Đề tài Một số biện pháp xây dựng môi trường văn hóa Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám

Thực hiện Nghị quyết Số: 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về : “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”;
doc 16 trang Tú Anh 21/03/2024 2480
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số biện pháp xây dựng môi trường văn hóa Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_tai_mot_so_bien_phap_xay_dung_moi_truong_van_hoa_truong_t.doc

Nội dung text: Đề tài Một số biện pháp xây dựng môi trường văn hóa Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám

  1. PHÒNG GD & ĐT TP . BUÔN MA THUỘT TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ĐĂK LĂK TIỂU LUẬN KHOA HỌC Đề Tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀNG HOA THÁM Người thực hiện: TRẦN THỊ HẠNH Lớp : Bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp Hạng III ,Tiểu học TP. Buôn Ma Thuột Đăk Lăk, ngày 09 tháng 04 năm 2020
  2. ĐÔI ĐIỀU BÀN VỀ THỰC HIỆN XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA, PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU NHÀ TRƯỜNG TIỂU HOÀNG HOA THÁM. PHƯƠNG THÀNH NHẤT-TP BUÔN MA THUỘT 1. Lý do chọn đề tài: Thực hiện Nghị quyết Số: 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về : “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; Thực hiện phát động thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo về “Đối mới sáng tạo trong dạy và học” giai đoạn 2016 – 2020. Thực hiện Chỉ thị 1537/CT-BGD&ĐT ngày 05 tháng 5 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai các hoạt động dưới sân cờ, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, giáo dục kĩ năng sống thông qua các hoạt động tập thể; Tôi đưa ra hai vần đề: Một là xây dựng môi trường sư phạm của chúng ta thực sự trở nên văn hóa cho đúng nghĩa trong nhà trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám. Hai là xây dựng và phát triển thương hiệu của nhà trường để tạo sự lan tỏa về uy tín, chất lượng của nhà trường trong địa bàn phường Thành Nhất cũng như trong TP Buôn Ma Thuột. Là một thành viên của nhà trường, một giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi phải có trách nhiệm xây dựng và đóng góp ý tưởng để cùng với tập thể, lãnh đạo nhà trường xây dựng môi trường văn hóa và phát triển thương hiệu của nhà trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài này đề viết bài thu hoạch và đồng thời kính gửi bài viết của mình lên tập thể, lãnh đạo nhà trường Hoàng Hoa Thám xem xét. 2. Những thay đổi về nhận thức của bản thân:
  3. Với tôi, sau khi được học lớp bồi dưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên Hạng III, được tiếp thu các chuyên đề liên quan và đặc biệt là chuyên đề “Xây dựng môi trường văn hóa, phát triển thương hiệu nhà trường và liên kết hợp tác quốc tế” trong tôi có suy nghĩ cần phải viết những nội dung về việc làm xây dựng môi trường văn hóa và phát triển thương hiệu trong nhà trường nhằm từng bước thay đổi những tồn tại hiện hữu của một trường vùng ven như Hoàng Hoa Thám. Tôi sẽ đưa ra các nôi dung về tìm Môi trường sư phạm, cơ sở vật chất, cảnh quan để tạo dựng nét văn hóa; đề ra biện pháp giáo dục học sinh, giao tiếp giữa giáo viên với giáo viên; giáo viên với học sinh; học sinh với học sinh để xây dựng môi trường văn hóa gắn với bản sắc của dân tộc. Vấn đề xây dựng thương hiệu; xây dựng kế hoạch phát triển, tầm nhìn, xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn; Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; Bồi dưỡng học sinh giỏi; Phụ đạo HS yếu; Ngăn chặn tình trạng ngồi nhầm lớp; Tổ chức các HĐ ngoài giờ lên lớp, Duy trì một số hoạt động truyền thống. 3. Một số đặc điểm của nhà trường: 3.1 Sơ lược tình hình phường Thành Nhất: Phường Thành Nhất có hơn 16 061 dân với 07 tổ dân phố và 1 buôn, có 11 dân tộc cùng chung sống .Phường Thành Nhất có 02 trường Tiểu học, 03 trường mẫu giáo, 01 trường Trung học cơ sở; là phường nằm ở phía Tây của thành phố Buôn Ma Thuột. 3.2 Sơ lược tình hình nhà trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám: - Trường tiểu học học Hoàng Hoa Thám, Phường Thành Nhất TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk, là đơn vị có nhiều năm đạt trường tiến tiến xuất sắc. - Được sự qua tâm của chính quyền địa phương, ban giám hiệu nhà trường, sự nhiệt tình của hội phụ huynh, cùng tập thể giáo viên trong trường. Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, khang trang tạo điều kiện thuận lợi để học sinh tham gia các hoạt động học tập, vui chơi.
  4. Về học sinh: Mối thầy cô giáo cần rèn cho học sinh cách xưng hô với nhau cho đúng. học sinh nhỏ gọi học sinh lớn hơn là anh, chị, học sinh cùng lớp, cùng khối gọi nhau là bạn xưng tôi. Cần có biện pháp theo dõi nhắc nhở nhau không để học sinh gọi nhau xưng mày tao Vấn đề chống bạo lực học đường cũng cần phải giải quyết một cách triệt để hơn nữa, thực tế cho thầy trong nhà trường học sinh giữa buôn này với buôn khác vẫn gây gổ đánh nhau nhưng chúng ta vẫn chưa có biện pháp thật mạnh để khắc phục triệt để vấn đề này. Khi tan trường, học sinh đánh nhau ngoài trường học vẫn còn phổ biến. Vì nhà trường chúng ta chưa tìm ra biện pháp hữu hiệu để giải quyết dứt điểm vấn đề này nên một bộ phận phụ huynh đã xin cho con học trái tuyến ở xã Hòa Phong để con của họ không bị học sinh đồng bào đánh. Vấn đề này không phải không có cách giải quyết, chỉ có điều sự phối hợp giữa nhà trương và địa phương chưa chặt chẽ. Theo tôi cần phải mời sự vào cuộc của công an xã và lực lượng Ban tự quản các buôn phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh làm thật nghiêm một vài trường hợp để răn đe. Và tránh việc làm cho phong trào rầm rộ, sau lại không chặt chẽ dẫn đến một số học sinh coi thường, tiếp tục gây sự. 3.5 Những nguyên nhân làm một bộ phận học sinh chưa trở nên văn hóa, thấm nhuần sự giáo dục: Thứ nhất: Một bộ phận giáo viên ngại va chạm, không xử lí nghiêm khi lớp của mình có học sinh chưa ngoan. Thứ hai: Một bộ phận cha mẹ học sinh chưa quan tâm đến con cái họ. Thứ ba: Một bộ phận học sinh có hiểu biết còn hạn chế. Thứ tư: Tập quán sống của người dân cũng có những tác động xấu đến học sinh. 4. Những biện pháp cho việc xây dựng môi trường văn hóa và xây dựng thương hiệu nhà trường: 4.1. Giải pháp xây dựng “phần nổi” của nhà trường văn hóa: 4.1.1. Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng trường học “Xanh - sạch - đẹp - an toàn” - Quan tâm xây dựng khung cảnh bên ngoài Nhà trường (Cổng trường, tường
  5. rào, nhà để xe ) - Chủ động quy hoạch khuôn viên Nhà trường, khu vực sân chơi, bãi tập, khu học tập, tạo không gian hợp lý mang tính giáo dục cao. - Tiếp tục đầu tư trồng cây xanh, cây cảnh, cây bóng mát, hòn non bộ đảm bảo tiêu chí môi trường học đường an toàn, xanh, sạch đẹp. - Tổ chức trang trí lớp học, hành lang các phòng học, trang trí phòng làm việc trang trí các bảng biểu tuyên truyền về tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu và hệ thống các giá trị của Nhà trường; tạo nên môi trường nhẹ nhàng, hài hoà giảm bớt sự căng thẳng ở giáo viên và học sinh. 4.1.2. Chú trọng xây dựng trang phục của CBGV và học sinh khi đến trường: Thực hiện mọi CBGV và học sinh thực hiện đúng quy định về trang phục khi đến trường, góp phần làm cho mỗi người tự mình phải trau dồi, rèn luyện phong cách, phẩm chất cho phù hợp với mục tiêu của việc xây dựng nhà trường văn hóa. 4.1.3. Quan tâm đến các hoạt động văn hoá trong trường học: Chú trọng đưa các hoạt động văn hóa có ý nghĩa thiết thực, phù hợp với truyền thống văn hoá của dân tộc. 4.1.4. Hình thành thói quen ứng xử có văn hoá trong CBGV và học sinh: - Thói quen gìn giữ vệ sinh trường lớp; tiết kiệm năng lượng; không nói tục, chửi thề; không hút thuốc lá; không sử dụng điện thoại di động khi hội họp và giảng dạy - Chống các biểu hiện thiếu công bằng, thiếu dân chủ, thiếu trung thực; - Bắt tay, chào hỏi, tặng hoa lúc nào cho phù hợp - Đi lại, đứng ngồi, xưng hô, nói năng, để xe sao cho có văn hóa. 4.2. Giải pháp xây dựng “phần chìm” của nhà trường văn hóa: - Khuyến khích mối quan hệ hợp tác, chia sẽ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau giữa các giáo viên và học sinh: Làm cho nhà trường thực sự là một tổ ấm thứ hai sau gia đình, mỗi giáo viên đều cảm thấy thoải mái, dễ dàng trao đổi, thảo luận, chia sẽ kinh nghiệm, giúp đỡ nhau trong chuyên môn và cuộc sống.
  6. - Tạo bầu không khí tin cậy, thúc đẩy giáo viên quan tâm đến chất lượng và hiệu quả giảng dạy học tập: Tạo bầu không khí thân thiện, gắn bó nhưng phải có sự phân cấp trong công việc, không nên đề cao uy quyền mà xác định mỗi người phụ trách mỗi lĩnh vực công tác khác nhau, nhưng tất cả đều hướng đến mục đích chung là chất lượng và hiệu quả công tác. - Tạo môi trường học tập thuận lợi nhất cho học sinh: Có môi trường học tập thuận lợi học sinh mới ham học, vui vẻ, thoải mái Do vậy phải tạo được môi trường thân thiện giữa CBGV với học sinh. - Tạo môi trường thân thiện cho CBGV và học sinh: Phải xây dựng nhà trường là nơi thực sự an toàn, cởi mở và chấp nhận các nhu cầu hoàn cảnh khác nhau của học sinh, khuyến khích học sinh phát biểu bày tỏ quan điểm cá nhân của mình, xây dựng mối quan hệ ứng xử tôn trọng, hiểu biết, học hỏi lẫn nhau giữa thầy và trò. - Xây dựng đội ngũ cốt cán có trách nhiệm và thống nhất cao trong việc xây dựng nhà trường văn hóa: Mọi công việc cần có sự trao đổi, bàn bạc trong Ban giám hiệu, các tổ chức đoàn thể trong trường học, các Tổ trưởng chuyên môn tạo được không khí dân chủ, cởi mở từ đó phát huy được sự sáng tạo của đội ngũ trong việc xây dựng nhà trường văn hóa. - Coi trọng dân chủ trong trường học, tổ chức các diễn đàn cho thanh thiếu niên học sinh: Tạo được tinh thần dân chủ thực sự để từng cá nhân và tập thể lớp được đề xuất, được phản ánh được đóng góp ý kiến xây dựng Nhà trường Tổ chức các diễn đàn là điều kiện tốt nhất để học sinh bộc lộ tư tưởng, tình cảm, lẽ sống của mình. 4.3. Chú trọng các giải pháp cụ thể 4.3.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu quả quản lý của Ban Giám hiệu trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng nhà trường văn hoá. Đây là giải pháp có tính chất quyết định tới việc nâng cao chất lượng và hiệu quả xây dựng NTVH ở trường THPT số 2 Bắc Hà trong thời kỳ hiện nay. Xây dựng NTVH nhằm đáp ứng những nhu cầu văn hoá, giáo dục học sinh, góp phần hình thành và hoàn thiện nhân cách của học sinh. Xây dựng NTVH tốt đẹp
  7. cần thiết có sự chỉ đạo và tham gia của các cấp uỷ Đảng, sự quản lý của Ban giám hiệu Nhà trường trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTVH. Trên thực tế, hoạt động xây dựng NTVH ở trường THPT số 2 Bắc Hà trong những năm qua đã cho thấy sự lãnh đạo, chỉ đạo của chi bộ Đảng và quản lý của Ban giám hiệu có vai trò đặc biệt quan trọng, mang tính chất quyết định. a. Đối với Chi Bộ nhà trường: - Phối hợp cùng với chính quyền tổ chức học tập, quán triệt các chủ trương nghị quyết của Đảng, chế độ chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội qui, qui định của nhà trường, địa phương về giáo dục. Từ đó, cần nhận thức đầy đủ về vai trò của văn hoá và xây dựng NTVH trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Khắc phục sự nhìn nhận phiến diện về xây dựng NTVH, coi xây dựng NTVH đơn thuần chỉ là các hoạt động mang tính chất bề nổi, không quan tâm đến chiều sâu. - Chỉ đạo cho BGH và BCHCĐ phối hợp triển khai và hướng dẫn Ban chỉ đạo nhà trường vận động CBCC trong cơ quan đăng ký xây dựng đơn vị có đời sống Văn hóa: Văn minh – Sạch đẹp – An toàn. - Chỉ đạo thành lập ban vận động xây dựng trường học có đời sống văn hóa tốt năm học 2010-2011. Kinh nghiệm cho thấy, ở cơ sở nào có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp uỷ Đảng, có sự đi sâu, đi sát trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, kiểm tra, đánh giá các phong trào, các hoạt động thì ở đó hoạt động xây dựng NTVH có sự chuyển biến tốt. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi ở cơ sở nào vai trò lãnh đạo, sự chỉ đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước được thực hiện tốt thì từ việc hoạch định chương trình, kế hoạch hoạt động đến việc tổ chức thực hiện và kết quả thực hiện xây dựng NTVH đều đạt kết quả cao. b. Đối với BGH nhà trường : - Thực hiện hình thức tuyên truyền, nhằm giáo dục cho cán bộ giáo viên, học
  8. sinh trong nhà trường về xây dựng nếp sống văn minh, đời sống văn hóa trong nhà trường, tham mưu với phụ huynh trồng mới thêm nhiều cây xanh, tạo cảnh quan môi trường luôn xanh - sạch - đẹp. - Vận động 100% CBCC đăng ký xây dựng đơn vị có đời sống văn hóa tốt và thực hiện có hiệu quả phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Cổng trường em sạch đẹp – an toàn”. - Chỉ đạo cho cán bộ y tế trường học: Vận động các em học sinh biết chăm sóc sức khỏe, giữ gìn vệ sinh chung và cá nhân, bảo vệ sinh môi trường - xanh – sạch - đẹp. Tổ chức 100% khám sức khỏe ban đầu cho học sinh và tuyên truyền phòng bệnh học đường, các bệnh truyền nhiễm khác. c.Đối với BCH Công đoàn : - Phối hợp tổ chức tốt các hoạt động văn hóa văn nghệ; thể dục thể thao. Thông qua các hoạt động này nhằm xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, ngăn ngừa và phòng chống có hiệu quả các tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường; hoàn thành tốt các chỉ tiêu thi đua Nghị quyết Đại hội chi bộ, Đại hội Công đoàn và hội nghị cán bộ - công chức từng nhiệm kỳ đề ra. - Luôn có sự phối hợp chặt chẽ, đầy trách nhiệm, tất cả vì sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo ở trường; chung vai gánh vác, chia sẻ trách nhiệm, tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi cá nhân phát triển. - Vận động 100% Đoàn viên công đoàn, người lao động trong đơn vị đăng ký xây dựng đơn vị có đời sống văn hóa tốt và vận động mỗi đoàn viên công đoàn là hạt nhân tích cực hưởng ứng thực hiện xây dựng đời sống văn hóa ở nhà trường. Chỉ đạo toàn thể đoàn viên đăng ký thực hiện các tiêu chí xây dựng gia đình văn hóa, cơ quan văn hóa gắn liền với cuộc vận động “Dân chủ - kỷ cương - tình thương - trách nhiệm” và cuộc vận động xây dựng người cán bộ “Trung thành - Sáng tạo – Tận tụy – Gương mẫu”. 4. 3.2. Vai trò của người Hiệu trưởng trong việc xây dựng nhà trường văn hóa: - Hiệu trưởng cần xây dựng bầu không khí dân chủ: cởi mở, hợp tác, cùng chia
  9. sẻ hỗ trợ lẫn nhau; mọi người đều được tôn trọng, luôn được coi trọng và có cơ hội thể hiện, phát triển các khả năng của mình, xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá, khen thưởng hợp lý thúc đẩy mọi người nỗ lực làm việc. - Mỗi cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong trường đều có bản mô tả công việc, rõ trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ. - Hiệu trưởng tăng cường dự giờ, trao đổi chuyên môn với giáo viên đứng lớp về cách dạy và học, làm cho học sinh biết là các em được yêu thương, được quan tâm chăm sóc. Cố gắng bảo đảm cho học sinh có một tương lai xứng đáng với sự đầu tư của cha mẹ các em. - Hiệu trưởng chia sẻ quyền lực, mạnh dạn trao quyền cho giáo viên trong đó đề cao vai trò lãnh đạo hoạt động dạy và học của giáo viên, cho mọi người thấy một hiệu trưởng đầy nhiệt tâm, luôn trách nhiệm và tình yêu thương học trò. - Hiệu trưởng nên có mặt thường xuyên trong trường và trong lớp học; tham dự càng nhiều những sinh hoạt của học sinh thì càng tốt. - Hiệu trưởng thường xuyên trau dồi kỹ năng giao tiếp; lắng nghe tất cả mọi người, khuyến khích phụ huynh học sinh tham gia vào các hoạt động giáo dục của trường và làm cho phụ huynh hiểu rõ vai trò của họ. Hiệu trưởng luôn suy nghĩ để học hỏi, để đổi mới và nâng cao uy tín của mình trong nhà trường 4.3.3. Nâng cao nhận thức cho giáo viên, cán bộ, công chức và toàn thể học sinh để xây dựng NTVH Nhà giáo trong dạy học và giáo dục học sinh không chỉ là người truyền đạt tri thức, rèn luyện kỹ năng mà còn phải là tấm gương để học sinh tin cậy noi gương về phẩm giá và cách sống ở đời, do vậy như một lẽ tự nhiên, cũng là “nghiệp” của mình, nhà giáo phải mẫu mực. Từ mẫu mực làm gương cho học trò, nhà giáo cũng tác động vào cha mẹ học sinh, tạo dựng niềm tin của gia đình vào nhà trường và nhà giáo, đồng thời bằng tấm gương của mình, nhà giáo điều chỉnh thái độ, hành vi của cha mẹ khi Xây dựng NTVH cần phải huy động được sức mạnh của toàn trường, trong đó giải pháp giáo dục nhận thức cho giáo viên, cán bộ, công chức và học sinh là cực kỳ quan trọng, nó mang tính chất bao quát các hoạt động nhằm tạo
  10. ra sự chính xác trong nhìn nhận đối với văn hoá, hiểu biết toàn diện hơn về văn hoá, vai trò của văn hoá trong phát triển giáo dục và đào tạo. Từ đó biến hoạt động xây dựng NTVH thành hoạt động mang tính chất tự giác, thường xuyên của mỗi giáo viên và học sinh trong trường. - Tăng cường công tác tuyên truyền vận động CBGV, NV nhà trường tích cực tham gia công tác xây dựng môi trường văn hoá trong sạch, lành mạnh. - Tổ chức các buổi nghe báo cáo chuyên đề, các buổi hội thảo, tọa đàm về công tác xây dựng nhà trường văn hoá theo từng thời điểm cụ thể, hợp lý. - Tổ chức các hội thi, các buổi giao lưu văn nghệ, thể dục, thể thao trong và ngoài trường nhằm xây dựng phong trào thi đua sôi nổi, thu hút sự tham gia tích cực của đông đảo cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. 