Tuyển tập các đề thi vào lớp 6 chất lượng cao (Có đáp án)
Bài 10: Cho số tự nhiên có 2014 chữ số. Biết rằng với 2 chữ số liên tiếp theo thứ tự đã viết thì tạo thành số có hai chữ số chia hết cho 17 hoặc chia hết cho 23. Nếu chữ số cuối cùng của số đó là chữ số 1 thì chữ số đầu tiên là chữ số nào ?
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tuyển tập các đề thi vào lớp 6 chất lượng cao (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- tuyen_tap_cac_de_thi_vao_lop_6_chat_luong_cao_co_dap_an.pdf
Nội dung text: Tuyển tập các đề thi vào lớp 6 chất lượng cao (Có đáp án)
- [Toán Tiểu học] TUYỂN TẬP CÁC ĐỀ THI VÀO LỚP 6 CLC TUYỂN TẬP CÁC ĐỀ THI VÀO LỚP 6 CLC MỤC LỤC MÔN TOÁN 4 TRƯỜNG THPT CHUYÊN AMSTERDAM 4 Năm 2014 4 Năm 2013 5 Năm 2012 7 Năm 2011 9 Năm 2010 12 Năm 2009 15 Năm 2008 18 Năm 2007 20 Năm 2006 22 Năm 2005 24 TRƯỜNG THCS MARIE CURIE HÀ NỘI 26 Năm 2014 26 Năm 2013 (60 PHÚT) 27 Năm 2012 (60 PHÚT) 28 TRƯỜNG THCS GIẢNG VÕ 30 Năm 2010 30 Năm 2011 32 TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH 35 Năm 2014 35 Năm 2012 (60 phút) 37 Năm 2011 38 Năm 2010 40 Năm 2009 42 Năm 2008 43 TRƯỜNG THCS NGUYỄN TẤT THÀNH 46 NĂM 2014 46 NĂM 2013 46 NĂM 2012 47 NĂM 2011 47 NĂM 2010 48 NĂM 2009 48 CÁC ĐỀ LUYỆN TẬP 50 Đề số 01 50 Đề số 2 54 Đề số 03 57 Đề số 04 60 Facebook.com/buiminhman2512 01234-64-64-64 Trang | 1
- [Toán Tiểu học] TUYỂN TẬP CÁC ĐỀ THI VÀO LỚP 6 CLC MÔN TIẾNG VIỆT 63 TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÀ NỘI AMSTERDAM 63 Năm 2013 63 Năm 2012 67 Năm 2011 71 Năm 2010 75 Năm 2009 79 Năm 2008 83 Năm 2007 87 Năm 2006 91 Năm 2005 95 THCS NGUYỄN TẤT THÀNH 98 NĂM 2014 98 THCS LƯƠNG THẾ VINH 99 NĂM HỌC 2013-2014 99 NĂM HỌC 2012-2013 99 NĂM HỌC 2011-2012 101 NĂM HỌC 2010-2011 102 NĂM HỌC 2009-2010 103 NĂM HỌC 2008-2009 104 ĐỀ KIỂM TRA TUYỂN SINH LỚP 6 MARIE CURIE HÀ NỘI 106 NĂM 2014 106 NĂM 2013 106 NĂM 2012 107 NĂM 2012 108 NĂM 2010 108 NĂM 2009 109 ĐỀ TỰ LUYỆN (TRƯỜNG THCS ARCHEMEDES HÀ NỘI) 111 ĐỀ 01 111 ĐỀ 02 112 ĐỀ 03 114 [THAM KHẢO ] ĐÁP SỐ, HƯỚNG DẪN GIẢI MÔN TOÁN 116 TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÀ NỘI AMSTERDAM 116 Năm 2014 116 Năm 2013 119 Năm 2012 119 Năm 2011 120 Năm 2010 120 Năm 2009 121 Năm 2008 121 Năm 2007 121 Năm 2006 122 Năm 2005 122 Facebook.com/buiminhman2512 01234-64-64-64 Trang | 2
- [Toán Tiểu học] TUYỂN TẬP CÁC ĐỀ THI VÀO LỚP 6 CLC TRƯỜNG THCS MARIE CURIE 123 Năm 2014 123 Năm 2013 125 Năm 2012 126 TRƯỜNG THCS GIẢNG VÕ 128 Năm 2010 128 Năm 2011 129 TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH 131 Năm 2014 131 Năm 2012 133 Năm 2011 135 Năm 2010 136 Năm 2009 138 Năm 2008 139 TRƯỜNG THCS NGUYỄN TẤT THÀNH 141 NĂM 2014 141 NĂM 2013 141 NĂM 2012 142 NĂM 2011 142 NĂM 2010 142 NĂM 2009 143 ĐỀ LUYỆN TẬP 143 ĐỀ SỐ 1: 143 ĐỀ SỐ 2 145 ĐỀ SỐ 3 147 ĐỀ SỐ 4 147 [THAM KHẢO] GỢI Ý MÔN TIẾNG VIỆT 148 TRƯỜNG THPT CHUYÊN AMSTERDAM 148 Năm 2013 148 Năm 2012 149 Năm 2011 151 Năm 2010 153 Năm 2009 154 Năm 2008 155 Năm 2007 156 Năm 2006 158 Năm 2005 159 Facebook.com/buiminhman2512 01234-64-64-64 Trang | 3
