Ôn tập kiểm tra 1 tiết môn Vật lý Lớp 8 - Tuần 25 - Năm học 2019-2020
I. Mục tiêu bài học:
- Lý thuyết: Học sinh nắm vững hai công thức về công cơ học và công suất cùng sự chuyển hóa
cơ năng.
- Học sinh nhận biết và cho được ví dụ về Cơ năng.
- Bài tập : Áp dụng công thức giải bài tập Công ; Công suất.
II. Nội dung bài học:
- Lý thuyết: Ôn từ bài Công cơ học đến bài Sự chuyển hóa cơ năng”.
- Bài tập : Áp dụng công thức giải bài tập Công , Công suất
III. Các dạng bài tập:
- Bài tập công, công suất.
- Bài tập cơ năng.
- Lý thuyết chung:
- Lý thuyết: Học sinh nắm vững hai công thức về công cơ học và công suất cùng sự chuyển hóa
cơ năng.
- Học sinh nhận biết và cho được ví dụ về Cơ năng.
- Bài tập : Áp dụng công thức giải bài tập Công ; Công suất.
II. Nội dung bài học:
- Lý thuyết: Ôn từ bài Công cơ học đến bài Sự chuyển hóa cơ năng”.
- Bài tập : Áp dụng công thức giải bài tập Công , Công suất
III. Các dạng bài tập:
- Bài tập công, công suất.
- Bài tập cơ năng.
- Lý thuyết chung:
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập kiểm tra 1 tiết môn Vật lý Lớp 8 - Tuần 25 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- on_tap_kiem_tra_1_tiet_mon_vat_ly_lop_8_tuan_25_nam_hoc_2019.pdf
- LY 8_HD_TUAN 25.pdf
Nội dung text: Ôn tập kiểm tra 1 tiết môn Vật lý Lớp 8 - Tuần 25 - Năm học 2019-2020
- HỆ THỐNG KIẾN THỨC – KỸ NĂNG - MÔN: VẬT LÝ 8 TUẦN 25 (Từ ngày 16/3 đến ngày 21/3/2020) Bài “ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT” I. Mục tiêu bài học: - Lý thuyết: Học sinh nắm vững hai công thức về công cơ học và công suất cùng sự chuyển hóa cơ năng. - Học sinh nhận biết và cho được ví dụ về Cơ năng. - Bài tập : Áp dụng công thức giải bài tập Công ; Công suất. II. Nội dung bài học: - Lý thuyết: Ôn từ bài Công cơ học đến bài Sự chuyển hóa cơ năng”. - Bài tập : Áp dụng công thức giải bài tập Công , Công suất III. Các dạng bài tập: - Bài tập công, công suất. - Bài tập cơ năng. - Lý thuyết chung: ### Công: - Khi tác dụng lực F vào vật làmvật di chuyển một đoạn đường s, ta nói lực F đã thực hiện một công. - Vídụ: Lực kéo của động cơ giúp xe di chuyển. - Công thức : A= F. s Trongđó A: Công mà lực thựchiện (J) F: Lực tác dụng( N) s: Quãng đường vật di chuyển( m) Lưu ý: - Những lực có phương vuông góc với quãng đường dịch chuyển không sinh công. - Khi kéo vật di chuyển đều theo phương thẳng đứng, lực kéo F cân bằng với trọng lượng của vật( F= P= 10.m) với m là khối lượng vật ( kg). ### Công suất: + Trong cùng một thời gian, máy mạnh hơn có công thực hiện lớn hơn. + Với cùng một công được tạo ra, máy mạnh hơn có thời gian thực hiện ngắn hơn. Ý nghĩa:Công suất cho ta biết người nào hoặc máy nào mạnh hơn (làm việc khoẻ hơn,thực hiện công nhanh hơn) Công suất được tính bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian. Công thức tính công suấ t: P = A/t P : công suất (W) A: Công thực hiện được (J) t: thời gian thực hiện công đó (s)
- 1kW=1000W 1MW=1000000W I. Liên hệ giữa công và năng lượng: - Khi vật có khả năng thực hiện công,ta nói vật có năng lượng. -Vật có khả năng thực hiện công càng lớn thì năng lượng của vật càng lớn - Đơn vị của năng lượng là jun (J) -Có nhiều dạng năng lượng:cơ năng,nội năng,điện năng, II. Thế năng: 1.Thế năng trọng trường 2.Thế năng đàn hồi III. Động năng: -Sự chuyển hóa của các dạng cơ năng. -Cơ năng là tổng thế năng và động năng. KL: Khi một vật chuyển động, thế năng có thể chuyển hóa thành động năng và ngược lại, động năng có thể chuyển hóa thành thế năng. ĐỀ THAM KHẢO: ĐỀ 1: Câu 1: Công cơ học xuất hiện khi nào? Viết công thức tính công? Áp dụng: Một vật có khối lượng 200g rơi từ độ cao 4m xuống đất trong thời gian 2 phút. a. Lực nào đã sinh công? Tính độ lớn của lực đó? a. Tính công và công suất của lực làm vật rơi? b. Công suất tính được cho ta biết được điều gì? Câu 2 a. Phát biểu định luật về công? Dùng mặt phẳng nghiêng giúp ta được lợi gì, thiệt hại gì và có thay đổi gì về công? b. Một người dùng 1 mặt phẳng nghiêng dài 6m để kéo một vật nặng 30kg lên cao 3m. Tính lực kéo của người ấy trên mặt phẳng nghiêng? (bỏ qua lực ma sát) Câu 3:Các dạng cơ năng thường gặp? Trong các trường hợp sau có sự chuyển hóa cơ năng từ dạng nào sang dạng nào? a/ Nước chảy từ trên cao xuống b/ Ném 1 vật lên cao c/ Kim đồng hồ trên bàn chuyển động mỗi ngày nhờ lên dây cót. Câu 4: Động năng là gì? Động năng phụ thuộc vào yếu tố nào? - Hai ô tô cùng khối lượng chạy trên mặt đường nằm ngang. Động năng của 2 ô tô có bằng nhau không? Tại sao?
- IV. Dặn dò chuẩn bị bài : Ôn tập chuẩn bị kiểm tra 1 tiết theo nội dung đã ôn tập