Bài dạy Lớp 3 - Tuần 24 - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Tạo

I. Đọc thầm (SGK TV3, tập 2, trang 49)

Đọc thầm (2 lần)

Đọc thành tiếng (2 lần)

II. Từ khó

         Các em chú ý đọc đúng các từ sau: ngự giá, xa giá, truyền lệnh, náo động, trong leo lẻo, chang chang, hốt hoảng, vùng vẫy, tức cảnh, cứng cỏi, biểu lộ, cởi trói

III. Hiểu nghĩa các từ 

         Các em đọc phần chú giải sách Tiếng Việt 3, tập 2, trang 50

IV. Tìm hiểu bài

docx 19 trang Hạnh Đào 13/12/2023 2260
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy Lớp 3 - Tuần 24 - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Tạo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_day_lop_3_tuan_24_truong_tieu_hoc_nguyen_van_tao.docx

Nội dung text: Bài dạy Lớp 3 - Tuần 24 - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Tạo

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN VĂN TẠO Họ và tên: . Lớp: . NỘI DUNG HỌC ONLINE TUẦN 24 – KHỐI 3 THỨ HAI, 22/02/2021 Tập đọc ĐỐI ĐÁP VỚI VUA Em thực hiện các nội dung sau đây: I. Đọc thầm (SGK TV3, tập 2, trang 49) Đọc thầm (2 lần) Đọc thành tiếng (2 lần) II. Từ khó Các em chú ý đọc đúng các từ sau: ngự giá, xa giá, truyền lệnh, náo động, trong leo lẻo, chang chang, hốt hoảng, vùng vẫy, tức cảnh, cứng cỏi, biểu lộ, cởi trói III. Hiểu nghĩa các từ Các em đọc phần chú giải sách Tiếng Việt 3, tập 2, trang 50 IV. Tìm hiểu bài 1. Em hãy chọn đáp án đúng. Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu? a. Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở Triều đình. b. Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở Thành phố Hồ Chí Minh. c. Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở Hồ Tây. 2. Em hãy chọn đáp án đúng. Cao Bá Quát có mong muốn gì? a. Cao Bá Quát có mong muốn nhìn rõ mặt vua. Nhưng xa giá đi đến đâu, quân lính cũng thét đuổi mọi người, không cho ai đến gần. b. Cao Bá Quát có mong muốn nhìn thấy quân lính. Nhưng xa giá đi đến đâu, quân lính cũng thét đuổi mọi người, không cho ai đến gần. c. Cao Bá Quát có mong muốn nhìn thấy xa giá. Nhưng xa giá đi đến đâu, quân lính cũng thét đuổi mọi người, không cho ai đến gần. 1
  2. 3. Em hãy chọn đáp án đúng. Cậu đã làm gì để thực hiện mong muốn đó? a. Cậu chạy ra giữa đường gây chuyện ầm ĩ, náo động. b. Cậu nghĩ ra cách gây chuyện ầm ĩ, náo động; cởi quần áo nhảy xuống hồ tắm, làm cho quân lính hốt hoảng xúm vào bắt trói. Cậu không chịu, la hét, vùng vẫy khiến vua phải truyền lệnh dẫn cậu tới. c. Cậu xin quân lính cho đến để nhìn thấy vua. 4. Em hãy chọn đáp án đúng. Vì sao vua bắt Cao Bát Quát đối? a. Vì vua thấy cậu bé tự xưng là học trò nên muốn thử tài cậu, cho cậu có cơ hội chuộc tội. b. Vì vua thấy cậu bé nói nhiều nên muốn thử tài cậu, cho cậu có cơ hội chuộc tội. c. Vì vua thấy cậu bé tội nghiệp, đáng thương nên muốn thử tài cậu, cho cậu có cơ hội chuộc tội. 5. Em hãy chọn đáp án đúng. Cậu đối như thế nào? a. Cậu đối không được. b. Cậu rất nhanh trí lấy ngay cảnh mình đang bị trói để đối lại. Đối đúng vế đối và chặt chẽ cả về ý lẫn lời. c. Cậu đối không đúng vế đối. Nội dung bài: Ca ngợi Cao Bát Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ. V. Luyện đọc lại (đọc nhấn giọng ở chữ in đậm; nghỉ hơi ở dấu gạch) Thấy nói là học trò, / vua ra lệnh cho cậu phải đối được một vế đối/ thì mới tha./ Nhìn thấy trên mặt hồ lúc đó có đàn cá đang đuổi nhau, / vua tức cảnh đọc vế đối như sau: Nước trong leo lẻo / cá đớp cá/ Chẳng cần nghĩ ngợi lâu la gì, Cao Bát Quát lấy cảnh mình bị trói, / đối lại luôn: Trời nắng chang chang/ người trói người./ 2
  3. Toán LUYỆN TẬP (trang 120) 1. Đặt tính rồi tính 1608 : 4 2105 : 3 2035 : 5 2413 : 4 4218 : 6 3052 : 5 1608 4 00 402 08 0 2. Tìm x x × 7 = 2107 8 × x = 1640 x × 9 = 2763 1 3. Một cửa hàng có 2024 kg gạo, cửa hàng đã bán số gạo đó. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu 4 ki-lô-gam gạo? (hướng dẫn: đầu tiên tìm số gạo đã bán, sau đó tìm số gạo còn lại; các bạn làm 2 lời giải 2 phép tính; hoặc làm 1 lời giải 2 phép tính nha) Bài giải 4. Tính nhẩm (các em xem mẫu trong sách, trang 120) 6000 : 2 = . 8000 : 2 = . 9000 : 3 = . 3
  4. THỨ BA, 23/02/2021 Tập đọc TIẾNG ĐÀN Em thực hiện các nội dung sau đây: I. Đọc thầm (SGK TV3, tập 2, trang 54) Đọc thầm (2 lần) Đọc thành tiếng (2 lần) II. Từ khó Các em chú ý đọc đúng các từ sau: vi-ô-lông, ắc- sê; lên dây, trong trẻo, nâng, phép lạ, yên lặng, mát rượi, khuôn mặt, ửng hồng, sẫm màu, khẽ rung động, vũng nước, lướt nhanh III. Hiểu nghĩa các từ Các em đọc phần chú giải sách Tiếng Việt 3, tập 2, trang 55 IV. Tìm hiểu bài 1. Em hãy chọn đáp án đúng. Thủy làm những gì để chuẩn bị vào phòng thi? a. Thủy nhận cây đàn, lên dây và kéo thử vài nốt nhạc. b. Thủy rửa mặt để vào phòng thi. c. Thủy ra vườn rồi bước vào phòng thi. 2. Em hãy chọn đáp án đúng. Tìm những từ ngữ miêu tả âm thanh của cây đàn? a. Âm thanh của cây đàn trong trẻo vút bay lên giữa yên lặng của gian phòng. b. Âm thanh của cây đàn rất lớn. c. Âm thanh của cây đàn rất hay. 3. Em hãy chọn đáp án đúng. Cử chỉ, nét mặt của Thủy khi kéo đàn thể hiện điều gì? a. Thủy rất bình tĩnh, tự tin. b. Thủy rất cố gắng tập trung vào việc thể hiện bản nhạc; vầng trán tái đi, gò má ửng hồng, đôi mắt sẫm màu hơn, làn mi rậm cong dài khẽ rung động. c. Thủy rất run, sợ sệt. 4. Em hãy chọn đáp án đúng. Tìm những chi tiết miêu tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hòa với tiếng đàn? a. Vài cánh ngọc lan êm ái rụng xuống nền đất mát rượi; lũ trẻ dưới đường đang rủ nhau thả những chiếc thuyền giấy trên những vũng nước mưa; dân chài đang tung lưới bắt cá; hoa mười giờ nở đỏ quanh các lối đi ven hồ. b. Ánh đèn hắt lên. c. Bầu trời tối đen. Nội dung bài: Tiếng đàn của Thủy trong trẻo, hồn nhiên như tuổi thơ của em. Nó hòa hợp với khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống xung quanh. 4
  5. V. Luyện đọc lại (đọc nhấn giọng ở chữ in đậm; nghỉ hơi ở dấu gạch) Khi ắc-sê vừa khẽ chạm vào những sợi dây đàn/ thì như có phép lạ, / những âm thanh trong trẻo vút bay lên giữa yên lặng của gian phòng.// Vầng trán cô bé hơi tái đi/ nhưng gò má ửng hồng, / đôi mắt sẫm màu hơn, / làn mi rậm cong dài khẽ rung động. Toán LUYỆN TẬP CHUNG (trang 120) 1. Đặt tính rồi tính 821 × 4 1012 × 5 308 × 7 1230 × 6 3284 : 4 5060 : 5 2156 : 7 7380 : 6 2. Đặt tính rồi tính 4691 : 2 1230 : 3 1607 : 4 1038 : 5 3. Có 5 thùng sách, mỗi thùng đựng 306 quyển sách. Số sách đó chia đều cho 9 thư viện trường học. Hỏi mỗi thư viện được chia bao nhiêu quyển sách? (hướng dẫn: Số sách năm thùng = số sách mỗi thùng × số thùng; Số sách mỗi thư viện được chia = Số sách năm thùng : số thư viện) Bài giải 5
  6. 4. Một sân vận động hình chữ nhật có chiều rộng 95m và chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Tính chu vi sân vận động. Chu vi HCN = (CD+CR)×2 (hướng dẫn: Các em tìm chiều dài sân vân động trước, sau đó tìm chu vi sân vận động) Bài giải Chính tả ĐỐI ĐÁP VỚI VUA Nhiệm vụ 1 Các em nhờ cha mẹ đọc viết bài chính tả “Đối đáp với vua” (từ Thấy nói là học trò . . . đến người trói người), SGK TV3, tập 2/ trang 50. Nhiệm vụ 2 Các em làm bài tập chính tả sau: 1. Em hãy chọn đáp án đúng. Nhạc cụ hình ống, có nhiều lỗ nhỏ, thổi bằng hơi là gì? a. xáo b. sáo c. kèn 2. Em hãy chọn đáp án đúng. Môn nghệ thuật sân khấu trình diễn những động tác leo, nhảy, nhào lộn, . . . khéo léo của người và thú là gì? a. xiếc b. siếc c. xiết 3. Em hãy chọn đáp án đúng. Nhạc cụ bằng tre hoặc gỗ, lòng rỗng, gõ thành tiếng, hay dùng trong dàn nhạc dân tộc, trong chùa là gì? a. trống b. chiêng c. mõ 4. Em hãy chọn đáp án đúng. Hoạt động tạo ra hình ảnh trên giấy, vải, tường, . . . bằng đường nét, màu sắc là gì? a. vẽ b. sơn c. điêu khắc 6