- [Toán Tiểu học] TUYỂN TẬP CÁC ĐỀ THI VÀO LỚP 6 CLC MÔN TOÁN TRƯỜNG THPT CHUYÊN AMSTERDAM Năm 2014 PHẦN I - TRẮC NGHIỆM 1 1 1 1 Bài 1: Tính S 5 9 9 13 13 17 41 45 Bài 2: Một đoàn tàu đánh cá có 400 chiếc tàu, gồm 2 loại: Loại tàu nhỉ thì mỗi tàu có 15 ngư dân làm việc và loại tàu lớn thì mỗi tàu có 18 ngư dân làm việc. Tổng cộng số ngư dân trên 45 chiếc tàu là 789 người. Hỏi có bao nhiêu tàu lớn? Bài 3: Một hình hộp chữ nhật có số đo chiều rộng, chiều dài, chiều cao (tính theo dm) là 3 số tự nhiên liên tiếp. Nếu giảm độ dài chiều cao đi 2dm thì diện tích xung quanh của hình hộp mới bằng 60% diện tích xung quanh của hình hộp ban đầu. Tính thể tích của hình hộp chữ nhật ban đầu. Bài 4: Một bà mẹ có 1 con gái và 1 con trai, Năm nay mẹ 32 tuoir, con gái 6 tuổi và con trai 2 tuoir. Sau bao nhiêu năm nữa thì số tuổi của mẹ gấp rưỡi tổng số tuổi của cả 2 con ? Bài 5: Cho 4 hình tròn, mỗi hình tròn được chia thành 5 phần như hình vẽ. Người ta điền các số tự nhiên 5 ;6 ;7 ; 19 ;20 vào mỗi phần sao cho 2 phần khác nhau được điền 2 số khác nhau. Biết rằng tổng các số điền trong các phần của mỗi hình tròn bằng 60. Tính tổng 4 số được điền ở 4 phần có ký hiệu A, B, C, D. Bài 6: Một ô tô đi từ A đến B với vận tốc dự định và trong 1 thời gian dự định. Sau khi đi được 1 giờ thì ô tô giảm vận tốc chỉ còn bằng 80% vận tốc ban đầu nên đến B chậm 1 giờ so với dự định. Nếu từ A sau khi đi được 1 giờ, ô tô lại đi thêm 80km nữa mới giảm vận tốc còn bằng 80% so với vận tốc ban đầu thì ô tô đến B chỉ chậm 36 phút so với thời gian dự định. Tính quãng đường AB. Facebook.com/buiminhman2512 01234-64-64-64 Trang | 4
- [Toán Tiểu học] TUYỂN TẬP CÁC ĐỀ THI VÀO LỚP 6 CLC Bài 5 -Đoạn văn cần nêu rõ các ý: + Đó là nghề gì? + Điều gì khiến em có mong muốn mạnh mẽ để làm nghề đó? + Em hiểu biết gì về nghề đó? Nghề đó cần ở em những đức tính gì? + Để sau này làm được nghề đó, bây giờ em có những hành động cụ thể nào? - Đoạn văn diễn đạt với bố cục chặt chẽ; câu văn đúng ngữ pháp; từ dùng đúng, hay. Lưu ý: Bài văn gây ấn tượng sâu sắc khi nói rõ được mong muốn mạnh mẽ (khát vọng) khiến học sinh chọn nghề mình sẽ làm trong tương lai. Năm 2011 Bài 1. (3.5 điểm) 1. Các từ ngữ được in đậm trong mỗi nhóm dưới đây có đặc điểm chung: (1 điểm) a. mênh mông, lộp độp, mềm mại, rào rào Từ láy (0.25 đ) b. nhi đồng, trẻ em, thiếu nhi, con trẻ Từ ghép đồng nghĩa (0.25 đ) c. cánh buồm, cánh chim, cánh diều, cánh quạt Từ nhiều nghĩa (0.25 đ) d. đồng nội, đồng hành, đồng tiền, trống đồng Từ đồng âm (0.25 đ) 2. a. Phân loại các từ có trong đoạn thơ: (2 điểm) Danh từ: thuyền, Ba Bể, núi, hồ, lá rừng, gió, tiếng lòng, tiếng chim (0.5 đ) (4 từ đúng được 0.25 đ) Động từ: vào, dựng, ngân, họa (0.5 đ) (2 từ đúng được 0.25 đ) Tính từ: chầm chậm, cheo leo, lặng im, se sẽ (0.5 đ) (2 từ đúng được 0.25 đ) Đại từ: ta (0.25 đ) Quan hệ từ: với (0.25 đ) b. Từ họa trong câu thơ Họa tiếng lòng ta với tiếng chim có nghĩa là hòa chung (hòa vào) một nhịp, hưởng ứng. (0.5 điểm) Bài 2. (4 điểm) 1. Các từ láy có trong văn bản: xinh xinh, mạnh mẽ, ấm áp, chững chạc (1 điểm) (1 từ đúng được 0.25 đ) 2. Các phép liên kết câu có trong hai câu đầu của văn bản: phép thế. (0.5 điểm) 3. Chủ ngữ trong câu “Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa.” là: Đó (0.5 điểm) 4. Gợi ý trả lời: (2 điểm) Facebook.com/buiminhman2512 01234-64-64-64 Trang | 151
- [Toán Tiểu học] TUYỂN TẬP CÁC ĐỀ THI VÀO LỚP 6 CLC Trong câu văn Mặc áo vào, tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, tôi như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba , dấu ba chấm thể hiện: Tình cảm yêu thương của cha dành cho con và nỗi xúc động nghẹn ngào của con không thể diễn đạt hết bằng lời. (1 điểm – nếu học sinh trả lời thành hai ý riêng, mỗi ý cho 0.5 điểm) Hơi ấm từ chiếc áo và lồng ngực ấm áp của ba như truyền sang cho con mãi mãi. (0.5 đ) Hình ảnh người cha mạnh mẽ luôn là niềm tự hào in đậm trong trái tim của người con. (0.5 đ) Bài 3. (3 điểm) 1. Giải nghĩa từ bay: đi qua/ trôi qua/ biến mất / lùi dần vào quá khứ. (0.5đ) Từ bay trong đoạn thơ mang nghĩa chuyển. (0.5 đ) 2. Gợi ý trả lời: (2 điểm) Đoạn thơ là lời tâm sự của người cha đối với con. (0.5 đ) Ý thơ Hạnh phúc khó khăn hơn học sinh có thể hiểu: Thời ấu thơ, trẻ em được sống trong thế giới thần tiên đẹp đẽ trong sự yêu thương bao bọc của mọi người. (0.5 đ) Đi qua thời ấu thơ, cuộc sống đời thực có nhiều thử thách, hạnh phúc có được phải do chính hai bàn tay con tạo dựng nên (lao động, ý chí, nghị lực, niềm tin ) (1 đ – nếu học sinh trả lời thành hai ý riêng, mỗi ý cho 0.5 đ) * Khuyến khích những học sinh có ý thức phát hiện những đặc điểm nghệ thuật của văn bản. Bài 4. (4.5 điểm) 1. Bài thơ Truyện cổ nước mình(0.25 đ) Tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ (0.25 đ) 2. Bài thơ trên gợi cho em nhớ tới những truyện cổ Việt Nam: Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường, Cây khế, (Học sinh tìm đúng 01 truyện được 0.25 đ/ tối đa được 0.5 đ cho 02 truyện) 3. Câu tục ngữ: Ởhiền gặp lành. (0.5 đ) 4. Gợi ý trả lời: (3 điểm) Học sinh cảm nhận được niềm tự hào của tác giả về kho tàng truyện cổ Việt Nam. (0.5 đ) Học sinh cảm nhận được những bài học ý nghĩa từ truyện cổ: phẩm chất tốt đẹp, lời răn dạy quý báu của cha ông truyền cho đời sau. (1 đ – nếu học sinh trả lời thành hai ý riếng, mỗi ý cho 0.5 đ) Việc đọc truyện cổ có ý nghĩa: giúp cho người đọc hình dung được cuộc sống của cha ông ngày xưa (0.5 đ), hiểu và làm theo lời khuyên dạy quý báu của cha ông. (0.5 đ) * Hình thức yêu cầu: (0.5 đ) Facebook.com/buiminhman2512 01234-64-64-64 Trang | 152
- [Toán Tiểu học] TUYỂN TẬP CÁC ĐỀ THI VÀO LỚP 6 CLC Đoạn văn bám sát yêu cầu của đề bài, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt lưu loát, trôi chảy. Học sinh có ý thức phát hiện những đặc điểm nghệ thuật của văn bản (thể thơ, giọng điệu, biện pháp nghệ thuật ) Năm 2010 Bài 1. 1/ a/ Đó là các từ đồng âm c/ Đó là các từ (láy) tượng thanh b/ Đó là các từ nhiều nghĩa d/ Đó là các từ (láy) tượng hình 2/ a/ Bóc ngắn cắn dài c/ Tay bồng tay bế b/Cầu được ước thấy d/ Trống đánh xuôi kèn thổi ngược 3/ a/ Các từ thuộc chủ đề thiên nhiên: gió khơi, mặt trời, biển, mắt cá. b/ Nhà thơ muốn nói đến tinh thần làm việc hăng say, miệt mài của người dân chài. Từ nghĩa thực: Hình ảnh đoàn thuyền lướt trên mặt biển có cảm giác như mặt trời cùng chuyển động theo => gợi liên tưởng đến cuộc chạy đua giữa thiên nhiên và con người, thể hiện khí thế lao động hào hùng của những người dân chài. Bài 2. 1/ a/ Đoạn văn trên trích trong bài Mùa thảo quả của tác giả Ma Văn Kháng. b/ Chuyển câu (4) và (5) thành một câu ghép (không được bớt từ). Rừng ngập hương thơm, rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng. c/ Câu đơn có nhiều vị ngữ là câu số (6) và (7) 2/ a/ Học sinh ghi đúng các từ láy: chon chót, nhấp nháy b/ Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột,/ bỗng rực lên// những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa TN1 TN2 VN CN lửa, chứa nắng. 3/ a/ Đoạn văn trên thuộc thể loại văn miêu tả vì đoạn văn giúp ta hình dung được khung cảnh tuyệt đẹp của rừng thảo quả. b/ Tác giả viết như vậy vì màu đỏ nổi bật của chùm thảo quả khi chín gợi liên tưởng tới: những đốm lửa hồng ngày càng rực rỡ, tràn ngập khu rừng. Nhờ cách so sánh này, rừng thảo quả vào mùa hiện lên vô cùng sinh động và gợi cảm. Bài 3. 1/ Cái quạt điện. Học sinh nêu được: vì Tháp Bút có dáng hình ngọn bút vươn thẳng như đang viết lên bầu trời – trang vở xanh – nên tác giả tưởng tượng Tháp Bút viết thơ lên trời cao . 2/ xanh cây, trăng vàng, hoa không chỉ nói đến vẻ đẹp của thắng cảnh Hà Nội mà còn gợi lên nhiều điều: xanh cây sức sống; trăng vàng hòa bình, yên ả; hoa bay đẹp rực rỡ, lung linh Từ đó, gợi lên một Hà Nội dù bom đạn bắn phá ác liệt vẫn tràn đầy sức sống, mãi là một thành phố hòa bình, yên ả, đẹp rực rỡ và thơ mộng. Facebook.com/buiminhman2512 01234-64-64-64 Trang | 153
- [Toán Tiểu học] TUYỂN TẬP CÁC ĐỀ THI VÀO LỚP 6 CLC 3/ ca ngợi, ngạc nhiên, tự hào 4/ Đoạn văn viết cần có các ý chính sau: Hà Nội là một thành phố hiện đại Hà Nội có nhiều thắng cảnh, di tích lịch sử Hà Nội hào hoa, kiên cường Hà Nội đang trên đà phát triển, vươn lên thể hiện niềm tự hào về Thủ đô thân yêu. Năm 2009 Bài 1. 1. a/ xanh tươi b/ lách tách c/ vác 2. a/ Đi hỏi già về nhà hỏi trẻ c/ Khoai đất lạ mạ đất quen b/ Trên kính dưới nhường d/ Thức khuyadậysớm 3. a/ Từ nhiều nghĩa b/ xuân1 là danh từ; xuân2là tính từ. c/ Học sinh lí giải được: Việc trồng cây giúp cuộc sống con người trong lành, mát mẻ, đẹp đẽ hơn; đem lại sự sống lâu bền. Bài 2. 1/ Câu (2) là câu ghép. Nắng trời// vừa bắt đầu gay gắt (thì) sắc hoa // như muốn giảm đi độ chói chang của CN1 VN1 CN2 VN2 mình. 2/ Cụm từ báo hiệu những ngày nghỉ hè thoải mái của chúng tôi sắp đến là thành phần vị ngữ của câu. 3/ Câu (1): Quan hệ từ thì nối trạng ngữ với nòng cốt câu (chủ ngữ và vị ngữ). Câu (2): Quan hệ từ thì nối vế 1 với vế 2. Câu (4): Quan hệ từ thì nối chủ ngữ với vị ngữ. Bài 3. 1/ Phép lặp: cây rơm; phép thế: cây rơm – nó; phép nối: vậy mà Biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa. 2/ Đoạn văn cần có các ý chính: Tác giả cảm nhận cây rơm nồng nàn hương vị bởi nó chứa đựng hương vị của đồng ruộng, hương vị thân thuộc, ấm áp của những hạt thóc, hạt lúa – thứ đã nuôi dưỡng bao thế hệ người dân Việt Nam. Cây rơm đầy đủ sự ấm áp của quê nhà bởi nó còn lưu giữ cả sự lam lũ, tảo tần nhưng chân chất, mộc mạc của những người nông dân. Cây rơm đã gắn bó lâu đời, là một Facebook.com/buiminhman2512 01234-64-64-64 Trang | 154
- [Toán Tiểu học] TUYỂN TẬP CÁC ĐỀ THI VÀO LỚP 6 CLC hình ảnh đặc trưng của làng quê Việt Nam. Đoạn văn đã thể hiện sự cảm nhận tinh tế, sâu sắc của tác giả. Bài 4. 1/ Bài thơ Mầm non của tác giả Võ Quảng. 2/ Từ mầm non trong bài được dùng với nghĩa gốc. 3/ Đoạn văn cần có các ý chính sau: Bài thơ là một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, tràn đầy sức sống, sự kì diệu của mùa xuân đã mang đến cho vạn vật một tấm áo tươi non. Mọi vật như bừng tỉnh, sống động khi mùa xuân về, đất trời tràn ngập âm thanh, màu sắc qua phép nhân hóa, điệp từ, điệp ngữ. Mầm non là hình ảnh tiêu biểu của mùa xuân (lặng im lúc mùa đông – bật dậy giữa trời xuân, khoácáo màu xanh biếc) đã thể hiện được sức sống kì diệu, vươn trào, bung nở của thảo mộc khi xuân về, diễn tả được sức lay động mạnh mẽ của mùa xuân. Học sinh phân tích được tác dụng của biện pháp tu từ để làm nổi bật nội dung của đoạn thơ. Năm 2008 Bài 01. a. Đoạn văn trên có 2 từ láy, 4 câu đơn, 2 câu ghép. b. Thành phần chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ trong câu văn số (3) Trạng ngữ: Trên như thế Chủ ngữ: cây đứng lẻ Vị ngữ: khó mà của trời c. - Câu văn số 3, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa. - Câu văn số 6, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh. Bài 02. a/ Kính già yêu trẻ b/ Gần đất xa trời c/ Trước lạ sau quen d/ Ra khơi vào lộng Bài 03. a/ nơi chốn b/ lắm nhiều c/ không trống d/ cùng . tận Bài 04. a. - Quê cha đất tổ: Nơi gia đình, dòng họ đã nhiều đời làm ăn, sinh sống, gắn bó nhiều tình cảm. b. - Câu học sinh đặt có thể là câu đơn hoặc câu ghép nhưng phải có thành ngữ Quê cha đất tổ. c. - Quê hương bản quán d. - Đất khách quê người Bài 05. Học sinh đặt câu với các cặp quan hệ từ (đã cho). a/ Không những mà còn b/ Vì nên Facebook.com/buiminhman2512 01234-64-64-64 Trang | 155
- [Toán Tiểu học] TUYỂN TẬP CÁC ĐỀ THI VÀO LỚP 6 CLC c/ Bao nhiêu bấy nhiêu d/ Mặc dù vẫn Bài 06. a. Bài Kì diệu rừng xanh của tác giả Nguyễn Phan Hách. b. Tân kì: mới lạ (tân: mới, kì: lạ) Vương quốc: đất nước có vua cai trị (vương: vua; quốc: nước). c. - Từ lụp xụpkhông thay thế được cho từ lúp xúp trong đoạn văn trên. - Bởi vì từ lúp xúp gợi dáng hình thấp, đứng liền nhau, còn từ lụp xụp không chỉ gợi dáng hình thấp mà còn gợi ra dáng vẻ tiều tụy, tàn tạ. d. Biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa. Tác dụng: Phép tu từ giúp tác giả mang đến cảm nhận mới lạ, độc đáo về những cây nấm tưởng chừng rất quen thuộc. Qua đó, khu rừng trở thành một vương quốc cổ tích tuyệt đẹp. Cảnh vật trở nên sống động biết bao! Bài 07. a. Học sinh chép đúng khổ thơ cuối: Dù giáp mặt cùng biển rộng Cửa sông chẳng dứt cội nguồn Lá xanh mỗi lần trôi xuống Bỗng nhớ một vùng núi non b. Từ cửa trong khổ thơ trên có một nghĩa: nơi tiếp giáp sông với biển, là nơi sông chảy ra biển, hồ hay một con sông khác. c. Học sinh đặt một câu ghép có trạng ngữ chỉ nơi chốn và có từ cửa sông. d. Nhà cao cửa rộng/ Cửa đóng then cài e. Thông qua biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, đoạn thơ đã nhắc nhở chúng ta về lòng thủy chung, ý thức về cội nguồn – nơi ta đã sinh ra và lớn lên: + Cửa sông: nơi tiếp giáp, nối giữa sông và biển hay chính là nơi tiếp nối giữa không gian gia đình, cội nguồn với xã hội rộng lớn. + Biển rộng: cuộc đời rộng lớn. + Núi non: cội nguồn, gia đình. + Chiếc lá: con người (mỗi chúng ta). Đoạn thơ là một bài học thấm thía về cuộc sống. Năm 2007 Bài 1. a. rào rào, gọn ghẽ, mải miết, động đậy b. Nhanh như cắt / sóc / chớp c. sắc vàng d. Câu số (1); (2); (6); (10) Bài 2. – Học sinh chép khổ thơ đầu bài Hạt gạo làng ta của tác giả Trần Đăng Khoa. Facebook.com/buiminhman2512 01234-64-64-64 Trang | 156
- [Toán Tiểu học] TUYỂN TẬP CÁC ĐỀ THI VÀO LỚP 6 CLC Học sinh viết đoạn văn cần có ý chính: Nhà thơ Trần Đăng Khoa cảm nhận trong hạt gạo có lời mẹ hát, ngọt bùi đắng cay bởi nó chứa đựng biết bao nỗi niềm, mong ước, công sức cũng như nỗi nhọc nhằn, vất vả của người mẹ cùng bao người nông dân khác. Bài 3. a. Điền đúng dấu câu: Tất cả đượm một màu vàng trù phú, đầm ấm lạ lùng. Không còn có cảm giác héo tàn hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông. Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ. Ngày không nắng, không mưa, hồ như không ai tưởng đến ngày hay đêm, mà chỉ mải miết đi gặt, kéo đá, cắt rạ, chia thóc hợp tác xã. Ai cũng vậy, cứ buông bát đũa lại đi ngay, cứ trở dậy là ra đồng ngay. (Tô Hoài) b. Trái nghĩa với héo tàn: tươi tốt, tươi thắm, tươi xanh Bài 4. d. Nghĩa của từ tựa trong câu thơ số 3: giống, giống như, như e. Nghĩa của từ tựa trong câu thơ số 7: dựa f. Các câu thơ có sử dụng biện pháp so sánh: 3, 4, 9, 10. Bài 5. Những từ ngữ thay thế cho cụm từ làng quê tôi trong đoạn trích: đây, mảnh đất cọc cằn này. Chép trọn vẹn, chính xác một bài ca dao nói về tình yêu quê hương, có thể 2 câu, 4 câu Ví dụ: Đường vô xứ Nghệ quanh quanh, Non xanh nước biếc như tranh họa đồ. Ai vô xứ Nghệ thì vô! Hoặc: Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương Nhớ ai dãi nắng dầm sương Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao. Bài 6. Bài viết có các ý chính sau: Bức tranh thiên nhiên: tươi đẹp, rộng lớn, thanh bình, trù phú (qua những điệp từ, điệp ngữ: đây là của chúng ta, những ). Đó là hình ảnh thiên nhiên gần gũi, quen thuộc (núi rừng, cánh đồng, bầu trời, dòng sông, ngả đường) gợi chiều rộng, chiều dài, chiều cao của đất nước nhằm thâu tóm trong đó niềm tự hào, kiêu hãnh về một Việt Nam giàu và đẹp, cảnh sắc thiên nhiên phong phú, đất đai rộng lớn, mầu mỡ gắn với lòng tự hào về chủ quyền dân tộc (của chúng ta). Con người Việt Nam anh hùng bất khuất, có truyền thống đánh giặc ngoại xâm. Bao thế hệ, lớp người đã ngã xuống để làm nên đất nước. Truyền thống đó đã làm nên chiều sâu của dòng chảy lịch sử, văn hóa dân tộc. Đoạn văn không quá 10 câu, diễn đạt đúng ngữ pháp và chính tả. Facebook.com/buiminhman2512 01234-64-64-64 Trang | 157
- [Toán Tiểu học] TUYỂN TẬP CÁC ĐỀ THI VÀO LỚP 6 CLC Năm 2006 Bài 1. a/ phố cổ b/ nhanh gọn c/ đường sá d/ xinh xắn Bài 2. a/4 từ láy (len lỏi, róc rách, lóng lánh, ngân nga) Bài 3. 4 từ viết sai chính tả: trèo, sa, tầu, dào dào a/ Các động từ: nghe, đọc, vọng, thở, động, chuyển, yêu, thấy b/ Các tính từ: đỏ, xanh, xa, êm êm, rào rào, đẹp c/ Các danh từ: em, thầy, ngày, tiếng thơ, nắng, cây, nhà, mái chèo, sông, tiếng, bà, năm xưa, trăng, tàu dừa, cơn mưa, trời, tiếng hát, nụ cười, thơ, đất trời. Bài 4. Điền dấu câu và viết hoa đúng. Trăng thanh gió mát, bốn mùa nối nhau đi qua. Tháng hai, thơm dịu hoa xoan. Tháng ba, thoang thoảng hương hoa nhãn. Tháng chạp, ấm hương chuối dậy màu trứng cuốc. Bốn mùa cây gọi chim về. Mùa đông có những con chim bé xíu rúc vào mái rạ tránh rét. Mùa xuân, chim én chao liệng trên mặt hồ. Bài 5. 2 trạng ngữ: Mùa nắng; Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế. a. Câu số 1, 3, 5, 6 là câu đơn. c. Câu số 2, 4 là câu ghép. b. Câu số 4 là câu có nhiều chủ ngữ. d. Câu số 4, 6 là câu có nhiều vị ngữ. Bài 6. a. Biện pháp nghệ thuật so sánh b. Hoa gạo nở làm bến sông sáng bừng lên Bài 7. 3 cặp từ trái nghĩa: trong - đục, khoan - mau, tỏ - mờ Biện pháp nghệ thuật so sánh Bài 8. Học sinh chép đúng đoạn thơ: Thị thơm thì giấu người thơm Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà Đẽo cày theo ý người ta Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì. Bốn câu thơ trích trong bài: Truyện cổ nước mình của tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ. Nghĩa của hai từ thơm trong dòng thơ thứ nhất: thơm (1): hương vị; thơm (2): tốt đẹp. Bài 9. (S) – (S) – (Đ) – (S) Bài 10. * Học sinh trả lời được các ý chính: Hai câu thơ đầu: Hình ảnh người mẹ đi cấy trong hoàn cảnh, thời tiết khắc nghiệt (trời nắng như nung - người mẹ như phơi mình trong trời nắng nóng cháy thịt cháy da) Người mẹ vất vả, chịu thương chịu khó. Hai câu sau: Người con ước trở thành đám mây râm mát che nắng cho mẹ. Ước muốn thể hiện tình thương lớn lao, chân thành. Qua ước muốn thơ ngây nhưng đầy ý nghĩa đó, ta thấy người con rất thương mẹ, trân trọng, thấm thía trước nỗi vất vả của mẹ và muốn làm điều gì đó để vơi bớt nỗi vất vả cho mẹ. Facebook.com/buiminhman2512 01234-64-64-64 Trang | 158
- [Toán Tiểu học] TUYỂN TẬP CÁC ĐỀ THI VÀO LỚP 6 CLC * Câu thơ Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày gợi cho em nhớ tới những câu thơ trong bài Hạt gạo làng ta: Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy * Bài viết diễn đạt mạch lạc, lưu loát, có cảm xúc. Năm 2005 Bài 1. thơm tho, rì rào, duyên dáng Bài 2. c – Con người là tinh túy của trời đất. Bài 3. a – thiên hướng; b – cá thu; c – nhỏ nhắn; d – vui vẻ Bài 4. sức khỏe Bài 5. Các danh từ: đầm, sen, lá, bông, nhị, bùn, mùi bùn Các động từ: chen Các tính từ: đẹp, xanh, trắng, vàng, gần, hôi tanh Bài 6. a. Câu số (4) là câu cảm. b. Câu số (1) là câu có trạng ngữ. c. Câu số (2), (3), (5). d. Câu số (2), (3), (5). Bài 7. Học sinh viết hai câu với từ đỏ mang nghĩa khác nhau. Bài 8. a – 4; b – 1 Bài 9. a. gió b. Học sinh điền đúng dấu câu. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này đã quen đi lại nhiều lần, nhưng lần này tôi tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. Bài 10. Học sinh viết đoạn văn tả lại vẻ đẹp của thắng cảnh hồ Tây với các nội dung sau: Bài ca dao đã làm nổi bật khung cảnh huyền ảo, lung linh, thơ mộng, cổ kính của hồ Tây trong sương sớm (cành trúc la đà, mịt mù khói tỏa ngàn sương, mặt gương Tây hồ) Vẻ đẹp êm đềm, thanh bình của đời sống lao động nhân dân quanh hồ Tây (tiếng canh gà, nhịp chày giã giấy) Tất cả đã tái hiện một bức tranh thắng cảnh Tây hồ thanh bình, no ấm, yên vui. Bài viết diễn đạt rõ ràng, lưu loát, có cảm xúc. Bài 11. a. Bài thơ Hành trình của bầy ong của Nguyễn Đức Mậu. Facebook.com/buiminhman2512 01234-64-64-64 Trang | 159
- [Toán Tiểu học] TUYỂN TẬP CÁC ĐỀ THI VÀO LỚP 6 CLC b. Biện pháp nghệ thuật nhân hóa (say, giữ hộ) c. Ý nghĩa sâu sắc và đẹp đẽ của hai dòng thơ đầu: Bầy ong đã trải qua biết bao mưa nắng, vất vả với sự cần cù, chịu khó để tạo ra thứ mật thơm ngon. Giọt mật chắt chiu trong đó những tinh túy của tự nhiên. Nó như chất men ấp ủ hương thơm của trời đất. Hương thơm đó đủ làm đất trời, lòng người chếnh choáng, say sưa. Facebook.com/buiminhman2512 01234-64-64-64 Trang | 160