác dụng từ của dòng điện và ứng dụng của nó. - Tìm hiểu về tác dụng hóa học và ứng dụng của nó. - Tìm hiểu về tác dụng sinh lí và ứng dụng của nó.