Đề kiểm tra định kỳ cuối học kì 1 môn Toán và Tiếng Việt Lớp 5 - Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Có đáp án)

1. Học sinh bốc thăm và đọc một đoạn trong các bài sau:
a. Bài “Chuyện một khu vườn nhỏ” (sách TV lớp 5, tập 1, trang 102, 103 )
Đoạn 1 : “Những chiếc vòi ………………………… xuống cành lựu.”
Đoạn 2 : “Nó săm soi ………………………… hả cháu?”
b. Bài “ Mùa thảo quả” (sách TV lớp 5, tập1 , trang 114 )
Đoạn 1 : “Thảo quả trên rừng ………………………… bụng người.”
Đoạn 2 : “Sự sống ………………………… vui mắt.”
c. Bài “ Người gác rừng tí hon” (sách TV lớp 5, tập1 , trang 124 - 125 )
Đoạn 1 : “Ba em ………………………… hai gã trộm.”
Đoạn 2 : “Sau khi nghe ………………………… dũng cảm.”
2. Giáo viên nêu 2 câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc và yêu cầu học sinh trả lời .
pdf 26 trang Hạnh Đào 09/12/2023 720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra định kỳ cuối học kì 1 môn Toán và Tiếng Việt Lớp 5 - Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_dinh_ky_cuoi_hoc_ki_1_mon_toan_va_tieng_viet_lop.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra định kỳ cuối học kì 1 môn Toán và Tiếng Việt Lớp 5 - Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Có đáp án)

  1. Số KTĐK CUỐI KÌ 1 – NĂM HỌC 2012 – 2013 Trường Tiểu học . báo Môn TIẾNG VIỆT – LỚP 5 danh KIỂM TRA ĐỌC Họ tên: Ngày 21/12/2012 Giám thị Số mật mã Số thứ tự Học sinh lớp:  Điểm Nhận xét Giám khảo Giám khảo Số mật mã Số thứ tự A. ĐỌC THẦM: Viên kẹo can đảm (Bài in riêng) B. ĐỌC THÀNH TIẾNG: 1. Học sinh bốc thăm và đọc một đoạn trong các bài sau: a. Bài “Chuyện một khu vườn nhỏ” (sách TV lớp 5, tập 1, trang 102, 103 ) Đoạn 1 : “Những chiếc vòi xuống cành lựu.” Đoạn 2 : “Nó săm soi hả cháu?” b. Bài “ Mùa thảo quả” (sách TV lớp 5, tập1 , trang 114 ) Đoạn 1 : “Thảo quả trên rừng bụng người.” Đoạn 2 : “Sự sống vui mắt.” c. Bài “ Người gác rừng tí hon” (sách TV lớp 5, tập1 , trang 124 - 125 ) Đoạn 1 : “Ba em hai gã trộm.” Đoạn 2 : “Sau khi nghe dũng cảm.” 2. Giáo viên nêu 2 câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc và yêu cầu học sinh trả lời . Tiêu chuẩn cho điểm Điểm 1. Đọc đúng tiếng, đúng từ , rõ ràng / 1 đ 2. Ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, cụm từ rõ nghĩa (lưu loát, mạch lạc) / 1 đ 3. Giọng đọc có biểu cảm / 1 đ 4. Cường độ, tốc độ đọc đạt yêu cầu / 1 đ 5. Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu / 1 đ Cộng / 5 đ HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ * HƯỚNG DẪN KIỂM TRA : GV ghi tên đoạn văn, số trang trong SGK TV 4, tập 1 vào phiếu cho từng HS bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn đó. * HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ : 1. Đọc sai từ 1 đến 3 tiếng : trừ 0,5 điểm, đọc sai 4 tiếng trở đi : trừ 1 điểm 2. Đọc ngắt, nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ : trừ 0,5 điểm Đọc ngắt, nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên : trừ 1 điểm 3. Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm : trừ 0,5 điểm Giọng đọc không thể hiện rõ tính biểu cảm : trừ 1 điểm 4. Đọc nhỏ vượt quá thời gian từ trên 1 phút đến 2 phút : trừ 0,5 điểm Đọc quá 2 phút : trừ 1 điểm 5. Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng : trừ 0,5 điểm Trả lời sai hoặc không trả lời được : trừ 1 điểm
  2.  Phần A: ĐỌC THẦM: /5đ Em đọc thầm bài “Viên kẹo can đảm” để trả lời các câu hỏi sau : (Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất của các câu 1, 2, 3, 5) Câu 1: Cậu bé dắt em gái đến cửa hàng mua kẹo để: /0,5đ a. dỗ em nín khóc. b. nghe giải thích về loại kẹo can đảm. c. giúp em hết sợ hãi khi bố mẹ vắng nhà. d. cho em ăn thử loại kẹo gừng cay. Câu 2: Khi hỏi mua kẹo, bằng ánh mắt ra hiệu, cậu bé muốn cô bán hàng hiểu rằng: /0,5đ a. bố mẹ cậu đang đi vắng b. em gái cậu đang sợ hãi. c. kẹo can đảm chính là kẹo gừng. d. cậu đang giả vờ nói về kẹo can đảm. Câu 3: Khi nhìn theo hai anh em cậu bé ra về, cô bán hàng thấy vui vì: /0,5đ a. bán được ba viên kẹo gừng. b. đánh lừa được hai đứa trẻ khờ khạo. c. buồn cười trước sự ngây thơ của cô bé. d. giúp được cậu bé đem lại sự can đảm cho cô em gái. Câu 4: Em học tập được điều gì ở cô bán hàng và cậu bé trong câu chuyện? /0.5đ Câu 5: “Cô bán cho cháu viên kẹo can đảm ạ.” Câu văn này thuộc kiểu: /0.5đ a. Câu kể - Ai làm gì? b. Câu cảm c. Câu kể - Ai thế nào? d. Câu khiến Câu 6: “Cậu bé nhìn tôi với đôi mắt trong sáng, nghiêm túc, ánh mắt như ra hiệu điều gì đó.” /1đ Tìm trong câu trên: 1 danh từ: 1 động từ: 1 tính từ : 1 đại từ xưng hô: Câu 7: Xếp các từ sau đây thành 2 nhóm: từ láy và từ ghép /1đ nhanh nhẹn, cương quyết, dỗ dành, can đảm Câu 8: Tìm trong bài đọc và viết lại một câu văn có dùng quan hệ từ nêu ý /0.5đ điều kiện – kết quả. Gạch dưới quan hệ từ đó.
  3. Số KTĐK CUỐI KÌ 1 – NĂM HỌC 2012 – 2013 Trường Tiểu học báo Môn TIẾNG VIỆT – LỚP 5 danh KIỂM TRA VIẾT Họ tên: Ngày 21/12/2012 Thời gian: 55 phút Học sinh lớp: Giám thị Số mật mã Số thứ tự  Điểm Nhận xét Giám khảo Giám khảo Số mật mã Số thứ tự / 5đ I. CHÍNH TẢ (nghe – viết): (15 phút) Bài “Chú bé vùng biển” (Sách Tiếng Việt tập 1, trang 130), học sinh viết tựa bài và đoạn “Thằng Thắng hai cái bơi chèo.”
  4.  / 5đ II. TẬP LÀM VĂN: (40 phút) Đề bài: Hãy tả một người đã để lại cho em nhiều ấn tượng và kỉ niệm khó quên dưới mái trường tiểu học thân yêu. Bài làm
  5. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 KIỂM TRA CUỐI HKI – NĂM HỌC 2012 – 2013 Phần A: ĐỌC THẦM: /5đ Em đọc thầm bài “Viên kẹo can đảm” để trả lời các câu hỏi sau : (Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất của các câu 1, 2, 3, 5) Câu 1: Cậu bé dắt em gái đến cửa hàng mua kẹo để: /0,5đ a. dỗ em nín khóc. b. nghe giải thích về loại kẹo can đảm. c. giúp em hết sợ hãi khi bố mẹ vắng nhà. d. cho em ăn thử loại kẹo gừng cay. Câu 2: Khi hỏi mua kẹo, bằng ánh mắt ra hiệu, cậu bé muốn cô bán hàng hiểu rằng: /0,5đ a. bố mẹ cậu đang đi vắng b. em gái cậu đang sợ hãi. c. kẹo can đảm chính là kẹo gừng. d. cậu đang giả vờ nói về kẹo can đảm. Câu 3: Khi nhìn theo hai anh em cậu bé ra về, cô bán hàng thấy vui vì: /0,5đ a. bán được ba viên kẹo gừng. b. đánh lừa được hai đứa trẻ khờ khạo. c. buồn cười trước sự ngây thơ của cô bé. d. giúp được cậu bé đem lại sự can đảm cho cô em gái. Câu 4: Em học tập được điều gì ở cô bán hàng và cậu bé trong câu chuyện? /0.5đ Tình yêu thương, sự quan tâm, mong muốn đem niềm vui, hạnh phúc đến cho người khác Câu 5: “Cô bán cho cháu viên kẹo can đảm ạ.” Câu văn này thuộc kiểu: /0.5đ a. Câu kể - Ai làm gì? b. Câu cảm c. Câu kể - Ai thế nào? d. Câu khiến Câu 6: “Cậu bé nhìn tôi với đôi mắt trong sáng, nghiêm túc, ánh mắt như ra hiệu điều gì đó.” /1đ HS viết đúng cả 4 từ loại theo yêu cầu: 1đ HS viết đúng 2-3 từ loại theo yêu cầu: 0.5đ HS chỉ viết đúng 1 từ loại theo yêu cầu: 0đ Câu 7: Xếp các từ sau đây thành 2 nhóm: từ láy và từ ghép /1đ nhanh nhẹn, cương quyết, dỗ dành, can đảm HS xếp đúng cả 4 từ theo yêu cầu: 1đ HS xếp đúng 2-3 từ theo yêu cầu: 0.5đ HS chỉ xếp đúng 1 từ theo yêu cầu: 0đ Câu 8: Tìm trong bài đọc và viết lại một câu văn có dùng quan hệ từ nêu ý /0.5đ điều kiện – kết quả. Gạch dưới quan hệ từ đó. Viết đúng câu văn và gạch dưới quan hệ từ theo yêu cầu thì đạt 0,5đ Thiếu 1 trong 2 yêu cầu trên thì không đạt điểm
  6. CHÍNH TẢ : ( 5 điểm ) - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ : 5 điểm - Sai1 lỗi chính tả trừ 0,5 điểm, những lỗi sai giống nhau chỉ trừ điểm 1 lần. - Chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ và bài không sạch sẽ : trừ 0,5 điểm toàn bài. Trừ tối đa 4,5 điểm toàn bài. TẬP LÀM VĂN : ( 5 điểm ) A – Yêu cầu : 1 . Thể loại : Miêu tả (tả người) 2 . Nội dung : - HS thể hiện được kĩ năng làm một bài văn tả người có đầy đủ nội dung gồm 3 phần : mở bài, thân bài, kết bài. - Đối tượng được chọn tả thực sự là một người để lại cho bản thân HS nhiều ấn tượng và kỉ niệm khó quên dưới mái trường tiểu học thân yêu - Những ấn tượng và kỉ niệm khó quên về người ấy được thể hiện lồng ghép trong các đoạn tả ngoại hình, tính tình hoặc ở một đoạn văn riêng. 3 . Hình thức : - Bố cục rõ ràng, cân đối - Dùng từ chính xác, viết câu đúng ngữ pháp, đúng chính tả. - Biết sử dụng các biện pháp tu từ - Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. B - Biểu điểm : * Điểm 4, 5 – 5 : Bài làm hay, có tính sáng tạo, thể hiện tốt việc quan sát và chọn lọc chi tiết để người đọc cảm nhận được nét riêng biệt của người được tả, thể hiện tốt tình cảm sâu sắc của HS dành cho người ấy. Lỗi chung không đáng kể . * Điểm 3,5 – 4 : Học sinh thực hiện đủ các yêu cầu, đôi chỗ còn thiếu tự nhiên, không quá 3 - 4 lỗi chung. * Điểm 2,5 – 3 : Các yêu cầu đều có thực hiện nhưng còn sơ lược; không quá 5 – 6 lỗi chung. * Điểm 1,5 – 2 : Từng yêu cầu thực hiện chưa đầy đủ. Bài làm không cân đối, dùng từ không chính xác, diễn đạt lủng củng, lặp từ . * Điểm 0,5 – 1 : Lạc đề, sai thể loại. Lưu y : Trong quá trình chấm, giáo viên ghi nhận và sửa lỗi cụ thể , giúp HS nhận biết những lỗi mình mắc phải và biết cách sửa những lỗi đó để có thể tự rút kinh nghiệm cho các bài làm tiếp theo. Giáo viên cần trân trọng bài làm của HS, nhận xét chân tình, kích thích HS hứng thú học tập.
  7. Số KTĐK CUỐI KÌ 1 – NĂM HỌC 2012 – 2013 Trường Tiểu học: báo Môn TOÁN – LỚP 5 danh Ngày 20/12/2012 Họ tên: Thời gian: 40 phút Giám thị Số mật mã Số thứ tự Học sinh lớp: Điểm Nhận xét Giám khảo Giám khảo Số mật mã Số thứ tự PHẦN I: /3đ A. Khoanh tròn vào chữ trước câu trả lời đúng nhất: 1. Số thập phân gồm có hai trăm, hai đơn vị, ba phần mười, ba phần nghìn viết là: a. 22,303 b. 22,33 c. 202,303 d. 202,33 2. 909m2 = ha. Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là: a. 90,9 b. 9,09 c. 0,909 d. 0,0909 3. Số bé nhất trong các số 0,32 ; 0,312 ; 0,231 ; 0,213 là: a. 0,32 b. 0,312 c. 0,231 d. 0,213 4. Tỉ số phần trăm của 1,6 và 2,5 là: a. 0,46% b. 46% c. 0,64% d. 64% B. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống: 78 21kg 3g = 21,003g = 13% 600 PHẦN 2: ./7đ Bài 1: ./1đ Điền số thích hợp vào chỗ chấm: 375 x 0,001 = 8,9 : = 0,089 Bài 2: ./2đ a. Tìm y, biết: b. Tính bằng cách thuận tiện: y : 16,6 = 14,92 - 6,52 7,57 x 4,1 + 2,43 x 4,1
  8. THÍ SINH KHÔNG ĐƯỢC VIẾT VÀO KHUNG NÀY VÌ ĐÂY LÀ PHÁCH, SẼ RỌC ĐI MẤT Bài 3: ./1đ Đặt tính rồi tính 16,826 : 4,7 205 – 84,32 Bài 4: ./2đ Trường em được mở rộng thêm một khu đất hình chữ nhật có chiều dài 27m, chiều 3 rộng bằng chiều dài. Nhà trường sử dụng 45,5% diện tích khu đất đó để làm vườn 5 thực vật, phần còn lại để làm sân chơi. Tính diện tích sân chơi trong khu đất đó. Giải Bài 5: ./1đ Khi viết một số thập phân, do sơ ý, bạn An chuyển dấu phẩy sang bên phải một chữ số nên số đó tăng thêm 35,1 đơn vị. Vậy số thập phân An phải viết đúng là số nào? Giải
