Bài dạy Sinh học Lớp 9 - Tuần 32 - Năm học 2019-2020

Nhân tố sinh thái nhất định. 
- Hình 41.2/120 SGK: phân tích giới hạn nhiệt độ cá Rô phi ở Việt Nam 
 Giới hạn chịu đựng của cá rô phi từ 5oC đến 42oC 
 Giới hạn dưới ở nhiệt độ ≤ 5oC hoặc giới hạn trên ≥ 42oC cá không sống được 
 Điểm cực thuận: ở 30oC cá sinh trưởng phát triển tốt nhất
pdf 5 trang Hạnh Đào 15/12/2023 4100
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy Sinh học Lớp 9 - Tuần 32 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_day_sinh_hoc_lop_9_tuan_32_nam_hoc_2019_2020.pdf

Nội dung text: Bài dạy Sinh học Lớp 9 - Tuần 32 - Năm học 2019-2020

  1. NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KỲ II – MÔN: SINH 9 TUẦN 32 ( Từ ngày 04/ 05/2020 đến ngày 09 /05 /2020) CHỦ ĐỀ 1. SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG NỘI DUNG I. HĐ 1. MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA SINH VẬT 1. Thế nào là môi trường sống của sinh vật? Khái niệm: Môi trường sống của sinh vật là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật. 2. Các loại môi trường sống của sinh vật - Môi trường sống của sinh vật có những loại chủ yếu nào? Môi trường nước. VD: cá, tôm, rong, rêu Môi trường trên mặt đất – không khí. VD: chó, cây cỏ Có 4 loại Môi trường sống Môi trường trong đất. VD: giun đất, chuột chũi Môi trường sinh vật. VD: sán lãi, ve, nấm, cây tầm gửi - Câu 1. Điền môi trường sống thích hợp cho những sinh vật trong bảng sau: Tên sinh vật Môi trường sống Chó, chim sẻ, ong, vi khuẩn, cây- ?cỏ Giun đất, vi khuẩn, mối - ? Giun sán kí sinh, cây tầm gửi, địa- ? y Cá chép, cá mập, vi khuẩn, rong- biển? - Câu 2. Hãy kể tên một số sinh vật sống được trong 2 môi trường trở lên. II. HĐ 2. NHÂN TỐ SINH THÁI CỦA MÔI TRƯỜNG 1. Thế nào là nhân tố sinh thái của môi trường? Khái niệm: Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động đến sinh vật. 2. Các nhóm nhân tố sinh thái: Nhân tố vô sinh: không sống Nhân tố hữu sinh: sống (động vật, thực vật, vi sinh vật) Con người (tác động tích cực: chăn nuôi, trồng rừng, bón phân, cải tạo giống vật nuôi, cây trồng ; tác động tiêu cực: săn bắt, chặt phá rừng )
  2. - Câu 3. Đánh dấu X các nhân tố sau vào nhóm nhân tố sinh thái thích hợp trong bảng sau: Nhân tố Nhân tố vô sinh Nhân tố hữu sinh Ánh sáng Kiến Nhiệt độ không khí Rắn hổ mang Áp suất không khí Cây gỗ Gỗ mục Gió Độ ẩm không khí Thảm lá khô Sâu ăn lá cây Cỏ Độ tơi xốp của đất Vi khuẩn Xác động vật III. HĐ 3. GIỚI HẠN SINH THÁI - Khái niệm: Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với 1 nhân tố sinh thái nhất định. - Hình 41.2/120 SGK: phân tích giới hạn nhiệt độ cá Rô phi ở Việt Nam Giới hạn chịu đựng của cá rô phi từ 5oC đến 42oC Giới hạn dưới ở nhiệt độ ≤ 5oC hoặc giới hạn trên ≥ 42oC cá không sống được Điểm cực thuận: ở 30oC cá sinh trưởng phát triển tốt nhất IV. HĐ 4. ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ SINH THÁI ĐẾN SINH VẬT 1. Ảnh hưởng của nhân tố vô sinh đến sinh vật Nhân tố ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm ảnh hưởng như thế nào đến sinh vật? a. Ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh vật a.1. Ảnh hưởng đến thực vật - Làm thay đổi đặc điểm hình thái sinh lí của thực vật - Mỗi loài cây thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau: chia thực vật làm 2 nhóm: Nhóm cây ưa sáng: VD: phượng, bạch đàn : sống nơi quang đãng Nhóm cây ưa bóng: VD: trầu bà, lá lốt sống trong bóng râm, dưới tán cây khác, trong nhà a.2. Ảnh hưởng đến động vật - Tạo điều kiện giúp động vật nhận biết vật, định hướng di chuyển trong không gian. - Ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng, sinh sản của động vật.
