Bài dạy Sinh học Lớp 9 - Tuần 28 - Năm học 2019-2020

1. MỤC TIÊU 
a. Kiến thức 
- Nêu được khái niệm: hệ sinh thái, chuỗi và lưới thức ăn. Cho được ví dụ minh họa. 
- Phân tích được thành phần của một hệ sinh thái 
- Nêu mối quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật thông qua chuỗi và lưới thức ăn. 
- Xây dựng được những chuỗi thức ăn đơn giản 
b. Kĩ năng 
- Đọc sơ đồ 1 chuỗi thức ăn cho trước 
- Quan sát, phân tích hình ảnh, vận dụng giải thích thực tiễn. 
2. NỘI DUNG
pdf 6 trang Hạnh Đào 15/12/2023 700
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy Sinh học Lớp 9 - Tuần 28 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_day_sinh_hoc_lop_9_tuan_28_nam_hoc_2019_2020.pdf

Nội dung text: Bài dạy Sinh học Lớp 9 - Tuần 28 - Năm học 2019-2020

  1. HỆ THỐNG KIẾN THỨC – KỸ NĂNG - MÔN: SINH 9 TUẦN 28 (Từ ngày 06/4/2020 đến ngày 11/04/2020) A. NỘI DUNG KIẾN THỨC TUẦN 28 CHỦ ĐỀ. HỆ SINH THÁI (tt) 1. MỤC TIÊU a. Kiến thức - Nêu được khái niệm: hệ sinh thái, chuỗi và lưới thức ăn. Cho được ví dụ minh họa. - Phân tích được thành phần của một hệ sinh thái - Nêu mối quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật thông qua chuỗi và lưới thức ăn. - Xây dựng được những chuỗi thức ăn đơn giản b. Kĩ năng - Đọc sơ đồ 1 chuỗi thức ăn cho trước - Quan sát, phân tích hình ảnh, vận dụng giải thích thực tiễn. 2. NỘI DUNG III. Điều tra thành phần một hệ sinh thái (hướng dẫn HS tự thực hiện) 1. Điều tra thành phần hệ sinh thái: - HS chọn môi trường là một vùng có thành phần sinh vật phong phú tại địa phương hoặc khu vực khác (hoặc HS tìm hiểu qua sách, báo ). - Ví dụ: khu vườn, cánh đồng có nhiều loại cây - HS quan sát, ghi chép theo bảng 51.1/154 SGK “Các thành phần của hệ sinh thái quan sát” 2. Xác định thành phần sinh vật trong khu vực quan sát - HS ghi tên các sinh vật chủ yếu có trong hệ sinh thái đã quan sát và môi trường sống của chúng. - Hoàn thành bảng “Các thành phần sinh vật trong hệ sinh thái” trong phiếu thực hành. 3. Xây dựng sơ đồ về chuỗi thức ăn - HS viết các sơ đồ chuỗi thức ăn đủ 3 thành phần. Ghi rõ sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ (động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt), sinh vật phân giải. MÔN SINH HỌC 1
  2. BÀI THỰC HÀNH: HỆ SINH THÁI Họ và tên Lớp 9/ 1. Điều tra thành phần một hệ sinh thái - Hệ sinh thái em quan sát ở khu vực: . - Các thành phần sinh vật trong hệ sinh thái: Sinh vật tiêu thụ Sinh vật sản xuất (ghi rõ động vật ăn thực vật Sinh vật phân giải hay động vật ăn thịt) Môi trường Môi trường Môi trường Tên loài Tên loài Tên loài sống sống sống - Viết các sơ đồ chuỗi thức ăn đủ 3 thành phần. Ghi rõ sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ (động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt), sinh vật phân giải. 2
  3. 2. Nêu cảm tưởng của em sau khi học bài thực hành về hệ sinh thái? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ tốt hệ sinh thái đã quan sát? BÀI. ÔN TẬP 3
