Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 26 đến 31 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển

I. MỤC TIÊU: 

  Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:

   1. Kiến thức:

- Trình bày được các nhóm chất trong thức ăn, các hoạt động trong quá trình tiêu hóa, vai trò của tiêu hóa với con người.

     - Xác định được trên mô hình các cơ quan tiêu hóa của hệ tiêu hóa ở người.

   2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.

- Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm.

  3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ hệ tiêu hóa.

  4. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác.

II. CHUẨN BỊ:

   1. Giáo viên: - Chuẩn bị tranh vẽ H24.1, H24.2, H24.3.

                        Mô hình cấu tạo hệ tiêu hóa.

 2. Học sinh: Xem trước bài mới.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:

   1. Kiểm tra thường xuyên lần 2: (15 phút)

   2. Hình thành kiến thức: (27 phút)

doc 17 trang BaiGiang.com.vn 03/04/2023 4840
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 26 đến 31 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_8_tiet_26_den_31_nam_hoc_2020_2021_truo.doc

Nội dung text: Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 26 đến 31 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển

  1. Sinh học 8 Năm học: 2020 - 2021 Tuần: 13 Tiết: 26 CHỦ ĐỀ: HỆ TIÊU HÓA (T1) NS: 23/11/2020 BÀI 24: TIÊU HÓA VÀ CÁC CƠ QUAN TIÊU HÓA I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức: - Trình bày được các nhóm chất trong thức ăn, các hoạt động trong quá trình tiêu hóa, vai trò của tiêu hóa với con người. - Xác định được trên mô hình các cơ quan tiêu hóa của hệ tiêu hóa ở người. 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp. - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ hệ tiêu hóa. 4. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Chuẩn bị tranh vẽ H24.1, H24.2, H24.3. - Mô hình cấu tạo hệ tiêu hóa. 2. Học sinh: Xem trước bài mới. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: 1. Kiểm tra thường xuyên lần 2: (15 phút) 2. Hình thành kiến thức: (27 phút) Hoạt động của thầy – trò Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu thức ăn và sự tiêu hóa (13 phút) Mục tiêu: Trình bày được 2 nhóm thức ăn có chất hữu cơ và chất vô cơ. Các hoạt động trong quá trình tiêu hóa và vai trò của tiêu hóa. I. Thức ăn và sự tiêu hóa: * GV tổ chức hoạt động cá nhân. - Các loại thức ăn chúng ta ăn hàng - Thức ăn gồm các chất vô cơ và hữu cơ. ngày có thể chia thành mấy nhóm? - Hoạt động tiêu hóa gồm : Ăn và uống, đẩy Cá nhân nghiên cứu thông tin phát biểu thức ăn vào ống tiêu hóa, tiêu hóa thức ăn, → nhận xét, bổ sung. hấp thụ chất dinh dưỡng, thải phân. GV điều chỉnh, chốt lại. - Nhờ quá trình tiêu hóa, thức ăn biến đổi * GV tổ chức hoạt động nhóm. thành chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ được qua thành ruột và thải chất cặn bã ra ngoài. - Các chất nào trong thức ăn kkhông bị biến đổi về mặt hóa học qua quá trình tiêu hóa? - Các chất nào trong thức ăn được biến đổi về mặt hóa học qua quá trình tiêu Trường THCS Phan Ngọc Hiển