  7. 5. Em hãy chọn đáp án đúng. Từ nào viết đúng chính tả? a. san sẻ b. chổ tài c. xo xánh 6. Em hãy chọn đáp án đúng. Những từ chỉ hoạt động có tiếng bắt đầu bằng chữ s là: a. sẩy chân, san sẻ, soi gương, mua sắm, sà xuống, b. se sua, san sẻ, chim sẻ, mua sắm, sà xuống, c. sa bàn, san sẻ, soi gương, sạch sẽ, sà xuống, 6. Em hãy chọn đáp án đúng. Những từ chỉ hoạt động có tiếng bắt đầu bằng chữ x là: a. xé giấy, xe máy, xoa bóp, xông hơi, xe đạp, xô đẩy, xối nước, xỏ chỉ, xoá bỏ, xúc đất, xới luống b. xe ô tô, xé nát, xoa bóp, xe buýt, xỉa răng, cái xô, xối nước, xỏ chỉ, xoá bỏ, xúc đất, xới luống c. xé giấy, xé nát, xoa bóp, xông hơi, xỉa răng, xô đẩy, xối nước, xỏ chỉ, xoá bỏ, xúc đất, xới luống 6. Em hãy chọn đáp án đúng. Dòng nào có từ viết sai chính tả các tiếng chỉ hoạt động có thanh hỏi, thanh ngã? a. cởi áo, chẻ củi, nhổ cỏ, bỏ rác, đổ nước, ngủ, kể lể, rảo bước, thổi cơm, bẻ bắp, chẻ lạt, dạy bảo, b. cỡi áo, chẻ củi, nhổ cõ, bỏ rác, đỗ nước, ngủ, kể lể, rảo bước, thổi cơm, bẻ bắp, chẽ lạt, dạy bảo, c. gõ mõ, vẽ tranh, đục đẽo, ẵm bồng, diễn trò, chữa xe, dẫn đường, vẫy tay, Tự nhiên và xã hội HOA - QUẢ (bài 47, 48/trang 90, 91, 92, 93) Nhiệm vụ 1 Các em quan sát hình 1; 2; 3; 4 trong sách Tự nhiên và Xã hội 3 (trang 90) và trả lời các câu hỏi dưới đây: 1. Hoa có những màu sắc gì? 2. Hoa có bao nhiêu bộ phận, kể tên? Nhiệm vụ 2 1. Các em hãy kể tên một số cây hoa mà em biết. 2. Nêu các chức năng của hoa mà em biết. 7
  8. 3. Kể tên một số công dụng của loài hoa tương ứng mà em biết. (VD: Hoa hồng – trang trí, làm nước hoa; .) Nội dung bài: - Hoa là cơ quan sinh sản của cây. Các loài hoa thường khác nhau về hình dạng, màu sắc và mùi hương. - Mỗi bông hoa thường có cuống, đài, cánh và nhị. Nhiệm vụ 3 Các em quan sát các hình trong sách Tự nhiên và Xã hội 3 (trang 92, 93) và trả lời các câu hỏi dưới đây: 1. Nêu tên các quả có trong hình? 2. Nêu tên một số quả mà em biết? 3. Quả có những màu sắc và hình dáng như thế nào? Nhiệm vụ 4 1. Cắt một quả mà ở nhà mà em có và quan sát xem quả thường có mấy phần, kể tên? 2. Hạt có chức năng gì? Nhiệm vụ 5 1. Kể tên một số quả và công dụng tương ứng của chúng mà em biết? 2. Nêu mùi vị của quả tương ứng mà em đã từng ăn. (VD: xoài – vị ngọt; mùi thơm, ) Nội dung bài: Có nhiều loại quả, chúng khác nhau về hình dạng, kích thước, màu sắc và mùi vị. Mỗi quả thường có: vỏ, thịt, hạt. Khi gặp điều kiện thích hợp, hạt sẽ mọc thành cây mới. Nhiệm vụ 6 Các em hoàn thành các bài tập sau: Em hãy chọn đáp án đúng nhất. Câu 1. Hoa thường có những màu gì? a. màu hồng, đỏ, trắng b màu vàng, tím, xanh c. Hoa thường có nhiều màu sắc khác nhau. Câu 2. Hoa thường có những bộ phận nào? a. cuống, đài, cánh và nhị b. cuống hoa và cánh hoa c. cánh hoa và nhị hoa 8