  4. 1. MỤC TIÊU a. Kiến thức - Hệ thống kiến thức chương I, II. - Nêu được các khái niệm, cho được ví dụ. - Phân tích được liên hệ giữa môi trường tự nhiên và sinh vật. b. Kĩ năng - Đọc, viết sơ đồ 1 chuỗi thức ăn. - Quan sát, phân tích hình ảnh, vận dụng giải thích thực tiễn. 2. NỘI DUNG CHƯƠNG I. SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG 1. Môi trường sống của sinh vật Môi trường nước Phân loại MT trên mặt đất- không khí Khái niệm Môi trường Môi trường trong đất Môi trường sinh vật (HS tìm ví dụ các sinh vật sống ở các môi trường khác nhau) 2. Nhân tố sinh thái Ánh sáng Nhân tố vô sinh Nhiệt độ Độ ẩm Khái niệm Nhân tố Phân loại sinh thái Nhân tố hữu sinh Quan hệ cùng loài Quan hệ khác loài a. Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh (không có sự sống) 4
  5. - Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm làm thay đổi đặc điểm hình thái, hoạt động sinh lý của sinh vật. - Các nhân tố sinh thái có thể chia sinh vật thành những nhóm: Ánh sáng: thực vật ưa sáng, thực vật ưa bóng; động vật ưa sáng; động vật ưa tối. Nhiệt độ: sinh vật biến nhiệt, sinh vật hằng nhiệt. Độ ẩm: thực vật ưa ẩm, thực vật chịu hạn; động vật ưa ẩm, động vật ưa khô. b. Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh (có sự sống) - Quan hệ cùng loài có những quan hệ chính: Hỗ trợ (khi thuận lợi), Cạnh tranh (khi bất lợi) - Quan hệ khác loài có những quan hệ chính: Hỗ trợ (Cộng sinh, Hội sinh); Đối địch (Cạnh tranh, Kí sinh- nửa kí sinh, Sinh vật ăn sinh vật). - Mỗi quan hệ cho ví dụ minh họa. (HS xem lại các kiến thức đã học ở Chủ đề "Nhân Tố Sinh Thái” về các đặc điểm, ví dụ ) CHƯƠNG II. HỆ SINH THÁI 1. Quần thể sinh vật - Khái niệm Quần thể sinh vật. Cho ví dụ minh họa. - Giới thiệu các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật: Tỉ lệ giới tính, Thành phần nhóm tuổi, Mật độ quần thể. - Môi trường làm thay đổi mật độ quần thể sinh vật: mật độ tăng khi môi trường thuận lợi, giảm khi môi trường bất lợi. 2. Quần thể người - Quần thể người có những đặc trưng cơ bản như quần thể sinh vật và có thêm đặc trưng kinh tế xã hội. - Do con người có tư duy và lao động. 3. Quần xã sinh vật - Khái niệm quần xã sinh vật. Cho ví dụ minh họa. - Khái niệm Cân bằng sinh học. Cho ví dụ minh họa. 4. Hệ sinh thái - Khái niệm Hệ sinh thái. Cho ví dụ minh họa. - Hệ sinh thái có những thành phần chủ yếu: thành phần vô sinh, sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải. 5
  6. - Các loài trong hệ sinh thái có mối quan hệ dinh dưỡng thông qua chuỗi thức ăn, lưới thức ăn. - Cho ví dụ một hệ sinh thái và phân tích thành phần hệ sinh thái đó. Thể hiện mối quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật trong hệ sinh thái đó bằng các chuỗi thức ăn có đủ ba thành phần: sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải. Quần thể 1 HỆ Quần xã SINH Quầ n thể + SINH CẢNH 2 sinh vật THÁI Quần thể n (HS xem lại các khái niệm, ảnh hưởng của môi trường lên quần thể, quần xã sinh vật trong các bài của chương II. Hệ sinh thái, tìm thêm các ví dụ minh họa, viết chuỗi thức ăn) CÂU HỎI ÔN TẬP - Làm phiếu thực hành bài Hệ Sinh thái - Học nội dung hướng dẫn ôn tập. B. DẶN DÒ CHUẨN BỊ TUẦN 29 1. Ôn lại kiến thức chương I, chương II chuẩn bị kiểm tra 1 tiết. 2. Đọc thông tin I/157- 158 SGK tìm hiểu 3 thời kì tác động của con người với môi trường. Làm bảng 53.1/159 SGK, trả lời câu hỏi /160 SGK. 6