Đề ôn thi môn Lịch sử Lớp 9 (Đề 1) (Có đáp án)

Câu 1. (7,0 điểm)

1. Vì sao phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai bùng bổ và phát triển thắng lợi ?

2. Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ la tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đã làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc như thế nào ?

3. Vai trò và vị trí của Cách mạng tháng Tám năm1945 ở Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới ?

docx 4 trang Tú Anh 20/03/2024 4220
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi môn Lịch sử Lớp 9 (Đề 1) (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_on_thi_mon_lich_su_lop_9_de_1_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề ôn thi môn Lịch sử Lớp 9 (Đề 1) (Có đáp án)

  1. Câu 1. (7,0 điểm) 1. Vì sao phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai bùng bổ và phát triển thắng lợi ? 2. Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ la tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đã làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc như thế nào ? 3. Vai trò và vị trí của Cách mạng tháng Tám năm1945 ở Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới ? Câu 2. (3,0 điểm): Trình bày mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của tổ chức liên kết kinh tế - chính trị lớn nhất Đông Nam Á. Tại sao nói từ đầu những năm 90, một thời kì mới đã mở ra cho các nước trong khu vực này? Điều đó đã tác động như thế nào đến các nước thành viên? II 1. Vì sao phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới 1.25 thứ hai bùng bổ và phát triển thắng lợi ? - Trong chiến tranh thế giới thứ hai, đặc biệt giai đoạn cuối của 0,25 cuộc chiến tranh, các nước thuộc địa ở Á, Phi, Mĩ la tinh là nơi tập trung nhiều mâu thuẫn cơ bản nhất. Là khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền của chủ nghĩa đế quốc. Mẫu thuẫn dân tộc, giai cấp xã hội chằng chéo nhau trở nên rất căng thẳng. - Trong thời kỳ này, các lực lượng xã hội khác nhau như giai cấp 0,25 tư sản dân tộc, giai cấp vô sản ngày càng lớn mạnh. Một số đảng cộng sản, một số đảng tư sản đã nắm ngọn cờ lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc ở - Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với thắng lợi thuộc về Liên 0,25 Xô và các lực lượng dân chủ. Sự thất bại của chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa quân phiệt đã tạo điều kiện cho có ý nghĩa quan trọng cho sự bùng nổ, phát triển của phong trào giải phóng dân tộc. - Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành, trở thành chỗ dựa vững 0,25 chắc cho phong trào giải phòng dân tộc trên thới giới
  2. - Sự lớn mạnh và phát triển của phong trào cộng sản và công nhân 0,25 quốc tế và các lực lượng dân chủ, hòa bình đã tác động trực tiếp đến phong trào giải phóng dân tộc 2. Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, 5.5 châu Phi và khu vực Mĩ la tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đã làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc như thế nào ? - Sau khi phát xít Nhật đầu hàng, nhiều nước ở châu Á đã nổi dậy, 0.75 thành lập chính quyền cách mạng, mở đầu là khu vực Đông Nam Á mà điển hình là Việt Nam (19/8/45), Inđônêxia (17/8/45), Lào (12/10/45). - Phong trào lan nhanh ra các nước Nam Á, Đông Bắc Á và Bắc 0.75 Phi điển hình là Ấn Độ (1946-1950), Trung Quốc (1/10/1949) và Ai Cập (1952 - 1953). - Đến năm 1960, 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập (Nam châu 0.25 Phi) Ngày 1/1/1959, cách mạng Cu-ba thành công. 0.25 => Từ năm 1945 đến 1965 đã có khoảng 40 nước Á, Phi, Mĩ la 0.5 tinh giành được độc lập. Nếu như năm 1939, hệ thống thuộc địa của CNĐQ rộng 91,9 triệu km2 (bằng 3/5 diện tích thế giới) với dân số trên 1,5 tỉ người (bằng 2/3 dân số tgiới) thì đến năm 1967 chỉ còn 5,2 triệu km2 đất đai và 35 triệu người. Có thể nói, đến giữa những năm 60 của TK XX, hệ thống thuộc địa của CNĐQ về cơ bản sụp đổ. - Từ những năm 60 của TK XX, phong trào đấu tranh giải phóng 0.75 dân tộc tiếp tục phát triển và dành được thắng lợi, điển hình là ở các nước Ăngôla (11/1975), Môdămbích (6/1975) và Ginê Bít-xao (9/1974) đã lật đổ chế độ thống trị của thực dân Bồ Đào Nha. => Như vậy sự tan rã của thuộc điạ Bồ Đào Nha là thắng lợi quan 0.5 trọng của phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi Cuối những năm 70, chủ nghĩa thực dân tồn tại dưới “hình thức chế 0.5 độ phân biệt chủng tộc A-phác-thai”. Sau nhiều năm, chính quyền thực dân đã phải xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc của những người da đen. - Năm 1980, Cộng hoà Dim-ba-bu-ê giành độc lập. 0.75 - Năm 1990, Cộng hoà Na-mi-bi-a đã giành độc lập. – Năm 1993, Cộng hoà Nam Phi đã giành độc lập. => Như vậy, sự phát triển và giành thắng lợi của phong trào GPDT 0.5 đã làm tan rã hoàn toàn hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.
  3. 3. Vai trò và vị trí của Cách mạng tháng Tám năm1945 ở Việt 1.25 Nam trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới ? - Là cuộc đấu tranh đầu tiên dưới sự lãnh đạo của một chính đảng 0.5 của giai cấp vô sản. - Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới 0,25 - Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh thế 0.5 giới thứ hai, chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc; mở ra thời kỳ tan rã của chủ nghĩa thực dân trên thế giới. Trình bày mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của tổ chức liên kết kinh tế - chính trị lớn nhất Đông Nam Á. Tại sao nói từ đầu những năm 90, 5.0 một thời kì mới đã mở ra cho các nước trong khu vực này? Điều đó đã 1 tác động như thế nào đến các nước thành viên? * Mục tiêu hoạt động: - Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành 0,5 lập tại Băng Cốc (Thái Lan). - Mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN là phát triển kinh tế và văn hoá 0,5 thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực. * Nguyên tắc hoạt động (4 ý x 0,25 = 1,0 đ) 1.0 - Tháng 2/1976, ASEAN họp Hội nghị thượng đỉnh lần thứ I tại Bali (Inđônêxia). Hội nghị đã xác định những xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ của các nước Đông Nam Á. - Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. - Giải quyết mọi tranh chấp bằng phương pháp hoà bình. - Hợp tác phát triển có hiệu quả * Một thời kỳ mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á (4 ý 0,5 x 0,5 = 2.0 đ) 0,5
  4. - Sau khi “ chiến tranh lạnh” chấm dứt và vấn đề Cam- pu –chia đã được giải quyết, tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt - Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN. Từ 5 nước sáng lập (năm 1967) đã phát triển thành 10 nước (năm 1999) 0.5 - Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á cùng đứng chung trong một tổ chức thống nhất. Trên cơ sở đó, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á “hoà bình, ổn định” cùng phát triển, - Năm 1992 (AFTA) – Khu vực mậu dịch tự do ra đời. Năm 1994 lập diễn đàn khu vực (ARF) gồm nhiều nước trong và ngoài khu vực, tổ chức 0.5 Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM) năm 1996 Như vây một thời kỳ mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á *Tác động đến các nước thành viên 0.5 - Tạo môi trường hòa bình, giao lưu để các nước thành viên tăng cường hợp tác song phương, đa phương, học hỏi lẫn nhau để phát triển kinh tế và bảo vệ hòa bình, an ninh khu vực . - Các nước thành viên cần có chiến lược phát triển phù hợp để tăng sức 0,5 cạnh tranh, tránh nguy cơ tụt hậu (Thí sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau, nhưng phải lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc)