9 Bài tập ôn tập môn Tiếng Việt Lớp 2 - Trường tiểu học Phạm Hồng Thái
Người học trò và con hổ
Một con hổ bị sập bẫy đang nằm chờ chết. Chợt thấy người học trò đi qua, hổ cầu xin:
- Cứu tôi với, tôi sẽ biết ơn cậu suốt đời!
Người học trò liền mở bẫy cứu hổ. Nhưng vừa thoát hiểm, hổ liền trở mặt đòi ăn thịt anh ta. Thấy vậy, Thần Núi bèn hóa thành vị quan tòa, đến hỏi:
- Có chuyện gì rắc rối, hãy kể lại để ta phán xử.
Người học trò kể lại câu chuyện. Hổ cãi:
- Nói láo! Tôi đang ngủ ngon thì nó đến đánh thức tôi dậy.Tôi phải ăn thịt nó vì tội ấy!
Thần Núi nói với hổ:
- Ngươi to thế kiamà ngủ được ở chỗ hẹp này sao? Ta không tin. Hãy thử nằm lại vào đó ta xem!
Hổ vừa chui vào bẫy, Thần Núi liền hạ cần bẫy xuống, nói:
- Đồ vô ơn.Hãy nằm đó mà chờ chết!
( Theo Truyện dân gian Việt Nam )
Bạn đang xem tài liệu "9 Bài tập ôn tập môn Tiếng Việt Lớp 2 - Trường tiểu học Phạm Hồng Thái", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- 9_bai_tap_on_tap_mon_tieng_viet_lop_2_truong_tieu_hoc_pham_h.docx
Nội dung text: 9 Bài tập ôn tập môn Tiếng Việt Lớp 2 - Trường tiểu học Phạm Hồng Thái
- Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái Tên: Lớp: BÀI ÔN TẬP LỚP 2 - SỐ 1 TIẾNG VIỆT Yêu cầu: - Đọc thành tiếng: to, rõ, trôi chảy. - Đọc thầm: hiểu được nội dung bài, trả lời tốt các câu hỏi. Hướng dẫn: Học sinh đọc 4-5 lần để nắm nội dung bài. Người học trò và con hổ Một con hổ bị sập bẫy đang nằm chờ chết. Chợt thấy người học trò đi qua, hổ cầu xin: - Cứu tôi với, tôi sẽ biết ơn cậu suốt đời! Người học trò liền mở bẫy cứu hổ. Nhưng vừa thoát hiểm, hổ liền trở mặt đòi ăn thịt anh ta. Thấy vậy, Thần Núi bèn hóa thành vị quan tòa, đến hỏi: - Có chuyện gì rắc rối, hãy kể lại để ta phán xử. Người học trò kể lại câu chuyện. Hổ cãi: - Nói láo! Tôi đang ngủ ngon thì nó đến đánh thức tôi dậy.Tôi phải ăn thịt nó vì tội ấy! Thần Núi nói với hổ: - Ngươi to thế kiamà ngủ được ở chỗ hẹp này sao? Ta không tin. Hãy thử nằm lại vào đó ta xem! Hổ vừa chui vào bẫy, Thần Núi liền hạ cần bẫy xuống, nói: - Đồ vô ơn.Hãy nằm đó mà chờ chết! ( Theo Truyện dân gian Việt Nam ) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng: 1.Sau khi được người học trò mở bẫy cứu thoát, hổ đã làm gì ? a. Rất biết ơn anh họctrò. b. Đòi xé xác anh họctrò. c. Đòi ăn thịt anh họctrò. 2.Thần núi đưa ra lí do gì để hổ sẵn sàng chui vào bẫy ? a. Khôngtin hổ to xác mà lại ngủ được ở chỗhẹp. b. Không tin hổ to khỏe như thế mà lại bị sập bẫy. c. Không tin hổ đã bị sập bẫy mà lại không chết. 3. Câu “Người học trò liền mở bẫy cứu hổ.” thuộc mẫu câu gì? a. Ai là gì? b. Ai làm gì? c.Ai thế nào? 4. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được gạch dưới: Hổ là con vật vong ân bội nghĩa. 5. Tìm 1 từ chỉ hoạt động trong câu sau: “Tôi đang ngủ ngon thì nó đến đánh thức tôi dậy.” 6. Đặt câu với từ em tìm được ở bài 5.
- Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái Tên: Lớp: BÀI ÔN TẬP LỚP 2 - SỐ 2 TIẾNG VIỆT Học sinh luyện đọc 4-5 lần, sau đó trả lời câu hỏi bên dưới. Yêu cầu: - Đọc thành tiếng: to, rõ, trôi chảy. - Đọc thầm: hiểu được nội dung bài, trả lời tốt các câu hỏi. Làm chị * Nhà Thục Anh có thêm một người. Đó là em Cu. Em sinh ra được một tuần nay. Bụng mẹ đã xẹp xuống như con voi bằng bóng bay bị chọc xì hơi. Thục Anh được làm chị rồi.* Thục Anh thấy rất hãnh diện. Đi học về, Thục Anh chạy ngay vào phòng mẹ, lăng xăng, tíu tít để mẹ có nhờ gì không và để ngắm em Cu. Mặt em hồng hồng, tròn tròn, xinh lắm cơ. Giá mà được nựng vào má em một cái thì thật là thích. Thục Anh líu lo: “Ăn nhiều, chóng lớn để đi chơi với chị nha!” Theo Đỗ Bích Thủy. Em đọc thầm bài: “Làm chị” và làm các bài tập sau: Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời phù hợp nhất cho từng câu hỏi: 1. Gia đình Thục Anh có thêm người nào? A. Em bé của Thục Anh. B. Em trai của Thục Anh. C. Em gái của Thục Anh. 2. Đi học về, Thục Anh vào phòng mẹ để làm gì? A. Để khoe với mẹ và em bé. B. Để nựng và nói chuyện với em bé. C. Để xem mẹ có nhờ gì không và để ngắm em bé. 3. Thục Anh có tình cảm như thế nào với em bé? A. Thục Anh rất yêu quý em. B. Thục Anh rất hãnh diện. C. Thục Anh rất thích em chóng lớn. 4. Em của Thục Anh thế nào? A. Hai mắt to, tròn, làn da hồng hào. B. Mặt em hồng hồng, tròn tròn, rất xinh. C. Môi em đỏ hồng, chúm chím. 5. Đặt 1 câu theo mẫu “Ai làm gì?” để nói về một người thân trong gia đình, họ hàng của em. .
- Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái Tên: Lớp: BÀI ÔN TẬP LỚP 2 - SỐ 3 TIẾNG VIỆT Hoa giấy Trước nhà, mấy cây bông giấy nở hoa tưng bừng. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ. Màu đỏ thắm, màu tím nhạt, màu da cam, màu trắng muốt tinh khiết. Cả vòm cây lá chen hoa bao trùm lấy ngôi nhà lẫn mảnh sân nhỏ phía trước. Tất cả như nhẹ bỗng, tưởng chừng chỉ cần một trận gió ào qua, cây bông giấy trĩu trịt hoa sẽ bốc bay lên, mang theo cả ngôi nhà lang thang giữa bầu trời. Hoa giấy đẹp một cách giản dị. Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng manh hơn và có màu sắc rực rỡ. Lớp lớp hoa giấy rải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng tản mát bay đi mất. Tôi rất yêu những bông hoa giấy. Chúng có một đặc điểm không giống nhiều loài hoa khác: Hoa giấy rời cành khi còn đẹp nguyên vẹn; những cánh hoa mỏng tang rung rinh, phập phồng run rẩy như đang thở, không có một mảy may biểu hiện của sự tàn úa. (Theo Trần Hoài Dương) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng. 1. Hoa giấy nở rực rỡ khi nào? a- Khi trời nắng nhẹ b- Khi trời nắng gắt c- Khi trời nắng tàn 2.Hoa giấy có những màu sắc gì? a- Đỏ thắm, tím nhạt, da cam, trắng đục b- Đỏ thắm, tím nhạt, vàng tươi, trắng muốt c- Đỏ thắm, tím nhạt, da cam, trắng muốt 3. Hình ảnh nào cho thấy hoa giấy nhiều vô kể? a- Vòm cây lá chen hoa b- Hoa giấy rải kín mặt sân c- Cây bông giấy trĩu trịt hoa. 4. Câu “Hoa giấy đẹp một cách giản dị.” thuộc kiểu câu nào em đã học? a- Ai là gì? b- Ai làm gì? c- Ai thế nào?
- Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái Tên: Lớp: BÀI ÔN TẬP LỚP 2 - SỐ 4 TIẾNG VIỆT I- Chính tả: Bài “Chuyện bốn mùa.” Viết đầu bài và đoạn “Một ngày đầu năm đâm chồi nảy lộc.” - Sách Tiếng Việt lớp 2/ tập 2, trang 4). . . . . . . . . . . . . . . II/ Luyện từ và câu: 1/ Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi thế nào? a/ Bạn Lan rất hiền. . b/ Những bông hoa trong vườn đỏ thắm. 2/ Đặt 1 câu theo mẫu: a/ Ai là gì? . b/ Ai làm gì? . c/ Ai thế nào? .
- Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái Tên: Lớp: BÀI ÔN TẬP LỚP 2 - SỐ 5 TIẾNG VIỆT 1/ Khoanh vào câu được viết theo mẫu Ai thế nào? a/ Cuối đông, hoa nở trắng cành. b/ Chúng em làm bài thi trên máy vi tính. c/ Chị Thảo là liên đội trưởng của trường em. 2/ Tìm 1 từ chỉ tình cảm trong gia đình: - Đặt câu với từ vừa tìm được: . 3/ Viết 1 cặp từ trái nghĩa. . 4/ Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi là gì? a/ Thầy Triết là giáo viên dạy môn Tin học. . b/ Hoa sen là quốc hoa. . 5/ Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi làm gì? a/ Cô bán chè cất tiếng rao hàng. . b/ Chúng em sinh hoạt về quy tắc ứng xử trong trường. . 6/ Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp: a/ Mẹ dẫn em đi nhà siêu thi mua sách truyện đồ dùng học tập và cả đồ chơi nữa. b/ Ba mẹ anh hai và em đều qua nhà ngoại chơi. c/ Mùi xoài thơm dịu dàng vị ngọt đậm đà màu sắc đẹp quả lại to. 2/ Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch dưới: a/ Cô tiênphất chiếc quạt màu nhiệm. . b/ Ngoài đường, những cây thông được trang trí đẹp lộng lẫy. . c/ Những chú khỉ hái quả ở ven đường để ăn. .
- Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái Tên: Lớp: BÀI ÔN TẬP LỚP 2 - SỐ 6 TIẾNG VIỆT 1/ Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) kể về gia đình thân yêu của em, theo gơi ý dưới đây: a) Gia đình em gồm có mấy người? Đó là những ai? b) Nói về từng người trong gia đình em (VD: Mẹ em làm nghề gì, ở đâu ) c) Em yêu quý những người trong gia đình em như thế nào? . . . . . . . . . . . . . . 2/ Viết lời đáp của em trong các trường hợp sau: a/ Khi bạn cho em mượn cây bút. . b/ Khi em làm rơi quyển sách của mẹ. . c/ Khi chị hai cảm ơn em vì em đã nhặt hộ chị cái áo. . d/ Khi bạn xin lỗi em vì đã vô tình làm em ngã. .
- Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái Tên: Lớp: BÀI ÔN TẬP LỚP 2 - SỐ 7 TIẾNG VIỆT Sư Tử và Kiến Càng Tự xem mình là chúa tể rừng xanh, Sư Tử chỉ kết bạn với các loài vật to, khỏe. Nó cho rằng những con vật bé nhỏ chẳng mang lại lợi lộc gì. Một lần, Kiến Càng đến, xin kết bạn, Sư Tử khinh thường, đuổi Kiến đi. Một hôm, tai Sư Tử như có trăm ngàn mũi kim châm chích. Nó nằm bẹp một chỗ, không thể ra khỏi hang kiếm ăn. Voi, Hổ, Báo, Gấu, đến thăm nhưng đành bỏ về, vì không thể làm được gì để giúp Sư Tử khỏi đau đớn. Nghe tin, Kiến Càng không để bụng chuyện cũ. Nó lặn lội vào tận hang thăm Sư Tử. Sau khi nghe Sư Tử kể bệnh tình, Kiến Càng bèn bò vào tai Sư Tử và lôi ra một con rệp. Lập tức, Sư Tử hết đau. Sư Tử hối hận và rối rít xin lỗi Kiến Càng. Từ đó, Sư Tử coi Kiến Càng là người bạn thân thiết nhất. (Theo TRUYỆN CỔ DÂN TỘC LÀO) (Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất cho các câu từ câu 1 đến câu 3 dưới đây.) 1. Sư Tử chỉ kết bạn với: A. Những loài vật có ích. B. Những loài vật nhỏ bé. C. Những loài vật to, khỏe. 2. Sư Tử nằm bẹp một chỗ, không thể ra khỏi hang kiếm ăn bởi vì: A. Sư Tử lười biếng. B. Sư Tử bị đau tai. C. Sư Tử bị mệt. 3. Câu chuyện muốn khuyên ta: A. Không nên khinh thường Kiến Càng. B. Phải biết tôn trọng tất cả mọi người. C. Phải đoàn kết với bạn bè. 4. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây. Sư Tử chỉ kết bạn với các loài vật to lớn khỏe mạnh. 5. Viết 1 câu kiểu “Ai thế nào?” để nói về đặc điểm của con sư tử. 6. Viết một việc em có thể làm để bảo vệ các loài thú rừng. 7. Gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Khi nào: Một hôm, tai Sư Tử như có trăm ngàn mũi kim châm chích.
- Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái Tên: Lớp: BÀI ÔN TẬP LỚP 2 - SỐ 8 TIẾNG VIỆT Câu chuyện về quả cam Gia đình nọ có hai người con. Một hôm người cha làm vườn thấy một quả cam chín. Ông hái đem về cho cậu con trai nhỏ. - Con ăn đi cho chóng lớn! * Cậu bé cầm quả cam thích thú: “Chắc ngon và ngọt lắm đây”. Bỗng cậu bé nhớ đến chị: “Chị ấy đang làm cỏ, chắc rất mệt”. Cậu đem quả cam tặng chị. Người chị cảm ơn em và nghĩ: “Mẹ đang cuốc đất, chắc là khát nước lắm”. Rồi cô mang tặng mẹ. Nhưng người mẹ cũng không ăn mà để phần người chồng làm lụng vất vả. Buổi tối, nhìn quả cam trên bàn, người cha xoa đầu các con âu yếm. Sau đó, ông bổ quả cam thành bốn phần để cả nhà cùng ăn. Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng: 1. Gia đình trong câu chuyện gồm có mấy người? A. 3 người. B. 4 người. C.5 người. 2. Quả cam chín do người cha hái đã lần lượt đến với ai? A. Cậu con trai, người mẹ, người chị, người cha. B. Cậu con trai, người mẹ, người cha, người chị. C.Cậu con trai, người chị, người mẹ, người cha. 3. Khi được bố cho cam chín, cậu con trai nghĩ đến ai? A. Bố làm lụng vất vả, cần uống nước. B. Mẹ đang cuốc đất, rất khát nước. C. Chị đang làm cỏ, chắc rất mệt. 4. Câu chuyện này nói lên sự quan tâm của những ai? A. Cha, mẹ và hai con. B. Cha và hai người con. C.Người cha và người mẹ. 5. Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch dưới trong câu: “Quả cam rất ngon và ngọt.” 6. Kể 1 việc em đã làm để phụ giúp ba mẹ: Đặt câu với từ vừa tìm được:
- Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái Tên: Lớp: BÀI ÔN TẬP LỚP 2 - SỐ 9 TIẾNG VIỆT Bài 1: Bộ phận gạch dưới trong câu: “Mặt hồ xanh thẳm khi trời quang mây tạnh.” trả lời câu hỏi nào? a) Thế nào? b) Khi nào? c) Ở đâu? Bài 2: a/ Đặt một câu theo mẫu Ai thế nào? để miêu tả một món đồ chơi của em. b/ Đặt một câu theo mẫu Ai làm gì? để nói về một người thân của em. c/ Đặt một câu theo mẫu Ai là gì? để nói về một người bạn cùng lớp em. Bài 3: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu văn sau: - Cô bé ấy là một người con hiếu thảo. - Mặt trời là nguồn năng lượng vô hạn. - Hoa cà phê thơm đậm đà và ngọt ngào. - Ngoài vườn, chim chóc chuyền cành hót líu lo. - Chúng em là học sinh lớp hai 4. - Bầy ong đang bay tìm hoa khắp trăm miền. - Bố và mẹ đang dọn dẹp vườn tược. - Tối nay, các em bé đang chơi trò bịt mắt bắt dê. Bài 4: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: Nóng - Yếu - To - Thấp - Bài 5: Tìm 1 từ ngữ chỉ tình cảm của người thân trong gia đình: Đặt câu với từ vừa tìm được: