Bài dạy Lịch sử Lớp 7 - Bài 25: Phong trào Tây Sơn - Năm học 2019-2020

I. Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn:  
* Nguyên nhân cuộc khởi nghĩa:  
 - Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần. Ở triều đình, 
Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành, tự xưng “quốc phó”, khét tiếng tham nhũng. 
- Ở các địa phương, quan lại, cường hào kết thành bè cánh, đàn áp, bóc lột nhân dân thậm tệ và 
đua nhau ăn chơi xa xỉ. 
- Nông dân bị lấn chiếm ruộng đất và phải chịu nhiều thứ thuế, nỗi oán giận của các tầng lớp 
nhân dân ngày càng dâng cao. 
- Ba anh em nhà Tây Sơn căm thù sâu sắc chính quyền nhà Nguyễn, hiểu được nguyện vọng của 
nhân dân muốn lật đổ họ Nguyễn, đã huy động được đông đảo lực lượng nhân dân và một bộ 
phận trong tầng lớp thống trị tham gia nên cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nhanh chóng phát triển. 
II. Diễn biến phong trào Tây Sơn:
pdf 3 trang Hạnh Đào 15/12/2023 3200
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy Lịch sử Lớp 7 - Bài 25: Phong trào Tây Sơn - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_day_lich_su_lop_7_bai_25_phong_trao_tay_son_nam_hoc_2019.pdf
  • pdfSU 7_HD_TUAN 28.pdf

Nội dung text: Bài dạy Lịch sử Lớp 7 - Bài 25: Phong trào Tây Sơn - Năm học 2019-2020

  1. HỆ THỐNG KIẾN THỨC – KỸ NĂNG - MÔN: LỊCH SỬ 7 TUẦN 28 (Từ ngày 06/4/2020 đến ngày 11/04/2020) PHẦN I. NỘI DUNG BÀI HỌC. Bài 25. PHONG TRÀO TÂY SƠN I. Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn: * Nguyên nhân cuộc khởi nghĩa: - Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần. Ở triều đình, Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành, tự xưng “quốc phó”, khét tiếng tham nhũng. - Ở các địa phương, quan lại, cường hào kết thành bè cánh, đàn áp, bóc lột nhân dân thậm tệ và đua nhau ăn chơi xa xỉ. - Nông dân bị lấn chiếm ruộng đất và phải chịu nhiều thứ thuế, nỗi oán giận của các tầng lớp nhân dân ngày càng dâng cao. - Ba anh em nhà Tây Sơn căm thù sâu sắc chính quyền nhà Nguyễn, hiểu được nguyện vọng của nhân dân muốn lật đổ họ Nguyễn, đã huy động được đông đảo lực lượng nhân dân và một bộ phận trong tầng lớp thống trị tham gia nên cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nhanh chóng phát triển. II. Diễn biến phong trào Tây Sơn: 1. Bảng niên biểu hoạt động của phong trào Tây Sơn từ năm 1771 đến năm 1789: Thời gian Sự kiện Năm 1771 Năm 1773 Năm 1777 Lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong. Chiến thắng Rạch Gầm- Xoài Mút, tiêu diệt quân xâm lược Xiêm. Năm 1786 Lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài. Lật đổ chính quyền vua Lê- chúa Trịnh, đặt nền tảng cho việc thống nhất đất nước. Năm 1789 2. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn: a) Nguyên nhân thắng lợi: - Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.
  2. - Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đại. b) Ý nghĩa lịch sử: - Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn- Trịnh- Lê đã xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia. - Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc chống quân xâm lược Xiêm và Thanh có ý nghĩa lịch sử to lớn: giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, một lần nữa đập tan tham vọng xâm lược nước ta của các đế chế quân chủ phương Bắc. PHẦN II. HỌC SINH HOÀN THÀNH PHIẾU HỌC TẬP. I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN. Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng. 1. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cuộc khởi nghĩa Tây Sơn là gì? A. Việc mua quan bán tước diễn ra một cách phổ biến. B. Quan lại ở trung ương cũng như địa phương quá đông. C. Nông dân bị bắt đi phu, đi lính quá đông. D. Nông dân bị bóc lột thậm tệ, bị địa chủ cường hào lấn chiếm ruộng đất, phải nộp nhiều thứ thuế và nhiều loại lâm thổ sản, nỗi bất bình của các tầng lớp xã hội đối với chính quyền họ Nguyễn ngày càng dâng cao. 2. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tây Sơn là: A. Nguyễn Nhạc. B. Nguyễn Huệ. C. Nguyễn Lữ. D. Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ. 3. Khi chúa Trịnh ở Đàng Ngoài cho quân vào đánh chiếm Phú Xuân (Huế), Nguyễn Nhạc phải tạm hòa hoãn với quân Trịnh vì: A. Muốn liên kết với quân Trịnh để tiêu diệt chúa Nguyễn. B. Để tạm yên ở phía Bắc, dồn sức đánh quân Nguyễn ở phía Nam. C. Quân Trịnh quá mạnh, quân Tây Sơn không đủ sức chống lại. D. Quân Trịnh mạnh hơn quân Nguyễn. 4. Nguyễn Huệ đã chọn nơi nào để tổ chức cuộc quyết chiến với quân xâm lược Xiêm? A. Khúc sông Tiền. B. Khúc sông Hậu. C. Khúc sông Sài Gòn. D. Khúc sông Đồng Nai. 5. Năm 1785, nghĩa quân Tây Sơn đã giành được thắng lợi trong trận: A. Đống Đa. B. Ngọc Hồi. C. Rạch Gầm- Xoài Mút. D. Hà Hồi. 6. Khi tiến quân ra Bắc Hà lần thứ nhất (1786), Nguyễn Huệ đã nêu danh nghĩa gì? A. “Phù Lê diệt Trịnh”. B. “Phù Lê diệt Nguyễn”. C. “Phù Trịnh diệt Nguyễn”. D. “Phù Nguyễn diệt Trịnh”.
  3. 7. Việc tiêu diệt chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong (1777) và việc quân Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài (1786) có ý nghĩa: A. Ổn định tình hình xã hội ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài. B. Thống nhất đất nước, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân cả nước. C. Tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp phát triển. D. Lật đổ được chính quyền phong kiến. 8. Những hoạt động của nghĩa quân Tây Sơn từ năm 1786 đến năm 1788 là: A. Tiêu diệt chính quyền họ Trịnh. B. Tiêu diệt chính quyền họ Nguyễn. C. Lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn- Trịnh- Lê. D. Lật đổ chính quyền vua Lê. 9. Những trận đánh quyết định của quân Tây Sơn quét sạch 29 vạn quân Thanh xâm lược vào mùa xuân Kỉ Dậu (1789) diễn ra theo thứ tự như thế nào? A. Đống Đa- Hà Hồi- Ngọc Hồi. B. Hà Hồi- Ngọc Hồi- Đống Đa. C. Đống Đa- Ngọc Hồi- Hà Hồi. D. Ngọc Hồi- Hà Hồi- Đống Đa. 10. Quang Trung tiến quân vào Thăng Long vào ngày tháng năm nào? A. Sáng mùng 5 Tết Kỉ Dậu năm 1789. B. Trưa mùng 5 Tết Kỉ Dậu năm 1789. C. Chiều mùng 5 Tết Kỉ Dậu năm 1789. D. Tối mùng 5 Tết Kỉ Dậu năm 1789. II. TỰ LUẬN: Em hãy nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn. PHẦN III. DẶN DÒ. - Bài 26 không học (theo yêu cầu giảm tải). - Xem trước bài 27- Chế độ phong kiến nhà Nguyễn, phần I. Tình hình chính trị- kinh tế /SGK trang 134-139. - Chuẩn bị các câu hỏi sau: 1. Nhà Nguyễn được thành lập như thế nào? 2. Các chính sách về kinh tế của nhà Nguyễn. HẾT