4.3.4. Phát huy sức mạnh tổng hợp của giáo viên và học sinh trong trường làm chuyển biến mạnh mẽ cuộc vận động xây dựng NTVH .Mỗi thành viên trong trường cũng phải nhận thức được đầy đủ và đúng đắn xây dựng nhà trường văn hóa không của riêng ai mà là trách nhiệm, nghĩa vụ, là trí tuệ, công sức của mỗi thành viên trong nhà trường. - Thông qua hội thảo, sinh hoạt tổ chuyên môn, các đoàn thể, họp Hội đồng sư phạm hàng tháng, sinh hoạt chủ nhiệm, lồng ghép trong bộ môn mỗi thành viên trong trường góp ý kiến về các giải pháp cụ thể để xây dựng tốt các mối quan hệ: Mỗi người xây dựng cho mình lối sống trong sáng, lành mạnh, trách nhiệm, ngay thẳng, bao dung; lòng tự chủ, tự giác, tự trọng, tự chịu trách nhiệm và biết hy sinh cho quyền lợi chung. Không ngừng tự học tập bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; tác phong làm việc khoa học, nhanh nhẹn, kịp thời, nói đi đôi với làm; hành vi, cử chỉ, điệu bộ, mẫu mực mô phạm. - Biết ứng xử với từng cá nhân: con người – con người; thầy – thầy, thầy - trò, trò - trò, trong đó vai trò của người thầy là chủ đạo trong mọi ứng xử. Biết ứng xử với tập thể: Nhà trường - Xã hội: Nhà trường - Phụ huynh, Nhà trường - với địa phương (Với chính quyền, đoàn thể, di tích lịch sử, công trình công cộng ). Biết ứng xử với môi trường: Con người - Môi trường: Vệ sinh cá
  11. nhân, vệ sinh công cộng, trồng và chăm sóc cây xanh, sử dụng và bảo vệ cơ sở vật chất kỹ thuật, danh lam thắng cảnh Cụ thể hơn: - Mỗi giáo viên phải tham gia có hiệu quả vào các phong trào thi đua “Giảng dạy tốt, học tập tốt, tổ chức quản lý và phục vụ đời sống tốt” theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và cuộc vận động "Trung thành - Sáng tạo -Tận tuỵ - Gương mẫu", "Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm", "Đền ơn đáp nghĩa”,“Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”; “Xây dựng nếp sống văn minh trong cơ quan”; “Không hút thuốc lá trong trường học”; “Đảm bảo an toàn giao thông”; “An toàn vệ sinh lao động”; “An toàn vệ sinh thực phẩm”; Vệ sinh môi trường, xây dựng Nhà trường "Xanh - Sạch - Đẹp”, xây dựng gia đình văn hoá. - Bên cạnh việc truyền thụ kiến thức văn hóa, mỗi giáo viên còn có nhiệm vụ giáo dục rèn luyện học sinh về mặt phẩm chất, đạo đức để học sinh không chỉ có kiến thức mà còn có cách sống, cách ứng xử văn hóa. - Bản thân mỗi CBGV tích cực tham gia đăng ký xây dựng đơn vị có đời sống văn hóa tốt, văn minh - sạch đẹp - an toàn; vận động phụ huynh tích cực tham gia xây dựng nhà trường xanh - sạch - đẹp và văn minh. - Mỗi CBGV đăng ký xây dựng ít nhất một điểm sáng văn hóa tại cơ quan. 5. Một số hành động, phương pháp khác để xây dựng môi trường văn hóa và phát triển thương hiệu nhà trường: Sức ỳ, sự không tâm huyết trong một số cá nhân là vấn đề cần phải xem xét để có thể thay đổi họ. Muốn thay đổi thì lãnh đạo, quản lý nhà trường phải là người ủng hộ trong cách làm việc chặt chẽ, cứng rắn và mềm dẻo linh hoạt. Đánh giá chất lượng hoạt động sau khi xong mỗi hoạt động vào cuộc họp Hội đồng gần nhất về kết quả tham gia của mỗi người thầy, của mỗi lớp học sinh. Đề xuất cải tiến một số nội dung trong đánh giá thi đua cũng như xếp loại thi đua và khen thưởng để đảm bảo phù hợp.
