Bài giảng Luyện từ và câu Lớp 5 - Bài: Mở rộng vốn từ Truyền thống - Đỗ Xuân Trường

I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh hiểu rõ về vốn từ và truyền thống của dân tộc ta
- Giúp học sinh nâng cao kiến thức và mở rộng vốn từ của bản thân
II. Chuẩn bị:
- SGK, vở ghi
- Tài liệu giảng dạy
pptx 29 trang Hạnh Đào 08/12/2023 1040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Luyện từ và câu Lớp 5 - Bài: Mở rộng vốn từ Truyền thống - Đỗ Xuân Trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_luyen_tu_va_cau_lop_5_bai_mo_rong_von_tu_truyen_th.pptx

Nội dung text: Bài giảng Luyện từ và câu Lớp 5 - Bài: Mở rộng vốn từ Truyền thống - Đỗ Xuân Trường

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 1 TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN BỈNH KHIÊM. MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 5 BÀI: MRVT TRUYỀN THỐNG Giáo viên thực hiện: Đỗ Xuân Trường.
  2. LUYỆN TỪ VÀ CÂU NÀM * KIỂM TRA BÀI CŨ: Đọc đoạn văn sau, chỉ ra những từ mà người viết dùng để chỉ Mạc Đĩnh Chi? Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo nhưng rất hiếu học. Hằng ngày, mỗi lần đi mót củi qua lớp Học gần nhà, cậucậu nép vào hiên nghe lỏm. Thấy cậucậu bébé nhà nghèo nhưng ham học, thầy đồ gọi vào học cùng chúng bạn. Nhờ trí thông minh, chăm chỉ, cậucậu họchọc trò họhọ Mạc nhanh chóng trở thành trò giỏi nhất lớp.
  3. LUYỆN TỪ VÀ CÂU NÀM * KIỂM TRA BÀI CŨ: 2/Việc dùng những từ ngữ thay thế như vậy có tác dụng gì? Việc sử dụng từ ngữ thay thế có tác dụng tránh lặp từ, giúp cho việc diễn đạt sinh động hơn, rõ ý mà vẫn đảm bảo sự liên kết.
  4. LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ : TRUYỀN THỐNG MỤC TIÊU KIẾN THỨC: KỸ NĂNG: GIÁO DỤC: HS nắm được nghĩa HS biết mở rộng Hs biết nhớ ơn Tổ từ truyền thống, một hệ thống hoá, tích Tiên và hiểu được số câu ca dao, tục cực hoá vốn từ gắn những giá trị tốt ngữ về truyền thống với chủ điểm đẹp của truyền của dân tộc. “ Nhớ nguồn”. thống dân tộc, từ đó phát huy.
  5. NÀM LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUYỀN THỐNG Bài 1: Dựa theo nghĩa của tiếng truyền, xếp các từ trong ngoặc đơn thành ba nhóm: ( truyền thống, truyền bá, truyền nghề, truyền tin, truyền máu, truyền hình, truyền nhiễm, truyền ngôi, truyền tụng ) a. Truyền có nghĩa là trao lại cho người khác (thường thuộc thế hệ sau). b. Truyền có nghĩa là lan rộng hoặc làm lan rộng ra cho nhiều người biết. c. Truyền có nghĩa là nhập vào hoặc đưa vào cơ thể người.
  6. NÀM LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUYỀN THỐNG Bài 1: * Truyền có nghĩa là trao lại cho *truyền nghề, truyền ngôi, người khác (thường thuộc thế hệ sau). truyền thống * Truyền có nghĩa là lan rộng hoặc *truyền bá, truyền hình, làm lan rộng ra cho nhiều người biết. truyền tin, truyền tụng * Truyền có nghĩa là nhập vào hoặc *truyền máu, truyền nhiễm đưa vào cơ thể người.