  2. Sinh học 8 Năm học: 2020 - 2021 hóa? - Quá trình tiêu hóa gồm những hoạt động nào? Các nhóm thảo luận thống nhất ý kiến. Đại diện nhóm trình bày, Các nhóm khác nhận xét, bổ sung GV điều chỉnh, chốt lại: Thức ăn dù biến đổi bằng cách nào thì cuối cùng phải thành chất hấp thụ được thì mới có tác dụng với cơ thể. Hoạt động 2: Tìm hiểu các cơ quan tiêu hóa (14 phút) Mục tiêu: Xác định được các cơ quan tiêu hóa trên cơ thể người. II. Các cơ quan tiêu hóa: * GV tổ chức hoạt động cặp đôi. - Liệt kê các cơ quan tiêu hóa ở H24.3 vào bảng 24 ? - Việc xác định vị trí các cơ quan tiêu hóa - Hệ tiêu hóa gồm: có ý nghĩa như thế nào ? + Ống tiêu hóa gồm: Khoang miệng, HS quan sát H24.3 kết hợp quan sát mô họng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột hình, trao đổi thống nhất ý kiến. già, ruột thẳng, hậu môn. Đại diện vài cặp trình bày. + Tuyến tiêu hóa: Tuyến nước bọt, tuyến Các cặp khác nhận xét, bổ sung. gan, tuyến tụy, tuyến vị, tuyến ruột. GV điều chỉnh, chốt lại. * GV tổ chức hoạt động cá nhân. GV yêu cầu HS lên xác định trên mô hình các cơ quan trong hệ tiêu hóa. Cá nhân lên bảng xác định trên mô hình. → Nhận xét, bổ sung. GV điều chỉnh, chốt lại. 3. Luyện tập: (2 phút) Mục tiêu: Cũng cố lại kiến thức của bài. - GV yêu cầu HS hoàn thành câu trả lời. - Quá trình tiêu hóa được thực hiện nhờ hoạt - HS vận dụng kiến thức hoàn thành bài động của các cơ quan nào? tập - Quá trình tiêu hóa bao gồm các hoạt động - GV nhận xét, chốt lại. nào? 4. Hướng dẫn về nhà: (1 phút) - Học bài, trả lời câu hỏi SGK. - Chuẩn bị bài 25: Tiêu hóa ở khoang miệng. + Tìm hiểu quá trình tiêu hóa ở khoang miệng. + quá trình nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản. Trường THCS Phan Ngọc Hiển
  3. Sinh học 8 Năm học: 2020 - 2021 I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức: - Trình bày được quá trình tiêu hóa ở dạ dày gồm: + Các hoạt động tiêu hóa. + Cơ quan hay tế bào thực hiện hoạt động. + Tác dụng của các hoạt động tiêu hóa. 2. Kỹ năng: - Tư duy dự đoán, quan sát tranh, hình tìm kiến thức. - Hoạt động nhóm, phân tích, tổng hợp. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ dạ dày. 4. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Chuẩn bị tranh vẽ H27.1, bảng phụ. 2. Học sinh: Kẻ phiếu học tập vào vở. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: 1. Khởi động: (2 phút) - Mục tiêu: Nêu được sự biến đổi thức ăn trong khoang miệng. GV đặt vấn đề: + Các chất trong thức ăn đã được tiêu hóa ở khoang miệng và thực quản NTN? + Khi thức ăn xuống đến dạ dày còn những loại chất nào cần được tiêu hóa? HS hoạt động cá nhân. GV điều chỉnh và dẫn dắt vào bài: Ngoài các chất được tiêu hóa thì xuống dạ dày các chất được tiêu hóa diễn ra như thế nào? 2. Hình thành kiến thức: (38 phút) Hoạt động của thầy – trò Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo dạ dày (14 phút) Mục tiêu: Chỉ ra cấu tạo cơ bản của dạ dày phù hợp với chức năng. * GV tổ chức hoạt động nhóm. I. Cấu tạo dạ dày: GV yêu cầu HS quan sát H27.1 và đọc thông tin, thảo luận. - Trình bày các đặc điểm cấu tạo chủ yếu của dạ dày? HS hoạt động theo nhóm. Đại diện nhóm trình bày trên tranh. Yêu cầu nêu được: + Hình dạng. - Dạ dày hình túi, thắt 2 đầu, dung tích + Thành dạ dày. khoảng 3 lít. + Tuyến tiêu hóa. - Thành dạ dày có 4 lớp: Nhóm khác nhận xét, bổ sung. + Lớp màng ngoài. Trường THCS Phan Ngọc Hiển
  4. Sinh học 8 Năm học: 2020 - 2021 GV điều chỉnh, chốt lại. + Lớp cơ: dày, khỏe gồm 3 lớp cơ dọc, cơ vòng, cơ chéo. + Lớp dưới niêm mạc. + Lớp niêm mạc: nhiều tuyến vị tiết ra dịch vị. Hoạt động 2: Tìm hiểu tiêu hóa ở dạ dày (24 phút) Mục tiêu: Chỉ ra được các thành phần tham gia vào hoạt động tiêu hóa và tác dụng của từng hoạt động đối với sự tiêu hóa thức ăn. II. Tiêu hóa ở dạ dày: * GV tổ chức hoạt động cá nhân. GV giới thiệu thí nghiệm của ông Paplop – Nhà sinh học người Nga. - Nội dung ghi như phiếu học tập. - Khi nào dịch vị trong dạ dày được tiết ra? - Cho biết thành phần dịch vị của vị? Cá nhân phát biểu → nhận xét, bổ sung. GV điều chỉnh, chốt lại: - Vậy các hoạt động của dạ dày? Yêu cầu nêu được: + Tiết dịch vị. + Co bóp dạ dày. + Hoạt động của pepsin. * GV tổ chức hoạt động nhóm. HS quan sát H27.2, H27.3 đọc thông tin và thảo luận hoàn thành bảng: “Các hoạt động biến đổi thức ăn ở dạ dày”. Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV điều chỉnh, chốt lại. * GV tổ chức hoạt động cặp đôi. - Sự đẩy thức ăn xuống ruột nhờ hoạt động các cơ quan bộ phận nào? - Loại thức ăn G, L trong dạ dày được tiêu hóa như thế nào? - Thử giải thích vì sao prôtêin trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng prôtêin của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân hủy? Đại diện cặp nhóm trình bày. Cặp nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV điều chỉnh, chốt lại. CÁC HOẠT ĐỘNG BIẾN ĐỔI THỨC ĂN Ở DẠ DÀY Trường THCS Phan Ngọc Hiển
  5. Sinh học 8 Năm học: 2020 - 2021 Biến dổi thức ăn ở Các hoạt động Các thành phần Tác dụng của dạ dày tham gia tham gia hoạt động hoạt động - Hòa loãng thức - Sự tiết dịch vị - Tuyến vị. ăn Biến đổi lý học - Sự co bóp của dạ - Các lớp cơ của dạ - Đảo trộn thức ăn dày. dày. cho thấm đều dịch vị - Phân cắt Prôtêin - Hoạt động của chuỗi dài thành Biến đổi hóa học Enzim Pepsin enzim pepsin chuỗi ngắn gồm 3 – 10 axit amin. 3. Luyện tập: (4 phút) Mục tiêu: Cũng cố lại kiến thức của bài. - GV yêu cầu HS hoàn thành câu trả - Ở dạ dày có các hoạt động tiêu hóa nào? lời. - Biến đổi lí học ở dạ dày diễn ra như thế - HS vận dụng kiến thức hoàn thành bài nào? tập - GV nhận xét, chốt lại. 4. Hướng dẫn về nhà: (1 phút) - Học bài, trả lời các câu hỏi SGK. - Kẻ sẵn bảng 27/88 SGK. - Xem bài tiếp theo. IV. RÚT KINH NGHIỆM: Tuần: 15 CHỦ ĐỀ: HỆ TIÊU HÓA (T4) Tiết: 29 NS: 28/12/2020 BÀI 28: TIÊU HÓA Ở RUỘT NON I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức: - Các hoạt động tiêu hóa. - Cơ quan hay tế bào thực hiện hoạt động. - Tác dụng của các hoạt động tiêu hóa. 2. Kỹ năng: - Thu thập kiến thức từ tranh hình, thông tin. - Khái quát hóa, tư duy, tổng hợp. - Hoạt động nhóm. Trường THCS Phan Ngọc Hiển
  6. Sinh học 8 Năm học: 2020 - 2021 3. Thái độ: Giáo dục ý thức vệ sinh ăn uống chống tác hại cho hệ tiêu hóa. 4. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Tranh phóng to Hình 29.1,2,3 SGK. - Tư liệu về vai trò của gan trong hấp thụ dinh dưỡng. - Bảng phụ. 2. Học sinh: - Xem trước bài mới. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: 1. Khởi động: (6 phút) - Mục tiêu: Đặt vấn đề, dẫn dắt vào bài mới. + Ở dạ dày có những hoạt động tiêu hóa nào? + Biến đổi lý học và hóa học ở dạ dày diễn ra như thế nào? GV yêu cầu: Sau tiêu hóa ở dạ dày, còn những loại chất nào trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp? HS hoạt động cá nhân. GV điều chỉnh và dẫn dắt vào bài: Vậy các chất này sẽ được tiêu hóa tiếp trong ruột non NTN? 2. Hình thành kiến thức: (34 phút) Hoạt động của thầy – trò Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu ruột non (12 phút) Mục tiêu: Chỉ rõ cấu tạo của ruột non, đặc biệt là lớp niêm mạc có nhiều tuyến tiêu hóa phù hợp cho sự biến đổi hóa học. * GV tổ chức hoạt động cá nhân. I. Ruột non: GV yêu cầu HS quan sát hình 28.1,2 SGK - Ruột non có đặc điểm nào phân biệt với các cơ quan tiêu hóa khác? - Đoạn đầu của ruột non là phần nào? - Tá tràng và lớp niêm mạc của ruột non có đặc điểm gì? Cá nhân quan sát hình kết hợp đọc thôn - Thành ruột có 4 lớp nhưng mỏng hơn dạ tin phát biểu → nhận xét, bổ sung. dày: * GV tổ chức hoạt động nhóm. + Lớp màng ngoài. - Trình bày các đặc điểm cấu tạo chủ + Lớp cơ: cơ dọc, cơ vòng. yếu của ruột non? + Lớp dưới niêm mạc. HS quan sát H28.1, 2, đọc thông tin và + Lớp niêm mạc: có nhiều tuyến ruột và thảo luận nhóm. chất nhày. Đại diện nhóm trình bày. - Tuyến gan tiết dịch mật. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Tuyến tụy tiết dịch tụy. GV điều chỉnh, chốt lại. - Tuyến ruột tiết dịch ruột và chất nhầy. - Đặc điểm cấu tạo của ruột non có gì Trường THCS Phan Ngọc Hiển
  7. Sinh học 8 Năm học: 2020 - 2021 giống và khác dạ dày? Cá nhân so sánh → nhận xét, bổ sung. GV điều chỉnh và giảng giải: Trong dịch tụy và dịch ruột có đủ loại enzim xúc tác các phản ứng phân cắt các loại phân tử của thức ăn. Trong dịch mật có các muối mật và muối kiềm cũng tham gia tiêu hóa thức ăn. Hoạt động 2: Tìm hiểu tiêu hóa ở ruột non (22 phút) Mục tiêu: Chỉ ra được các thành phần tham gia vào các hoạt động tiêu hóa và tác dụng của nó trong sự tiêu hóa thức ăn. II. Tiêu hóa ở ruột non: * GV tổ chức hoạt động cá nhân. - Khi không có kích thích của thức ăn, tuyến gan, tuyến ruột, tuyến tuỵ có tiết dịch không? - Nội dung bảng phụ. - Khi nào môn vị đóng mở? Cá nhân đọc thông tin SGK phát biểu → nhận xét, bổ sung. GV điều chỉnh, chốt lại. * GV tổ chức hoạt động nhóm. GV yêu cầu HS quan sát H28.3, đọc thông tin và thảo luận hoàn thành bảng “Các hoạt động biến đổi thức ăn ở ruột non”. Các thành Tác Biến dổi Các hoạt phần dụng của thức ăn ở động tham gia hoạt ruột. tham gia hoạt động động Biến đổi lý học Biến đổi hóa học HS hoạt động nhóm. Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV điều chỉnh, chốt lại. * GV tổ chức hoạt động cặp đôi. HS hoạt động cặp đôi, hoàn thành phần ▼ SGK. Đại diện cặp nhóm trình bày. Trường THCS Phan Ngọc Hiển
  8. Sinh học 8 Năm học: 2020 - 2021 Cặp nhóm khác nhận xét, bổ sung. * Liên hệ: - Nếu thức ăn ở ruột non không được biến đổi hết thì sẽ như thế nào? Làm thế nào để khi chúng ta ăn thức ăn được biến đổi hoàn toàn thành chất ding dưỡng ( Đường đơn, glixerin, ) mà cơ thể có thể hấp thụ được? HS liên hệ phát biểu. Yêu cầu nêu được: + Nếu thức ăn không được tiêu hóa ở ruột non sẽ được thải ra ngoài qua ống tiêu hóa. + Nhai kỹ ở miệng → dạ dày đỡ phải co bóp nhiều. + Thức ăn nghiền nhỏ → thấm đều dịch tiêu hóa → biến đổi hóa học được thực hiện dễ dàng. Biến dổi Các hoạt động Các thành phần tham gia Tác dụng của hoạt thức ăn ở tham gia hoạt động động ruột. - Tiết dịch - Tuyến gan, tuyến ruột - Thức ăn hòa loãng, trộn đều với dịch. Biến đổi - Sự co bóp. - Các lớp cơ của ruột non. - Đảo trộn thức ăn làm lý học thức ăn thấm đẫm dịch tiêu hóa. - Sự phân cắt lipit. - Muối mật. - Phân cắt nhỏ lipit. - Enzim tác động - Tuyến nước bọt - Biến đổi tinh bột thành lên tinh bột. đường đơn - Enzim tác động - Enzim pepsin, tripsin - Prôtêin thành axitamin Biến đổi lên Prôtêin. hóa học - Enzim tác động - Muối mật, lipaza - Lipit thành glyêrin và lên Lipit. axít béo 3. Luyện tập: (4 phút) Mục tiêu: Cũng cố lại kiến thức của bài. - GV yêu cầu HS hoàn thành câu trả lời. - Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non - HS vận dụng kiến thức hoàn thành bài tập là gì? - GV nhận xét, chốt lại. - Các cơ quan bộ phận nào đóng vai trò chủ yếu? 4. Hướng dẫn về nhà: (1 phút) Trường THCS Phan Ngọc Hiển
  9. Sinh học 8 Năm học: 2020 - 2021 - Học bài, trả lời câu hỏi SGK. - Ôn tập và hệ thống sự biến đổi thức ăn từ khoang miệng đến ruột non . - Nghiên cứu nội dung bài 29 và 30 và hoàn thành vào vở bài tập. IV. RÚT KINH NGHIỆM: Tuần: 15 Tiết: 30 NS: 28/11/2020 CHỦ ĐỀ: HỆ TIÊU HÓA (T5) BÀI 29: HẤP THỤ CHẤT DINH DƯỠNG VÀ THẢI PHÂN I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức: - Trình bày được những đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng. - Các con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng từ ruột non tới các cơ quan, tế bào. - Vai trò của gan trên con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng. - Vai trò của ruột già trong quá trình tiêu hóa của cơ thể. 2. Kỹ năng: - Thu thập kiến thức từ tranh hình, thông tin. - Khái quát hóa, tư duy tổng hợp. - Hoạt động nhóm. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức vệ sinh ăn uống chống tác hại cho hệ tiêu hóa. 4. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Chuẩn bị tranh vẽ H29.1, bảng phụ. 2. Học sinh: Kẻ phiếu học tập vào vở. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: 1. Khởi động: (1 phút) - Mục tiêu: Đặt vấn đề, dẫn dắt vào bài mới. GV đặt vấn đề: Với một khẩu phần bữa ăn đầy đủ các chất và sự tiêu hóa diễn ra có hiệu quả thì thành phần các chất dinh dưỡng sau tiêu hóa ở ruột non là gì? Cá nhân phát biểu. GV nhận xét và dẫn dắt vào bài: Vậy cơ thể đã hấp thụ các chất dinh dưỡng này như thế nào? 2. Hình thành kiến thức: (39 phút) Hoạt động của thầy – trò Nội dung Trường THCS Phan Ngọc Hiển
  10. Sinh học 8 Năm học: 2020 - 2021 Hoạt động 1: Tìm hiểu sự hấp thụ chất dinh dưỡng (8 phút) Mục tiêu: Khẳng định được ruột non là nơi hấp thụ chất dinh dưỡng. Cấu tạo của ruột non phù hợp với sự hấp thụ. I. Hấp thụ chất dinh dưỡng: * GV tổ chức hoạt động nhóm: - Nêu những đặc điểm của ruột non phù Ruột non là nơi diễn ra quá trình hấp thu hợp với chức năng hấp thu chất dinh chất dinh dưỡng: dưỡng? + Là phần dài nhất của ống tiêu hóa Các nhóm thảo luận theo nội dung. + Lớp niêm mạc có nhiều lông ruột Đại diện các nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. + Hệ mao mạch máu và mạch bạch huyết GV điều chỉnh, chốt lại. phân bố đến từng lông ruột. Hoạt động 2: Tìm hiểu con đường vận chuyển các chất sau khi hấp thụ và vai trò của gan (21 phút) Mục tiêu: Chỉ rõ 2 con đường vận chuyển các chất, đó là máu và bạch huyết. Nêu vai trò của gan. II. Con đường vận chuyển các chất sau * GV tổ chức hoạt động cá nhân. khi hấp thụ và vai trò của gan: GV treo hình 29.3 lên bảng, hướng dẫn HS nghiên cứu thông tin và yêu cầu HS lên - Các chất dinh dưỡng được hấp thụ và bảng trình bày trên sơ đồ. vận chuyển theo đường máu: Đường, axit - Mô phỏng các con đường hấp thụ và vận béo và glyxêrin, axit amin, các vitamin chuyển các chất dinh dưỡng? tan trong nước, các muối khoáng, nước. Cá nhân quan sát hình mô phỏng → nhận - Các chất dinh dưỡng được hấp thụ và xét, bổ sung. vận chuyển theo đường bạch huyết: Lipit GV điều chỉnh, chốt lại. (các giọt nhỏ đã được nhủ tương hoá), * GV tổ chức hoạt động nhóm. các vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, - Hoàn thành bảng 29 SGK/95? E, K). - Qua sơ đồ hãy rút ra vai trò của gan trên - Vai trò của gan: Tham gia điều hoà con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng nồng độ các chất dinh dưỡng trong máu về tim ? được ổn định, đồng thời khử các chất độc Các nhóm thảo luận theo nội dung. có haị cho cơ thể. Đại diện các nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV điều chỉnh, chốt lại. GV giảng giải: Chức năng dự trữ của gan đặc biệt là các vitamin, điều này liên quan đến chế độ dinh dưỡng. Còn chức năng của gan là lớn nhưng không phải là vô tận và liên quan đến mức độ sử dụng tràn lan các loại hoá chất bảo vệ thực vật, các thức Trường THCS Phan Ngọc Hiển
  11. Sinh học 8 Năm học: 2020 - 2021 uống như rượu, bia→ gây nhiều bệnh nguy hiểm về gan. * GV liên hệ GDPCMT an toàn thực phẩm cho HS: - Rượu bia gây tác hại cho gan như thế nào? - Hút thuốc lá hoặc hít khói thuốc lá gây hại cho gan như thế nào? - Bản thân em cần làm gì để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân? Cá nhân liên hệ kiến thức thực tế từ bản thân và phát biểu. GV điều chỉnh, chốt lại. Hoạt động 3: Tìm hiểu sự thải phân (10 phút) Mục tiêu: Chỉ rõ vai trò quan trọng của ruột già, đó là khả năng hấp thu nước và muối khoáng. III. Thải phân: * GV tổ chức hoạt động cá nhân - Vai trò chủ yếu của ruột già trong quá trình tiêu hoá ở cơ thể người là gì ? - Hấp thụ nước cần thiết cho cơ thể. Cá nhân nghiên cứu thông tín SGK phát - Thải phân (chất cặn bã) ra khỏi cơ thể. biểu. GV điểu chỉnh và giảng giải thêm: + Ruột già không phải là nơi chứa phân (vì ruột già dài khoảng 1,5 mét). + Ruột già có hệ sinh vật. + Hoạt động cơ học của ruột già: là dồn chất chứa trong ruột xuống ruột thẳng. GV liên hệ: - Nguyên nhân nào gây nên bệnh táo bón dẫn đến ảnh hưởng tới ruột và hoạt động của con người? - Biện pháp khắc phục? HS vận dụng vào thực tiễn cuộc sống phát biểu. 3. Luyện tập: (4 phút) Mục tiêu: Cũng cố lại kiến thức của bài. - GV yêu cầu HS hoàn thành câu trả lời. 1. Vai trò quan trọng của gan là: - HS vận dụng kiến thức hoàn thành bài A. Hấp thụ chất dinh dưỡng Trường THCS Phan Ngọc Hiển
  12. Sinh học 8 Năm học: 2020 - 2021 tập B. Khử độc - GV nhận xét, chốt lại. C. Vận chuyển các chất D. Điều hòa nồng độ các chất và khử độc. 2. Vai trò chủ yếu của ruột già trong quá trình tiêu hóa? 3. Sự hấp thụ chất dinh dưỡng diễn ra chủ yếu ở đoạn nào của ống tiêu hóa? 4. Hướng dẫn về nhà: (1 phút) - Học bài, trả lời câu hỏi cuối bài. - Chuẩn bị bài 30 : Vệ sinh tiêu hóa. + Các tác nhân có hại cho hệ tiêu hóa? + Kẻ trước bảng 30.1/98 vào tập? IV. RÚT KINH NGHIỆM: Tu ần : 16 Ti ết : 31 CHỦ ĐỀ: HỆ TIÊU HÓA (T6) NS: 3/12/2020 BÀI 30: VỆ SINH TIÊU HÓA I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức: - Trình bày được các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hoá và mức độ tác hại của nó. - Chỉ ra được các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá và đảm bảo sự tiêu hoá có hiệu quả. 2. Kỹ năng: - Liên hệ thực tế, giải thích bằng cơ sở khoa học. - Hoạt động nhóm. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ, giữ gìn hệ tiêu hóa thông qua chế độ ăn và luyện tập. 4. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Tranh phóng to hướng dẫn vệ sinh răng miệng. - Tranh ảnh minh hoạ các vi sinh vật và giun sán kí sinh trong hệ tiêu hoá người. 2. Học sinh: Chuẩn bị bài mới. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: 1. Khởi động: (2 phút) - Mục tiêu: Đặt vấn đề, dẫn dắt vào bài. Trường THCS Phan Ngọc Hiển
  13. Sinh học 8 Năm học: 2020 - 2021 GV đặt vấn đề: Em đã từng bị sâu răng hoặc đau dạ dày chưa? Biểu hiện của nó NTN? Cá nhân liên hệ thực tiễn phát biểu. GV nhận xét và dẫn dắt vào bài mới: Vậy có những tác nhân nào có thể gây hại cho hệ tiêu hóa của người. 2. Hình thành kiến thức: (39 phút) Hoạt động của thầy – trò Nội dung Hoạt động 1: Các tác nhân có hại cho hệ tiêu hóa (20 phút) Mục tiêu: Chỉ ra các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hoá và mức độ tác hại của nó đến các cơ quan trong hệ tiêu hóa. * GV tổ chức hoạt động nhóm. I. Các tác nhân có hại cho hệ tiêu hóa: GV yêu cầu HS đọc SGK, trao đổi nhóm hoàn thành bảng 30.1/SGK. Các nhóm thảo luận thống nhất ý kiến, Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV điều chỉnh, chốt lại. Bảng 30.1: Các tác nhân có hại cho hệ tiêu hoá Cơ quan hoặc hoạt Tác nhân Mức độ ảnh hưởng động bị ảnh hưởng - Răng - Tạo ra môi trường axit làm hỏng men răng. Các Vi khuẩn - Dạ dày, ruột - Bị viêm loét. sinh - Các tuyến tiêu hoá - Bị viêm. vật - Ruột - Gây tắc ruột Giun, sán - Các tuyến tiêu hoá - Gây tắc ống ẫn mật - Các cơ quan tiêu - Có thể bị viêm. Ăn uống không hoá Chế đúng cách - Hoạt động tiêu hoá - Kém hiệu quả. độ - Hoạt động hấp thụ - Kém hiệu quả. ăn Ăn uống không - Các cơ quan tiêu - Dạ dày, ruột bị mệt mỏi, gan có uống đúng khẩu hoá thể bị xơ. phần (không - Hoạt động tiêu hoá - Bị rối loạn hoặc kém hiệu quả. hợp lí) - Hoạt động hấp thụ - Bị rối loạn hoặc kém hiệu quả. Hoạt động 2: Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quả (19 phút) Mục tiêu: Trình bày các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá và cơ sở khoa học của các biện pháp. Trường THCS Phan Ngọc Hiển
  14. Sinh học 8 Năm học: 2020 - 2021 II. Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi * GV tổ chức hoạt động cặp đôi. các tác nhân có hại và đảm bỏa sự tiêu GV yêu cầu HS đọc SGK, thảo luận cặp hóa có hiệu quả: đôi hoàn thành phần ▼. Đại diện cặp phát biểu. Cặp khác nhận xét, bổ sung. GV điều chỉnh, chốt lại. - Nêu các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá - Ăn uống hợp vệ sinh khỏi tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu - Ăn khẩu phần ăn hợp lí hoá hiệu quả? - Ăn uống đúng cách GV liên hệ: Bản thân các em cần làm gì - Vệ sinh răng miêng sau khi ăn để bảo vệ hệ tiêu hóa tránh các chất gây nghiện? Cá nhân liên hệ thực tế bản thân trả lời. GV điều chỉnh, chốt lại. 3. Luyện tập: (3 phút) Mục tiêu: Cũng cố lại kiến thức của bài. - GV yêu cầu HS hoàn thành câu trả lời. - Các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa là gì? - HS vận dụng kiến thức hoàn thành bài - Cần phải làm gì để bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi tập các tác nhân có hại và đảm bảo tiêu hóa có - GV nhận xét, chốt lại. hiệu quả? 4. Hướng dẫn về nhà: (1 phút) - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Xem trước bài mới: Ôn tập lại kiến thức về trao đổi chất ở động vật. IV. RÚT KINH NGHIỆM: Năm Căn, ngày tháng năm 2020 Tổ kí duyệt Trường THCS Phan Ngọc Hiển