Bài hướng dẫn môn Chính tả Lớp 4 - Tuần 25 - Trường tiểu học Trần Bình Trọng

Học sinh đọc bài “Khuất phục tên cướp biển” trả lời câu hỏi sau đây:

Câu 1 (trang 67 sgk Tiếng Việt 4): Tính hung hãn của tên chúa tàu. (tên cướp biển) được thể hiện qua những chi tiết nào?

Trả lời:

Thể hiện qua các chi tiết sau:

- Đập tay xuống bàn quát mọi người im

- Trừng mắt nhìn bác sĩ quát: "Có câm mồm không?"

- Hắn đứng phắt dậy, rút soạt dao ra, lăm lăm chực đâm.

Câu 2 (trang 67 sgk Tiếng Việt 4): Lời nói và cử chỉ của bác sĩ Ly cho thấy ông là người như thế nào?

Trả lời:

Lời nói và cử chỉ của bác sĩ Ly khi đối đầu với tên cướp biển cho thấy bác sĩ là một người rất điềm đạm, nhân từ nhưng cũng rất cứng rắn, dũng cảm quyết đấu tranh không khoan nhượng với những cái xấu, cái ác, không sợ hiểm nguy.

 

docx 6 trang Hạnh Đào 14/12/2023 4560
Bạn đang xem tài liệu "Bài hướng dẫn môn Chính tả Lớp 4 - Tuần 25 - Trường tiểu học Trần Bình Trọng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_huong_dan_mon_chinh_ta_lop_4_tuan_25_truong_tieu_hoc_tra.docx

Nội dung text: Bài hướng dẫn môn Chính tả Lớp 4 - Tuần 25 - Trường tiểu học Trần Bình Trọng