  7. NÀM LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUYỀN THỐNG Bài 2: Tìm trong đoạn văn những từ ngữ chỉ người và sự vật gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc ta: Tôi có dịp đi nhiều miền đất nước, nhìn thấy tận mắt bao nhiêu dấu tích của tổ tiên để lại, từ nắm tro bếp của thuở các vua Hùng dựng nước, mũi tên đồng Cổ Loa, con dao cắt rốn bằng đá của cậu bé làng Gióng nơi Vườn Cà bên sông Hồng, đến thanh gươm giữ thành Hà Nội của Hoàng Diệu, cả đến chiếc hốt đại thần của Phan Thanh Giản, Ý thức cội nguồn, chân lí lịch sử và lòng biết ơn tổ tiên truyền đạt qua những di tích, di vật nhìn thấy được là một niềm hạnh phúc vô hạn nuôi dưỡng những phẩm chất cao quý nơi mỗi con người. Tất cả những di tích này của truyền thống đều xuất phát từ những sự kiện có ý nghĩa diễn ra trong quá khứ, vẫn tiếp tục nuôi dưỡng đạo sống của những thế hệ mai sau.
  8. LUYỆN TỪ VÀ CÂU NÀM MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUYỀN THỐNG Tìm trong đoạn văn những từ ngữ chỉ người và sự vật gợi nhớ Bài 2: lịch sử và truyền thống dân tộc ta: Từ ngữ chỉ người gợi nhớ đến lịch sử Từ ngữ chỉ sự vật gợi nhớ đến lịch sử và và truyền thống dân tộc: truyền thống dân tộc: *các vua Hùng *nắm tro bếp thuở các vua Hùng dựng nước, *cậu bé làng Gióng *mũi tên đồng Cổ Loa *Phan Thanh Giản *con dao cắt rốn bằng đá của cậu bé làng Gióng, *Hoàng Diệu *Vườn Cà bên sông Hồng *thanh gươm giữ thành Hà Nội của Hoàng Diệu *chiếc hốt đại thần của Phan Thanh Giản
  9. TRUYỀN THỐNG : “DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC.” VUA HÙNG THÁNH GIÓNG THÀNH HÀ NỘI PHAN THANH GIẢN HOÀNG DIỆU ( 1796- 1867) 1829- 1882 MŨI TÊN ĐỒNG
  10. TRUYỀN THỐNG: “TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO.”
  11. TRUYỀN THỐNG : “HIẾU HỌC .” NGUYỄN HIỀN GS VĂN NHƯ CƯƠNG NHÀ GIÁO ƯU TÚ NGÔ BẢO CHÂU Ông trạng trẻ nhất nước Nam, NGUYỄN NGỌC KÝ Người thầy dạy học đến hơi Ông được phong hàm đỗ trạng khi mới 13 tuổi. thở cuối cùng. Người thầy khuyết tật yêu Giáo sư năm 2004 , tại nghề, mến trẻ. Pháp khi ông mới 32 tuổi.
  12. PHONG TỤC, NGHI LỄ: Cần phát huy, gìn giữ * Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. * Tục ăn trầu. * Tục cấp sắc của người Dao
  13. LỄ HỘI, HỦ TỤC: Cần được bãi bỏ Lễ hội Lễ hội Lễ hội Cướp vợ của người Mông. Chém lợn ở Bắc Ninh. Đâm trâu ở Tây Nguyên.
  14. NÀM LUYỆN TỪ VÀ CÂU NHÓM 4 ( 3 PHÚT) MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUYỀN THỐNG Kho tàng tục ngữ, ca dao đã ghi lại nhiều truyền thống quý báu Bài 3: của dân tộc ta. Em hãy minh họa mỗi truyền thống nêu dưới đây bằng một câu tục ngữ hoặc ca dao: a) Yêu nước: M: Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh. b) Lao động cần cù: c) Đoàn kết: d) Nhân ái:
  15. LUYỆN TỪ VÀ CÂU NÀM MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUYỀN THỐNG Bài 3: a)Yêu nước. b) Lao động cần cù. -Yêu nước thương nòi. -Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang -Dân ta nhớ một chữ đồng Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu. Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh. -Trên đồng cạn dưới đồng sâu -Anh em cốt nhục đồng bào Chồng cày, vợ cấy con trâu đi bừa. Kẻ sau người trước phải hào cho vui. -Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ. c) Đoàn kết. d) Nhân ái. -Cả bè hơn cây nứa. -Thương người như thể thương thân. -Chết cả đống còn hơn sống một người. -Môi hở răng lạnh. -Khi đói cùng chung một dạ -Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. Khi chết cùng chung một lòng. -Một miếng khi đói bằng một gói khi no. -Khôn ngoan đối đáp người ngoài - Lá lành đùm lá rách. Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
  16. NÀM LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUYỀN THỐNG Bài 4: Mỗi câu tục ngữ, ca dao hoặc câu thơ dưới đây đều nói đến một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Hãy điền những tiếng còn thiếu trong các câu ấy vào các ô trống theo hàng ngang để giải ô chữ hình chữ S.