  9. Câu 3. Lợi ích của hoa là gì? a. trang trí, nước hoa b. nước hoa, trang trí, thức ăn c. trang trí, thức ăn, nước hoa, ướp chè Câu 4. Hoa có chức năng gì? a. để ngắm b. để cho cây đẹp c. Hoa là cơ quan sinh sản của cây. Câu 5. Quả có những màu sắc gì? a. màu đỏ, trắng, xanh b. màu vàng, cam, đỏ c. Quả có nhiều màu sắc khác nhau. Câu 6. Quả có hình dạng như thế nào? a. hình tròn b. hình dài c. Quả có nhiều hình dạng và kích thước, khác nhau. Câu 7. Quả thường có mùi vị như thế nào? a. Quả thường có mùi thơm và vị ngọt. b. Quả thường có mùi thơm và vị chua. c. Quả thường có mùi thơm và vị ngọt, chua, đắng . Câu 8. Ý nào sau đây là đúng? a. Quả thường có vỏ, thịt và hạt. b. Quả thường có vỏ và thịt. c. Quả thường có thịt và hạt. Câu 9. Hạt có chức năng gì? a. Mọc thành cây con khi có điều kiện thích hợp. b. Hạt dùng để ăn. c. Hạt không có chức năng gì. Câu 10. Lợi ích của quả là gì? a. thức ăn b. Quả dùng để ăn tươi, chế biến thức ăn, ép nước uống, ép dầu. c. làm nước uống Câu 11. Chúng ta nên làm gì để bảo vệ hoa và quả? a. Chúng ta nên tưới nước, chăm sóc cây, không được hái hoa; quả ở nơi công cộng. b. Chúng ta nên ngắm nhìn hoa mỗi ngày. c. Chúng ta không nên làm gì. 9
  10. THỨ TƯ, 24/02/2021 Luyện từ và câu MỞ RỘNG VỐN TỪ: NGHỆ THUẬT. DẤU PHẨY Em làm các bài tập trong sách Tiếng Việt 3, tập 2, trang 53. Bài 1. Em hãy tìm và ghi lại những từ ngữ theo yêu cầu sau: a) Chỉ những người hoạt động nghệ thuật. - Mẫu: diễn viên, b) Chỉ các hoạt động nghệ thuật. - Mẫu: đóng phim, c) Chỉ các môn nghệ thuật. - Mẫu: điện ảnh, Bài 2. Em đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong đoạn văn sau: Mỗi bản nhạc mỗi bức tranh mỗi câu chuyện mỗi vở kịch mỗi cuốn phim, đều là một tác phẩm nghệ thuật. Người tạo nên tác phẩm nghệ thuật là các nhạc sĩ họa sĩ nhà văn nghệ sĩ sân khấu hay đạo diễn. Họ đang lao động miệt mài say mê để đem lại cho ta những giờ giải trí tuyệt vời giúp ta nâng cao hiểu biết và góp phần làm cho cuộc sống mỗi ngày một tốt đẹp hơn. 10
  11. Toán LÀM QUEN VỚI SỐ LA MÃ (trang 117) Nhiệm vụ 1 Các em xem kĩ phần tô màu xanh ở sách giáo khoa Toán 3, trang 121 Số La Mã hay chữ số La Mã là một hệ thống chữ số có nguồn gốc từ Roma cổ đại, dựa theo chữ số Etruria. Hệ thống chữ số La Mã dùng trong thời cổ đại đã được người ta chỉnh sửa sơ vào thời Trung Cổ để biến nó thành dạng mà chúng ta sử dụng ngày nay. Hệ thống này dựa trên một số ký tự nhất định được coi là chữ số sau khi được gán giá trị. Nói thêm: Đây là các chữ số cơ bản của số La Mã : I (1); V (5); X (10); L (50); C (100) ; D (500) ; M (1000) Các bạm bấn vào để xem video. Nhiệm vụ 2 Các em hoàn thành các bài tập sau: 1. Đọc các số sau: (các em đọc thầm) 11