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN BÌNH TRỌNG KHỐI 4 HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC- CHÍNH TẢ (TUẦN 25) I/TẬP ĐỌC: Bài đọc: Khuất phục tên cướp biển Tên chúa tàu ấy cao lớn, vạm vỡ, da lưng sạm như gạch nung. Trên má hắn có một vết sẹo chém dọc xuống, trắng bệch. Hắn uống lắm rượu đến nỗi nhiều đêm như lên cơn loạn óc, ngồi hát những bài ca man rợ. Một lần, bác sĩ Ly - một người nổi tiếng nhân từ - đến thăm bệnh cho ông chủ quán trọ. Tên chúa tàu lúc ấy đang ê a bài hát cũ. Hát xong, hắn quen lệ đập tay xuống bàn quát mọi người im. Ai nấy nín thít. Riêng bác sĩ vẫn ôn tồn giảng cho ông chủ quán trọ cách trị bệnh. Chúa tàu trừng mắt nhìn bác sĩ, quát: - Có câm mồm không? Bác sĩ điềm tĩnh hỏi: - Anh bảo tôi phải không? Khi tên chúa tàu cục cằn bảo "phải", bác sĩ nói: - Anh cứ uống rượu mãi như thế thì đến phải tống anh đi nơi khác. Cơn tức giận của tên cướp thật dữ dội. Hắn đứng phắt dậy, rút soạt dao ra, lăm lăm chực đâm. Bác sĩ Ly vẫn dõng dạc và quả quyết: - Nếu anh không cất dao, tôi quyết làm cho anh bị treo cổ trong phiên tòa sắp tới.
  2. Trông bác sĩ lúc này với gã kia thật khác nhau một trời một vực. Một đằng thì đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị. Một đằng thì nanh ác, hung hăng như con thú dữ nhốt chuồng. Hai người gườm gườm nhìn nhau. Rốt cục, tên cướp biển cúi gằm mặt, tra dao vào, ngồi xuống, làu bàu trong cổ họng. Một lát sau, bác sĩ lên ngựa. Từ đêm ấy, tên chúa tàu im như thóc. Theo XTI-VEN-XƠN Chú giải: - Bài ca man rợ: bài hát có nội dung và âm điệu gợi cảnh tượng dã man, tàn bạo. - Nín thít: im bặt. - Gườm gườm: nhìn không chớp mắt vào người nào đó với vẻ giận giữ. - Làu bàu: nói nhỏ trong miệng tỏ vẻ bực dọc, khó chịu. Chia đoạn: 3 đoạn - Đoạn 1: Tên chúa tàu bài ca man rợ. - Đoạn 2: Một lần, . Trong phiên tòa sắp tới. - Đoạn 3: Phần còn lại Nội dung bài: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. Giọng đọc cả bài: Bài văn đọc với giọng rõ ràng, dứt khoát, gấp gáp dần theo diễn biến câu chuyện. Nhấn giọng những từ ngữ miêu tả vẻ hung dữ của tên cướp, vẻ oai nghiêm của bác sĩ: cao lớn, vạm vỡ, sạm như gạch nung, trắng bệch, man rợ, quát nín thít, trừng mắt, điềm tĩnh Học sinh đọc bài “Khuất phục tên cướp biển” trả lời câu hỏi sau đây: Câu 1 (trang 67 sgk Tiếng Việt 4): Tính hung hãn của tên chúa tàu. (tên cướp biển) được thể hiện qua những chi tiết nào? Trả lời: Thể hiện qua các chi tiết sau: - Đập tay xuống bàn quát mọi người im - Trừng mắt nhìn bác sĩ quát: "Có câm mồm không?" - Hắn đứng phắt dậy, rút soạt dao ra, lăm lăm chực đâm. Câu 2 (trang 67 sgk Tiếng Việt 4): Lời nói và cử chỉ của bác sĩ Ly cho thấy ông là người như thế nào? Trả lời: Lời nói và cử chỉ của bác sĩ Ly khi đối đầu với tên cướp biển cho thấy bác sĩ là một người rất điềm đạm, nhân từ nhưng cũng rất cứng rắn, dũng cảm quyết đấu tranh không khoan nhượng với những cái xấu, cái ác, không sợ hiểm nguy.
  3. Câu 3 (trang 67 sgk Tiếng Việt 4): Cặp câu nào trong bài khắc họa hai hình ảnh đối nghịch nhau của bác sĩ Ly và tên cướp biển? Trả lời: Đó là cặp câu: - Một đằng thì đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị. - Một đằng thì nanh ác, hung hăng như con thú dữ nhốt chuồng. Câu 4 (trang 67 sgk Tiếng Việt 4): Vì sao bác sĩ Ly khuất phục được tên cướp biển hung hãn? Trả lời: Em chọn ý (c): Vì bác sĩ bình tĩnh và cương quyết bảo vệ lẽ phải. BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH (trích) Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi Ung dung buồng lái ta ngồi, Nhìn đất nhìn trời, nhìn thẳng. Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Thấy con đường chạy thẳng vào tim
  4. Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa, như ùa vào buồng lái. Không có kính, ừ thì ướt áo Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa Mưa ngừng, gió lùa mau khô thôi. Những chiếc xe từ trong bom rơi Đã về đây họp thành tiểu đội Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ. PHẠM TIẾN DUẬT Chú giải: Tiểu đội: đơn vị nhỏ nhất trong quân đội, thường gồm từ 6 đến 12 người. Chia đoạn: 4 đoạn ( mỗi khổ thơ là 1 đoạn) Nội dung bài: Ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Giọng đọc cả bài: Đọc diễn cảm cả bài, với giọng của những chiến sĩ lái xe nói về bản thân mình, về những chiếc xe không có kính, về ấn tượng, cảm giác của họ trên chiếc xe đó. Học sinh đọc bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” trả lời câu hỏi sau đây: Câu 1 (Trang 72 SGK tiếng việt 4 tập 2): Những hình ảnh nào trong bài thơ nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe? Trả lời: Các hình ảnh sau đây nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe: Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng Không có kính ừ thì ướt áo Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời.
  5. Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa Mưa ngừng, gió lùa mau khô thôi. Câu 2 (Trang 72 SGK tiếng việt 4 tập 2): Tình đồng chí, đồng đội của những người chiến sĩ được thể hiện trong những câu thơ nào? Trả lời: Tình đồng chí, đồng đội của các chiến sĩ được thể hiện trong những câu thơ sau: Những chiếc xe từ trong bom rơi Đã về đây họp thành tiểu đội Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi Câu 3 (Trang 72 SGK tiếng việt 4 tập 2): Hình ảnh những chiếc xe không có kính vẫn băng băng ra trận giữa bom đạn của kẻ thù gợi cho em cảm nghĩ gì? Trả lời: Hình ảnh những chiếc xe không có kính vẫn băng băng ra trận gợi cho em cảm nghĩ: Các chiến sĩ lái xe của ta vô cùng dũng cảm. Họ bất chấp bom đạn của kẻ thù. Không đòi hỏi phải có những chiếc xe hoàn hảo, họ vẫn hăng hái lái xe ra trận. Đó chính là vì họ có lòng yêu nước, căm thù giặc, có ý chí chiến đấu để giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Họ xứng đáng là những người lính Cụ Hồ: trung với nước, hiếu với dân, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Câu 4 (Trang 72 SGK tiếng việt 4 tập 2): Nêu ý nghĩa của bài thơ? Trả lời: Bài thơ ca ngợi các chiến sĩ lái xe dũng cảm, kiên cường, sẵn sàng lái xe chở vũ khí, lương thực ra tiền tuyến phục vụ kháng chiến. I/CHÍNH TẢ:
  6. 1/ Nghe - viết: Khuất phục tên cướp biển (từ Cơn tức giận đến như con thú dữ nhốt chuồng) ( SGK Tiếng Việt 4 tập 2/ 68) Cơn tức giận của tên cướp thật dữ dội. Hắn đứng phắt dậy, rút soạt dao ra, lăm lăm chực đâm. Bác sĩ Ly vẫn dõng dạc và quả quyết: - Nếu anh không cất dao, tôi quyết làm cho anh bị treo cổ trong phiên tòa sắp tới. Trông bác sĩ lúc này với gã kia thật khác nhau một trời một vực. Một đằng thì đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị. Một đằng thì nanh ác, hung hăng như con thú dữ nhốt chuồng. 2/ Bài tập: (SGK Tiếng Việt 4 tập 2/ 68) a) Tìm các tiếng bắt đầu bằng r, d, gi thích hợp vào mỗi chỗ trống: - Rừng đã bảng lảng thu. Những thân cây cao lưng chừng trời khẽ khàng thả xuống một chiếc lá úa. Không tĩnh lặng nồng nàn mùi đất bốc hương và mùi lá ủ lên men. Chẳng biết mưa từ bao mà thân cây thông dại trắng mốc, nứt nẻ, dầu, có những vệt nước chảy ngoằn ngoèo. Trời đứng , nhưng đâu đó vẫn âm ám một thứ tiếng vang rền, không thật rõ Hay là gió đã nổi lên ở khu bên kia?