Bài dạy Lịch sử Lớp 7 - Tuần 31 - Năm học 2019-2020
Khoanh tròn một chữ cái trƣớc câu trả lời đúng.
1. Trong các thế kỉ XVI- XVII, một loại hình văn học rất phát triển so với thời kì trƣớc,
gắn liền với nhiều tập truyện, tập thơ của các tác giả nổi tiếng nhƣ Nguyễn Bỉnh Khiêm,
Đào Duy Từ là:
A. Văn học chữ Hán.
B. Văn học chữ Nôm.
C. Văn học chữ Quốc ngữ.
D. Văn học chữ Phạn.
2. Một loại chữ viết mới ra đời ở Việt Nam gắn liền với quá trình truyền đạo của các
giáo sĩ phƣơng Tây là:
A. Chữ Hán.
B. Chữ Nôm.
C. Chữ La-tinh.
D. Chữ Quốc ngữ.
3. Chính sách đối với Nho giáo ở nƣớc ta vào thế kỉ XVI- XVII?
A. Được xem như quốc giáo.
B. Được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại.
C. Không hề được quan tâm.
D. Đã bị xóa bỏ hoàn toàn.
1. Trong các thế kỉ XVI- XVII, một loại hình văn học rất phát triển so với thời kì trƣớc,
gắn liền với nhiều tập truyện, tập thơ của các tác giả nổi tiếng nhƣ Nguyễn Bỉnh Khiêm,
Đào Duy Từ là:
A. Văn học chữ Hán.
B. Văn học chữ Nôm.
C. Văn học chữ Quốc ngữ.
D. Văn học chữ Phạn.
2. Một loại chữ viết mới ra đời ở Việt Nam gắn liền với quá trình truyền đạo của các
giáo sĩ phƣơng Tây là:
A. Chữ Hán.
B. Chữ Nôm.
C. Chữ La-tinh.
D. Chữ Quốc ngữ.
3. Chính sách đối với Nho giáo ở nƣớc ta vào thế kỉ XVI- XVII?
A. Được xem như quốc giáo.
B. Được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại.
C. Không hề được quan tâm.
D. Đã bị xóa bỏ hoàn toàn.
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy Lịch sử Lớp 7 - Tuần 31 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bai_day_lich_su_lop_7_tuan_31_nam_hoc_2019_2020.pdf
- SU 7_HD_TUAN 31.pdf
Nội dung text: Bài dạy Lịch sử Lớp 7 - Tuần 31 - Năm học 2019-2020
- NỘI DUNG KIẾN THỨC – KỸ NĂNG - MÔN: LỊCH SỬ 7 TUẦN 31 (Từ ngày 27/04/2020 đến ngày 02/05/2020) PHẦN I. NỘI DUNG BÀI HỌC. Lịch sử địa phương. VÙNG ĐẤT SÀI GÒN DƢỚI TRIỀU NGUYỄN I. Sự thăng trầm về vai trò chính trị của vùng đất Sài Gòn dƣới triều Nguyễn: - Từ năm 1776- 1788, cả chúa Nguyễn và Tây Sơn đều nhận thức được vị trí, tầm quan trọng về kinh tế, chính trị của Sài Gòn và cả Nam Bộ nên đều cố tranh lấy Sài Gòn. - Năm 1788, Nguyễn Ánh chiếm được Sài Gòn. - Năm 1790, ông biến Sài Gòn thành Gia Định kinh, xây thành Bát Quái để làm căn cứ chống lại Tây Sơn. - Năm 1802, triều Nguyễn thành lập. Vua Gia Long (Nguyễn Ánh) đặt kinh đô tại Phú Xuân (Huế), Sài Gòn trở thành Gia Định trấn gồm 5 trấn, đứng đầu là tổng trấn. - Năm 1808, đổi Gia Định trấn thành Gia Định thành. - Đến thời Minh Mạng bỏ chức Tổng trấn, bỏ cấp Gia Định thành, 5 trấn cũ chia lại làm 6 tỉnh mới (Nam Kì Lục tỉnh): Biên Hòa, Phiên An, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Phá thành Bát Quái, xây lại thành Gia Định mới. II. Tình hình kinh tế, văn hóa ở vùng đất Sài Gòn dƣới triều Nguyễn: 1. Kinh tế: - Thời gian đầu, nhà Nguyễn đã có nhiều chính sách tích cực đối với nông nghiệp, mạng lưới giao thông cũng được phát triển → kinh tế Sài Gòn phát triển. - Sau này, hoạt động công nghiệp bị hạn chế. Tuy nhiên, đến cuối thế kỉ XVIII, ngành thủ công cũng có những bước phát triển mới. - Thương nghiệp: dân cư đông đúc, buôn bán tấp nập. 2. Văn hóa: - Lúc đầu nhà nước chưa quan tâm đến sự học hành thi cử của dân. Nhân dân tự lập trường tư ở xóm làng. - Khi việc học và thi cử được chú ý thì Sài Gòn nhanh chóng trở thành một trung tâm văn hóa. - Năm 1796, mở khoa thi Hương đầu tiên. Vua Gia Long đã thiết lập ở đây một Sở giáo dục, đứng đầu là Đốc học. - Nhờ chính sách khuyến khích việc học, trọng dụng nhân tài → giáo dục ở Sài Gòn và các tỉnh phía Nam có nhiều khởi sắc, tầng lớp trí thức xuất hiện ngày một đông đảo. - Sinh hoạt văn hóa nổi bật ở Sài Gòn từ thế kỉ XVIII- 1859 là hoạt động của hai thi xã Bình Dương thi xã và Bạch Mai thi xã. - Nhân dân Sài Gòn giữ vững truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt như thờ cúng tổ tiên, các anh hùng, liệt sĩ - Các hoạt động hội hè với nhiều trò chơi dân gian phong phú → thể hiện rõ nét bản sắc văn hóa của vùng đất phương Nam. III. Nhà Nguyễn củng cố chế độ phong kiến- Sự phân hóa xã hội ngày càng sâu sắc: - Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ, đời sống nông dân ngày càng cơ cực vì thuế khóa, lao dịch nặng nề lại bị quan lại, địa chủ chèn ép. - Trong xã hội, xuất hiện nhiều mâu thuẫn giữa các tầng lớp: nhân dân, quan lại, địa chủ, triều đình.
- - Việc triều đình cấm đạo và truy sát các tín đồ Thiên Chúa giáo đã đẩy các mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm. - Trong khoảng nửa đầu thế kỉ XIX, nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi (1833). Bài 29. ÔN TẬP CHƢƠNG V VÀ CHƢƠNG VI (Học sinh dựa vào câu hỏi hướng dẫn để tự học). 1. Lập bảng trình bày cuộc khởi nghĩa Tây Sơn (theo mẫu). Khởi nghĩa Tây Sơn Nguyên nhân bùng nổ Lãnh đạo khởi nghĩa Diễn biến: - Năm 1771 - - Năm 1773 - . - Năm 1777 - . - Năm 1785 - - Năm 1786 - - Năm 1788 - - Năm 1789 - . 2. Điền vào bảng thống kê dƣới đây tên các tác giả, tác phẩm tiêu biểu trong lĩnh vực sử học, địa lí, y học ở nƣớc ta cuối thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX (theo mẫu). Lĩnh vực Tác giả Tác phẩm Sử học Địa lí Y học
- PHẦN II. HỌC SINH HOÀN THÀNH PHIẾU HỌC TẬP. I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN. Khoanh tròn một chữ cái trƣớc câu trả lời đúng. 1. Trong các thế kỉ XVI- XVII, một loại hình văn học rất phát triển so với thời kì trƣớc, gắn liền với nhiều tập truyện, tập thơ của các tác giả nổi tiếng nhƣ Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ là: A. Văn học chữ Hán. B. Văn học chữ Nôm. C. Văn học chữ Quốc ngữ. D. Văn học chữ Phạn. 2. Một loại chữ viết mới ra đời ở Việt Nam gắn liền với quá trình truyền đạo của các giáo sĩ phƣơng Tây là: A. Chữ Hán. B. Chữ Nôm. C. Chữ La-tinh. D. Chữ Quốc ngữ. 3. Chính sách đối với Nho giáo ở nƣớc ta vào thế kỉ XVI- XVII? A. Được xem như quốc giáo. B. Được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại. C. Không hề được quan tâm. D. Đã bị xóa bỏ hoàn toàn. 4. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ vào thời gian nào? A. Năm 1707. B. Năm 1717. C. Năm 1770. D. Năm 1771. 5. Vào thế kỉ XVIII, Nguyễn Huệ đã đánh bại quân Xiêm xâm lƣợc với chiến thắng nào? A. Chi Lăng- Xương Giang. B. Tốt Động- Chúc Động. C. Rạch Gầm- Xoài Mút. D. Ngọc Hồi- Đống Đa. 6. Cống hiến to lớn của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc là: A. Lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, khôi phục nhà Lê. B. Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất đất nước. C. Giành lại được các vùng đất của nước ta bị nhà Thanh chiếm đóng trước đó. D. Mở rộng lãnh thổ đất nước vào phía Nam. 7. Niên hiệu đầu tiên của triều đình nhà Nguyễn là: A. Minh Mạng. B. Thiệu Trị. C. Tự Đức. D. Gia Long. 8. Những tác phẩm nổi tiếng của Lê Quý Đôn là: A. Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Kiến văn tiểu lục, Vân Đài loại ngữ. B. Lịch triều hiến chương loại chí, Đại Việt thông sử, Nhất thống dư địa chí.
- C. Nhất thống dư địa chí, Phủ biên tạp lục, Đại Việt sử kí toàn thư. D. Đại Việt sử kí toàn thư, Đại Việt thông sử, Gia Định thành thông chí. 9. Tác phẩm nổi tiếng của Lê Hữu Trác là: A. Gia Định thành thông chí. B. Nam dược thần hiệu. C. Hải Thượng y tông tâm lĩnh. D. Đại Nam thực lục. 10. Cố đô Huế đã đƣợc UNESCO cấp bằng công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm nào? A. Năm 1992. B. Năm 1993. C. Năm 1994. D. Năm 1995. II. Tự luận: (bài Lịch sử địa phương). Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế ở vùng đất Sài Gòn dƣới triều Nguyễn: PHẦN III. DẶN DÒ. Xem lại bài - Chuẩn bị cho nội dung ôn tập Học Kỳ II. HẾT