  12. 2. Đồng hồ chỉ mấy giờ? (các bạn viết kết quả vào chỗ chấm) Đồng hồ A: Đồng hồ B: Đồng hồ C: 3. Hãy viết các số II, VI, V, VII, IX, XI Theo thứ tự từ bé đến lớn: 4. Viết các số từ 1 đến 12 bằng chữ số La Mã THỦ CÔNG ĐAN NONG MỐT (TT) Nhiệm vụ 1 Các bé mở sách Thủ công 3, trang 42, 43, 44 quan sát từng hình hướng dẫn trong sách. Hoặc các bé mở đường link sau xem video hướng dẫn nhé! Nhiệm vụ 2 Các bé chuẩn dụng cụ để thực hành làm sản phẩm nhé.S 12
  13. THỨ NĂM, 25/02/2021 Tập viết VIẾT CHỮ HOA Q, T, S Các em luyện viết chữ trong vở “Tập viết” lớp 3, tập 2, tuần 23, trang 11 Toán THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ (trang 123) Nhiệm vụ 1 Các em xem mẫu 3 đồng hồ này nhé! Nhiệm vụ 2 Các em hoàn thành các bài tập sau: 1. Đồng hồ chỉ mấy giờ? (các bạn viết kết quả vào chỗ chấm) Đồng hồ A: Đồng hồ B: . . Đồng hồ C: . Đồng hồ D: Đồng hồ E: . Đồng hồ G: . 2. Đặt thêm kim phút để đồng hồ chỉ: (các em vẽ thêm kim phút vào mỗi đồng hồ) 13
  14. THỨ SÁU, 26/02/2021 Toán THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ (trang 125) 1. Xem đồng hồ rồi điền vào chỗ chấm sau: An tập thể dục lúc: giờ . phút An tới trường lúc: giờ . phút An đang học bài lúc: giờ . phút An ăn cơm chiều lúc: giờ . phút An đang xem ti-vi lúc: giờ . phút An đang ngủ lúc: giờ . phút 14
  15. 2. Vào buổi chiều hoặc buổi tối, hai đồng hồ nào cùng thời gian? Các Bé có thể làm thêm các bài tập trong Vở bài tập Toán, tập 2 từ trang 32 đến trang 39 15
  16. BÀI KHẢO SÁT TUẦN 24 – KHỐI 3 Gợi ý: - Em nào làm trên giấy thì khoanh tròn vào đáp án đúng. - Còn em nào nhìn trên điện thoại hoặc máy tính thì chỉ ghi chữ cái câu đúng. Ví dụ: 1c, 2a, Môn Toán Phần 1. Trắc nghiệm (8 điểm) 1. Em hãy chọn đáp án đúng. Kết quả của phép tính 4218 : 6 là: A. 73 B. 703 C. 25308 2. Em hãy chọn đáp án đúng. Cho 8 × x = 1640 , x có giá trị là: A. 25 C. 13120 C. 205 3. Em hãy chọn đáp án đúng. 1 Một cửa hàng có 2024 kg gạo, cửa hàng đã bán số gạo đó. Hỏi cửa hàng còn lại bao 4 nhiêu ki-lô-gam gạo? A. 506kg B. 2526kg C. 1518kg 4. Em hãy chọn đáp án đúng. Kết quả của phép tính 308 × 7 là: A. 2156 B. 9421 C. 4219 5. Em hãy chọn đáp án đúng. A. Chu vi hình chữ nhật = (chiều dài - chiều rộng) × 2 B. Chu vi hình chữ nhật = (chiều dài - chiều rộng) : 2 C. Chu vi hình chữ nhật = (chiều dài + chiều rộng) × 2 6. Em hãy chọn đáp án đúng. Chữ số XXI có giá trị là: A. 19 B. 20 C. 21 7. Em hãy chọn đáp án đúng. Dãy số La Mã nào viết đúng? A. I; IIV; V; VIII; VX; X; IIIX; XIV; XV; XIX; XX B. I; IV; VV; VIII; I0X; X; XIII; XIV; XV; XIIX; XX C. I; IV; V; VIII; IX; X; XIII; XIV; XV; XIX; XX 16
  17. 8. Em hãy chọn đáp án đúng. Đồng bên hồ chỉ mấy giờ? A. 2 giờ B. 3 giờ C. 12 giờ Phần 2. Tự luận (2điểm) Một sân vận động hình chữ nhật có chiều rộng 95m và chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Tính chu vi hình chữ nhật. Môn Tiếng Việt Phần 1. Trắc nghiệm (8 điểm) 1. Em hãy chọn đáp án đúng. Dòng nào chỉ những người hoạt động nghệ thuật? a. diễn viên, ca sĩ, nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch. b. ca sĩ, nhà văn, nhà thơ, đóng phim, múa. c. diễn viên, ca sĩ, nhà văn, nhà thơ, hát, vẽ. 2. Em hãy chọn đáp án đúng. Dòng nào chỉ các hoạt động nghệ thuật? a. đóng phim, biểu diễn, làm thơ, làm văn. b. Viết kịch, nặn tượng, họa sĩ, nhạc sĩ. c. họa sĩ, nhạc sĩ, kịch nói, chèo. 3. Em hãy chọn đáp án đúng. Dòng nào chỉ các môn nghệ thuật? a. diễn viên, ca sĩ, nhà văn, nhà thơ, hát, vẽ. b. cải lương, ca vọng cổ, hát, xiếc, múa rối, điện ảnh. c. xiếc, ảo thuật, họa sĩ, nhạc sĩ, kịch nói, chèo. 17
  18. 4. Em hãy chọn đáp án đúng. Câu nào dưới đây điền đúng dấu phẩy? a. Mỗi, bản nhạc mỗi bức tranh, mỗi câu chuyện, mỗi vở, kịch mỗi cuốn phim, đều là một tác phẩm nghệ thuật. b. Mỗi bản nhạc, mỗi bức tranh, mỗi câu chuyện, mỗi vở kịch, mỗi cuốn phim, đều là một tác phẩm, nghệ thuật. c. Mỗi bản nhạc, mỗi bức tranh, mỗi câu chuyện, mỗi vở kịch, mỗi cuốn phim, đều là một tác phẩm nghệ thuật. 5. Em hãy chọn đáp án đúng. Những từ chỉ hoạt động có tiếng bắt đầu bằng chữ s là: a. sẩy chân, san sẻ, soi gương, mua sắm, sà xuống, b. se sua, san sẻ, chim sẻ, mua sắm, sà xuống, c. sa bàn, san sẻ, soi gương, sạch sẽ, sà xuống, 6. Em hãy chọn đáp án đúng. Dòng nào có từ viết sai chính tả các tiếng chỉ hoạt động có thanh hỏi, thanh ngã? a. cởi áo, chẻ củi, nhổ cỏ, bỏ rác, đổ nước, ngủ, kể lể, rảo bước, thổi cơm, bẻ bắp, chẻ lạt, dạy bảo, b. cỡi áo, chẻ củi, nhổ cõ, bỏ rác, đỗ nước, ngủ, kể lể, rảo bước, thổi cơm, bẻ bắp, chẽ lạt, dạy bảo, c. gõ mõ, vẽ tranh, đục đẽo, ẵm bồng, diễn trò, chữa xe, dẫn đường, vẫy tay, 7. Em hãy chọn đáp án đúng. Đọc bài “Đối đáp với vua” và cho biết vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu? a. Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở Triều đình. b. Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở Hồ Tây. c. Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở Thành phố Hồ Chí Minh. 8. Em hãy chọn đáp án đúng. Đọc bài “Đối đáp với vua” và cho biết Cao Bá Quát có mong muốn gì? a. Cao Bá Quát có mong muốn nhìn rõ mặt vua. Nhưng xa giá đi đến đâu, quân lính cũng thét đuổi mọi người, không cho ai đến gần. b. Cao Bá Quát có mong muốn nhìn thấy quân lính. Nhưng xa giá đi đến đâu, quân lính cũng thét đuổi mọi người, không cho ai đến gần. c. Cao Bá Quát có mong muốn nhìn thấy xa giá. Nhưng xa giá đi đến đâu, quân lính cũng thét đuổi mọi người, không cho ai đến gần. 18
  19. Phần 2. Tự luận (2 điểm) Đọc bài “Tiếng đàn” và cho biết em học được gì từ cô bé Thủy? 19