  12. Với mỗi nhà trường nếu lãnh đạo cùng CB, GV, CNV và các đoàn thể đều có tinh thần tự giác cao với nhiệm vụ, với các phong trào thi đua thì dù khó khăn đến mấy tập thể vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Để làm được điều đó lãnh đạo cũng như bộ phận tham mưu, giúp việc phải thực sự bản lĩnh để quản lý, điều hành nhà trường của mình về cái đích vinh quang. 6. Mong muốn của bản thân để có sự thay đổi trong nhà trường nơi tôi công tác: Tôi chỉ mong nhà trường thực sự đoàn kết, mỗi người đều tự biết xác định vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có những ứng xử phù hợp đảm bảo văn minh công sở, người trẻ kính trọng người già, người già mẫu mực công tâm, cấp dưới phục tùng cấp trên, cấp trên biết lắng nghe cấp dưới và có cái nhìn đa chiều để đưa ra quyết định phù hợp. Không vì bất cứ lý do gì mà làm cản trở cũng như thực hiện nhiệm vụ không hiệu quả. Vấn đề dân chủ trong nhà trường cũng cần được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa, dân chủ trong công khai các thông tin về tài chính, về nhân sự, về phân công nhiệm vụ. Đặc biệt, thúc đẩy sự tập trung, dân chủ trong hội họp, cần phải đúng giờ giấc, cần đưa vào khuôn khổ, không thể để tình trạng người nói không có người nghe, hoặc có người muốn nghe nhưng phải cố gắng mới nghe được vì quá ồn ào. Bàn bạc vấn đề nào phải rõ ràng, dứt điểm vấn đề đó, không lan man, lệch hướng, không để ai muốn nói gì cũng được. 7. Kết luận và kiến nghị: 7.1 Kết luận: Việc xây dựng môi trường văn hóa và xây dựng thương hiệu trong nhà trường là cần thiết và thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa, làm càng sớm càng tốt để phù hợp với xu thế xã hội. Với ý nghĩa đó bản thân tôi luôn mong muốn công việc này tại trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám sẽ được tổ chức thực hiện một cách khoa học, hiệu quả nhằm thu hút học sinh học tập chuyên cần giúp các em chăm ngoan hơn tiến bộ hơn, học tập rèn luyện ngày một tiến bộ hơn. 7.2 Kiến nghị:
  13. Với lãnh đạo nhà trường: Nên xây dựng kế hoạch, thành lập Ban chỉ đạo với những con người có tâm huyết chung tay xây dựng môi trường văn hóa và thương hiệu nhà trường. Với mỗi thầy cô giáo, mỗi cán bộ công nhân viên: Nhiệt tình hưởng ứng kế hoạch xây dựng môi trường văn hóa và tạo dựng thương hiệu cho nhà trường. Với các đoàn thể: - Chi đoàn Giáo viên: Tiếp tục cộng đồng trách nhiệm để hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra. Thực hiện cho đúng vai trò phối hợp giải quyết nhiệm vụ do mình phụ trách nhằm tạo ra sự tác động tương hỗ một cách tích cực. Cùng nhau thực hiện sự chỉ đạo của Chi bộ đảng, của Ban giám hiệu nhà trường cho nhiệm vụ giáo dục, giảng dạy học sinh đạt hiệu quả cao. - Với Ban chấp hành Công đoàn: Tiếp tục quan tâm, động viên công nhân viên chức lao động hưởng ứng thực hiện các nhiệm vụ - Với Ban đại diện cha mẹ học sinh: Xin được tiếp tục quan tâm động viên, nhắc nhở, làm việc với các gia đình có con em chưa ngoan nhằm từng bước cảm hóa, giáo dục các em. Người viết Trần Thị Hạnh