Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tuần 13+14 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển

I. MỤC TIÊU:

       Sau khi học xong bài này HS có khả năng:

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:

   a. Kiến thức:

- Trình bày được những nét chính về chính trị, kinh tế, xã hội cuối thời Lý dẫn tới sự sụp đổ của triều đại Lý. Trần Cảnh lên ngôi vua thiết lập triều đại Trần.

- Biết những nét chính về tổ chức bộ máy nhà nước, quân đội thời Trần.

b. Kĩ năng:

        - Đánh giá thành tựu xây dựng nhà nước, pháp luật thời Trần

c. Thái độ:

 - Tự hào về lịch sử dân tộc, ý thức tự lực tự cường của ông cha ta thời Trần.

          - Bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào dân tộc đối với công cuộc xây dựng củng cố  và phát triển đất nước dưới triều Trần.

2. Năng lực: Hình thành năng lực cho HS.

Hình thành cho HS năng lực: tự học, tự giải quyết vấn đề, hợp tác.

- Phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm.

II. CHUẨN BỊ:

  1. GV:- KH DH, SGK, tài liệu về thời Trần,.

      2. HS: SGK, đọc trước bài ở nhà.

docx 13 trang BaiGiang.com.vn 03/04/2023 3100
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tuần 13+14 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_7_tuan_1314_nam_hoc_2020_2021_truong_thc.docx

Nội dung text: Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tuần 13+14 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển

  1. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch bài dạy Sử 7 - Tuần: 13 - Tiết: 25 ĐẠI VIỆT DƯỚI THỜI NHÀ TRẦN I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này HS có khả năng: 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: a. Kiến thức: - Trình bày được những nét chính về chính trị, kinh tế, xã hội cuối thời Lý dẫn tới sự sụp đổ của triều đại Lý. Trần Cảnh lên ngôi vua thiết lập triều đại Trần. - Biết những nét chính về tổ chức bộ máy nhà nước, quân đội thời Trần. b. Kĩ năng: - Đánh giá thành tựu xây dựng nhà nước, pháp luật thời Trần c. Thái độ: - Tự hào về lịch sử dân tộc, ý thức tự lực tự cường của ông cha ta thời Trần. - Bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào dân tộc đối với công cuộc xây dựng củng cố và phát triển đất nước dưới triều Trần. 2. Năng lực: Hình thành năng lực cho HS. - Hình thành cho HS năng lực: tự học, tự giải quyết vấn đề, hợp tác. - Phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm. II. CHUẨN BỊ: 1. GV:- KH DH, SGK, tài liệu về thời Trần,. 2. HS: SGK, đọc trước bài ở nhà. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC. Hoạt động của thầy và trò Nội dung 1. Khởi động: (5 phút) Mục tiêu: - Kiểm tra kiến thức đã học về kinh tế, văn hóa thời Lý. - Dẫn dắt, tạo tâm thế học tập cho hs. GV: - Tổ chức cho HS làm việc cá nhân và làm việc chung cả lớp - Giao nhiệm vụ: ? Nêu những đặc điểm về tình hình giáo dục, VH thời Lý. HS: - Làm việc chung cá nhân và làm việc chung cả lớp - Đứng tại chỗ trình bày. GV: - Nhận xét, ghi điểm cho HS - Dẫn vào bài mới 2. Hình thành kiến thức: (36 phút) Hoạt động 1: (15 phút) Nhà Lý sụp đổ. Năm học: 2020 - 2021 Trang 1
  2. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch bài dạy Sử 7 Mục tiêu: - Biết và hiểu được nguyên nhân làm cho nhà Lý sụp đổ và nhà Trần thành lập. GV: - Tổ chức HS làm việc cá nhân I. NHÀ TRẦN THÀNH LẬP VÀ - Giao nhiệm vụ: CỦNG CỐ CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN + Đọc tư liệu SGK, trả lời câu hỏi: TẬP QUYỀN. ? Nguyên nhân nào làm cho nhà Lý suy 1. Nhà được thành lập. yếu? - Cuối TK XII quan lại nhà Lý ăn chơi ? Những việc làm trên của thời Lý dẫn đến xa đoạ, không chăm lo đến đời sống của những hậu quả gì? nhân dân. ? Nhà Trần được thành lập như thế nào? - Kinh tế khủng hoảng, mất mùa, lụt lội HS: - Làm việc cá nhân hạn hán xảy ra liên miên, một số thế lực - Trình bày kết quả pk địa phương và ND khổ cực nhiều nơi - Nhận xét, bổ sung nổi dậy đấu tranh. Nhà Lý phải dựa vào GV: - Nhận xét, điều chỉnh (nếu có) thế lực họ Trần để chống lại cac lực - Chốt kiến thức mục 1. lượng nổi loạn. - Tháng 12/1226 Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh → Nhà Trần thành lập. Hoạt động 2: ( 15 phút) Nhà Trần củng cố chế độ PK tập quyền Mục tiêu: - Biết được những việc làm của nhà Trần để củng cố chế độ PK tập quyền. GV: - Tổ chức HS làm việc cá nhân và làm 2. Nhà Trần củng cố chế độ PK tập việc nhóm. quyền - Giao nhiệm vụ: - Bộ máy nhà nước được tổ chức theo + Đọc tư liệu SGK và trả lời các câu hỏi: chế độ quân chủ trung ương tập quyền - Câu hỏi thảo luận nhóm: phân làm 3 cấp. Nhóm 1,2: Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời * Sơ đồ bộ máy nhà nước: Trần? Vua ( Thái thượng hoàng Nhóm 3,4: Em có nhận xét gì về bộ máy ) chính quyền trung ương thời Trần so với Đại thần Đại thần thời Lý? văn võ Nhóm 5,6: So với bộ máy nhà nước thời Lý, bộ máy nhà nước thời Trần có điểm gì Quốc sử viện - Thái y viện - khác? Tôn nhân phủ - Hà đê sứ - - Tổ chức bộ máy quan lại và các đơn vị Khuyến nông sứ - Đồn điền sứ hành chính thời Trần được hoàn chỉnh và chặt chẽ hơn thời Lý ; chế độ tập quyền thời Trần được củng cố hơn thời Lý. + Cho HS vẽ sơ đồ bộ mày nhà nước (làm * Sơ đồ chính bộ máy hành chính. việc nhóm) 12 lộ ( Chánh,phó an phủ sứ ) Năm học: 2020 - 2021 Trang 2
  3. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch bài dạy Sử 7 ? So với bộ máy nhà nước trung ương thời Lý nhà Trần có điểm gì khác? Phủ HS: - Làm việc cá nhân và thảo luận nhóm. ( Tri phủ ) - Vẽ sơ đồ - Trình bày kết quả Châu- - Nhận xét, bổ sung Huyện GV: - Nhận xét, điều chỉnh (nếu có). Ghi ( TC-TH ) điểm nhóm làm tốt. - Chốt kiến thức mục 2. Xã ( Xã - Đặt thêm mộtquan số )chức quan : + Hà đê sứ + Khuyến nông sứ + Đồn điền sứ Hoạt động 3 : ( 10 phút) Pháp luật thời Trần Mục tiêu : - Biết được tên bộ luật và nội dung bộ luật ở thời Trần. GV: - Tổ chức HS làm việc cá nhân và làm 3. Pháp luật thời Trần việc cặp đôi. - Ban hành bộ luật mới “Quốc triều hình - Giao nhiệm vụ: luật”. + Đọc tư liệu SGK và trả lời các câu hỏi: - Nội dung: Giống như bộ luật thời nhà ? Nhà Trần đã ban hành bộ luật có tên là Lý nhưng được bổ sung thêm luật xác gì? Nội dung? nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản, qui ? Nhận xét: bộ luật thời Trần so với thời định cụ thể việc mua bán ruộng đất. Lý? HS: - Làm việc cá nhân và trao đổi cặp đôi. - Đặt cơ quan Thẩm hình viện để sử - Trình bày kết quả kiện. - Nhận xét, bổ sung GV: - Nhận xét, điều chỉnh (nếu có) - Chốt kiến thức mục 3. 3. Luyện tập – Vận dụng GV: - Tổ chức cho HS làm việc cá nhân - Giao nhiệm vụ: ? Mô tả bộ máy nhà nước thời Trần. ? Các đơn vị hành chính từ cấp lộ đến cấp xã ở nhà Trần có gì thay đổi so với thời Lý? ? Pháp luật thời Trần có điểm gì giống và khác so với thời Lý? HS: Làm việc cá nhân và làm việc chung cả lớp. - Trình bày kết quả - Nhận xét, bổ sung GV: Nhận xét, chốt lại nội dung bài học Năm học: 2020 - 2021 Trang 3
  4. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch bài dạy Sử 7 4. Tìm tòi mở rộng – Hướng dẫn về nhà. (2phút) Mục tiêu: - Hiểu thêm về chế độ PK thời Trần. GV: Giao nhiệm vụ. - Học bài cũ, trả lời câu hỏi cuối bài. - Đọc trước phần 2 của bài - Tìm hiểu về bộ Quốc triều hình luật thời Trần. - Tìm hiểu về chế độ Thái thường hoàng thời Trần và tác dụng của nó. HS: Lắng nghe về nhà thực hiện. IV. RÚT KINH NGHIỆM: - Tuần: 13 - Tiết: 26 ĐẠI VIỆT DƯỚI THỜI NHÀ TRẦN (tiếp) I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này HS có khả năng: 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: a. Kiến thức: - Biết được thế kỷ XIII nhà Trần đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực để xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng phục hồi phát triển quân đội hùng mạnh, kinh tế phát triển. b. Kĩ năng: - Nhận xét, đánh giá các thành tựu kinh tế . - Làm quen với phương pháp so sánh. c. Thái độ: - Bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào dân tộc đối với công cuộc xây dựng củng cố và phát triển đất nước dưới triều Trần. 2. Năng lực, phẩm chất: - Hình thành cho HS năng lực: tự học, tự giải quyết vấn đề, hợp tác - Phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm I. CHUẨN BỊ: 1. GV: tranh ảnh 2. HS: SGK, đọc trước bài ở nhà II.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC Năm học: 2020 - 2021 Trang 4
