Bài dạy Lịch sử Lớp 7 - Tuần 32 - Năm học 2019-2020

I. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418- 1427): 
1. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa: 
- Lê Lợi (1385- 1433), là một hào trưởng có uy tín ở Lam Sơn. Căm giận quân cướp nước, 
ông đã dốc hết tài sản, chiêu tập nghĩa sĩ ở khắp nơi để chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa. 
- Nghe tin Lê Lợi chuẩn bị khởi nghĩa, nhiều người yêu nước khắp nơi tìm về Lam Sơn, trong 
đó có Nguyễn Trãi. 
- Đầu năm 1418, Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa đã tiến hành Hội thề 
ở Lũng Nhai (Thanh Hóa).  
- Ngày 2 tháng giêng năm Mậu Tuất (7- 2- 1418), Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và 
tự xưng là Bình Định Vương.
pdf 4 trang Hạnh Đào 15/12/2023 3720
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy Lịch sử Lớp 7 - Tuần 32 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_day_lich_su_lop_7_tuan_32_nam_hoc_2019_2020.pdf

Nội dung text: Bài dạy Lịch sử Lớp 7 - Tuần 32 - Năm học 2019-2020

  1. NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KỲ II – MÔN: LỊCH SỬ 7 TUẦN 32 ( Từ ngày 04/ 05/2020 đến ngày 09 /05 /2020) A. KIẾN THỨC. Chủ đề: NƯỚC ĐẠI VIỆT ĐẦU THẾ KỈ XV- THỜI LÊ SƠ. I. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418- 1427): 1. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa: - Lê Lợi (1385- 1433), là một hào trưởng có uy tín ở Lam Sơn. Căm giận quân cướp nước, ông đã dốc hết tài sản, chiêu tập nghĩa sĩ ở khắp nơi để chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa. - Nghe tin Lê Lợi chuẩn bị khởi nghĩa, nhiều người yêu nước khắp nơi tìm về Lam Sơn, trong đó có Nguyễn Trãi. - Đầu năm 1418, Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa đã tiến hành Hội thề ở Lũng Nhai (Thanh Hóa). - Ngày 2 tháng giêng năm Mậu Tuất (7- 2- 1418), Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương. 2. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử: a) Nguyên nhân: - Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước. - Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc. - Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi. b) Ý nghĩa lịch sử: - Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh. - Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc- thời Lê sơ. II. Nước Đại Việt thời Lê sơ (1428- 1527): 1. Tổ chức bộ máy chính quyền: - Sau khi đánh đuổi quân Minh, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, khôi phục lại quốc hiệu Đại Việt. - Tổ chức bộ máy chính quyền: đứng đầu triều đình là vua. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức tổng chỉ huy quân đội. - Giúp việc cho vua có các quan đại thần. Ở triều đình có sáu bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công. Ngoài ra, còn có một số cơ quan chuyên môn như Hàn lâm viện (soạn thảo công văn), Quốc sử viện (viết sử), Ngự sử đài (can gián vua và các triều thần). - Thời Lê Thái Tổ, Thái Tông, cả nước chia làm 5 đạo; từ thời Thánh Tông, được chia lại thành 13 đạo thừa tuyên. Đứng đầu mỗi đạo là ba ti phụ trách ba mặt hoạt động khác nhau của mỗi đạo. Dưới đạo có phủ, châu, huyện và xã. 2. Tổ chức quân đội: - Quân đội được tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông”. - Quân đội có hai bộ phận chính: quân triều đình và quân địa phương; bao gồm bộ binh, thủy binh, tượng binh và kị binh. - Vũ khí có đao, kiếm, cung tên, hỏa đồng, hỏa pháo. - Quân đội được luyện tập thường xuyên và bố trí canh phòng khắp nơi, nhất là những nơi hiểm yếu.
