Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 14: Thực hiện trật tự an toàn giao thông

1. Đặt vấn đề

   Năm 2013 cả nước đã xảy ra 29.385 vụ tai nạn giao thông, làm chết 9.369 người, bị thương 29.500 người.

    Những ngày nghỉ Tết Giáp Ngọ, cả nước xảy ra 338 vụ tai nạn, làm chết 286 người và bị thương 324 người. Phần lớn là tai nạn xe máy ở nông thôn.

 

Em có nhận xét gì về tình hình xảy ra tai nạn giao thông ở Việt Nam ?

Những nguyên nhân nào gây ra tai nạn giao thông? Nguyên nhân nào chủ yếu nhất ?

Chúng ta phải làm gì để ngăn ngừa việc xảy ra tai nạn giao thông ?

 

pptx 55 trang Hạnh Đào 14/12/2023 2300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 14: Thực hiện trật tự an toàn giao thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_giao_duc_cong_dan_lop_6_bai_14_thuc_hien_trat_tu_a.pptx

Nội dung text: Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 14: Thực hiện trật tự an toàn giao thông

  1. Chào các em, hôm nay mình tiếp tục học bài mới nhé. Nội dung bài này gồm 2 tiết: - Tiết 1: xem bài học power point và chép nội dung bài học (2 slide cuối của power point ). - Tiết 2 ( Tuần sau) : củng cố và mở rộng nội dung bài học, làm bài tập Các em nhớ chép bài và làm bài nhé, khi vào học lại GVBM sẽ củng cố lại kiến thức cho các em nhé.
  2. BÀI 14 THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
  3. NỘI DUNG 1 Đặt vấn đề 2 Các loại biển báo thông dụng 3 Một số qui định về đi đường 4 Câu hỏi và tình huống sắm vai
  4. 1. Đặt vấn đề Năm 2013 cả nước đã xảy ra 29.385 vụ tai nạn giao thông, làm chết 9.369 người, bị thương 29.500 người. Những ngày nghỉ Tết Giáp Ngọ, cả nước xảy ra 338 vụ tai nạn, làm chết 286 người và bị thương 324 người. Phần lớn là tai nạn xe máy ở nông thôn.
  5. Thảo luận nhanh • Em có nhận xét gì về tình hình xảy ra tai nạn giao thông ở Việt Nam ? • Những nguyên nhân nào gây ra tai nạn giao thông? Nguyên nhân nào chủ yếu nhất ? • Chúng ta phải làm gì để ngăn ngừa việc xảy ra tai nạn giao thông ?
  6. * Nhận xét • Ở nước ta, mỗi năm có gần 15.000 vụ tai nạn giao thông . • Hằng năm có khoảng 11.000 người Việt Nam chết và hàng ngàn người bị thương vì tai nạn giao thông
  7. Nguyên nhân khách quan • Đường xá còn nhiều lô cốt, ổ gà, hố tử thần • Số lượng người tham gia giao thông ngày càng nhiều • Phương tiện giao thông tăng nhanh. • Thời tiết kém, xấu dễ dẫn đến việc xảy ra tai nạn giao thông : mưa bão, động đất • Phương tiện giao thông chưa đủ điều kiện an toàn
  8. Nguyên nhân chủ quan + Đi dàn hàng ngang + Sử dụng điện thoại khi + Lấn chiếm lòng lề đang lái xe đường + Thồ chở vật nặng, che + Lấn tuyến khuất tầm nhìn + Vượt đèn đỏ + Phóng nhanh vượt ẩu + Lái xe khi say rượu + Chở quá số người quy +Lạng lách đánh võng định
  9. 1. Làm thế nào để ngăn ngừa TNGT ? Tuyệt đối chấp hành HỆ THỐNG BÁO HIỆU GIAO THÔNG và QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
  10. 2. Các loại biển báo thông dụng A. Biển báo cấm : hình tròn ., nền màu trắng có viền đỏ, hình vẽ màu đen. thể hiện điều cấm hoặc hạn chế. Cấm người1 đi bộ Cấm đi ngược2 chiều Cấm3 xe máy Cấm xe tải4 từ 2,5 tấn
  11. B. Biển báo nguy hiểm : Hình tam . giác đều, nền màu vàng có viền đỏ, hình vẽ màu .đen thể hiện điều nguy hiểm cần đề phòng Công1 trường Giao nhau4 với Nguy 2hiểm khác Đường 3người đi đường sắt có rào bộ cắt ngang chắn
  12. 1 2 3 GIA SÚC GIAO NHAU VỚI ĐƯỜNG SẮT ĐƯỜNG TRƠN KHÔNG CÓ RÀO CHẮN 6 4 5 ĐƯỜNG HẦM CHỖ NGOẶT NGUY ĐƯỜNG KHÔNG HIỂM LIÊN TIẾP BẰNG PHẲNG
  13. C. Biển báo hiệu lệnh : Hình tròn , nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng nhằm báo hiệu điều phải thi hành. 1 Được đi thẳng và rẽ phải Chỉ được2 rẽ phải Hướng3 đi phải theo Chỉ được4 rẽ trái
  14. Tài liệu, hình ảnh tham khảo. • Biển báo cấm • Biển báo nguy hiểm • Biển báo hiệu lệnh • Biển chỉ dẫn • Biển phụ • Câu hỏi về biển báo
  15. HÌNH ẢNH Xe ô tô đi vào đường cấm ô tô
  16. • Nguyên nhân nào sau đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tai nạn giao thông ? A. Đường hẹp và xấu B. Người tham gia giao thông không tuân thủ quy định của Pháp luật. C. Phương tiện tham gia giao thông tăng nhanh và không đảm bảo an toàn. D. Pháp luật xử lý vi phạm chưa nghiêm.
  17. • Theo em, ở những nơi có đèn tín hiệu hoặc biển báo giao thông mà lại có người điều khiển giao thông, thì người tham gia giao thông phải chấp hành báo hiệu nào ? A. Tín hiệu đèn B. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông C. Biển báo giao thông.
  18. THẢO LUẬN NHÓM • Vấn đề 1 : Luật ATGT nước ta quy định như thế nào về an toàn cho người đi bộ ? • Vấn đề 2: Luật ATGT nước ta quy định như thế nào về an toàn cho người đi xe đạp ? • Vấn đề 3: Luật ATGT nước ta quy định như thế nào về an toàn đường sắt ?
  19. 3. Một số quy định về đi đường Đi trên hè phố, lề đường Người đi bộ Đi sát mép đường Tuân thủ đúng hệ thống báo hiệu giao thông
  20. * Người đi xe đạp: Không đi dàn hàng ngang Không đi vào phần đường dành Không lạng lách, đánh võng cho người đi bộ hoặc phương Không kéo, đẩy xe khác tiện khác Không mang vác, chở vật cồng kềnh Trẻ em dưới12 tuổi Không buông cả hai tay hoặc Không được đi xe bằng một bánh đi xe đạp người lớn.
  21. Không chăn thả trâu, bò gia súc, chơi đùa trên đường sắt Qui định về an Không thò đầu, chân tay ra toàn đường sắt ngoài khi tàu đang chạy Không ném đất đá
  22. * Những hành vi vi phạm ATGT
  23. * Bảo vệ chính mình bằng cách :
  24. 1. Người điều khiển xe môtô 2 - 3 bánh có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên phải đủ bao nhiêu tuổi: A. 16 tuổi B. 18 tuổi C. 20 tuổi D. 22 tuổi
  25. 2. Người điều khiển xe hai bánh, xe gắn máy được chở tối đa mấy người? A. 2 người lớn B. 1 người lớn C. 1 người lớn và 1 D. 3 trẻ em trẻ em
  26. 3. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm khi đi trên các tuyến đường nào: A. Khi đi trên các tuyến đường trong thành phố, thị xã, thị trấn B. Khi đi trên các tuyến đường quốc lộ C. Khi đi trên tất cả các tuyến đường bộ.
  27. TÌNH HUỐNG SẮM VAI • Ngày chủ nhật, Phong ( 15 tuổi) lấy xe máy của mẹ chở em đến nhà bà chơi. Thấy trời nắng, Phong mang theo chiếc ô. Trên đường đi, Phong bảo em ngồi đằng sau mở ô ra che nắng cho hai anh em. Đi được một đoạn thì bị chú cảnh sát giao thông yêu cầu dừng lại . Cả hai anh em ngơ ngác không hiểu vì sao bị giữa lại. • Bạn hãy cho biết Phong vi phạm qui định nào về an toàn giao thông ? • Theo bạn, em của Phong có vi phạm không và vi phạm gì ?
  28. BÀI 14: AN TOÀN GIAO THÔNG II. Nội dung bài học 1. Nguyên nhân tai nạn giao thông - Ý thức người tham gia giao thông chưa tốt - Đường xấu và hẹp - Người tham gia giao thông đông - Phương tiện giao thông không đảm bảo 2. Quy định pháp luật đối với người đi bộ, đi xe đạp và trẻ em. * Đối với người đi bộ: - Phải đi trên hè phố hoặc lề đường, trường hợp không có hè phố, lề đường thì đi phải đi sát mép đường. - Chỉ được qua đường ở những nơi có tín hiệu, có kẻ vạch đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và tuân thủ sự chỉ dẫn. * Đối với người đi xe đạp: - Không đi xe dàn hàng ngang, lạng lách đánh võng - Không đi vào phần đường dành cho người đi bộ hoặc phương tiện khác - Không sử dụng ô, điện thoại di động khi điều khiển xe - Không kéo, đẩy xe khác, chở đồ vật cồng kềnh * Đối với trẻ em: - Trẻ em dưới 12 tuổi không được đi xe đạp người lớn - Trẻ em dưới 16 tuổi không được điều khiển xe gắn máy.
  29. BÀI 14: AN TOÀN GIAO THÔNG 3. Biển báo giao thông và tín hiệu đèn giao thông * Biển báo giao thông: • Biển báo cấm • Biển báo nguy hiểm • Biển báo hiệu lệnh * Tín hiệu giao thông • Đèn xanh được đi • Đèn đỏ dừng lại • Đèn vàng chuẩn bị dừng. 4. Ý nghĩa của việc thực hiện trật tự an toàn giao thông: • Đảm bảo an toàn giao thông cho mình và cho mọi người, tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra, gây hậu quả nghiêm trọng và đau lòng cho mình và cho người khác. • Đảm bảo giao thông được thông suốt, tránh gây ùn tắc giao thông.
  30. Thank You!