  5. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch bài dạy Sử 7 Hoạt động của thầy - trò Nội dung Khởi động: Kiểm tra (15 phút) Mục tiêu: - Khái quát được những nội dung đã học về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống ( 1075 -1077) - Tạo tâm thế học tập cho HS. GV: - Tổ chức cho HS làm việc cá nhân - Giao nhiệm vụ: - Phát đề kiểm tra 15p. HS: - Làm việc cá nhân vào giấy kiểm tra. GV: - Quan sát, nhắc nhở hs làm bài nghiêm túc. - Thu bài, kiểm tra số bài đối chiếu với sĩ số hs. - Dẫn vào bài mới Hoạt động 1: (13 phút) Nhà Trần xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng. Mục tiêu: - Biết được nét chính về tình hình quân đội thời Trần. GV: - Tổ chức HS hoạt động theo cặp. 4. Nhà Trần xây dựng quân đội và - Giao nhiệm vụ: củng cố quốc phòng Đọc tư liệu SGK, quan sát H27, trao đổi, - Quân đội nhà Trần gồm: tìm hiểu các biện pháp, chủ trương xây + Cấm quân, quân các lộ, hương binh dựng quân đội và củng cố quốc phòng của ở các làng xã. nhà Trần. - Chủ trương: Quân lính cốt tinh nhuệ HS: Làm việc cặp đôi, thống nhất nội dung. không cốt đông. GV: - Gọi HS trình bày kết quả. - Được học tập binh pháp và luyện võ HS: Đại diện cặp đôi đứng tại chỗ trả lời. nghệ thường xuyên Các cặp đôi khác nhận xét, chia sẻ. - Thực hiện chính sách “Ngụ binh ư GV: - Nhận xét, điều chỉnh (nếu có) nông”. - Chốt kiến thức. - Cử tướng giỏi cầm quân đóng giữ các GD: Biên giới là nơi giao lưu VH, buôn vị trí hiểm yếu. bán giữa các nước, là nơi tiến quân sang xâm lược các nước láng giềng nhanh, bất ngờ. Hoạt động 1: (12 phút) Nhà Trần phục hồi và phát triển kinh tế. Mục tiêu: - Chỉ ra được những nét chính về sự phục hồi và phát triển kinh tế thời Trần. GV: - Tổ chức HS làm việc nhóm. (5’) 2. Phục hồi và phát triển kinh tế. - Giao nhiệm vụ: Đọc tư liệu SGK, quan sát H28, thảo luận, * Nông nghiệp: tìm hiểu nhà Trần đã làm gì để phục hồi và - Khuyến khích nông dân khẩn hoang - Mở rộng diện tích sản xuất Năm học: 2020 - 2021 Trang 5
  6. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch bài dạy Sử 7 phát triển KT sau những năm suy thoái của - Đào sông, nạo vét kênh mương thời Lý. Nhờ những chính sách trên với sự cố HS: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm gắng của nông dân nông nghiệp thời thống nhất kết quả chung của nhóm. Trần nhanh chóng được phục hồi GV: - Gọi HS trình bày kết quả. HS: Đại diện nhóm đứng tại chỗ trả lời. * Thủ CN – Thương nghiệp: Các nhóm khác nhận xét, chia sẻ. - Ở thời Trần đều phát triển. GV: - Nhận xét, bổ sung (nếu có) - Thuyền buôn nước ngoài qua lại buôn - Chốt kiến thức. bán tấp nập ở Hội Thống – Vân Đồn. + GDMT: Sản phẩm văn hóa + GD biển đảo: biển là đường giao thông quan trọng trong việc giao lưu buôn bán giữa các nước. 3. Luyện tập - Vận dụng (3 phút) Mục tiêu: - Củng cố kiến thức bài học GV: - Tổ chức HS làm việc cá nhân và làm việc chung cả lớp. - Giao nhiệm vụ: trả lời các câu hỏi ở cuối bài (SGK) ? Quân đội thời Trần có điểm gì giống và khác so với thời Lý? HS: Làm việc cá nhân và làm việc chung cả lớp. - Trình bày kết quả - Nhận xét, bổ sung GV: Nhận xét, kết luận 4. Tìm tòi mở rộng – Hướng dẫn về nhà. (2phút) Mục tiêu: - Hiểu thêm về chính sách, chế độ thời Trần. GV: Giao nhiệm vụ. - Học bài cũ, trả lời câu hỏi cuối bài. - Đọc trước và chuẩn bị các câu hỏi bài 14 - Tìm hiểu về về tiểu sử và những đóng góp của các nhân vật lịch như Trần Cảnh, Trần Thủ Độ HS: Lắng nghe về nhà thực hiện. IV. RÚT KINH NGHIỆM: Năm học: 2020 - 2021 Trang 6