  17. NÀM LUYỆN TỪ VÀ CÂU CÁ NHÂN 3 PHÚT MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUYỀN THỐNG Bài 4: TRÒ CHƠI Ô CHỮ BÍ MẬT Cách chơi Tương ứng với mỗi câu tục ngữ, ca dao hoặc câu thơ các em sẽ có 10 giây để viết cụm từ còn thiếu vào mỗi câu trong phiếu thực hành. Sau khi hoàn thành 16 câu, em nào tìm ra ô chữ hình chữ S đầu tiên và chính xác sẽ là người chiến thắng.
  18. 1) Muốn sang thì bắc . 9) Lên non mới biết non cao Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy. Lội sông mới biết cạn sâu. 2) Bầu ơi thương lấy bí cùng 10) Dù ai nói đông nói tây Tuy rằng nhưng chung một giàn. Lòng ta vẫn giữa rừng. 3) Núi cao bởi có đất bồi 11) Chiều chiều ngó ngược ngó, ngó xuôi Núi chê đất thấp ở đâu. Ngó không thấy mẹ, ngùi ngùi . . 4) Nực cười châu chấu đá voi 12) Nói chín làm mười Tưởng rằng chấu ngã, ai dè . Nói mười làm chín, kẻ cười người chê. 5) Nhiễu điều phủ lấy giá gương 13 ) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Người trong một nước phải cùng. . nhớ kẻ đâm xay, giần sàng. 6) Cá không ăn muối 14 ) từ thuở còn non Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư. Dạy con từ thuở hãy còn thơ ngây. 7) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây 15 ) Nước lã mà vã nên hồ Ăn khoai dây mà trồng. Tay không mà nổi mới ngoan. 8) Muôn dòng sông đỏ biển sâu 16) Con có cha như Biển chê sông nhỏ, biển đâu . Con không cha như nòng nọc đứt đuôi.
  19. Câu 1 1 C Ầ U K I Ề UU K H Á C G I Ố N G Câu 2 2 Ố THỜI GIAN Câu 3 3 N Ú I N N G Ồ I Câu 4 4 X E N GG H I Ê N G Câu 5 5 T H Ư Ơ N N G N H A U Câu 6 6 C Á Ư Ơ N 1028s4s5s3s1s7s69ssss Câu 7 7 N H ỚỚ K Ẻ C H O Câu 8 8 N Ư Ớ C C Ò N Câu 9 9 L Ạ C H NN À O Câu10 10 V Ữ N G N HH Ư C Â Y N H Ớ T H Ư Ơ N G Câu11 11 Ớ Câu12 12 T H Ì N Ê N NÚINỰCĂNCÁMUỐN QUẢKHÔNGCAO CƯỜI SANG NHỚBỞI CHÂU ĂN CÓ THÌKẺ MUỐI ĐẤT TRỒNG BẮCCHẤU BỒI . . ĐÁ CÂY XE Câu13 13 Ă N GG Ạ O BẦUNHIỄUMUÔN ƠI DÒNGĐIỀUTHƯƠNG PHỦ SÔNG LẤY LẤY ĐỔ BÍ GIÁ BIỂN CÙNG GƯƠNG SÂU TUYNÚITƯỞNGNGƯỜIĂNBIỂNCONMUỐN KHOAI CHÊRẰNG CƯỠNGCHÊ CON TRONGRẰNG ĐẤT SÔNG HAY .NHƯNGCHATHẤP CHẤUDÂY MỘT NHỎ,CHỮ MẸ MÀ NƯỚCNGÃ, CHUNG TRĂMTHÌBIỂN TRỒNG.Ở ĐÂU. AIYÊU PHẢI ĐÂU ĐƯỜNG DÈMỘT LẤY GIÀN.CÙNG THẦY. CON. HƯ. Câu14 14 UU Ố N C Â Y Câu15 15 C Ơ Đ ỒỒ LÊNDÙNÓIĂN NƯỚC TỪAI QUẢ NONCHÍN NÓITHUỞ LÃ NHỚ MỚI .ĐÔNGMÀ CÒN KẺBIẾTVÃ LÀM NÓI TRỒNGNONNÊN NON MƯỜI TÂY HỒ CAO CÂY 16 N H À C Ó N Ó C CONCHIỀU CÓ CHIỀU CHA NHƯ NGÓ NGƯỢC NGÓ XUÔI Câu16 LỘILÒNGCONNGÓNÓI .NHỚDẠYTAY SÔNG MƯỜI KHÔNGCONKHÔNG TA VẪN KẺTỪMỚI LÀM CHAĐÂM,THẤYTHUỞMÀ BIẾT CHÍN, NỔI NHƯ XAY, MẸ,HÃY CẠNNHƯ KẺ NÒNG NGÙIGIẦN, CÒN MỚICÂY CƯỜI THƠNGÙINỌC SÂUNGOAN.GIỮASÀNG. NGƯỜI NGÂY.ĐỨT RỪNG CHÊ.ĐUÔI.
  20. 1) Muốn sang thì bắc cầu kiều 9) Lên non mới biết non cao Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy. Lội sông mới biết lạch nào cạn sâu. 2) Bầu ơi thương lấy bí cùng 10) Dù ai nói đông nói tây Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. Lòng ta vẫn vững như cây giữa rừng. 3) Núi cao bởi có đất bồi 11) Chiều chiều ngó ngược ngó, ngó xuôi Núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu. Ngó không thấy mẹ, ngùi ngùi nhớ thương. 4) Nực cười châu chấu đá voi 12) Nói chín thì nên làm mười Tưởng rằng chấu ngã, ai dè xe nghiêng. Nói mười làm chín, kẻ cười người chê. 5) Nhiễu điều phủ lấy giá gương 13 ) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Người trong một nước phải thương nhau cùng. Ăn gạo nhớ kẻ đâm xay, giần sàng. 6) Cá không ăn muối cá ươn 14 ) Uốn cây từ thuở còn non Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư. Dạy con từ thuở hãy còn thơ ngây. 7) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây 15 ) Nước lã mà vã nên hồ Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng. Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan. 8) Muôn dòng sông đỏ biển sâu 16) Con có cha như nhà có nóc Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn. Con không cha như nòng nọc đứt đuôi.
  21. LUYỆN TỪ VÀ CÂU NÀM MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUYỀN THỐNG Củng cố: 1/ Tiết học hôm nay giúp chúng ta tìm hiểu về một số truyền thống của dân tộc ta thông qua các câu ca dao, tục ngữ cũng như trò chơi “Ô chữ bí mật”. Vậy đó là những truyền thống gì? - Các truyền thống của dân tộc mà em vừa học là: truyền thống yêu nước, lao động cần cù, đoàn kết, nhân ái, uống nước nhớ nguồn. 2/ Em hãy liên hệ bản thân về cách thể hiện một số truyền thống em vừa học.
  22. LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUYỀN THỐNG *Yêu nước: Có rất nhiều cách để thể hiện lòng yêu nước chân chính của mình. Cố gắng học tập tốt, rèn luyện tốt, tự giác hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình, đó là yêu nước. Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu chính đáng, đó là yêu nước. Có khi lại là việc nhỏ như không vứt rác bừa bãi, không tàn phá môi trường, không hủy diệt muông thú. Và thậm chí, nói một câu tiếng Việt đúng ngữ pháp, văn cảnh, thể hiện sự tự tôn với ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc mình, cũng là biểu hiện của lòng yêu nước.
