Bài thực hành Tiếng Việt Khối 3 - Tuần 26


Câu 1: Chi tiết nào cho thấy cha con Chử Đồng Tử rất nghèo?
A. Hai cha con chỉ có một chiếc khố mặc chung. Khi cha mất, Chử Đồng Tử đã quấn khố chôn cha, còn mình đành ở không.
B. Hai cha con cùng sống trong một ngôi nhà/
C. Chử Đồng Tử sống qua ngày bằng nghề mò cua, bắt ốc.
Câu 2: Vì sao công chúa Tiên Dung lại kết duyên cùng Chử Đồng Tử?
A. Vì công chúa Tiên Dung muốn đưa Chử Đồng Tử về kinh sinh sống hưởng cuộc sống giàu sang
B. Vì nàng cảm động trước tình cảnh nhà chàng và cho rằng cuộc gặp gỡ này là duyên trời sắp đặt.
C. Vì công chúa Tiên Dung thương Chử Đồng Tử khi phải đi mò cá dưới sông.
docx 8 trang Hạnh Đào 09/12/2023 3980
Bạn đang xem tài liệu "Bài thực hành Tiếng Việt Khối 3 - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_thuc_hanh_tieng_viet_khoi_3_tuan_26.docx

Nội dung text: Bài thực hành Tiếng Việt Khối 3 - Tuần 26

  1. NỘI DUNG KIẾN THỨC MÔN TIẾNG VIỆT – TUẦN 26 Bài Mục tiêu trọng tâm Bài tập ứng dụng Tập đọc: - Đọc thành thạo bài tập đọc. - Câu hỏi 1,2,3,4,5 / 66 ( SGK ) Sự tích lễ - Hiểu nội dung: Chử Đồng Tử là người - Bài tập trắc ngiệm hội Chử có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với Đồng Tử dân, với nước. nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó. Tập đọc: - Đọc thành thạo bài tập đọc - Câu hỏi 1,2,3/ 71( SGK) Rước đèn - Hiểu nội dung và bước đầu hiểu y - Bài tập trắc ngiệm ông sao nghĩa của bài: Trẻ em Việt Nam rất thích cỗ Trung thu và đêm hội rước đèn. Trong cuộc vui ngày Tết Trung thu, các em thêm yêu quý và gắn bó với nhau. Chính tả: - Học sinh nghe bài ghi âm và viết bài - HS viết vào vở Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử theo Sự tích lễ hội SGK trang 66. Chử Đồng Tử Luyện từ và - Hiểu nghĩa các từ lễ, hội, lễ hội. - BT1/70 câu:Từ ngữ - Tìm một số từ thuộc chủ điểm Lễ hội - BT2/70 về Lễ hội; Dấu phẩy - Đặt được dấy phẩy vào chỗ thích hơp - BT3(a,b,c)70 trong câu. Tập làm văn: - Bước đầu kể về một ngày hội theo gợi - Bài tập trang ý cho trước. 72(SGK) Kể về một - Viết lại thành đoạn văn ngắn. ngày hội
  2. Lớp: Tên: BÀI TẬP THỰC HÀNH TUẦN 26 Tập đọc Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử 1/Đọc trôi chảy bài Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử / trang 65 SGK 2/ Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất (từ câu 1 đến câu 5 ) Câu 1: Chi tiết nào cho thấy cha con Chử Đồng Tử rất nghèo? A. Hai cha con chỉ có một chiếc khố mặc chung. Khi cha mất, Chử Đồng Tử đã quấn khố chôn cha, còn mình đành ở không. B. Hai cha con cùng sống trong một ngôi nhà/ C. Chử Đồng Tử sống qua ngày bằng nghề mò cua, bắt ốc. Câu 2: Vì sao công chúa Tiên Dung lại kết duyên cùng Chử Đồng Tử? A. Vì công chúa Tiên Dung muốn đưa Chử Đồng Tử về kinh sinh sống hưởng cuộc sống giàu sang B. Vì nàng cảm động trước tình cảnh nhà chàng và cho rằng cuộc gặp gỡ này là duyên trời sắp đặt. C. Vì công chúa Tiên Dung thương Chử Đồng Tử khi phải đi mò cá dưới sông. Câu 3: Vợ chồng Chử Đồng Tử đã giúp dân làng những việc gì? A. Truyền cho dân nghề mò cua, bắt cá. B. Truyền cho dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải và nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc. C. Truyền cho dân phép thuật. Câu 4: Để tỏ lòng biết ơn Chử Đồng Tử, nhân dân ta đã làm gì?
  3. A. Lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng để tưởng nhớ công ơn Chử Đồng Tử. B. Dâng lên Chử Đồng Tử những lễ vật quý. C. Tặng Chử Đồng Tử nhiều sản phẩm lúa gạo. Câu 5: Dòng nào dưới đây nói đúng về nội dung, ý nghĩa của bài tập đọc? A. Câu chuyện ca ngợi tình yêu thương của hai cha con Chử Đồng Tử dành cho nhau. B. Câu chuyện nói về cuộc gặp gỡ bất ngờ Của Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung. C. Câu chuyện giải thích nguồn gốc lễ hội Chử Đồng Tử, thể hiện niềm tôn kính của nhân dân đối với một vị Thánh có công dạy dân trồng lúa, phát triển nghề nông. Tập đọc Rước đèn ông sao 1/Đọc trôi chảy bài Rước đèn ông sao / trang 65 SGK 2/ Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất (từ câu 1 đến câu 5 ) Câu 1: Ai là người đã sắm mâm cỗ cho Tâm? A. Mẹ Tâm B. Ông bà Tâm C. Bố Tâm Câu 2: Tâm cảm thấy thế nào khi nhìn thấy mâm cỗ của mẹ? A. Tâm cảm thấy không hào hứng với mâm cỗ mẹ làm B. Tâm thấy mâm cỗ không được đẹp như của các bạn.
  4. C. Tâm rất thích mâm cỗ và còn bày thêm mấy thứ đồ chơi xung quanh, nhìn rất vui mắt. Câu 3: Tâm thích nhất thứ gì trong đám rước đèn? A. Chiếc đèn ông sao của bạn Hà. B. Cái trống ếch C. Đèn cá chép Câu 4: Tâm và Hà cùng làm gì với chiếc đèn ông sao? A. Hà và Tâm cùng nhau rước chung chiếc đèn và reo: “ Tùng dinh dinh, dinh dinh! ” B. Hà không cho Tâm mượn chiếc đèn C. Tâm mắt không rời khỏi chiếc đèn. Câu 5: Dòng nào dưới đây nói đúng về nội dung, ý nghĩa của bài tập đọc? A. Bài tập đọc nói về sự hào hứng, đoàn kết của các bạn nho3trong đêm Trung thu nói riêng và Tết Trung thu của các bạn nhỏ ở Việt Nam nói chung. B. Baì đọc nói về Tết Trung thu của các bạn nhỏ ở Việt Nam C. Bài đọc nói về sự đoàn kết , thương yêu của các bạn nhỏ trong đêm rước đèn. Chính tả Bài: Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử Yêu cầu: Học sinh viết vào vở bài chính tả Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử ❖ (trang 66/SGK ) vào vở bằng cách nghe đoạn ghi âm. Sau đó dùng SGK sửa lỗi.
  5. Luyện từ và câu Từ ngữ về Lễ hội; Dấu phẩy 1/ Nối các từ ở cột A với các nghĩa thích hơp ở cột B: A B Lễ Hoạt động tập thể có cả phần lễ và phần hội. Hội Cuộc vui tổ chức cho đông người dự theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt. Lễ hội Các nghi thức nhằm đánh dấu hoạc kỉ niệm một sự kiện có ý nghĩa. 3/ Tìm và ghi vào cột B các từ ngữ theo yêu cầu ở cột A: A B M: lễ hội đền Hùng, Tên một số lễ hội M : hội đua thuyền, Tên một số hội
  6. M: đua thuyền, kéo co, Tên một số hoạt động trong lễ hội và hội 4/ Đặt dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong các câu sau: a) Vì thương dân Chử Đồng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa nuôi tằm dệt vải. b) Vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác chị em Xô -phi đã về ngay. c) Tại thiếu kinh nghiệm nôn nóng và coi thường đối thủ Quắm Đen đã bị thua. d) Nhờ ham học ham hiểu biết và muốn đem hiểu biết của mình ra giúp đời Lê Quý Đôn đã trở thành nhà bác học lớn nhất của nước ta thời xưa.
  7. Tập làm văn Kể về một ngày hội 1/ Đề bài: Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 5 câu) kể về những trò vui trong một ngày hội mà em biết.( Gợi ý: Hội có những trò vui như chơi cờ, đấu vật, kéo co, đua thuyền, ném còn, ca hát, nhảy múa, ) Câu hỏi gợi ý: a) Đó là hội gì? b) Hội được tổ chức khi nào? Ở đâu? c) Mọi người đi xem hội như thế nào? d) Hội có những trò vui gì? e) Cảm nghĩ của em về ngày hội đó? Bài làm
  8. Chúc các em làm bài tốt!