  2. 3. Luật pháp: - Vua Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành một bộ luật mới mang tên là Quốc triều hình luật (thường gọi là luật Hồng Đức). - Nội dung chính của bộ luật là bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc; bảo vệ quyền lợi của quan lại và giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến. Đặc biệt bộ luật có những điều luật bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ một số quyền của phụ nữ. 4. Tình hình kinh tế: a) Nông nghiệp: - Hai mươi năm dưới ách thống trị của nhà Minh, nước ta lâm vào tình trạng xóm làng điêu tàn, ruộng đồng bỏ hoang, đời sống nhân dân cực khổ, nhiều người phải phiêu tán. - Nhà Lê cho 25 vạn lính (trong tổng số 35 vạn) về quê làm ruộng ngay sau chiến tranh. Còn lại 10 vạn lính, chia làm 5 phiên thay nhau về quê sản xuất. - Kêu gọi dân phiêu tán về quê làm ruộng. - Đặt một số chức quan chuyên lo sản xuất nông nghiệp: Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ thi hành chính sách quân điền, cấm giết trâu, bò và bắt dân đi phu trong mùa gặt, cấy. Nhờ các biện pháp tích cực, sản xuất nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển. b) Thủ công nghiệp, thương nghiệp: - Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời. Thăng Long là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất. - Các công xưởng do nhà nước quản lí gọi là Cục bách tác, chuyên sản xuất đồ dùng cho vua, vũ khí, đúc tiền - Khuyến khích lập chợ mới và họp chợ. - Buôn bán với nước ngoài được phát triển, các sản phẩm sành, sứ, vải lụa, lâm sản quý là những mặt hàng được thương nhân nước ngoài ưa chuộng. 5. Tình hình xã hội: Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội: - Giai cấp nông dân. - Thương nhân, thợ thủ công. - Nô tì. 6. Tình hình văn hóa- giáo dục: a) Giáo dục và khoa cử: - Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long; ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. Đa số dân đều có thể đi học trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát. - Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho. Đạo Nho chiếm địa vị độc tôn. Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế. - Thời Lê sơ (1428- 1527), tổ chức được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên. b) Văn học, khoa học, nghệ thuật: - Văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm giữ vị trí quan trọng. Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc. - Sử học có tác phẩm Đại Việt sử ký, Đại Việt sử ký toàn thư - Địa lí có tác phẩm Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí
  3. - Y học có tác phẩm Bản thảo thực vật toát yếu - Toán học có tác phẩm Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp - Nghệ thuật sân khấu ca, múa, nhạc, chèo, tuồng đều phát triển. - Điêu khắc có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện. B. BÀI TẬP CỦNG CỐ. 1. Lập bảng thống kê những sự kiện chính trong khởi nghĩa Lam Sơn: Thời gian Sự kiện Mùa hè năm 1423 Cuối năm 1424 Quân Minh trở mặt tấn công Lam Sơn. Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn mới. Năm 1424 Giải phóng Tân Bình- Thuận Hóa. Cuối năm 1426 Trận Tốt Động- Chúc Động. Tháng 10- 1427 Ngày 10-12- 1427 2. Hãy nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418- 1427): 3. Nêu tên một bộ luật được ban hành dưới thời Lê. Hãy cho biết những điểm tiến bộ trong nội dung của bộ luật này so với những bộ luật trước?
  4. 4. Dựa vào các dữ liệu cho sẵn, em hãy hoàn tất những tác phẩm tiêu biểu về văn học, khoa học của Đại Việt thời Lê sơ. Dư địa chí- Bình Ngô đại cáo- Đại Việt sử ký toàn thư Lập thành toán pháp, Hồng Đức quốc âm thi tập Những tác phẩm tiêu biểu thời Lê sơ Văn học chữ Hán Quân trung từ mệnh tập, Văn học chữ Nôm Quốc âm thi tập, Sử học Đại Việt sử ký, . Địa lý Hồng Đức bản đồ, Toán học Đại thành toán pháp, HẾT