Bài hướng dẫn môn Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 22 - Trường tiểu học Trần Bình Trọng

Học sinh đọc bài “Một trí khôn hơn trăm trí khôn” và trả lời câu hỏi sau đây:

Câu 1. Tìm những câu nói lên thái độ của Chồn coi thường Gà Rừng. (Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 1 của truyện.)

Trả lời:

Những câu nói lên thái độ của Chồn coi thường Gà Rừng:

  • Gà Rừng và Chồn là đôi bạn thân nhưng Chồn vẫn ngầm coi thường bạn.
  • Ít thế sao? Mình thì có hàng trăm.

Câu 2. Khi gặp nạn, Chồn như thế nào? (Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 2 của truyện.)

Trả lời: Khi gặp nạn, Chồn lúng túng, sợ hãi nên không còn một trí khôn nào cả.

Câu 3. Gà Rừng nghĩ ra mẹo gì để cả hai thoát nạn? (Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 3 của truyện.)

Trả lời: Gà Rừng nghĩ ra mẹo giả vờ chết, khi người thợ săn quẳng nó xuống đám cỏ, rồi nó vùng chạy đi. Người thợ săn đuổi theo Gà Rừng tạo cơ hội cho Chồn trốn thoát.

doc 6 trang Hạnh Đào 13/12/2023 1140
Bạn đang xem tài liệu "Bài hướng dẫn môn Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 22 - Trường tiểu học Trần Bình Trọng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbai_huong_dan_mon_tieng_viet_lop_2_tuan_22_truong_tieu_hoc_t.doc

Nội dung text: Bài hướng dẫn môn Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 22 - Trường tiểu học Trần Bình Trọng

