Bài dạy Sinh học Lớp 9 - Tuần 30 - Năm học 2019-2020

1. MỤC TIÊU 
a. Kiến thức 
- Nêu được khái niệm ô nhiễm môi trường. 
- Hiểu được các nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường 
- Nêu được một số chất gây ô nhiễm môi trường. 
- Nêu được hậu quả của ô nhiễm ảnh hưởng tới sức khỏe và gây ra nhiều bệnh tật 
cho con người và sinh vật. 
b. Kĩ năng 
- Quan sát, phân tích hình ảnh, vận dụng giải thích thực tiễn.
pdf 7 trang Hạnh Đào 15/12/2023 2360
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy Sinh học Lớp 9 - Tuần 30 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_day_sinh_hoc_lop_9_tuan_30_nam_hoc_2019_2020.pdf
  • pdfSINH 9_HD_TUAN 30.pdf

Nội dung text: Bài dạy Sinh học Lớp 9 - Tuần 30 - Năm học 2019-2020

  1. NỘI DUNG KIẾN THỨC – KỸ NĂNG - MÔN: SINH 9 TUẦN 30 (Từ ngày 20/4/2020 đến ngày 25/04/2020) A. NỘI DUNG KIẾN THỨC TUẦN 30 Bài. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 1. MỤC TIÊU a. Kiến thức - Nêu được khái niệm ô nhiễm môi trường. - Hiểu được các nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường - Nêu được một số chất gây ô nhiễm môi trường. - Nêu được hậu quả của ô nhiễm ảnh hưởng tới sức khỏe và gây ra nhiều bệnh tật cho con người và sinh vật. b. Kĩ năng - Quan sát, phân tích hình ảnh, vận dụng giải thích thực tiễn. 2. NỘI DUNG I. Ô nhiễm môi trường là gì? - Khái niệm: là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây hại tới đời sống con người và sinh vật. - Nguyên nhân: chủ yếu do hoạt động của con người II. Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm 1. Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt 2. Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học 3. Ô nhiễm do các chất phóng xạ 4. Ô nhiễm do các chất thải rắn 5. Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh (Với mỗi tác nhân, HS đọc thông tin và xem hình trong SGK tìm hiểu nguồn gốc tác nhân đó có từ đâu, gây tác hại gì: Tác nhân 1: HS đọc thông tin/161 SGK; quan sát hình 54.1/161 SGK, làm bảng 54.1/162 SGK, tìm hiểu: - Những hoạt động nào gây ô nhiễm không khí và những khí độc thải ra là gì? Tác nhân 2: HS đọc thông tin/162-163 SGK, quan sát hình 54.2/162 SGK, trả lời câu hỏi: - Hoạt động nào làm ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật và chất độc hóa học? - Thuốc bảo vệ thực vật và chất độc hóa học gây tác hại gì? - Mô tả con dường phát tán các loại hóa chất và chất độc hóa học theo hình 54.2/162 SGK) 1
  2. Tác nhân 3: HS đọc thông tin/163 SGK, quan sát hình 54.4/163 SGK, trả lời câu hỏi: - Ô nhiễm phóng xạ chủ yếu từ đâu? - Năng lượng nguyên tử và chất phóng xạ gây tác hại gì đến con người và sinh vật? Tác nhân 4: HS đọc thông tin/163 SGK, nêu tên chất thải rắn và một số hoạt động thải ra chất thải rắn theo bảng 54.2/164 SGK? Tác nhân 5: HS đọc thông tin/163 SGK, quan sát hình 54.5-54.6/164-165 SGK, trả lời câu hỏi: - Nguồn gốc gây ô nhiễm sinh học- tạo môi trường cho sinh vật gây hại phát triển do đâu? - Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh giun sán, bệnh sốt rét?) III. Hạn chế ô nhiễm môi trường HS tự đọc trong SGK từ trang 166- 169 Bài. THỰC HÀNH: TÌM HIỂU TÌNH HÌNH MÔI TRƯỜNG Ở ĐỊA PHƯƠNG 1. MỤC TIÊU - Học sinh chỉ ra được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa phương và từ đó đề xuất được các biện pháp khắc phục. - Nâng cao nhận thức của học sinh đối với công tác chống ô nhiễm môi trường. 2. THỰC HIỆN HS tự thực hiện theo hướng dẫn trong SGK từ trang 170- 172 Chương IV- Chủ đề. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 1. MỤC TIÊU a. Kiến thức - Nêu được các dạng tài nguyên chủ yếu. - Nêu được khái quát các phương thức sử dụng các loại tài nguyên: đất, nước, rừng. - Nêu được ý nghĩa của việc cần thiết phải khôi phục môi trường và bảo vệ sự đa dạng sinh học - Nêu được biện pháp bảo vệ thiên nhiên. - Nêu được sự đa dạng các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước. - Nêu được vai trò các hệ sinh thái rừng, biển, nông nghiệp. - Nêu được sự cần thiết phải ban hành luật và hiểu một số nội dung của Luật Bảo vệ môi trường. b. Kĩ năng - Quan sát, phân tích hình ảnh, vận dụng giải thích thực tiễn. 2
  3. 2. NỘI DUNG Hoạt động 1. SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN I. Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu (HS làm bảng 58.1/173 SGK) - Tài nguyên không tái sinh: sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt. VD: than đá, dầu lửa - Tài nguyên tái sinh: khi sử dụng: hợp lý sẽ có điều kiện phát triển phục hồi VD: sinh vật, đất - Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu: được nghiên cứu và sử dụng ngày một nhiều, thay thế dần các dạng năng lượng đang bị cạn kiệt và hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường. VD: năng lượng gió, bức xạ mặt trời (HS cho ví dụ thêm đối với mỗi loại tài nguyên) II. Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên 1. Sử dụng hợp lý tài nguyên đất: Giúp đất không bị thoái hóa (HS làm bảng 58.2/174 SGK, trả lời câu hỏi/175 SGK) 2. Sử dụng hợp lý tài nguyên nước: giúp không làm ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước. (HS làm bảng 58.3/176 SGK, trả lời câu hỏi/176 SGK) 3. Sử dụng hợp lý tài nguyên rừng - Kết hợp khai thái có mức độ tài nguyên rừng với bảo vệ và trồng rừng. - Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, rừng quốc gia. - Bảo vệ rừng và cây xanh giúp bảo vệ đất, nước và các tài nguyên sinh vật khác. (HS trả lời câu hỏi /177 SGK) Hoạt động 2. KHÔI PHỤC MÔI TRƯỜNG VÀ GÌN GIỮ THIÊN NHIÊN HOANG DÃ I. Ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã - Duy trì cân bằng sinh thái - Tránh ô nhiễm và cạn kiệt nguồn tài nguyên II. Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên - Bảo vệ tài nguyên sinh vật: bảo vệ và trồng rừng, xây dựng khu bảo tồn, không săn bắt động vật hoang dã, ứng dụng công nghệ sinh học (HS lấy ví dụ minh họa cho các biện pháp trên) - Cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hóa (HS làm bảng 59/179 SGK) III. Vai trò của học sinh trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã Mỗi chúng ta đều có trách nhiệm trong việc giữ gìn và cải tạo thiên nhiên. (HS trả lời câu hỏi /179 SGK) B. CÂU HỎI ÔN TẬP HS làm phiếu học tập sau: 3
  4. Trường THCS Ba Đình Môn Sinh học PHIẾU HỌC TẬP TUẦN 30 Họ và tên: . Lớp 9/ 1. Hoàn thành bảng sau: Tác nhân chủ yếu gây Nguồn gốc Biện pháp hạn chế ô nhiễm 1. Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt 2. Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học 3. Ô nhiễm do các chất phóng xạ 4. Ô nhiễm do các chất thải rắn 5. Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh 4
  5. 2. Quan sát hình 54.2/162 SGK, em hãy cho biết hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học thường tích tụ ở những môi trường nào? Hãy mô tả sơ lược con đường phát tán hóa chất đó? 3. Em hãy nêu tên một số tài nguyên không tái sinh ở nước ta? 4. Theo em, rừng là tài nguyên tái sinh hay không tái sinh? Sử dụng hợp lý tài nguyên rừng ảnh hưởng như thế nào đến các tài nguyên đất và nước? 5
  6. C. DẶN DÒ CHUẨN BỊ TUẦN 31 1. Bài 60: - Xem bảng 60.1/180 SGK, làm bảng 60.1/181 SGK, 60.3- 60.4/182 SGK - Làm câu hỏi /180 SGK. 2. Bài 61: - Làm bảng 61/184 SGK - Trả lời câu hỏi /185 SGK 7