Phiếu học tập môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 26 - Trường tiểu học Trần Bình Trọng
Tìm hiểu nội dung bài:
Câu 1 Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì ? Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu.
(- Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để mừng thọ thầy, tỏ bày lòng yêu quí kính trọng thầy, người đã hết lòng dạy dỗ dìu dắt họ trưởng thành.
- Những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu là:
+ Các môn sinh từ sáng sớm đã tề tựu trước sân nhà thầy giáo Chu để mừng thọ thầy.
+ Họ dâng biếu thầy những cuốn sách quý.
+ Họ “đồng thanh dạ ran”, cùng xếp hàng theo sau thầy sau khi nghe thầy nói muốn tới thăm "một người mà thầy mang ơn rất nặng”.)
Câu 2 Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy cho cụ từ thuở học vỡ lòng như thế nào? Tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm đó.
(Đối với người thầy đã dạy mình từ thuở học vỡ lòng, thầy giáo Chu rất mực tôn kính.
Những chi tiết biểu hiện sự tôn kính đó là:
- Thầy mời học trò cùng thầy tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng.
- Thầy chắp tay cung kính với cụ đồ.
- Thầy cung kính thưa với cụ: “Lạy thầy, hôm nay con đem tất cả các môn sinh đến tạ ơn thầy.”)
Câu 3 Những thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu?
a) Tiên học lễ, hậu học văn.
b) Uống nước nhớ nguồn.
c) Tôn sư trọng đạo.
d) Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. (Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy.)
(Những câu tục ngữ nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu là:
a) Uống nước nhớ nguồn.
b) Tôn sư trọng đạo
c) Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.)
File đính kèm:
- phieu_hoc_tap_mon_tieng_viet_lop_5_tuan_26_truong_tieu_hoc_t.doc
Nội dung text: Phiếu học tập môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 26 - Trường tiểu học Trần Bình Trọng
- Trường Tiểu học Trần Bình Trọng - Lớp 5 PHIẾU HỌC TẬP MÔN TIẾNG VIỆT - TUẦN 26 I/ TẬP ĐỌC: Bài đọc Nghĩa thầy trò Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà cụ giáo Chu để mừng thọ thầy. Cụ giáo đội khăn ngay ngắn, mặc áo dài thâm ngồi trên sập. Mấy học trò cũ từ xa về dâng biếu thầy những cuốn sách quý. Cụ giáo hỏi thăm công việc của từng người, bảo ban các học trò nhỏ, rồi nói: - Thầy cảm ơn các anh. Bây giờ, nhân có đông đủ môn sinh, thầy muốn mời tất cả các anh theo thầy tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng. Các môn sinh đồng thanh dạ ran. Thế là cụ giáo Chu đi trước, học trò theo sau. Các anh có tuổi đi sau thầy, người ít tuổi hơn nhường bước, cuối cùng là mấy chú tóc để trái đào. Cụ giáo Chu dẫn học trò đi về cuối làng, sang tận thôn Đoài, đến một ngôi nhà tranh đơn sơ mà sáng sủa, ấm cúng. Ở hiên trước, một cụ già trên tám mươi tuổi râu tóc bạc phơ đang ngồi sưởi nắng. Cụ giáo Chu bước vào sân, chắp tay cung kính vái và nói ta: - Lạy thầy! Hôm nay con đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy. Cụ già tóc bạc ngước lên, nghiêng đầu nghe. Cụ đã nặng tai. Thầy giáo Chu lại nói to câu nói vừa rồi một lần nữa. Thì ra đây là cụ đồ xưa kia đã dạy vỡ lòng cho thầy. Tiếp sau cụ giáo Chu, các môn sinh của cụ lần lượt theo lứa tuổi vái tạ cụ đồ già. Ngày mừng thọ thầy Chu năm ấy, họ được thêm một bài học thấm thía về nghĩa thầy trò. Theo Hà Ân Chú giải: - Cụ giáo Chu: tức Chu Văn An (1292 – 1370), một nhà giáo nổi tiếng đời Trần - Môn sinh: học trò của cùng một thầy giáo - Áo dài thâm: áo dài màu đen - Sập: giường gỗ, mặt liền với chân, xung quanh có diềm - Vái: Chắp tay giơ lên hạ xuống, đồng thời cúi đầu, để tỏ lòng cung kính - Tạ: cảm ơn hoặc xin lỗi một cách kính cẩn - Cụ đồ: Người dạy chữ Nho thờ trước - Vỡ lòng: Bắt đầu học (chữ) Chia đoạn: - Đoạn 1: Từ đầu mang ơn rất nặng - Đoạn 2: Các môn sinh tạ ơn thầy. - Đoạn 3: Phần còn lại Tìm hiểu nội dung bài: Câu 1 Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì ? Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu.