  3. - Chia động vật thành 2 nhóm: Động vật ưa sáng: hoạt động ban ngày. VD: gà, heo Động vật ưa tối: hoạt động ban đêm, sống trong hang, trong đất, vùng nước sâu VD: giun đất, cú, dơi b. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh vật - Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lí của sinh vật. - Đa số các loài sống trong phạm vi nhiệt độ 0 – 50oC. Một số sinh vật có thể sống ở nhiệt độ rất thấp hoặc rất cao. - Chia sinh vật thành 2 nhóm: Sinh vật biến nhiệt: nhiệt độ cơ thể phụ thuộc nhiệt độ môi trường (thực vật, VSV, nấm, ĐVKXS, cá, ếch nhái, bò sát) Sinh vật hằng nhiệt: nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc nhiệt độ môi trường (chim, thú, người) c. Ảnh hưởng của độ ẩm đến sinh vật - Sinh vật mang đặc điểm sinh thái thích nghi với môi trường có độ ẩm khác nhau. - Thực vật chia thành 2 nhóm: Thực vật ưa ẩm: lúa nước. Thực vật chịu hạn: xương rồng, thanh long - Động vật chia thành 2 nhóm: Động vật ưa ẩm: ếch nhái (da trần) Động vật ưa khô: thằn lằn, lạc đà. 2. Ảnh hưởng của nhân tố hữu sinh đến sinh vật Giữa các sinh vật cùng loài hoặc sinh vật khác loài có những mối quan hệ nào? a. Quan hệ cùng loài - Quan hệ hỗ trợ: khi điều kiện sống thuận lợi (đủ thức ăn, nơi ở ). Sinh vật cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong nhóm cá thể, bảo vệ tốt hơn, kiếm nhiều thức ăn, phát hiện kẻ thù nhanh. - Quan hệ cạnh tranh: khi gặp điều kiện bất lợi (thiếu thức ăn, nơi ở, mật độ cao ) các cá thể cùng loài cạnh tranh nhau dẫn tới 1 số cá thể sống tách khỏi nhóm làm giảm sự cạnh tranh, số lượng cá thể, hạn chế cạn thức ăn. b. Quan hệ khác loài - Quan hệ Hỗ trợ: là mối quan hệ có lợi (hoặc ít nhất không có hại) cho tất cả các sinh vật. Cộng sinh: hợp tác cùng có lợi giữa các sinh vật. Hội sinh: hợp tác giữa 2 loài sinh vật: 1 bên có lợi, bên kia không có lợi, không bị hại.
  4. - Quan hệ Đối địch: một bên sinh vật được lợi còn bên kia bị hại hoặc cả 2 bên cùng bị hại. Cạnh tranh: các sinh vật khác loài tranh giành thức ăn, nơi ở, điều kiện sống, kìm hãm sự phát triển của nhau. Kí sinh – nửa kí sinh: sinh vật sống nhờ trên cơ thể sinh vật khác, lấy chất dinh dưỡng, máu từ sinh vật đó. Sinh vật ăn sinh vật khác: động vật ăn thịt con mồi, động vật ăn thực vật, thực vật bắt sâu bọ
  5. - Câu 4. Hoàn thành bảng sau: STT Ví dụ Quan hệ Ở địa y, sợi nấm hút nước và muối khoáng cung cấp 1 cho tảo. Tảo tổng hợp chất hữu cơ cung cấp cho nấm. Trên một cánh đồng, cỏ dại phát triển làm năng suất lúa 2 giảm. Hươu, nai, hổ sống trong rừng. Số lượng hổ khống chế 3 số lượng hươu, nai. Rận, ve bét sống bám trên da trâu, bò. Chúng hút máu 4 của trâu, bò. 5 Địa y sống trên cành cây 6 Cá ép bàm vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa 7 Dê và bò cùng ăn cỏ tên một cánh đồng 8 Giun đũa sống trong ruột người 9 Vi khuẩn sống trong nốt sần rễ cây họ đậu 10 Cây nắp ấm bắt côn trùng - Câu 5. Trong các ví dụ ở bảng trên, sinh vật nào được lợi hoặc bị hại? - Câu 6. Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật? 3. DẶN DÒ - HS làm câu 1, 2, 3, 4 ở chủ đề 1. (khuyến khích HS làm câu 5, 6). - HS ôn lại toàn bộ kiến thức chủ đề 1 chuẩn bị kiểm tra.