  9. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN TOÁN LỚP 5 KIỂM TRA CUỐI HKI – NĂM HỌC 2012 – 2013 PHẦN I: /3đ A. Khoanh tròn vào chữ trước câu trả lời đúng nhất: (0,5đ/câu) 1. Số thập phân gồm có hai trăm, hai đơn vị, ba phần mười, ba phần nghìn viết là: a. 22,303 b. 22,33 c. 202,303 d. 202,33 2. 909m2 = ha. Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là: a. 90,9 b. 9,09 c. 0,909 d. 0,0909 3. Số bé nhất trong các số 0,32 ; 0,312 ; 0,231 ; 0,213 là: a. 0,32 b. 0,312 c. 0,231 d. 0,213 4. Tỉ số phần trăm của 1,6 và 2,5 là: a. 0,46% b. 46% c. 0,64% d. 64% B. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống: 78 21kg 3g = 21,003g S = 13% Đ 600 PHẦN 2: ./7đ Bài 1: ./1đ Điền số thích hợp vào chỗ chấm: 375 x 0,001 = 0,375 (0,5đ) 8,9 : 100 = 0,089 (0,5đ) Bài 2: ./2đ a. Tìm y, biết: b. Tính bằng cách thuận tiện: y : 16,6 = 14,92 - 6,52 7,57 x 4,1 + 2,43 x 4,1 y : 16,6 = 8,4 (0,5đ) = (7,57 + 2,43) x 4,1 (0,5đ) y = 8,4 x 16,6 = 10 x 4,1 y = 139,44 (0,5đ) = 41 (0,5đ) Nếu HS tính theo cách thông thường để có kết quả đúng thì chỉ đạt 0,5đ Bài 3: ./1đ Đặt tính rồi tính 16,826 : 4,7 205 – 84,32 HS đặt tính và có kết quả đúng thì đạt 0,5đ/câu. Nếu không đạt 1 trong 2 yêu cầu (vd: không chuyển đổi dấu phẩy, sai các số dư ) thì không đạt điểm. Bài 4: ./2đ Các bước cần giải có: Tính chiều rộng (0,5đ) Tính diện tích cả khu đất (0,5đ)
  10. Tính diện tích vườn thực vật (0,5đ) Tính diện tích sân chơi (0,5đ) Ở mỗi bước, lời giải phù hợp với phép tính thì mới đạt điểm. Sai hoặc thiếu đáp số thì trừ 0,5đ. HS có thể giải cách khác. GV ghi điểm tùy theo mức độ bài làm của HS Bài 5: ./1đ Giải Khi chyển dấu phẩy của một số thập phân sang bên phải 1 chữ số thì số đó đã được gấp lên 10 lần. Ta có sơ đồ: (0,5đ) Số viết sai Số phải viết đúng 35,1 Số thập phân An phải viết đúng là: 35,1 : (10 - 1) = 3,9 (0,5) Đáp số: 3,9 Lời giải phù hợp với phép tính thì mới đạt điểm. Sai hoặc thiếu đáp số thì trừ 0,5đ. HS có thể giải cách khác. GV ghi điểm tùy theo mức độ bài làm của HS
  11. Số KTĐK CUỐI KÌ 1 – NĂM HỌC 2012 – 2013 Trường Tiểu học: . báo Môn KHOA HỌC – LỚP 5 danh Ngày 17/12/2012 Họ tên: Thời gian: 40 phút Giám thị Số mật mã Số thứ tự Học sinh lớp:  Điểm Nhận xét Giám khảo Giám khảo Số mật mã Số thứ tự PHẦN I: Khoanh tròn vào chữ trước câu trả lời đúng nhất (từ câu 1 đến câu 6) (3 điểm) 1. Ở giai đoạn nào, con người hoàn thiện về mặt thể chất, tinh thần và xã hội? a. Tuổi dậy thì b. Tuổi vị thành niên c. Tuổi trưởng thành d. Tuổi già 2. Khói thuốc lá có thể gây ung thư phổi và các bệnh về: a. da và răng miệng b. hô hấp và tim mạch c. hô hấp và tiêu hóa d. thần kinh và tim mạch 3. Bại liệt, mất trí nhớ là di chứng có thể xảy ra khi bị bệnh: a. sốt xuất huyết b. viêm gan A c. sốt rét d. viêm não 4. Trẻ em từ 3 đến 15 tuổi dễ bị bệnh viêm não là do: a. chưa có thuốc đặc trị b. sức đề kháng yếu c. chưa biết cách phòng bệnh d. hay bị muỗi chích 5. Không bị gỉ, tuy nhiên có thể bị một số a-xít ăn mòn là tính chất của: a. gang b. đồng c. sắt d. nhôm 6. Vật liệu chính để tạo ra vữa xi măng là: a. xi măng, cát , nước b. cát trắng c. đất sét, đá vôi d. đá vôi 7. Nối tên vật liệu với công dụng sao cho phù hợp. (2 điểm) Vật liệu Công dụng Đá vôi ° ° Xây tường, lát sân, lát sàn nhà Gạch ° ° Làm đồ điện, dây điện và một số bộ phận của ô tô, tàu biển Đồng ° ° Làm khung cửa và một số bộ phận của phương tiện giao thông Nhôm ° ° Xây nhà, lát đường, tạc tượng, sản xuất xi măng
  12.  8. Em biết gì về tác hại của các chất gây nghiện? (2 điểm) . . . . . . . 9. Một bệnh nhân viêm gan A xin bác sĩ cho uống thuốc để khỏi bệnh. Nếu là bác sĩ, em sẽ nói gì với bệnh nhân? (2 điểm) . . . . . 10. Năm 2012 là năm An toàn giao thông. Trên đường phố có rất nhiều câu khẩu hiệu tuyên truyền và kêu gọi mọi người tuân thủ Luật Giao thông. Em hãy viết và cho biết ý nghĩa một câu khẩu hiệu mà em biết. (1điểm) . . . .
  13. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN KHOA HỌC LỚP 5 KIỂM TRA CUỐI HKI – NĂM HỌC 2012 – 2013 PHẦN I: Khoanh tròn vào chữ trước câu trả lời đúng nhất (từ câu 1 đến câu 6) (3 điểm) 1. Ở giai đoạn nào, con người hoàn thiện về mặt thể chất, tinh thần và xã hội? a. Tuổi dậy thì b. Tuổi vị thành niên c. Tuổi trưởng thành d. Tuổi già 2. Khói thuốc lá có thể gây ung thư phổi và các bệnh về: a. da và răng miệng b. hô hấp và tim mạch c. hô hấp và tiêu hóa d. thần kinh và tim mạch 3. Bại liệt, mất trí nhớ là di chứng có thể xảy ra khi bị bệnh: a. sốt xuất huyết b. viêm gan A c. sốt rét d. viêm não 4. Trẻ em từ 3 đến 15 tuổi dễ bị bệnh viêm não là do: a. chưa có thuốc đặc trị b. sức đề kháng yếu c. chưa biết cách phòng bệnh d. hay bị muỗi chích 5. Không bị gỉ, tuy nhiên có thể bị một số a-xít ăn mòn là tính chất của: a. gang b. đồng c. sắt d. nhôm 6. Vật liệu chính để tạo ra vữa xi măng là: a. xi măng, cát , nước b. cát trắng c. đất sét, đá vôi d. đá vôi 7. Nối tên vật liệu với công dụng sao cho phù hợp. (2 điểm) Vật liệu Công dụng Đá vôi ° ° Xây tường, lát sân, lát sàn nhà Gạch ° ° Làm đồ điện, dây điện và một số bộ phận của ô tô, tàu biển Đồng ° ° Làm khung cửa và một số bộ phận của phương tiện giao thông Nhôm ° ° Xây nhà, lát đường, tạc tượng, sản xuất xi măng 8. Em biết gì về tác hại của các chất gây nghiện? (2 điểm) Các ý cần thể hiện: - Gây hại cho sức khoẻ của người sử dụng và những người xung quanh (1đ) - Tiêu hao tiền của bản thân, gia đình (0,5đ) - Làm mất trật tự an toàn xã hội (0,5đ) 9. Một bệnh nhân viêm gan A xin bác sĩ cho uống thuốc để khỏi bệnh. Nếu là bác sĩ, em sẽ nói gì với bệnh nhân? (2 điểm) Các ý cần thể hiện:
  14. - Bệnh viêm gan A chưa có thuốc đặc trị (0,5đ) - Người bệnh cần: + nghỉ ngơi (0,5đ) + ăn thức ăn lỏng chưa nhiều đạm, vi-ta-min (0,5đ) + không ăn mỡ, không uống rượu (0,5đ) 10. Năm 2012 là năm An toàn giao thông. Trên đường phố có rất nhiều câu khẩu hiệu tuyên truyền và kêu gọi mọi người tuân thủ Luật Giao thông. Em hãy viết và cho biết ý nghĩa một câu khẩu hiệu mà em biết. (1điểm) - Viết khẩu hiệu: (0,5đ) - Nêu ý nghĩa: (0,5đ) HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau. Tuỳ mức độ diễn đạt, GV ghi điểm 0,5 hoặc không ghi điểm.
  15. Số KTĐK CUỐI KÌ 1 – NĂM HỌC 2012 – 2013 Trường Tiểu học: báo Môn LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ – LỚP 5 danh Ngày 18/12/2012 Họ tên: Thời gian: 40 phút Giám thị Số mật mã Số thứ tự Học sinh lớp:  Điểm Nhận xét Giám khảo Giám khảo Số mật mã Số thứ tự I. PHẦN LỊCH SỬ: (5 điểm) Khoanh tròn vào chữ trước câu trả lời đúng nhất (từ câu 1 đến câu 4) (2 điểm) 1. Trương Định chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp khi: a. chúng vừa tấn công Gia Định (1859). b. triều đình nhà Nguyễn kí hoà ước nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp (1862). c. vua ra lệnh ông phải đi nhận chức Lãnh binh ở An Giang. d. ông được suy tôn “Bình Tây Đại nguyên soái”. 2. Người chỉ huy cuộc phản công ở kinh thành Huế năm 1885 là: a. Tôn Thất Thuyết b. Phan Đình Phùng c. Nguyễn Thiện Thuật d. Đinh Công Tráng 3. Đầu xuân 1930, Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được tiến hành vì: a. thực dân Pháp ra sức đàn áp nhân dân ta. b. lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc muốn biết rõ tình hình trong nước. c. cách mạng nước ta giành được nhiều thắng lợi vẻ vang. d. cần phải thống nhất ba tổ chức cộng sản trong nước. 4. Địa danh nào sau đây đã trở thành “mồ chôn giặc Pháp”? a. Cao Bằng b. Việt Bắc c. Thái Nguyên d. Bắc Kạn 5. Tại sao Nguyễn Tất Thành quyết chí ra đi tìm đường cứu nước? (1,5 điểm) . . . 6. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ chấm: (1,5 điểm) Tháng 8 - 1945, nhân dân ta vùng lên . và giành chính quyền ở các thành phố lớn: đầu tiên là , tiếp theo là , Ngày 19 - 8 trở thành ngày . của nước ta.
  16.  II - PHẦN ĐỊA LÝ : (5 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 4 (2 điểm) 1. Nước ta có nhiều mỏ than ở: a. Quảng Ngãi b. Quảng Nam c. Quảng Bình d. Quảng Ninh 2. Những con sông lớn ở miền Nam nước ta là: a. sông Mã, sông Cả b. sông Thái Bình, sông Đà Rằng c. sông Hồng, sông Đà d. sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai 3. Đặc điểm khí hậu miền Bắc nước ta là: a. nóng quanh năm b. có mùa mưa và mùa khô rõ rệt c. mát mẻ quanh năm d. có mùa đông lạnh, mưa phùn 4. Tuyến đường bộ dài nhất cuả nước ta là: a. Đường Hồ Chí Minh b. Đường số 5 c. Quốc lộ 1 d. Quốc lộ 1A 5. Vì sao chúng ta phải bảo vệ và khai thác rừng một cách hợp lí? (1 điểm) 6. Điền thông tin về nông nghiệp nước ta vào bảng dưới đây. (2 điểm) Cây trồng Vật nuôi Vùng núi Đồng bằng
  17. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ LỚP 5 KIỂM TRA CUỐI HKI – NĂM HỌC 2012 – 2013 I. PHẦN LỊCH SỬ: (5 điểm) Khoanh tròn vào chữ trước câu trả lời đúng nhất (từ câu 1 đến câu 4) (2 điểm) 1. Trương Định chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp khi: a. chúng vừa tấn công Gia Định (1859). b. triều đình nhà Nguyễn kí hoà ước nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp (1862). c. vua ra lệnh ông phải đi nhận chức Lãnh binh ở An Giang. d. ông được suy tôn “Bình Tây Đại nguyên soái”. 2. Người chỉ huy cuộc phản công ở kinh thành Huế năm 1885 là: a. Tôn Thất Thuyết b. Phan Đình Phùng c. Nguyễn Thiện Thuật d. Đinh Công Tráng 3. Đầu xuân 1930, Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được tiến hành vì: a. thực dân Pháp ra sức đàn áp nhân dân ta. b. lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc muốn biết rõ tình hình trong nước. c. cách mạng nước ta giành được nhiều thắng lợi vẻ vang. d. cần phải thống nhất ba tổ chức cộng sản trong nước. 4. Địa danh nào sau đây đã trở thành “mồ chôn giặc Pháp”? a. Cao Bằng b. Việt Bắc c. Thái Nguyên d. Bắc Kạn 5. Tại sao Nguyễn Tất Thành quyết chí ra đi tìm đường cứu nước? (1,5 điểm) Các ý cần thể hiện: - Yêu nước thương dân (0,5đ) - Không tán thành con đường cứu nước của các nhà yêu nước trước đó. (1đ) 6. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ chấm: (1,5 điểm) Tháng 8 - 1945, nhân dân ta vùng lên phá tan xiềng xích nô lệ (0,5đ) và giành chính quyền ở các thành phố lớn: đầu tiên là Hà Nội, tiếp theo là Huế , Sài Gòn (0,5đ). Ngày 19 - 8 trở thành ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám (0,5đ) của nước ta. II - PHẦN ĐỊA LÝ : (5 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 4 (2 điểm) 1. Nước ta có nhiều mỏ than ở: a. Quảng Ngãi b. Quảng Nam c. Quảng Bình d. Quảng Ninh 2. Những con sông lớn ở miền Nam nước ta là: a. sông Mã, sông Cả b. sông Thái Bình, sông Đà Rằng c. sông Hồng, sông Đà d. sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai 3. Đặc điểm khí hậu miền Bắc nước ta là: a. nóng quanh năm b. có mùa mưa và mùa khô rõ rệt c. mát mẻ quanh năm d. có mùa đông lạnh, mưa phùn
  18. 4. Tuyến đường bộ dài nhất cuả nước ta là: a. Đường Hồ Chí Minh b. Đường số 5 c. Quốc lộ 1 d. Quốc lộ 1A 5. Vì sao chúng ta phải bảo vệ và khai thác rừng một cách hợp lí? (1 điểm) Các ý cần thể hiện: rừng có vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất: - cho ta nhiều sản vật, nhất là gỗ (0,5đ) - điều hoà khí hậu - ngăn xói lở và lũ lụt (0,5đ) 6. Điền thông tin về nông nghiệp nước ta vào bảng dưới đây. (2 điểm) Cây trồng Vật nuôi Vùng núi Cây công nghiệp lâu năm (0,5đ) Trâu, bò (0,5đ) Đồng bằng Lúa gạo (0,5đ) Lợn và gia cầm (0,5đ)