Bài hướng dẫn môn Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 22 - Trường tiểu học Trần Bình Trọng

Học sinh đọc bài “Nhà bác học và bà cụ” trả lời câu hỏi sau đây:

Câu 1. Hãy nói những điều em biết về Ê-đi-xơn. (Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 1 của bài, kết hợp tìm hiểu về người bác học qua báo đài.)

Trả lời: Ê-đi-xơn là nhà bác học tài ba người Mĩ, sinh năm 1847, mất năm 1931. Ông đã có hàng ngàn phát minh góp phần làm cho cuộc sống của loài người thêm văn minh, tiến bộ.

Câu 2. Câu chuyện giữa Ê-đi-xơn và bà cụ xảy ra vào lúc nào? (Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 1 và 2 của truyện.)

Trả lời: Câu chuyện giữa Ê-đi-xơn và bà cụ già xảy ra khi ông chế tạo thành công đèn điện. Bà cụ già đã đi bộ gần ba giờ để đến xem phát minh kì diệu ấy, do đó bà đã vô tình được gặp Ê-đi-xơn và trò chuyện với ông.

Câu 3. Vì sao bà cụ mong có chiếc xe không cần ngựa kéo? (Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 2 của truyện.)

Trả lời: Bà cụ mong có chiếc xe không cần ngựa kéo mà chạy thật êm vì bà đã già, xe ngựa lại chạy rất xóc làm bà cụ đau nhừ cả người.

doc 6 trang Hạnh Đào 13/12/2023 4060
Bạn đang xem tài liệu "Bài hướng dẫn môn Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 22 - Trường tiểu học Trần Bình Trọng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbai_huong_dan_mon_tieng_viet_lop_3_tuan_22_truong_tieu_hoc_t.doc

Nội dung text: Bài hướng dẫn môn Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 22 - Trường tiểu học Trần Bình Trọng