  23. LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUYỀN THỐNG * Lao động cần cù: Trên đời, xưa và nay, cái đáng quý là lao động, người đáng quý là người lao động. Chính nhân dân lao động đã giáo dục chúng ta lòng yêu nước và đức tính cần cù, siêng năng. Nhờ siêng năng, cần cù mà mỗi chúng ta không sợ khó, sợ khổ, biết bền bỉ, nhẫn nại trong làm ăn, trong học hành. Học sinh chúng ta, tuổi trẻ chúng ta phải chăm học chăm làm, phải siêng năng thức khuya dậy sớm, chịu khó cần cù học hành, luyện tập thì mới nên người. Phải biết “học ngày chưa đủ, tranh thủ học đêm”. Trong đợt ôn tập, kiểm tra, học sinh phải siêng năng, phải cần cù ôn luyện. Có chịu khó, có nỗ lực cao thì mới có thể vươn lên học khá, học giỏi, mới giành được điểm cao. Học tập hôm nay là để có ngày mai đúng ý nghĩa. Siêng năng và cần cù hôm nay là để có một ngày mai tươi đẹp
  24. LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUYỀN THỐNG * Đoàn kết: Trong gia đình, nếu ta biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, đoàn kết một lòng thì cả gia đình luôn được thuận hòa, hạnh phúc. Ở địa phương, xóm làng, nhà nhà mọi người luôn đồng tâm hợp lực thì xóm làng ta sẽ ngày càng vững mạnh, yên vui. Ở lớp nếu lúc nào các em cũng biết phát huy cao tinh thần đoàn kết, “chị ngã em nâng” thì lớp chúng ta sẽ vững bước đi lên, không một trở ngại nào làm chùn bước. Đoàn kết là vấn đề cần thiết nhất để tạo nên sức mạnh, giúp con người học tập tốt hơn, xây dựng cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc.
  25. LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUYỀN THỐNG * Nhân ái: Con người sinh ra có một đôi mắt để nhìn, đôi tai để nghe, một bộ óc để suy nghĩ .Và có một trái tim để yêu thương. Con người biết yêu thương quan tâm sẻ chia với mọi người là con người có lòng nhân ái. Một con người có lòng nhân ái là phải biết yêu thương, quan tâm, chăm sóc những người thân yêu nhất của mình. Biết yêu thương mình, yêu thương ông bà, anh em ruột thịt, bạn bè, bà con lối xóm, những người thân yêu, đó chính là biểu hiện của tấm lòng nhân ái.
  26. LUYỆN TỪ VÀ CÂU NÀM MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUYỀN THỐNG - Uống nước nhớ nguồn”: Bản thân các em học thật nghiêm túc, có kết quả thật tốt để có thể tạo ra thành quả lao động của chính mình, cho xã hội. Đó như là biểu hiện lòng biết ơn, sự đền đáp cho gia đình, xã hội, cho thế hệ trước. “Uống nước nhớ nguồn” luôn là lời nhắc nhở quan trọng khi mà thế hệ ngày nay đã có thái độ thờ ơ với cội nguồn, với công lao của người đi trước, thích hưởng thụ hơn lao động. Từ câu tục ngữ các em phải rút ra bài học cho chính bản thân mình là phải luôn nhớ ơn những người đã cho mình ngày hôm nay: sự dưỡng dục của bố me, dạy dỗ của thầy cô, sự quan tâm của những người sống quanh mình, công dựng nước và giữ nước của bao thế hệ đi trước. Và để xứng đáng với công ơn đó, các em phải sống thật tốt, học tập nghiêm túc, rèn luyện và sống đúng theo đạo lí truyền thống dân tộc để trở thành một công dân tốt của đất nước Việt Nam.
  27. NÀM CÔNG VIỆC VỀ NHÀ DẶN DÒ: ❖ Các em nắm được nghĩa của từ truyền thống, học thuộc các câu ca dao, tục ngữ trong bài. ❖ Chuẩn bị bài mới: “ Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối”