Bài dạy Lịch sử Lớp 7 - Bài 28: Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX - Năm học 2019-2020

Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng. 
1. Vào cuối thế kỉ XVIII và đầu thế kỉ XIX, Đại Việt có những bộ sử nào? 
A. Đại Việt sử kí tiền biên, Đại Nam thực lục, Lịch triều hiến chương loại chí. 
B. Đại Việt sử kí tiền biên, Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện. 
C. Đại Việt sử kí tiền biên, Đại Nam liệt truyện, Lịch triều hiến chương loại chí. 
D. Vân Đài loại ngữ, Đại Nam liệt truyện, Đại Việt sử kí toàn thư. 
2. Vào nửa đầu thế kỉ XIX, nền văn học nước nhà có một kiệt tác văn học bằng chữ Nôm đó là:  
A. Truyện Kiều của Nguyễn Du. 
B. Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan. 
C. Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn. 
D. Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương. 
3. Dòng tranh dân gian nổi tiếng cuối thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XIX là:  
A. Tranh thủy mặc. 
B. Tranh sơn mài. 
C. Tranh Hàng Trống. 
D. Tranh Đông Hồ.
pdf 3 trang Hạnh Đào 15/12/2023 3980
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy Lịch sử Lớp 7 - Bài 28: Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_day_lich_su_lop_7_bai_28_su_phat_trien_cua_van_hoa_dan_t.pdf
  • pdfSU 7_HD_TUAN 30.pdf

Nội dung text: Bài dạy Lịch sử Lớp 7 - Bài 28: Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX - Năm học 2019-2020

  1. NỘI DUNG KIẾN THỨC – KỸ NĂNG - MÔN: LỊCH SỬ 7 TUẦN 30 (Từ ngày 20/4/2020 đến ngày 25/04/2020) PHẦN I. NỘI DUNG BÀI HỌC. Bài 28. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HÓA DÂN TỘC CUỐI THẾ KỈ XVIII- NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX I. Văn học, nghệ thuật: 1. Văn học: (Học sinh dựa vào câu hỏi hướng dẫn để tự học). Câu 1. Cuối thế kỉ XVIII, văn học viết bằng chữ Nôm phát triển đến đỉnh cao. Em hãy kể tên một số tác phẩm tiêu biểu. Câu 2. Các chủ đề lớn của văn học Việt Nam giai đoạn này là gì? 2. Nghệ thuật: - Văn nghệ dân gian phát triển phong phú - Nghệ thuật sân khấu, tuồng chèo phổ biến - Tranh dân gian đậm đà bản sắc dân tộc, nổi tiếng nhất là dòng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh). - Các công trình kiến trúc nổi tiếng: chùa Tây Phương (Hà Tây, nay thuộc Hà Nội), đình làng Đình Bảng (Bắc Ninh), lăng tẩm các vua Nguyễn ở Huế II. Giáo dục, Khoa học- Kĩ thuật: (Học sinh hoàn thành bảng thống kê dựa vào SGK) Bảng thống kê các thành tựu tiêu biểu về giáo dục, khoa học- kĩ thuật. Các lĩnh vực Tình hình phát triển Giáo dục, thi cử - Thời Tây Sơn, Quang Trung ra “Chiếu lập học”, chấn chỉnh lại việc học tập, thi cử. - Thời nhà Nguyễn, nội dung học tập, thi cử không có gì thay đổi. Quốc Tử Giám được đặt ở Huế. Năm 1836, Minh Mạng cho lập “Tứ dịch quán” để dạy tiếng Pháp, tiếng Xiêm. Sử học, địa lí, y học (tên tác giả, tác phẩm nổi tiếng) . Kĩ thuật .
  2. PHẦN II. HỌC SINH HOÀN THÀNH PHIẾU HỌC TẬP. I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN. Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng. 1. Vào cuối thế kỉ XVIII và đầu thế kỉ XIX, Đại Việt có những bộ sử nào? A. Đại Việt sử kí tiền biên, Đại Nam thực lục, Lịch triều hiến chương loại chí. B. Đại Việt sử kí tiền biên, Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện. C. Đại Việt sử kí tiền biên, Đại Nam liệt truyện, Lịch triều hiến chương loại chí. D. Vân Đài loại ngữ, Đại Nam liệt truyện, Đại Việt sử kí toàn thư. 2. Vào nửa đầu thế kỉ XIX, nền văn học nước nhà có một kiệt tác văn học bằng chữ Nôm đó là: A. Truyện Kiều của Nguyễn Du. B. Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan. C. Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn. D. Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương. 3. Dòng tranh dân gian nổi tiếng cuối thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XIX là: A. Tranh thủy mặc. B. Tranh sơn mài. C. Tranh Hàng Trống. D. Tranh Đông Hồ. 4. Công trình kiến trúc đặc sắc cuối thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XIX là: A. Thành Cổ Loa. B. Tháp Phổ Minh. C. Chùa Tây Phương. D. Thành nhà Hồ. 5. Nhà bác học lớn nhất thế kỉ XVIII ở Việt Nam là: A. Phan Huy Chú. B. Lê Quý Đôn. C. Trịnh Hoài Đức. D. Ngô Nhân Tỉnh. 6. Những điệu hát dân gian phổ biến ở miền xuôi cuối thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XIX là: A. Quan họ, hát lượn, hát xoan. B. Quan họ, trống quân, hát ví, hát dặm, hát tuồng. C. Trống quân, hát tuồng, hát xoan, hát khắp. D. Hát lượn, hát khắp, hát xoan, hát tuồng. 7. “Gia Định tam gia” được dùng để nói về các tác giả: A. Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tỉnh, Phan Huy Chú. B. Lê Quý Đôn, Ngô Nhân Tỉnh, Lê Quang Định. C. Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tỉnh, Lê Quang Định. D. Lê Quý Đôn, Lê Hữu Trác, Lê Quang Định. 8. Tác giả của tác phẩm “Lịch triều hiến chương loại chí” là: A. Phan Huy Chú. B. Trịnh Hoài Đức. C. Lê Quý Đôn. D. Ngô Nhân Tỉnh. 9. Lê Hữu Trác nổi tiếng trong lĩnh vực: A. Y học. B. Sử học.
  3. C. Văn học. D. Nghệ thuật. 10. Chiếc tàu thủy chạy bằng hơi nước được các thợ thủ công (thời Nguyễn) đóng xong vào năm: A. Năm 1830. B. Năm 1835. C. Năm 1837. D. Năm 1839. II. TỰ LUẬN. Nghệ thuật nước ta ở cuối thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX có những nét gì đặc sắc so với các thế kỉ trước đó? PHẦN III. DẶN DÒ. Xem lại nội dung kiến thức các bài đã học (bài 23, 25, 27, 28). HẾT