  7. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch bài dạy Sử 7 - Tuần: 14 - Tiết: 27 ĐẠI VIỆT DƯỚI THỜI NHÀ TRẦN ( tiếp) I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này HS có khả năng: 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: a. Kiến thức: - Biết được sức mạnh quân sự và âm mưu xâm lược Đại Việt của quân Mông – Nguyên - Biết và hiểu được sự chuẩn bị, chủ trương, chính sách, những việc làm đối phó của vua quan nhà Trần. b. Kĩ năng: - Nhận xét, đánh giá các sự kiện lịch sử . c. Thái độ: - Bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào dân tộc đối với công cuộc xây dựng củng cố và phát triển đất nước dưới triều Trần. 2. Năng lực, phẩm chất: - Hình thành cho HS năng lực: tự học, tự giải quyết vấn đề, hợp tác - Phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm II.CHUẨN BỊ: 1. GV: tranh ảnh 2. HS: SGK, đọc trước bài ở nhà III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động của thầy và trò Nội dung 1. Khởi động: (5 phút) Mục tiêu: - Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS. - Dẫn dắt, tạo hứng thú học tập cho hs. GV: - Tổ chức cho HS hoạt động chung cả lớp. - Giao nhiệm vụ. ? Quân đội của nhà Trần được tổ chức ntn? HS: - Lên bảng trình bày. - HS ở dưới nhận xét, bổ sung ( nếu có). GV: Nhận xét, đánh giá, ghi điểm, dẫn vào bài mới 2. Hình thành kiến thức: ( 33 phút) Hoạt động 1: (15 phút) Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông - Nguyên Mục tiêu: - Biết được sức mạnh quân sự của quân Mông – Nguyên và âm mưu tâm quyết xâm lược Đại Việt của Mông - Nguyên. Năm học: 2020 - 2021 Trang 7
  8. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch bài dạy Sử 7 GV: - Tổ chức cho HS thảo luận II. CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ nhóm. NHẤT CHỐNG NGOẠI XÂM DƯỚI - Giao nhiệm vụ: Đọc SGK và THỜI TRẦN. tìm hiểu vì sao nhà Mông – Nguyên 1. Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông có âm mưu xâm lược Đại Việt ? – Nguyên. ? Mục đích của âm mưu xâm lược đó - Đầu thế kỉ XIII, nhà nước phong kiến Mông là gì? Cổ được thành lập.Với một lực lượng quân đội HS: Làm việc nhóm, thống nhất nội và hiếu chiến, quân Mông Cổ đã liên tiếp xâm dung. lược và thống trị nhiều nước và gieo rắc nỗi GV: - Gọi HS trình bày kết quả. kinh hoàng sợ hãi ở châu Á, châu Âu. HS: Đại diện nhóm đứng tại chỗ trả - Năm 1257, Mông Cổ tiến đánh Nam Tống lời. Các nhóm khác nhận xét, chia sẻ. nhằm xâm chiếm toàn bộ Trung Quốc. GV: - Nhận xét, điều chỉnh (nếu có). - Năm 1279, Nam Tống bị quân Mông Cổ - Chốt kiến thức. thống trị ( Năm 1271, Hốt Tất Liệt đã lập ra nhà Nguyên). - Năm 1283, nhà Nguyên cử Toa Đô chỉ huy 10 vạn quân tiến đánh Cham –pa. Chiếm được Cham-pa quân Nguyên cố thủ ở phía bắc, chờ phối hợp đánh Đại Việt. - Sau hai lần xâm lược Đại Việt bị thất bại, vua Nguyên ra lệnh đình chỉ cuộc tấn công Nhật Bản, tập trung mọi lực lượng kể cả ý đồ đánh lâu dài để đánh Đại Việt lần thứ ba để trả thù. Cuối tháng 12 năm 1287, 30 vạn quân thủy, bộ tiến đánh Đại Việt. Hoạt động 2: (18 phút) Sự chuẩn bị kháng chiến của nhà Trần Mục tiêu:- Biết và hiểu được sự chuẩn bị và tiến hành kháng chiến chống quân Mông Cổ của nhà Trần. GV: -Tổ chức cho HS hoạt động cá 2. Sự chuẩn bị kháng chiến của Nhà Trần. nhân. - Cuối năm 1257, khi được tin quân Mông Cổ - Giao nhiệm vụ: chuẩn bị xâm lược, nhà Trần đã ban lệnh cho Đọc SGK, tìm hiểu về sự chuẩn bị cả nước sắm sửa khí, các đội dân binh được kháng chiến của nhà Trần. thành lập, ngày đêm luyện tập võ nghệ, sẵn HS: Đọc SGK, trả lời sàng đánh giặc. GV: - Nhận xét, chốt - Thái độ kiên quyết của nhà Trần trong việc HS: Lắng nghe, theo dõi trên lược đồ bắt giam sứ giả Mông Cổ, ban lệnh cho cả GV: -Tổ chức cho HS thảo luận nhóm nước chuẩn bị chống quân xâm lược. - Giao nhiệm vụ: - Chủ trương đánh giặc đúng đắn của nhà Trần ? Vì sao quân Mông Cổ mạnh mà vẫn (thể hiện qua việc huy động toàn dân tham gia bị quân ta đánh bại? kháng chiến) HS: Đại diện nhóm đứng tại chỗ trả lời. Các nhóm khác nhận xét, chia sẻ. GV: - Nhận xét, bổ sung (nếu có) - Chốt kiến thức 3. Luyện tập – Vận dụng ( 5 phút) Năm học: 2020 - 2021 Trang 8
  9. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch bài dạy Sử 7 Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về âm mưu xâm lược Cham pha và Đại Việt của quân Mông - Nguyên, công tác chuẩn bị và cuộc kháng chiến của nhà Trần chống quân Mông - Nguyên. GV: - Tổ chức cho HS làm việc cá nhân - Giao nhiệm vụ: ? Hốt Tất Liệt chủ trương xâm lược Cham- pa nhằm mục đích gì? Tại sao quân Nguyên đánh Cham-pa trước khi đánh Đại Việt? ? Sự kiện nào thể hiện ý chí quyết chiến của quân dân thời Trần? HS: Làm việc cá nhân và làm việc chung cả lớp. - Trình bày kết quả - Nhận xét, bổ sung GV: Nhận xét, chốt lại nội dung bài học 4. Tìm tòi mở rộng – Hướng dẫn về nhà. (2phút) Mục tiêu: - Hiểu thêm về các nhân vật lịch sử thời Trần, các địa danh lịc sử trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên. GV: Giao nhiệm vụ. - Học bài cũ, trả lời câu hỏi cuối bài. - Đọc trước mục 2 phần I và mục 2,3 phần II của bài - Tìm hiểu về các nhân vật lịch sử thời Trần: Trần Thái Tông, Trần Quốc Tuấn, Trần Thủ Độ. thời Trần. - Tìm hiểu về các địa danh lịch sử: Bến Bình Than, Đông Bộ Đầu, Hội nghị Diên Hồng. HS: Lắng nghe về nhà thực hiện. IV. RÚT KINH NGHIỆM: Năm học: 2020 - 2021 Trang 9
  10. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch bài dạy Sử 7 - Tuần: 14 - Tiết: 28 ĐẠI VIỆT DƯỚI THỜI NHÀ TRẦN ( tiếp) I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này HS có khả năng: 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: a. Kiến thức: - Trình bày được những nét chính về diễn biến lần thứ nhất của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ của quân dân nhà Trần. b. Kĩ năng: - Nhận xét, đánh giá các thành tựu kinh tế . - Làm quen với phương pháp so sánh. c. Thái độ: - Bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào dân tộc đối với công cuộc xây dựng củng cố và phát triển đất nước dưới triều Trần. 2. Năng lực, phẩm chất: - Hình thành cho HS năng lực: tự học, tự giải quyết vấn đề, hợp tác - Phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm III. CHUẨN BỊ: 1. GV: SGK, KHDH, lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Mông lần thưa nhất 2. HS: SGK, đọc trước bài ở nhà IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động của thầy - trò Nội dung Khởi động: Kiểm tra (15 phút) Mục tiêu: - Khái quát được những nội dung đã học về âm mưu xâm lược Đại Việt của quân xâm lược Mông – Nguyên và sự cuẩn bị của nhà Trần. - Tạo tâm thế học tập cho HS. GV: - Tổ chức cho HS làm việc cá nhân - Giao nhiệm vụ: ? Trình bày âm mưu xâm lược Đại Việt của quân Mông – Nguyên? HS: - Làm việc cá nhân vào giấy kiểm tra. GV: - Quan sát, nhắc nhở hs làm bài nghiêm túc. - Thu bài, kiểm tra số bài đối chiếu với sĩ số hs. - Dẫn vào bài mới 2. Hình thành kiến thức: ( 33 phút) Năm học: 2020 - 2021 Trang 10
  11. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch bài dạy Sử 7 Hoạt động 1: (13 phút) Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân Mông Cổ. Mục tiêu: - Trình bày được những nét chính về diễn biến lần thứ nhất của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông của quân dân nhà Trần GV: - Treo lược đồ cuộc kháng chiến 3. Các cuộc kháng chiến tiêu biểu. chống quân Mông lần thưa nhất a. Cuộc kháng chiến lần thứ nhất -Tổ chức cho HS hoạt động cá nhân chống quân Mông Cổ ( 1258) - Giao nhiệm vụ: * Diễn biến: ? Đọc thông tin sgk kết hợp quan sát lược - 1/1258 ba vạn quân Mông Cổ tiến vào đồ trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng nước ta theo 2 đường từ sông Thao chiến chống quân Mông. Bạch Hạc Bình Lệ Nguyên và bị quân ? Trước sức mạnh của quân ta, tình hình ta ngăn chặn lại, sau đó địch tiến vào quân địch như thế nào? Thăng Long. HS: Đọc SGK, trình bày - Ta thực hiện kế hoạch “Vườn không Địch hoang mang, thiếu lương thực. nhà trống” GV: - Nhận xét, chốt - Giặc vào Thăng Long bị thiếu lương - Dùng lược đồ trình bày diễn biến thực, chúng điên cuồng đốt phá thành. HS: Lắng nghe, theo dõi trên lược đồ. - 29/1/1858 ta mở cuộc phản công ở GV: -Tổ chức cho HS thảo luận nhóm Đông Bộ Đầu. Quân Mông Cổ phải rút - Giao nhiệm vụ: khỏi Thăng Long và chạy về nước. ? Vì sao quân Mông Cổ mạnh mà vẫn bị * Kết quả: quân ta đánh bại? Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi. ? Qua trận đánh đó, ta rút ra bài học kinh * Ý nghĩa : Cổ vũ tinh thần đấu tranh nghiệm nào về cách đánh giặc của dân ta? của nhân dân ta. HS: Đại diện nhóm đứng tại chỗ trả lời. Các nhóm khác nhận xét, chia sẻ. - Vì ta chuẩn bị chu đáo, tinh thần đoàn kết, quyết chiến của cả dan tộc. Sự chỉ huy tài giỏi của vua Trần cùng các tướng lĩnh cùng lối đánh giặc đúng đắn, sáng tạo. - Sử dụng cánh đánh thông minh: biêt rút lui, chớp thời cơ hợp lí. Sự kiên quyết đánh giặc của cả nước.) Bài học kinh nghiệm: - Khi giặc mạnh ta dốc toàn bộ lực lượng đối phó mà đánh lâu dài chờ thời cơ. - Khi giặc khó khăn ta phản công. - Khôn khéo lấy yếu đánh mạnh , lấy ít địch nhiều ) GV: - Nhận xét, bổ sung (nếu có) - Chốt kiến thức 3. Luyện tập - Vận dụng (3 phút) Mục tiêu: - Củng cố kiến thức, khắc sâu nội dung bài học và vận dụng làm bài tập. Năm học: 2020 - 2021 Trang 11
  12. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch bài dạy Sử 7 GV: - Tổ chức HS làm việc cá nhân và Đáp án. làm việc chung cả lớp. 1. Bình Lệ Nguyên - Giao nhiệm vụ: trả lời các câu hỏi 2. Kiên quyết chống giặc và chuẩn 1.Vào Đại Việt, quân Mông Cổ bị chặn bị kháng chiến) đánh đầu tiên tại đâu? 3. Trần Thủ Độ 2. Trước nguy cơ bị quân Mông Cổ xâm 4. Lui quân để bảo toàn lực lượng lược, triều đình nhà Trần đã có thái độ 5. Lấy yếu đánh mạnh, lấy ít đánh như thế nào? 3. Người có công lớn trong nhiều. việc tổ chức cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ là ai? 4. Tại Bình Lệ Nguyên, trước thế giặc mạnh vua Trần đã quyết điịnh như thế nào? 5. Bài học kinh nghiệm rút ra trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ? HS: Làm việc cá nhân và làm việc chung cả lớp. - Trình bày kết quả - Nhận xét, bổ sung GV: Nhận xét, kết luận 4. Tìm tòi mở rộng – Hướng dẫn về nhà. (2phút) Mục tiêu: - Hiểu thêm về nhân vật, sự kiện và địa danh lịch sử thời Trần. GV: Giao nhiệm vụ. - Học bài cũ, trả lời câu hỏi cuối bài. - Đọc trước và chuẩn bị các câu hỏi bài phần II sgk. Cuộc k/c lần hai chống quân Nguyên. Quan sát diễn biến trên lược đồ ? Nêu sự đúng đắn, sáng tạo trong đường lối đánh giặc của nhà Trần, trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất (1258) - Tìm hiểu về về tiểu sử và những đóng góp của các nhân vật lịch như Trần Quốc Tuấn, các địa danh lịch sử: Bến Chương Dương, Cửa Hàm Tử HS: Lắng nghe về nhà thực hiện. IV. RÚT KINH NGHIỆM: Năm học: 2020 - 2021 Trang 12
  13. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Kế hoạch bài dạy Sử 7 Năm học: 2020 - 2021 Trang 13