Ôn tập kiến thức môn Lịch sử Lớp 9 - Tuần 20+21

 1. Nguyễn Ái Quốc ở Pháp (1917 - 1923). 
+ Tháng 6 - 1919, Nguyễn Ái Quốc thay mặt những người Việt Nam yêu nước sống ở Pháp gửi tới Hội nghị Véc-xai bản yêu sách đòi Chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam. 
+ Tháng 7 - 1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Từ đó, Nguyễn Ái Quốc đã hoàn toàn tin theo Lê-nin và đứng về Quốc tế thứ ba. 
+ Tháng 12 - 1920, tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập ra Đảng Cộng sản Pháp. Như vậy, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước: đó là con đường CM vô sản, kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa Mác - Lê-nin. 
+ Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra Hội liên hiệp Thuộc địa. Năm 1922, làm chủ nhiệm kiêm chủ bút báo Người cùng khổ, viết bài cho các báo Nhân đạo, viết Bản án chế độ thực dân Pháp. Các sách báo trên được bí mật chuyển về Việt Nam. 

2. Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô (1923 - 1924). 
+ Tháng 6 - 1923, Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân, sau đó ở lại Liên Xô vừa học tập nghiên cứu vừa làm việc (viết bài cho báo Sự thật và tạp chí Thư tín Quốc tế).   
+ Năm 1924, tại Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V, Nguyễn Ái Quốc đã đọc tham luận về Nhiệm vụ cách mạng ở các nước thuộc địa và mối quan hệ giữa cách mạng ở các nước thuộc địa với phong trào công nhân ở các nước đế quốc. Những quan điểm cơ bản về chiến lược và sách lược cách mạng giải phóng dân tộc huộc địa và cách mạng vô sản mà Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận được dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin là bước chuẩn bị về chính trị và tư tưởng cho sự thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam. 

pdf 4 trang Hạnh Đào 14/12/2023 2620
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập kiến thức môn Lịch sử Lớp 9 - Tuần 20+21", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfon_tap_kien_thuc_mon_lich_su_lop_9_tuan_2021.pdf

Nội dung text: Ôn tập kiến thức môn Lịch sử Lớp 9 - Tuần 20+21

  1. NỘI DUNG ÔN TẬP KIẾN THỨC LỊCH SỬ 9 I .HỆ THỐNG KIẾN THỨC TUẦN 20-21. Bai 16 . Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài (1919 - 1925). 1. Nguyễn Ái Quốc ở Pháp (1917 - 1923). + Tháng 6 - 1919, Nguyễn Ái Quốc thay mặt những người Việt Nam yêu nước sống ở Pháp gửi tới Hội nghị Véc-xai bản yêu sách đòi Chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam. + Tháng 7 - 1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Từ đó, Nguyễn Ái Quốc đã hoàn toàn tin theo Lê-nin và đứng về Quốc tế thứ ba. + Tháng 12 - 1920, tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập ra Đảng Cộng sản Pháp. Như vậy, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước: đó là con đường CM vô sản, kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa Mác - Lê-nin. + Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra Hội liên hiệp Thuộc địa. Năm 1922, làm chủ nhiệm kiêm chủ bút báo Người cùng khổ, viết bài cho các báo Nhân đạo, viết Bản án chế độ thực dân Pháp. Các sách báo trên được bí mật chuyển về Việt Nam. 2. Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô (1923 - 1924). + Tháng 6 - 1923, Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân, sau đó ở lại Liên Xô vừa học tập nghiên cứu vừa làm việc (viết bài cho báo Sự thật và tạp chí Thư tín Quốc tế). + Năm 1924, tại Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V, Nguyễn Ái Quốc đã đọc tham luận về Nhiệm vụ cách mạng ở các nước thuộc địa và mối quan hệ giữa cách mạng ở các nước thuộc địa với phong trào công nhân ở các nước đế quốc. Những quan điểm cơ bản về chiến lược và sách lược cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa và cách mạng vô sản mà Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận được dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin là bước chuẩn bị về chính trị và tư tưởng cho sự thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam. 3. Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc (1924 - 1925). + Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc). Tại đây, Người đã tiếp xúc với các nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam và thanh niên yêu nước mới sang để thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên mà nòng cốt là tổ chức Cộng sản đoàn (6 - 1925). + Người đã lập ra báo Thanh niên, trực tiếp mở nhiều lớp huấn luyện chính trị để đào tạo cán bộ cách mạng. Các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc đã được tập hợp và in thành sách Đường Kách mệnh (1927), nêu ra phương hướng cơ bản của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. + Năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã tiến hành “vô sản hóa”, góp phần thực hiện việc kết hợp chủ nghĩa Mác - Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, thúc đẩy nhanh việc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Bai 17 . Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. 1. Bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam (1926 - 1927). + Trong hai năm 1926 - 1927, nhiều cuộc bãi công của công nhân liên tiếp nổ ra như các cuộc bãi công của nhà máy sợi Nam Định, đồn điền cao su Cam Tiêm và Phú Riềng, + Phong trào mang tính thống nhất trong toàn quốc và mang tính chính trị, có sự liên kết với nhau ở nhiều ngành, nhiều địa phương. Tình hình đó chứng tỏ trình độ giác ngộ của giai cấp công nhân đã nâng lên.
  2. + Phong trào nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân yêu nước khác phát triển thành một làn sóng cách mạng dân tộc dân chủ khắp cả nước, nhiều tổ chức cách mạng lần lượt ra đời. 2. Tân Việt Cách mạng Đảng (7 - 1928). + Hội Phục Việt sau nhiều lần đổi tên, đến tháng 7 - 1928, lấy tên là Tân Việt Cách mạng Đảng. Thành phần của đảng chủ yếu là những trí thức trẻ và thanh niên tiểu tư sản yêu nước. Địa bàn hoạt động chủ yếu ở Trung Kì. + Hoạt động: - Khi mới thành lập, mới là một tổ chức yêu nước, chưa có lập trường giai cấp rõ rệt. - Do ảnh hưởng của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, nhiều đảng viên của Tân Việt đã đi theo Hội. - Nội bộ Tân Việt đã phân hóa thành hai khuynh hướng: khuynh hướng cải lương (đứng trên lập trường quốc gia tư sản) và khuynh hướng vô sản. - Những đảng viên tích cực nhất của Tân Việt đã họp lại, chuẩn bị thành lập một Đảng kiểu mới theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin. 3. Việt Nam Quốc dân đảng và cuộc khởi nghĩa Yên Bái (1930). Giam tai 4. Ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời trong năm 1929. + Hoàn cảnh: Cuối năm 1928 đến đầu năm 1929, phong trào dân tộc, dân chủ ở nước ta, đặc biệt là phong trào công nhân đi theo con đường cách mạng vô sản phát triển mạnh, đặt ra yêu cầu phải có một chính đảng của giai cấp vô sản để lãnh đạo cách mạng. + Quá trình ra đời: - Trong nội bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã phân biệt thành hai tổ chức cộng sản: Đông Dương Cộng sản đảng thành lập ở Bắc Kì (tháng 6 - 1929), An Nam Cộng sản đảng thành lập ở Nam Kì (tháng 8 - 1929). - Bộ phận tiên tiến của Tân Việt Cách mạng đảng đã thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (tháng 9 - 1929). + Ý nghĩa lịch sử: Ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời trong vòng chưa đầy 4 tháng, chứng tỏ tư tưởng cộng sản đã giành được ưu thế trong phong trào dân tộc, chứng tỏ các điều kiện thành lập đảng cộng sản ở Việt Nam đã chín muồi. VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1930 - 1939. Bai 18 . Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. 1. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3 - 2 - 1930). + Hoàn cảnh lịch sử: - Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản đã thúc đẩy phong trào đấu tranh cách mạng dân tộc, dân chủ phát triển. Trước sự phát triển của phong trào, đế quốc, phong kiến và bọn tay sai đã điên cuồng đàn áp. - Ba tổ chức cộng sản ra đời song lại hoạt động riêng rẽ, công kích, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau, không có lợi cho phong trào cách mạng. - Yêu cầu cấp bách của cách mạng Việt Nam là phải có một chính đảng thống nhất trong cả nước. Quốc tế Cộng sản đã ủy nhiệm cho Nguyễn Ái Quốc triệu tập Hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam. Hội nghị đã họp từ (ngày 6 tháng 1 năm 1930 đến ngày 8 tháng 2 năm 1930), tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc). + Nội dung Hội nghị: - Hội nghị đã tán thành việc thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. - Thông qua Chính cương , Sách lược và Điều lệ (vắn tắt) của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo. Nội dung của chính cương, sách lược vắn tắt: (Đó là cương lĩnh chính trị
  3. đầu tiên của Đảng. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào Việt Nam Mang tính chất dân tộc và giai cấp sâu sắc). - Nguyễn Ái Quốc đã ra lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng. Ngày 24 - 2 - 1930, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn cũng gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Như vậy, ba tổ chức cộng sản đã hợp nhất thành một đảng duy nhất. + Ý nghĩa của Hội nghị thành lập Đảng: - Hội nghị có ý nghĩa như một Đại hội thành lập Đảng.( Sau này, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960) đã quyết định lấy ngày 3 - 2 hằng năm làm ngày kỉ niệm thành lập Đảng). - Nguyễn Ái Quốc là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đề ra đường lối cơ bản cho cách mạng Việt Nam. 2. Luận cương chính trị (10/1930) + Hội nghị lần thứ nhất BCH TW Đảng họp tại Hương Cảng (Trung Quốc) tháng 10 - 1930, đã quyết định: - Đổi tên đảng là Đảng Cộng sản Đông Dương. - Bầu Ban Chấp hành TW chính thức và cử Trần Phú làm Tổng Bí thư. - Thông qua Luận cương chính trị do Trần Phú khởi thảo + Nội dung cơ bản của Luận cương: - Khẳng định tính chất của CM Đông Dương lúc đầu là một cuộc CM tư sản dân quyền, sau đó bỏ qua thời kì TBCN mà tiến thẳng lên con đường XHCN. - Nhiệm vụ của cách mạng TSDQ: Đánh đổ ĐQ và PK, hai nhiệm vụ này quan hệ khăng khít với nhau. - Động lực chính của CM: Vô sản và nông dân, trong đó giai cấp vô sản lãnh đạo. - Vị trí CM VN: Quan hệ mật thiết với CMTG. - Phương pháp đấu tranh: Đảng phải coi trọng việc vận động tập hợp lực lượng đa số quần chúng, phải liên lạc mật thiết với vô sản và các dân tộc thuộc địa nhất là vô sản Pháp. Điều cốt yếu cho sự thắng lợi của CMVN là sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. 3. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng: - Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở VN; là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước VN. - Là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam, khẳng định giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo cách mạng, chấm dứt khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo cách mạng. - Từ đây cách mạng Việt Nam đã trở thành bộ phận của cách mạng thế giới. - Là sự chuẩn bị có tính tất yếu, quyết định những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng VN. II.BÀI TẬP: HOÀN THÀNH PHIẾU HỌC TẬP Câu 1: Hoàn thành bảng niên biểu quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài từ năm 1919 đến năm 1924 Thời gian Nội dung 18/6/1919
  4. Đọc bản Sơ thảo của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa Tham dự Đại hội Tua ở Pháp. 6/1923 Câu 2: Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì mới và khác với lớp người đi trước ? Câu 3: Trình bày ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng