Ôn tập kiểm tra 1 tiết môn Vật lý Lớp 7 - Tuần 27 - Năm học 2019-2020

I. Mục tiêu bài học 
1. Kiến thức 
- Nhận biết và mô tả được hiện tượng vật bị nhiễm điện do cọ xát, vật nhiễm điện có khả năng hút 
các vật khác. 
- Nêu được dấu hiệu về tác dụng lực chứng tỏ có 2 loại điện tích. 
- Nêu được sơ lược cấu tạo nguyên tử. 
- Biết dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng 
- Kể tên 1 số nguồn điện và đặc điểm nguồn điện. 
- Phân biệt được chất dẫn điện và chất cách điện, kể tên một số chất dẫn điện và chất cách điện 
thông dụng. 
- Nêu được dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng. 
- Biết quy ước về chiều dòng điện. 
- Biết các tác dụng của dòng điện và một số ví dụ. 
2. Kĩ năng 
- Giải thích 1 số hiện tượng và ứng dụng thực tế của hiện tượng nhiễm điện do cọ xát. 
- Sử dụng kí hiệu vẽ sơ đồ mạch điện, biểu diễn đúng chiều dòng điện trên sơ đồ mạch điện.
pdf 5 trang Hạnh Đào 15/12/2023 380
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập kiểm tra 1 tiết môn Vật lý Lớp 7 - Tuần 27 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfon_tap_kiem_tra_1_tiet_mon_vat_ly_lop_7_tuan_27_nam_hoc_2019.pdf
  • pdfLY 7_HD_TUAN 27.pdf

Nội dung text: Ôn tập kiểm tra 1 tiết môn Vật lý Lớp 7 - Tuần 27 - Năm học 2019-2020