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÀN BÌNH TRỌNG KHỐI BA HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC – CHÍNH TẢ (TUẦN 22) TẬP ĐỌC (1) Bài đọc Nhà bác học và bà cụ 1. Ê-đi-xơn là một nhà bác học nổi tiếng người Mĩ. Khi ông chế ra đèn điện, người từ khắp nơi ùn ùn kéo đến xem. Có một bà cụ phải đi bộ mười hai cây số. Đến nơi, cụ mỏi quá, ngồi xuống vệ đường bóp chân, đấm lưng thùm thụp. 2. Lúc ấy, Ê-đi-xơn chợt đi qua. Ông dừng lại hỏi chuyện. Bà cụ nói: - Già đã phải đi bộ gần ba giờ đồng hồ để được nhìn tận mắt cái đèn điện. Giá ông Ê- đi-xơn làm được cái xe chở người già đi nơi này nơi khác có phải may mắn cho già không? - Thưa cụ, tôi tưởng vẫn có xe ngựa chở khách chứ? - Đi xe đấy thì ốm mất. Già chỉ muốn có một thứ xe không cần ngựa kéo mà lại thật êm. 3. Nghe bà cụ nói vậy, bỗng một ý nghĩ lóe lên trong đầu Ê-đi-xơn. Ông reo lên: - Cụ ơi! Tôi là Ê-đi-xơn đây. Nhờ cụ mà tôi nảy ra ý định làm một cái xe chạy bằng dòng điện đấy. Bà cụ vô cùng ngạc nhiên khi thấy nhà bác học cũng bình thường như mọi người khác. Lúc chia tay, Ê-đi-xơn bảo: - Tôi sẽ mời cụ đi chuyến xe điện đầu tiên. 4. Từ lần gặp bà cụ, Ê-đi-xơn miệt mài với công việc chế tạo xe điện và đã thành công. Hôm chạy thử xe điện, người ta xếp hàng dài để mua vé. Ê-đi-xơn mời bà cụ dạo nọ đi chuyến đầu tiên. Đến ga, ông bảo: - Tôi giữ đúng lời hứa với cụ rồi nhé! Bà cụ cười móm mém: - Cảm ơn ông. Giờ thì già có thể đi chơi cả ngày với chiếc xe này rồi! Theo TRUYỆN ĐỌC 3, 1995 * Chú giải - Nhà bác học: người có hiểu biết sâu rộng về một hoặc nhiều ngành khoa học. - Cười móm mém: cười mà miệng và má hõm vào do rụng hết răng.
  2. Học sinh đọc bài “Nhà bác học và bà cụ” trả lời câu hỏi sau đây: Câu 1. Hãy nói những điều em biết về Ê-đi-xơn. (Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 1 của bài, kết hợp tìm hiểu về người bác học qua báo đài.) Trả lời: Ê-đi-xơn là nhà bác học tài ba người Mĩ, sinh năm 1847, mất năm 1931. Ông đã có hàng ngàn phát minh góp phần làm cho cuộc sống của loài người thêm văn minh, tiến bộ. Câu 2. Câu chuyện giữa Ê-đi-xơn và bà cụ xảy ra vào lúc nào? (Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 1 và 2 của truyện.) Trả lời: Câu chuyện giữa Ê-đi-xơn và bà cụ già xảy ra khi ông chế tạo thành công đèn điện. Bà cụ già đã đi bộ gần ba giờ để đến xem phát minh kì diệu ấy, do đó bà đã vô tình được gặp Ê-đi-xơn và trò chuyện với ông. Câu 3. Vì sao bà cụ mong có chiếc xe không cần ngựa kéo? (Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 2 của truyện.) Trả lời: Bà cụ mong có chiếc xe không cần ngựa kéo mà chạy thật êm vì bà đã già, xe ngựa lại chạy rất xóc làm bà cụ đau nhừ cả người. Câu 4. Nhờ đâu mà mong ước của bà già được thực hiện? (Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 3 của truyện.) Trả lời: Nhờ tài năng, sức sáng tạo và lòng kiên trì lao động của nhà bác học mà mong ước của bà cụ đã thành hiện thực. Câu 5. Theo em, khoa học đem lại lợi ích gì cho con người? (Gợi ý: Em dựa vào những phát mình của Ê-đi-xơn (đèn điện, xe điện, máy hát, máy chiếu bóng, ) hoặc những thiết bị hiện đại chúng ta đang sử dụng ngày nay như: máy hút bụi, điện thoại di động, máy giặt, tủ lạnh, để nhận xét về lợi ích mà khoa học mang lại cho cuộc sống con người.) Trả lời: Khoa học làm cho đời sống con người ngày càng văn minh tiến bộ hơn. Nhờ khoa học, nhiều máy móc được chế tạo làm cho con người đỡ vất vả. Khoa học được áp dụng vào việc chữa bệnh giúp con người thêm khoẻ mạnh, sống lâu. Nhờ khoa học, những thứ hàng hoá phục vụ đời sống ngày càng nhiều làm cho cuộc sống thêm đầy đủ, sung sướng Nội dung bài: Câu chuyện ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ cho con người. Giọng đọc cả bài: Lưu ý nghỉ hơi rõ sau các dấu câu, cụm từ, thể hiện đúng cách nói của các nhân vật. Ở đoạn 3, giọng Ê-đi-xơn: reo vui khi sáng kiến loé lên. Giọng bà cụ: phấn chấn.
  3. CHÍNH TẢ (1) Bài viết: Nghe - viết: Ê-đi-xơn Ê-đi-xơn là một nhà bác học vĩ đại. Bằng lao động cần cù và óc sáng tạo kì diệu, ông đã cống hiến cho loài người hơn một ngàn sáng chế, góp phần làm thay đổi cuộc sống trên trái đất chúng ta. Câu chuyện Nhà bác học và bà cụ cho thấy ông rất giàu sáng kiên và luôn mong muốn mang lại điều tốt cho con người. - Tìm thêm tên riêng trong bài chính tả. Trả lời: Tên riêng trong bài chính tả là: Ê-đi-xơn. - Nêu cách viết tên riêng nói trên. Trả lời: Tên riêng Ê-đi-xơn được viết như sau: chữ Ê viết hoa, sau đó có gạch nối giữa các tiếng. (Các em viết đoạn chính tả vào vở tự học ở nhà nhé!) 0 * 0 Bài tập chính tả: (Sách Tiếng Việt trang 33) Gợi ý: Em hãy đọc kĩ các câu đố và tìm đáp án thích hợp. Chú ý phân biệt ch/tr, dấu hỏi/dấu ngã khi viết. a) Em chọn tr hay ch để điền vào chỗ trống? Giải câu đố. Mặt .òn, mặt lại đỏ gay Ai nhìn cũng phải nhíu mày vì sao Suốt ngày lơ lửng .ên cao Đêm về đi ngủ, ui vào nơi đâu? (Là gì?) TRẦN LIÊN NGUYỄN - Giải câu đố trên: Đó là b) Em chọn dấu hỏi hay dấu ngã để đặt trên những chữ in đậm? Giải câu đố. Cánh gì cánh chăng biết bay Chim hay sà xuống nơi đây kiếm mồi. Đôi ngàn vạn giọt mồ hôi Bát cơm trắng deo, đia xôi thơm bùi. (Là gì?) TRẦN LIÊN NGUYỄN
  4. - Giải câu đố trên: Đó là 0 * 0 TẬP ĐỌC (2) Bài đọc Cái cầu Cha gửi cho con chiếc ảnh cái cầu Cha vừa bắc xong qua dòng sông sâu Xe lửa sắp qua, thư cha nói thế Con cho mẹ xem, mẹ xem hơi lâu. Những cái cầu ơi, yêu sao yêu ghê! Nhện qua chum nước bắc cầu tơ nhỏ Con sáo sang sông bắc cầu ngọn gió Con kiến sang ngòi bắc cầu lá tre. Yêu cái cầu treo lối sang bà ngoại Như võng trên sông ru người qua lại Dưới cầu, thuyền chở đá, chở vôi Thuyền buồm đi ngược, thuyền thoi đi xuôi. Yêu hơn cả cầu ao mẹ thường đãi đỗ Là cái cầu này ảnh chụp xa xa Mẹ bảo: cầu Hàm Rồng sông Mã Con cứ gọi cái cầu của cha. PHẠM TIẾN DUẬT * Chú giải - Chum: đồ vật bằng đất nung loại to, miệng tròn, giữa phình ra, dùng để đựng nước hoặc các loại hạt. - Ngòi: dòng nước chảy tự nhiên, thông với sông hoặc hồ. - Sông Mã: sông lớn chảy qua tỉnh Thanh Hóa. Giọng đọc cả bài: Đọc cả bài giọng nhẹ nhàn. Học sinh đọc bài “Cái cầu” trả lời câu hỏi sau đây: Câu 1: Người cha trong bài thơ làm nghề gì? (Gợi ý: Em hãy đọc khổ thơ 1 và nhận xét.) Trả lời: Người cha trong bài thơ có thể là kĩ sư cầu đường hoặc một người công nhân đi xây những cây cầu trên mọi miền đất nước.
  5. Câu 2: Từ chiếc cầu cha làm, bạn nhỏ nghĩ đến những gì? (Gợi ý: Em hãy đọc khổ thơ 2, 3, 4 và tìm những hình ảnh mà bạn nhỏ liên tưởng đến.) Trả lời: Từ chiếc cầu cha làm, bạn nhỏ nghĩ đến nhiều cây cầu thân thuộc khác như: chiếc cầu bằng tơ do nhện bắc qua chum nước, chiếc cầu ngọn gió của chim sáo bắc qua sông, chiếc cầu lá tre do con kiến bắc qua ngòi, cây cầu tre lối sang bà ngoại và chiếc cầu ao mẹ thường đãi đỗ. Câu 3: Bạn nhỏ yêu nhất cây cầu nào? Vì sao? (Gợi ý: Em hãy đọc khổ thơ cuối bài.) Trả lời: Bạn nhỏ yêu nhất cầu Hàm Rồng vượt qua sông Mã trong tấm ảnh mà cha gửi. Vì đó là chiếc cầu do chính tay cha và các đồng nghiệp của cha làm. Câu 4: Em thích nhất câu thơ nào? Vì sao? (Gợi ý: Bài thơ có rất nhiều hình ảnh đẹp. Em hãy chọn câu thơ mà mình thích.) Trả lời: Ví dụ: Em thích câu "Nhện qua chum nước bắc cầu tơ nhỏ" vì đó là câu thơ có hình ảnh rất sáng tạo, đầy ngộ nghĩnh của tác giả. Nội dung bài: Bạn nhỏ rất yêu và tự hào về cha. Vì vậy, bạn thấy cái cầu do cha làm là đẹp nhất, đáng yêu nhất. 0 * 0
  6. CHÍNH TẢ (2) Bài viết: Nghe - viết: Một nhà thông thái Ông Trương Vĩnh Ký là người có hiểu biết rất rộng. Nhà thông thái này sử dụng thành thạo tới 26 ngôn ngữ, tham gia nhiều hội nghiên cứu quốc tế. Ông để lại cho chúng ta hơn 100 bộ sách có giá trị về ngôn ngữ, lịch sử, văn học, địa lí, Người đương thời liệt ông vào hàng 18 nhà bác học nổi tiếng thế giới. Theo TỪ ĐIỂN NHÂN VẬT LỊCH SỬ VIỆT NAM - Tìm hiểu thêm Thông thái: Có hiểu biết rất sâu rộng. Liệt: Xếp (Các em viết đoạn chính tả vào vở tự học ở nhà nhé!) Bài tập chính tả: (Sách Tiếng Việt trang 38) 1) Tìm các từ: (Gợi ý: Em hãy đọc kĩ gợi ý và tìm từ ngữ thích hợp.) a) Chứa tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi có nghĩa như sau: - Máy thu thanh, thường dùng để nghe tin tức: - Người chuyên nghiên cứu, bào chế thuốc chữa bệnh: - Đơn vị thời gian nhỏ hơn đơn vị phút: . b) Chứa tiếng có vần ươc hoặc ươt, có nghĩa như sau: - Dụng cụ để đo, vẽ, kẻ: . - Thi không đỗ: - Người chuyên nghiên cứu, bào chế thuốc chữa bệnh: 2) Thi tìm nhanh các từ ngữ chỉ hoạt động: a) - Chứa tiếng bắt đầu bằng r : - Chứa tiếng bắt đầu bằng d : - Chứa tiếng bắt dầu bằng gi : b) - Chứa tiếng có vần ươt : - Chứa tiếng có vần ươc :