Bài giảng Tập đọc Lớp 5 - Bài: Nghĩa thầy trò - Hoàng Thị Vân

Sau bài học, học sinh được củng cố về:
- Các kiến thức về tình nghĩa thầy trò, tôn sư trọng đạo
- Hiểu được nghề giáo cao quý và quan trọng
pptx 27 trang Hạnh Đào 08/12/2023 4000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tập đọc Lớp 5 - Bài: Nghĩa thầy trò - Hoàng Thị Vân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_tap_doc_lop_5_bai_nghia_thay_tro_hoang_thi_van.pptx

Nội dung text: Bài giảng Tập đọc Lớp 5 - Bài: Nghĩa thầy trò - Hoàng Thị Vân

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 1 TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN BỈNH KHIÊM Tập đọc NGHĨA THẦY TRÒ Giáo viên: Hoàng Thị Vân
  2. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC LUYỆN TÌM HIỂU LUYỆN ĐỌC ĐỌC BÀI DIỄN CẢM
  3. HOẠT ĐỘNG 1: Luyện đọc đúng
  4. Nghĩa thầy trò Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà cụ giáo Chu để mừng thọ thầy. Cụ giáo đội khăn ngay ngắn, mặc áo dài thâm ngồi trên sập. Mấy học trò cũ từ xa về dâng biếu thầy những cuốn sách quý. Cụ giáo hỏi thăm công việc của từng người, bảo ban các học trò nhỏ, rồi nói: - Thầy cảm ơn các anh. Bây giờ, nhân có đông đủ môn sinh, thầy muốn mời tất cả các anh theo thầy tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng. Các môn sinh đồng thanh dạ ran. Thế là cụ giáo Chu đi trước, học trò theo sau. Các anh có tuổi đi sau thầy, người ít tuổi hơn nhường bước, cuối cùng là mấy chú tóc để trái đào. Cụ giáo Chu dẫn học trò đi về cuối làng, sang tận thôn Đoài, đến một ngôi nhà tranh đơn sơ mà sáng sủa, ấm cúng. Ở hiên trước, một cụ già trên tám mươi tuổi râu tóc bạc phơ đang ngồi sưởi nắng. Cụ giáo Chu bước vào sân, chắp tay cung kính vái và nói to: - Lạy thầy! Hôm nay con đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy. Cụ già tóc bạc ngước lên, nghiêng đầu nghe. Cụ đã nặng tai. Thầy giáo Chu lại nói to câu nói vừa rồi một lần nữa. Thì ra đây là cụ đồ xưa kia đã dạy vỡ lòng cho thầy. Tiếp sau cụ giáo Chu, các môn sinh của cụ lần lượt theo lứa tuổi vái tạ cụ đồ già. Ngày mừng thọ thầy Chu năm ấy, họ được thêm một bài học thấm thía về nghĩa thầy trò. Theo Hà Ân
  5. Cụ giáo chu là thầy giáo Chu Văn An Chu Văn An (1292-1370) quê ở làng Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay thuộc xóm Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội). Ông từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học ở làng Huỳnh Cung, bên kia sông Tô Lịch. Ông có công lớn trong việc truyền bá, giáo dục tư tưởng đạo đức Khổng giáo vào Việt Nam. Vua Trần Minh Tông (1300–1357) mời ông ra làm tư nghiệp Quốc Tử Giám, dạy cho Thái tử Trần Vượng, tức là vua Trần Hiến Tông tương lai. Đến đời Dụ Tông, thấy quyền thần làm nhiều điều vô đạo, ông dâng Thất trảm sớ xin chém bảy tên gian nịnh, nhưng vua không nghe. Ông chán nản từ quan về ở núi Phượng Hoàng (Chí Linh, Hải Dương), lấy hiệu là Tiều ẩn (người hái củi ở ẩn) dạy học, viết sách cho tới khi mất.
  6. Bài “Nghĩa thầy trò” chia làm 3 đoạn: Đoạn 1: Từ sáng sớm, mang ơn rất nặng. Đoạn 2: Các môn sinh, tạ ơn thầy. Đoạn 3: Cụ già tóc bạc hết bài.
  7. TẬP ĐỌC NGHĨA THẦY TRÒ Theo Hà Ân A-Luyện đọc - tề tựu Thầy cảm ơn các anh. Bây giờ, nhân có - sưởi nắng đông đủ môn sinh, thầy muốn mời tất cả các anh theo thầy đến thăm một người - cuối làng mà thầy mang ơn rất nặng. - một lần nữa
  8. TẬP ĐỌC NGHĨA THẦY TRÒ Theo Hà Ân HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu bài A. Giải nghĩa từ
  9. Áo dài thâm:
  10. Sập: là giường gỗ, mặt gắn liền với chân xung quanh có diềm.
  11. B. Tìm hiểu bài HỌC SINH ĐỌC ĐOẠN 1: Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà cụ giáo Chu để mừng thọ thầy. Cụ giáo đội khăn ngay ngắn, mặc áo dài thâm ngồi trên sập. Mấy học trò cũ từ xa về dâng biếu thầy những cuốn sách quý. Cụ giáo hỏi thăm công việc của từng người, bảo ban các học trò nhỏ, rồi nói: - Thầy cảm ơn các anh. Bây giờ, nhân có đông đủ môn sinh, thầy muốn mời tất cả các anh theo thầy tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng.
  12. Câu 1: Từ sáng sớm các môn sinh đến nhà cụ giáo Chu để làm gì? Từ sáng sớm các môn sinh đến nhà cụ giáo Chu để mừng thọ thầy.
  13. Chốt: Từ sáng sớm, các môn sinh đến nhà cụ giáo Chu để mừng thọ thầy. Câu 2: Việc làm thể đó hiện điều gì? Việc làm đó thể hiện lòng yêu quý, kính trọng thầy.
  14. Câu 3 Những chi tiết nào cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu? cùng đến thăm cụ đồ tề tựu trước dâng sách già sân quý Học trò rất tôn kính cụ giáo Chu. →Ý 1:Tình cảm của học trò đối với cụ giáo Chu.
  15. HỌC SINH ĐỌC ĐOẠN 2, 3 Các môn sinh đồng thanh dạ ran. Thế là cụ giáo Chu đi trước, học trò theo sau. Các anh có tuổi đi sau thầy, người ít tuổi hơn nhường bước, cuối cùng là mấy chú tóc để trái đào. Cụ giáo Chu dẫn học trò đi về cuối làng, sang tận thôn Đoài, đến một ngôi nhà tranh đơn sơ mà sáng sủa, ấm cúng. Ở hiên trước, một cụ già trên tám mươi tuổi râu tóc bạc phơ đang ngồi sưởi nắng. Cụ giáo Chu bước vào sân, chắp tay cung kính vái và nói to: - Lạy thầy! Hôm nay con đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy. Cụ già tóc bạc ngước lên, nghiêng đầu nghe. Cụ đã nặng tai. Thầy giáo Chu lại nói to câu nói vừa rồi một lần nữa. Thì ra đây là cụ đồ xưa kia đã dạy vỡ lòng cho thầy. Tiếp sau cụ giáo Chu, các môn sinh của cụ lần lượt theo lứa tuổi vái tạ cụ đồ già. Ngày mừng thọ thầy Chu năm ấy, họ được thêm một bài học thấm thía về nghĩa thầy trò.
  16. TẬP ĐỌC NGHĨA THẦY TRÒ Theo Hà Ân Câu 4: Tình cảm của cụ giáo Chu với người thầy đã dạy cho cụ thuở học vỡ lòng như thế nào? Cụ giáo Chu rất tôn kính với người thầy đã dạy cho cụ thuở học vỡ lòng.
  17. Câu 5: Tìm những chi chi tiết biểu hiện tình cảm của của giáo Chu đối với người thầy đã dạy mình? Em hãy chọn câu trả lời đúng và đánh dấu x vào ô trống. X chắp tay vái mừng thọ thầy X cung kính thưa dâng biếu sách quý
  18. Cụ giáo Chu rất yêu quý, kính trọng người thầy dạy mình từ hồi vỡ lòng, người thầy đầu tiên trong cụ. Chính vì vậy mà cụ cũng đã nhận được tình cảm của các môn sinh đã dành cho cụ. Ý đoạn 2, 3:Tình cảm tôn kính cụ đồ đã dạy thầy từ thuở vỡ lòng của thầy giáo Chu.
  19. Câu 6: Tình cảm mà các môn sinh dành cho cụ giáo Chu được thể hiện qua những thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây? a. Tiên học lễ, hậu học văn. b. Uống nước nhớ nguồn. c. Tôn sư trọng đạo. d. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. (Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.) Những câu tục ngữ trên đều nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu.
  20. a. Tiên học lễ, hậu học văn: trước hết phải học lễ phép; sau mới học chữ, học văn hóa. b. Uống nước nhớ nguồn: được hưởng bất kì ân huệ gì, phải nhớ tới cội nguồn của nó. c. Tôn sư trọng đạo: kính thầy, tôn trọng đạo học. d. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. (Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.)
  21. TẬP ĐỌC NGHĨA THẦY TRÒ Theo Hà Ân Câu 7: Theo các em, chúng ta học được điều gì từ ngày mừng thọ của thầy giáo Chu? Ngày mừng thọ thầy giáo Chu, mọi người học thêm bài học về nghĩa thầy trò.
  22. TẬP ĐỌC NGHĨA THẦY TRÒ Theo Hà Ân Nội dung: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó. GD: Truyền thống tôn sư trọng đạo luôn được phát huy và gìn giữ bằng những việc làm cụ thể từng ngày như: chăm học, chăm làm, nghe lời ông bà cha mẹ, thầy cô,
  23. Hoạt động 4: LUYỆN ĐỌC DIỄN CẢM
  24. 1.Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà cụ giáo Chu để mừng thọ thầy. Cụ giáo đội khăn ngay ngắn, mặc áo dài thâm ngồi trên sập. Mấy học trò cũ từ xa về dâng biếu thầy những cuốn sách quý. Cụ giáo hỏi thăm công việc của từng người, bảo ban các học trò nhỏ, rồi nói: - Thầy cảm ơn các anh. Bây giờ, nhân có đông đủ môn sinh, thầy muốn mời tất cả các anh theo thầy đến thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng. Các môn sinh đồng thanh dạ ran.
  25. TẬP ĐỌC NGHĨA THẦY TRÒ Theo Hà Ân - Đọc toàn bài với giọng nhẹ nhàng. - Lời của thầy giáo Chu nói với học trò thì ôn tồn, thân mật. - Lời của thầy giáo Chu nói với cụ đồ già thì đọc với giọng kính cẩn.
  26. HOẠT ĐỘNG 5. Hướng dẫn học ở nhà - Luyện đọc lại bài: “Nghĩa thầy trò” và đọc bài cho người thân nghe. -Chuẩn bị bài sau: Đọc và tra từ điển những từ em chưa hiểu nghĩa trong bài: “Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân”
  27. Chúc các em chăm ngoan, học giỏi !