  1. HỆ THỐNG KIẾN THỨC – KỸ NĂNG - MÔN: LÝ 7 TUẦN 27 (Từ ngày 30/3/2020 đến ngày 04/04/2020) ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Nhận biết và mô tả được hiện tượng vật bị nhiễm điện do cọ xát, vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác. - Nêu được dấu hiệu về tác dụng lực chứng tỏ có 2 loại điện tích. - Nêu được sơ lược cấu tạo nguyên tử. - Biết dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng - Kể tên 1 số nguồn điện và đặc điểm nguồn điện. - Phân biệt được chất dẫn điện và chất cách điện, kể tên một số chất dẫn điện và chất cách điện thông dụng. - Nêu được dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng. - Biết quy ước về chiều dòng điện. - Biết các tác dụng của dòng điện và một số ví dụ. 2. Kĩ năng - Giải thích 1 số hiện tượng và ứng dụng thực tế của hiện tượng nhiễm điện do cọ xát. - Sử dụng kí hiệu vẽ sơ đồ mạch điện, biểu diễn đúng chiều dòng điện trên sơ đồ mạch điện. II. Nội dung bài học * Lí thuyết: Học sinh không cần chép nội dung này vào tập, chỉ cần học theo nội dung dưới đây: (nội dung ôn tập chỉ mang tính chất tham khảo, học sinh xem thêm sách giáo khoa và bài tập ở những tuần trước) 1. Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách nào? Cho ví dụ. - Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát. - Ví dụ: Thước nhựa sau khi cọ xát vào vải khô, thước nhựa nhiễm điện nên có khả năng hút các vật nhỏ, nhẹ (các vụn giấy, quả cầu bấc treo trên sợi chỉ). 2. Nêu tính chất của 1 vật bị nhiễm điện? (Thế nào là vật bị nhiễm điện?) - Vật nhiễm điện (vật mang điện tích) có khả năng hút các vật nhỏ, nhẹ; làm sáng bóng đèn bút thử điện; tạo ra tia lửa điện, 3. Có mấy loại điện tích? Kể tên. Nêu sự tương tác giữa 2 vật nhiễm điện? - Có 2 loại điện tích: Điện tích dương (+), điện tích âm (-).
  2. - Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, các vật mang điện tích khác loại thì hút nhau. 4. Nêu sơ lược cấu tạo nguyên tử? - Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện dương và các êlectrôn mang điện âm chuyển động quanh hạt nhân tạo thành lớp vỏ nguyên tử. - Bình thường nguyên tử trung hòa về điện. - Êlectron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác. 5. Một vật nhiễm điện âm khi nào? Vật nhiễm điện dương khi nào? - Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron. Một vật nhiễm điện dương nếu mất bớt êlectrôn. 6. Công dụng của nguồn điện là gì? - Nguồn điện là 1 thiết bị có khả năng cung cấp dòng điện để dụng cụ điện hoạt động. VD: pin, acquy .Mỗi nguồn điện đều có hai cực là: cực dương (+) và cực âm (-). 7. Thế nào là chất dẫn điện? Chất cách điện? Cho ví dụ. - Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. VD: đồng, sắt, than chì, . - Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. VD: nhựa, cao su, sứ, thủy tinh, gỗ khô 8. Thế nào là dòng điện? Định nghĩa dòng điện trong kim loại? - Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. - Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng. (từ cực âm đến cực dương của nguồn điện.) 9. Nêu qui ước chiều dòng điện? - Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện. 10. Trình bày các tác dụng của dòng điện? Nêu ứng dụng? - Tác dụng nhiệt: dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường đều làm cho vật nóng lên. VD: Bàn là, nồi cơm điện, đèn dây tóc, mỏ hàn điện, cầu chì . - Tác dụng phát sáng: Dòng điện có thể làm phát sáng bóng đèn bút thử điện và đèn điôt phát quang mặc dù đèn này chưa nóng tới nhiệt độ cao. VD: đèn huỳnh quang, đèn LED, đèn bút thử điện, . - Tác dụng từ: dòng điện có tính chất từ vì dòng điện chạy qua nam châm điện có tác dụng làm quay kim nam châm và hút các vật bằng sắt thép. VD: nam châm điện, chuông điện, quạt điện, rơ-le điện, . * Cấu tạo của nam châm điện: gồm một cuộn dây dẫn quấn quanh một lõi sắt và có dòng điện chạy qua. - Tác dụng hóa học: dòng điện đi qua dung dịch muối đồng làm cho đồng tách ra khỏi dung dịch, và tạo thành lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực âm của nguồn điện. VD: mạ điện, pin, acquy, luyện kim, đúc điện - Tác dụng sinh lí: Dòng điện có tác dụng sinh lí khi đi qua cơ thể người và các động vật gây co giật, có thể làm tim ngừng đập, ngạt thở và thần kinh bị tê liệt. VD: châm cứu bằng điện, máy kích tim,
  3. III. Bài tập Hoàn thành phiếu học tập PHIẾU HỌC TẬP 1. Vào những ngày thời tiết khô ráo, khi lau chùi gương soi, kính cửa sổ bằng khăn lông khô, ta vẫn thấy có bụi vải bám vào chúng. Giải thích tại sao ? 2. Vì sao khi cọ xát thước nhựa vào mảnh vải khô thì thước nhựa nhiễm điện âm còn vải khô nhiễm điện dương? Lần lượt đưa vật nhiễm điện dương lại gần vải khô và thước nhựa đã nhiễm điện nói trên thì có thể quan sát được hiện tượng gì? 3. Hình bên mô tả quá trình mạ bạc cho một chiếc thìa kim loại. Trong quá trình này, dòng điện đã gây ra những tác dụng nào? Khi cho dòng điện chạy qua dung dịch thì có hiện tượng gì xảy ra với chiếc thìa kim loại?
  4. 4. Em hãy cho biết quạt điện, mỏ hàn điện, máy khoan điện, đèn LED, nam châm điện, chuông điện, phương pháp mạ điện, châm cứu qua kim châm bằng phương pháp điện châm là những ứng dụng dựa trên các tác dụng nào của dòng điện? 5. Quan sát mạch điện ở hình bên và vẽ sơ đồ mạch điện. Dùng mũi tên vẽ chiều dòng điện chạy qua mạch. 6. Vẽ SĐMĐ: 2 pin, 1 đèn, 1 công tắc. Vẽ chiều dịch chuyển có hướng của các electron tự do trong dây dẫn kim loại.
  5. 7. Cho các chất sau đây: đồng, thủy tinh, ruột viết chì, gỗ khô, nước nguyên chất, nước thường dùng, nước muối, cao su. Em hãy cho biết chất nào là chất dẫn điện, chất nào là chất cách điện. IV. Dặn dò - Ôn bài chuẩn bị kiểm tra 1 tiết - Đọc trước bài cường độ dòng điện