- (- Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để mừng thọ thầy, tỏ bày lòng yêu quí kính trọng thầy, người đã hết lòng dạy dỗ dìu dắt họ trưởng thành. - Những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu là: + Các môn sinh từ sáng sớm đã tề tựu trước sân nhà thầy giáo Chu để mừng thọ thầy. + Họ dâng biếu thầy những cuốn sách quý. + Họ “đồng thanh dạ ran”, cùng xếp hàng theo sau thầy sau khi nghe thầy nói muốn tới thăm "một người mà thầy mang ơn rất nặng”.) Câu 2 Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy cho cụ từ thuở học vỡ lòng như thế nào? Tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm đó. (Đối với người thầy đã dạy mình từ thuở học vỡ lòng, thầy giáo Chu rất mực tôn kính. Những chi tiết biểu hiện sự tôn kính đó là: - Thầy mời học trò cùng thầy tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng. - Thầy chắp tay cung kính với cụ đồ. - Thầy cung kính thưa với cụ: “Lạy thầy, hôm nay con đem tất cả các môn sinh đến tạ ơn thầy.”) Câu 3 Những thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu? a) Tiên học lễ, hậu học văn. b) Uống nước nhớ nguồn. c) Tôn sư trọng đạo. d) Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. (Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy.) (Những câu tục ngữ nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu là: a) Uống nước nhớ nguồn. b) Tôn sư trọng đạo c) Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.) Nội dung: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó. Giọng đọc toàn bài: Giọng nhẹ nhàng, trang trọng Lời thầy giáo Chu nói với học trò- Ôn tồn, thân mật; nói với cụ đồ già- Kính cẩn
- Bài đọc HỘI THỔI CƠM THI Ở ĐỒNG VÂN Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy xưa. Hội thi bắt đầu bằng việc lấy lửa. Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội nhanh như sóc, thoăn thoắt leo lên bốn cây chuối bôi mỡ bóng nhẫy để lấy nén hương cắm ở trên ngọn. Có người leo lên, tụt xuống, lại leo lên Khi mang được nén hương xuống, người dự thi được phát ba que diêm để châm vào hương cho cháy thành ngọn lửa. Trong khi đó, những người trong đội, mỗi người một việc. Người thì ngồi vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông. Người thì nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, người thì lấy nước và bắt đầu thổi cơm. Mỗi người nấu cơm đều mang một cái cần tre được cắm rất khéo vào dây lưng, uốn cong hình cánh cung từ phía sau ra trước mặt, đầu cần treo cái nồi nho nhỏ. Người nấu cơm tay giữ cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng. Các đội vừa thổi cơm vừa đan xen nhau uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ nồng nhiệt của người xem hội. Sau độ một giờ rưỡi, các nồi cơm được lần lượt trình trước cửa đình. Mỗi nồi cơm được đánh một số để giữ bí mật. Ban giám khảo chấm theo ba tiêu chuẩn: cơm trắng, dẻo và không có cháy. Cuộc thi nào cũng hồi hộp và việc giật giải đã trở thành niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng. Theo MINH NHƯƠNG Chú giải: - Làng Đồng Vân: Một làng thuộc xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Nội - Sông Đáy: một nhánh của sông Hồng, chảy qua Hà Nội, Hà Nam và Ninh Bình - Đình: Ngôi nhà to rộng của làng thời xưa, dùng làm nơi thờ thành hoàng và họp việc làng - Trình: đưa ra để người trên xem xét và giải quyết Chia đoạn: -Đoạn 1: Từ đầu bên bờ sông Đáy xưa - Đoạn 2: Hội thi bắt đầu thổi cơm. - Đoạn 3: Mỗi người xem hội. - Đoạn 4: Phần còn lại Tìm hiểu nội dung bài: Câu 1 Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ đâu ? (Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên sông Đáy ngày xưa.) Câu 2 Kể lại việc lấy lửa trước khi nấu cơm. (Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội nhanh như sóc thoăn thoắt leo lên bốn cây chuối bôi mỡ bóng nhẫy để lấy nén hương bám ở trên ngọn. Khi mang được nén hương xuống, người dự thi được phát cho ba que diêm để châm vào hương cho cháy thành ngọn lửa.)
- Câu 3 Tìm những chi tiết cho thấy thành viên của mỗi đội thổi cơm thi đều phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau? (Những chi tiết cho thấy thành viên của mỗi đội thổi cơm thi đều phối hợp nhịp nhàng ăn ý với nhau là: Trong khi một thành viên của đội tiến hành việc lấy lửa thì những người khác mỗi người một việc: người ngồi vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông; người giã thóc, giần sàng thành gạo; có lửa người ta lấy nước nấu cơm.) Câu 4 Tại sao nói việc giật giải trong cuộc thi là "niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng"? (Nói việc giật giải trong cuộc thi là niềm tự hào khó có gì sánh được của dân làng, vì giải thưởng là một minh chứng, là kết quả của sự nỗ lực, sự khéo léo, nhanh nhẹn, thông minh của cả tập thể.) Nội dung: Qua việc miêu tả lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, tác giả thể hiện tình cảm yêu mến và niềm tự hào đối với một nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hóa của dân tộc. Giọng đọc toàn bài: Giọng kể linh hoạt: khi dồn dập, náo nức( đoạn dập lửa chuẩn bị nấu cơm); khi khoan thai( đoạn nấu cơm, người nấu cầm đuốc đung đưa dưới nồi cơm cho ánh lửa bập bùng ), thể hiện không khí vui tươi, náo nhiệt của hội thi và tình cảm mến yêu của tác giả với một nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hoá của dân tộc được gửi gắm qua bài văn.