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN BÌNH TRỌNG LỚP 2 HƯỚNG DẪN HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2 – TUẦN 22 I. Bài đọc 1 Một trí khôn hơn trăm trí khôn 1. Gà Rừng và Chồn là đôi bạn thân nhưng Chồn vẫn ngầm coi thường bạn. Một hôm, Chồn hỏi Gà Rừng: - Cậu có bao nhiêu trí khôn? - Mình chỉ có một thôi. - Ít thế sao? Mình thì có hàng trăm. 2. Một buổi sáng, đôi bạn dạo chơi trên cánh đồng. Chợt thấy một người thợ săn, chúng cuống quýt nấp vào một cái hang. Nhưng người thợ săn đã thấy dấu chân chúng. Ông reo lên: "Có mà trốn đằng trời!" Nói rồi, ông lấy gậy thọc vào hang. Gà Rừng thấy nguy quá, bảo Chồn: - Cậu có trăm trí khôn, nghĩ kế gì đi! Chồn buồn bã: - Lúc này, trong đầu mình chẳng còn một trí khôn nào cả. 3. Đắn đo một lúc, Gà Rừng nghĩ ra một mẹo, ghé tai Chồn: - Mình sẽ làm như thế, còn cậu cứ thế nhé! Mọi chuyện xảy ra đúng như Gà Rừng đoán. Người thợ săn lôi Gà Rừng ra, thấy cứng đờ, tưởng Gà Rừng đã chết. Ông ta quẳng nó xuống đám cỏ, rồi thọc gậy vào hang bắt Chồn. Thình lình, Gà Rừng vùng chạy. Người thợ săn đuổi theo. Chỉ chờ thế, Chồn vọt ra, chạy biến vào rừng. 4. Hôm sau, đôi bạn gặp lại nhau. Chồn bảo Gà Rừng: - Một trí khôn của cậu còn hơn cả trăm trí khôn của mình. Theo TRUYỆN ĐỌC 1, 1994 * Chú giải - Ngầm: kín đáo, không lộ ra ngoài. - Cuống quýt: vội đến mức rối lên - Đắn đo: Cân nhắc xem lợi hay hại. - Thình lình: bất ngờ.
  2. Học sinh đọc bài “Một trí khôn hơn trăm trí khôn” và trả lời câu hỏi sau đây: Câu 1. Tìm những câu nói lên thái độ của Chồn coi thường Gà Rừng. (Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 1 của truyện.) Trả lời: Những câu nói lên thái độ của Chồn coi thường Gà Rừng: - Gà Rừng và Chồn là đôi bạn thân nhưng Chồn vẫn ngầm coi thường bạn. - Ít thế sao? Mình thì có hàng trăm. Câu 2. Khi gặp nạn, Chồn như thế nào? (Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 2 của truyện.) Trả lời: Khi gặp nạn, Chồn lúng túng, sợ hãi nên không còn một trí khôn nào cả. Câu 3. Gà Rừng nghĩ ra mẹo gì để cả hai thoát nạn? (Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 3 của truyện.) Trả lời: Gà Rừng nghĩ ra mẹo giả vờ chết, khi người thợ săn quẳng nó xuống đám cỏ, rồi nó vùng chạy đi. Người thợ săn đuổi theo Gà Rừng tạo cơ hội cho Chồn trốn thoát. Câu 4. Thái độ của Chồn đối với Gà Rừng thay đổi ra sao? (Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 4 của truyện.) Trả lời: Chồn trở nên khiêm tốn hơn và bảo bạn: “Một trí khôn của cậu còn hơn cả trăm trí không của mình.” Câu 5. Chọn một tên khác cho câu chuyện theo gợi ý dưới đây: a) Gặp nạn mới biết ai khôn b) Chồn và Gà Rừng. c) Gà Rừng thông minh. Trả lời: Có thể đặt tên truyện như sau: “Chỉ cần một trí khôn” hoặc “Giải nguy nhờ trí thông minh” hay “Đừng bao giờ coi thường người khác”, Nội dung bài: Câu chuyện ca ngợi sự thông minh, nhanh nhẹn của Gà Rừng và khuyên chúng ta phải biết khiêm tốn, không nên coi thường người khác. Giọng đọc của bài: giọng người dẫn truyện chậm rãi; giọng Chồn lúc hợm hĩnh, lúc thất vọng, cuối truyện lại rất chân thành; giọng Gà Rừng lúc khiêm tốn, lúc bình tĩnh, tự tin. Nhấn giọng các từ ngữ: trí khôn, coi thường, chỉ có một, hàng trăm, cuống quýt, đằng trời, thọc,
  3. II. Chính tả (Nghe – viết): Bài: Một trí khôn hơn trăm trí khôn, đầu bài và đoạn “Một buổi sáng thọc vào hang.” * Bài tập chính tả Câu 1. Tìm các tiếng: a) Bắt đầu bằng r, d hoặc gi, có nghĩa như sau: - Kêu lên vì vui mừng: - Cố dùng sức để lấy về: - Rắc gạt xuống đất để mọc thành cây: b) Có thanh hỏi hoặc thanh ngã, có nghĩa như sau: - Ngược lại với thật: - Ngược lại với to: - Đường nhỏ và hẹp trong làng xóm, phố phường: Câu 2. a) Điền vào chỗ trống r, d hay gi? Tiếng chim cùng bé tưới hoa
  4. Mát trong từng ọt nước hòa tiếng chim. Vòm cây xanh, đố bé tìm Tiếng nào iêng ữa trăm nghìn tiếng chung. ĐỊNH HẢI III. Bài đọc 2 Cò và Cuốc Cò đang lội ruộng bắt tép. Cuốc thấy vậy từ trong bụi rậm lần ra, hỏi: - Chị bắt tép vất vả thế, chẳng sợ bùn bắn bẩn hết áo trắng sao? Cò vui vẻ trả lời: - Khi làm việc, ngại gì bẩn hở chị? - Em sống trong bụi cây dưới đất, nhìn lên trời xanh, thấy các anh chị trắng phau phau, đôi cánh dập dờn như múa, không nghĩ cũng có lúc chị phải khó nhọc thế này. Cò trả lời: - Phải có lúc vất vả lội bùn mới có khi được thảnh thơi bay lên trời cao. Còn áo bẩn muốn sạch thì khó gì! Kiếm ăn xong, Cò tắm rửa, tấm áo lại trắng tinh, rồi cất cánh bay, đôi cánh dập dờn như múa. Theo NGUYỄN ĐÌNH QUẢNG * Chú giải: - Cuốc: loài chim nhỏ, sống ở bụi cây gần nước, chỉ bay là là mặt đất, thường kêu “cuốc, cuốc”. - Trắng phau phau: trắng hoàn toàn, không có vệt màu khác. - Thảnh thơi: nhàn, không lo nghĩ nhiều. Học sinh đọc bài “Cò và Cuốc” và trả lời các câu hỏi sau đây: Câu 1. Thấy Cò lội ruộng, Cuốc hỏi thế nào? (Gợi ý: Em hãy đọc câu hỏi của Cuốc ở đầu truyện.) Trả lời: Thấy Cò lội ruộng, Cuốc hỏi: “Chị bắt tép vất vả thế, chẳng sợ bùn bắn bẩn hết áo trắng sao?” Câu 2. Vì sao Cuốc lại hỏi như vậy? (Gợi ý: Em hãy đọc đoạn sau để xem thắc mắc của Cuốc: “Từ đầu chị phải khó nhọc thế này”) Trả lời: Cuốc hỏi như vậy vì nó thấy hàng ngày nhìn lên trời xanh, thấy Cò trắng phau phau, đôi cánh dập dờn như múa, không nghĩ có lúc Cò lại khó nhọc lội bùn, bắt tép như vậy.
  5. Câu 3. Câu trả lời của Cò chứa một lời khuyên. Lời khuyên ấy là gì? (Gợi ý: Em hãy đọc câu trả lời của Cò ở cuối truyện.) Trả lời: Câu trả lời của Cò chứa một lời khuyên, đó là : phải có lúc lao động vất vả mới có lúc thảnh thơi, sung sướng. Nội dung bài: Phải lao động vất vả mới có lúc thảnh thơi, vui sướng. Giọng đọc của bài: giọng Cuốc: ngạc nhiên, ngây thơ; giọng Cò: dịu dàng, vui vẻ IV. Chính tả (Nghe – viết): bài “Cò và Cuốc” đầu bài và đoạn “Cò đang lội ruộng ngại gì bẩn hở chị?” * Bài tập chính tả Câu 1. Tìm những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng sau: a) - riêng, giêng: . - dơi, rơi: - dạ, rạ: b) - rẻ, rẽ: - mở, mỡ: - củ, cũ:
  6. Câu 2. Thi tìm nhanh: Các tiếng bắt đầu bằng r (hoặc d, gi). - Các tiếng bắt đầu bằng r: - Các tiếng bắt đầu bằng d: . - Các tiếng bắt đầu bằng gi: